Mỗi Ngày Một Chuyện
ĐÔI MẮT BUỒN - CAO MỴ NHÂN
ĐÔI MẮT BUỒN - CAO MỴ
NHÂN
Trong thiên hạ, rất
nhiều lần, người ta bâng khuâng về một đôi mắt, một đôi mắt buồn, rất
buồn.
Ở đây không nói về
chuyện đẹp hay không đẹp của bất cứ đôi mắt nào buồn nhiều hay buồn ít, mà chỉ
diễn tả cái ánh mắt chiếu ra những nỗi buồn thôi.
Thật là dở nếu tôi,
người vốn tò mò bất chợt, tò mò tình cờ, khi gặp chính đôi mắt ấy, như đang
nhìn mình trách móc.
Tôi đã nhiều lần thưa
với quý vị rằng, tính tôi ham vui, ưa bông đùa, nhưng tôi canh cánh nhớ là
tôi chỉ cho phép tôi đùa trong khuôn khổ một người lạc quan, tất nhiên
không được và không nên vì chuyện đùa của mình, mà tác hại đến tâm tư tình cảm...
người khác.
Nhưng vẫn có thể là
tính cách hân hoan, yêu đời quá độ của mình, khiến người hiện diện quanh mình
ngộ nhận cái trạng thái tâm thần trong cuộc sống đó, với điều không thoáng mát,
vô tư.
Hôm nay, lần thứ hai
tôi kể về "Đôi mắt buồn", vậy lần thứ nhất là mắt ai, như thế nào?
Ô, để quân bình cho
cách nhìn của tôi, trước khi tôi diễn tả nỗi bâng khuâng trước cái nhìn của bà
cố vấn Ngô Đình Nhu, nơi bức hình mới đăng trên HNPĐ hôm qua, trong bài "
Người Kể Lại" của Cao Mỵ Nhân.
Đó là một đôi mắt buồn
đến không thể buồn hơn được nữa, của một chàng trai thật trẻ trong cuộc chiến
này.
Chàng trai khi tan
hàng mang cấp bậc " Thiếu uý", xuất thân từ khoá Bất Khuất, trường Sĩ
quan Thủ Đức thời đệ nhị Cộng Hoà ở miền Nam VN.
Ngày tôi gặp anh ta,
thiếu uý X đúng 25 tuổi, cái tuổi chưa quan niệm rõ ràng về sự nghiệp làm ...võ
quan. Nhưng ngập tràn ước vọng quán xuyến non sông mới là huyễn sự.
Trong số bạn lính
tráng của ...tôi, sau cuộc đổi đời, thiếu uý X thực sự mang tâm trạng của một
người mất nước.
Cái tâm trạng của
" thái tử Yên" bị đầy sang nước lớn, hay chính kiếm khách Kinh Kha bị
đẩy vào thế phải hy sinh vì đại nghĩa, ôm thủ cấp Đại tướng nhà Tần lưu vong
bởi chân lý "đạo làm người tốt", Phàn Ô Kỳ, qua sông Dịch, với giấc
mộng tận giệt vua Tần.
Thiếu uý X khoá Bất
Khuất Thủ Đức, cứ vẽ ra những hình ảnh anh hùng bất phùng thời, rồi xoáy mòn tư
duy trong suy nghĩ đơn côi, sầu thảm.
Bấy giờ, chúng tôi gặp
nhau nơi có những ngọn đồi thấp ở không xa Saigon mấy chục cây số.
Tôi thấy chiều tối
nào, sau khi cơm nước xong, X cũng ra đứng ở luống rẫy bên bờ dòng sông Bé, anh
ta đứng rất lâu, một mình, hút thuốc lá rẻ tiền, vì sau 30-4-1975, làm gì còn
tiền để chống đói, đừng nói hút thuốc lá tiểu tư sản.
Tôi phải kể rằng,
thiếu uý X là cháu họ của vị tướng giáo phái, con trai một nhà tư bản nặng,
người cha có tới 20 hãng xuất nhập cảng ngay tại Saigon.
Trong chiến dịch bạo
quyền cộng sản, san bằng của cải tư hữu của dân Saigon năm 1978, người cha của
X đã cúng 19 hãng sở của ông và các hội viên hợp tác dạng công ty tư sản, cho
bạo quyền quân quản ấy, ông giữ được một hãng cuối cùng, vì ông có tới vài bà
vợ, mà X là con trai cả của một bà, xem như gia đình gần 2 chục đứa con.
Tôi hỏi X là: có phải
thời gian X đi tù cải tạo nhiều hơn thời gian X phục vụ quân lực VNCH không
?
Thiếu uý X ngó tôi
thật lâu: "Vậy chị nghĩ tôi không đủ điều kiện làm nên nghiệp... võ
à?".
Tôi trả lời ngay:
"Thế ngoài hình ảnh võ tướng ra, X còn có thể làm ngành nghề gì?"
Thiếu uý X cười khinh
bạc: "Chị à, chị có biết là ngay khi chưa vô lính, cha tôi có thể cho tôi
đi Pháp học lên bằng cấp gì cũng được, đồng thời tôi có thể chạy hoãn dịch vì
nhiều thứ lý do, hay tệ lắm tôi vẫn dư sức làm lính kiểng, ăn mặc bảnh bao đi
tới,đi lui ngay tại đô thành này không? "
Tôi gật đầu: "Biết
chứ, nhưng nghiệp dĩ mất rồi, kể cả việc X gặp tôi, tôi không bao giờ thích
những cánh bướm luẩn quẩn quanh những bụi hoa. Hãy nói cho tôi biết X đã xây
mộng công hầu như thế nào, và bước đường sắp tới của X?"
Sau đó, buổi cuối
cùng, ở quán nghèo bà Hai Rạch Bắp, tôi tiễn thiếu uý X một ly cà phê đặc quánh
bột bắp rang cháy, pha hương vị cà phê, tôi đã bắt gặp ánh mắt tuyệt vọng của
X, người trai chỉ muốn xông pha trong lửa đạn .
Một cặp mắt khổ, buồn,
rất buồn, nhìn ra sông Rạch Bắp, nhìn tới tận cõi mông lung, mù mịt...
Tôi biết anh ta, thiếu
uý X, khổ sở vì ...sự nghiệp bị bức tử dở dang...
Kể từ sau ngày lễ
Giáng Sinh năm 1979, tôi không gặp X. Nghe thật xa xa, có bạn lính cũ bảo
rằng:
" Hắn đã đến một
uỷ ban nhân dân cấp quận nào đó, xin đi biên giới Việt Trung, để đánh ...giặc
đang tràn qua Bắc Việt. "
Thiếu uý X sanh trưởng
ngay tại Saigon, lớn lên ở Saigon, mà mộng trải tới tận Ải Nam Quan.
Ba năm sau, tôi trở
lại nơi gặp cũ, vạt đồi thấp bên bờ sông Bé, đứng lặng nhìn đám cỏ hoang,
cô bán quán, con bà Hai, bảo rằng: " Bọn đó, là cái nơi X tới đòi đi đánh
ngoại xâm phương bắc, đã nhốt X, rồi đưa đi đâu chẳng biết."
Đôi mắt buồn, chắc còn
buồn hơn buổi X nhìn tôi từ giã hôm xưa.
Quý vị cứ thử nghĩ lại
trong đời quý vị, đã bao giờ quý vị gặp một đôi mắt buồn, rất buồn không? Có
chứ.
Hôm qua tôi bị huyền
hoặc bởi đôi mắt bà Nhu trên bức hình, khi bà trả lời một phóng viên tới phỏng
vấn bà, năm 1982,thời gian tôi biết tin Thiếu uý X bị đi tù lần thứ 2. Tức sau
lần X đi tù cải tạo như chúng tôi, sau 30-4-1975.
Đôi mắt bà cố vấn Ngô
Đình Nhu sau 19 năm, hay gần hai chục năm, rời xa quyền lực nhà Ngô, đôi mắt
buồn tha thiết vì nỗi đời đen bạc, không oán thù, một chút khinh mạn.
Đôi mắt buồn chung
chung có nhiều thứ lý do lắm, nào buồn vì gia cảnh khó khăn, buồn vì không được
toại nguyện những mong ước thông thường, buồn vì đủ loại tình cảm, như thất
tình, tuyệt tình, buồn vì thất bại, vì bị mất mát vật chất hay tinh thần vv..,
Không, đôi mắt buồn
của bà cố vấn Ngô Đình Nhu đúng là nỗi buồn chán của một bậc nữ lưu thầm thương
cho sự sụp đổ của trùng trùng lâu đài xây trên bãi cát, của dã tràng, biết chắc
công trình xây cát bể đông, nhọc nhằn mà chả nên công cán gì.
Buồn cho chính mình,
và cho cả tha nhân nữa...
Nghĩa là buồn nhiều,
buồn lắm, buồn ơi là buồn vậy.
Anh sẽ hỏi: "Viết
thế, đã hết buồn chưa?"
Tôi may mắn hơn hai
nhân vật nêu trên, ấy là biểt rõ, thật rõ nỗi buồn của mình, và mối nguyên nhân
chẳng có gì phải buồn đến thế, được vậy thì thật là " diễm phúc " quá
chớ.
Vậy ông Tiên, bà Tiên
nào hoá giải được nỗi buồn ít nhiều, nhỏ to của chúng ta, à quên, của tôi
thôi
chứ ?
Thưa, chẳng khó khăn
lắm đâu quý vị ạ, chính là tôi vốn tôn sùng những gì tôi ưa thích, đam mê, bởi
cuộc đời phức tạp từ thủa khai thiên lập địa rồi.
Có cả trăm năm vun
trồng " hạnh phúc " cho đời mình, chứ đâu phải chỉ một sớm một chiều
mà khổ vì nó, cái nỗi buồn, để phải chứa đựng thành bệnh mất niềm tin tưởng đến
trầm kha ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
ĐÔI MẮT BUỒN - CAO MỴ NHÂN
ĐÔI MẮT BUỒN - CAO MỴ
NHÂN
Trong thiên hạ, rất
nhiều lần, người ta bâng khuâng về một đôi mắt, một đôi mắt buồn, rất
buồn.
Ở đây không nói về
chuyện đẹp hay không đẹp của bất cứ đôi mắt nào buồn nhiều hay buồn ít, mà chỉ
diễn tả cái ánh mắt chiếu ra những nỗi buồn thôi.
Thật là dở nếu tôi,
người vốn tò mò bất chợt, tò mò tình cờ, khi gặp chính đôi mắt ấy, như đang
nhìn mình trách móc.
Tôi đã nhiều lần thưa
với quý vị rằng, tính tôi ham vui, ưa bông đùa, nhưng tôi canh cánh nhớ là
tôi chỉ cho phép tôi đùa trong khuôn khổ một người lạc quan, tất nhiên
không được và không nên vì chuyện đùa của mình, mà tác hại đến tâm tư tình cảm...
người khác.
Nhưng vẫn có thể là
tính cách hân hoan, yêu đời quá độ của mình, khiến người hiện diện quanh mình
ngộ nhận cái trạng thái tâm thần trong cuộc sống đó, với điều không thoáng mát,
vô tư.
Hôm nay, lần thứ hai
tôi kể về "Đôi mắt buồn", vậy lần thứ nhất là mắt ai, như thế nào?
Ô, để quân bình cho
cách nhìn của tôi, trước khi tôi diễn tả nỗi bâng khuâng trước cái nhìn của bà
cố vấn Ngô Đình Nhu, nơi bức hình mới đăng trên HNPĐ hôm qua, trong bài "
Người Kể Lại" của Cao Mỵ Nhân.
Đó là một đôi mắt buồn
đến không thể buồn hơn được nữa, của một chàng trai thật trẻ trong cuộc chiến
này.
Chàng trai khi tan
hàng mang cấp bậc " Thiếu uý", xuất thân từ khoá Bất Khuất, trường Sĩ
quan Thủ Đức thời đệ nhị Cộng Hoà ở miền Nam VN.
Ngày tôi gặp anh ta,
thiếu uý X đúng 25 tuổi, cái tuổi chưa quan niệm rõ ràng về sự nghiệp làm ...võ
quan. Nhưng ngập tràn ước vọng quán xuyến non sông mới là huyễn sự.
Trong số bạn lính
tráng của ...tôi, sau cuộc đổi đời, thiếu uý X thực sự mang tâm trạng của một
người mất nước.
Cái tâm trạng của
" thái tử Yên" bị đầy sang nước lớn, hay chính kiếm khách Kinh Kha bị
đẩy vào thế phải hy sinh vì đại nghĩa, ôm thủ cấp Đại tướng nhà Tần lưu vong
bởi chân lý "đạo làm người tốt", Phàn Ô Kỳ, qua sông Dịch, với giấc
mộng tận giệt vua Tần.
Thiếu uý X khoá Bất
Khuất Thủ Đức, cứ vẽ ra những hình ảnh anh hùng bất phùng thời, rồi xoáy mòn tư
duy trong suy nghĩ đơn côi, sầu thảm.
Bấy giờ, chúng tôi gặp
nhau nơi có những ngọn đồi thấp ở không xa Saigon mấy chục cây số.
Tôi thấy chiều tối
nào, sau khi cơm nước xong, X cũng ra đứng ở luống rẫy bên bờ dòng sông Bé, anh
ta đứng rất lâu, một mình, hút thuốc lá rẻ tiền, vì sau 30-4-1975, làm gì còn
tiền để chống đói, đừng nói hút thuốc lá tiểu tư sản.
Tôi phải kể rằng,
thiếu uý X là cháu họ của vị tướng giáo phái, con trai một nhà tư bản nặng,
người cha có tới 20 hãng xuất nhập cảng ngay tại Saigon.
Trong chiến dịch bạo
quyền cộng sản, san bằng của cải tư hữu của dân Saigon năm 1978, người cha của
X đã cúng 19 hãng sở của ông và các hội viên hợp tác dạng công ty tư sản, cho
bạo quyền quân quản ấy, ông giữ được một hãng cuối cùng, vì ông có tới vài bà
vợ, mà X là con trai cả của một bà, xem như gia đình gần 2 chục đứa con.
Tôi hỏi X là: có phải
thời gian X đi tù cải tạo nhiều hơn thời gian X phục vụ quân lực VNCH không
?
Thiếu uý X ngó tôi
thật lâu: "Vậy chị nghĩ tôi không đủ điều kiện làm nên nghiệp... võ
à?".
Tôi trả lời ngay:
"Thế ngoài hình ảnh võ tướng ra, X còn có thể làm ngành nghề gì?"
Thiếu uý X cười khinh
bạc: "Chị à, chị có biết là ngay khi chưa vô lính, cha tôi có thể cho tôi
đi Pháp học lên bằng cấp gì cũng được, đồng thời tôi có thể chạy hoãn dịch vì
nhiều thứ lý do, hay tệ lắm tôi vẫn dư sức làm lính kiểng, ăn mặc bảnh bao đi
tới,đi lui ngay tại đô thành này không? "
Tôi gật đầu: "Biết
chứ, nhưng nghiệp dĩ mất rồi, kể cả việc X gặp tôi, tôi không bao giờ thích
những cánh bướm luẩn quẩn quanh những bụi hoa. Hãy nói cho tôi biết X đã xây
mộng công hầu như thế nào, và bước đường sắp tới của X?"
Sau đó, buổi cuối
cùng, ở quán nghèo bà Hai Rạch Bắp, tôi tiễn thiếu uý X một ly cà phê đặc quánh
bột bắp rang cháy, pha hương vị cà phê, tôi đã bắt gặp ánh mắt tuyệt vọng của
X, người trai chỉ muốn xông pha trong lửa đạn .
Một cặp mắt khổ, buồn,
rất buồn, nhìn ra sông Rạch Bắp, nhìn tới tận cõi mông lung, mù mịt...
Tôi biết anh ta, thiếu
uý X, khổ sở vì ...sự nghiệp bị bức tử dở dang...
Kể từ sau ngày lễ
Giáng Sinh năm 1979, tôi không gặp X. Nghe thật xa xa, có bạn lính cũ bảo
rằng:
" Hắn đã đến một
uỷ ban nhân dân cấp quận nào đó, xin đi biên giới Việt Trung, để đánh ...giặc
đang tràn qua Bắc Việt. "
Thiếu uý X sanh trưởng
ngay tại Saigon, lớn lên ở Saigon, mà mộng trải tới tận Ải Nam Quan.
Ba năm sau, tôi trở
lại nơi gặp cũ, vạt đồi thấp bên bờ sông Bé, đứng lặng nhìn đám cỏ hoang,
cô bán quán, con bà Hai, bảo rằng: " Bọn đó, là cái nơi X tới đòi đi đánh
ngoại xâm phương bắc, đã nhốt X, rồi đưa đi đâu chẳng biết."
Đôi mắt buồn, chắc còn
buồn hơn buổi X nhìn tôi từ giã hôm xưa.
Quý vị cứ thử nghĩ lại
trong đời quý vị, đã bao giờ quý vị gặp một đôi mắt buồn, rất buồn không? Có
chứ.
Hôm qua tôi bị huyền
hoặc bởi đôi mắt bà Nhu trên bức hình, khi bà trả lời một phóng viên tới phỏng
vấn bà, năm 1982,thời gian tôi biết tin Thiếu uý X bị đi tù lần thứ 2. Tức sau
lần X đi tù cải tạo như chúng tôi, sau 30-4-1975.
Đôi mắt bà cố vấn Ngô
Đình Nhu sau 19 năm, hay gần hai chục năm, rời xa quyền lực nhà Ngô, đôi mắt
buồn tha thiết vì nỗi đời đen bạc, không oán thù, một chút khinh mạn.
Đôi mắt buồn chung
chung có nhiều thứ lý do lắm, nào buồn vì gia cảnh khó khăn, buồn vì không được
toại nguyện những mong ước thông thường, buồn vì đủ loại tình cảm, như thất
tình, tuyệt tình, buồn vì thất bại, vì bị mất mát vật chất hay tinh thần vv..,
Không, đôi mắt buồn
của bà cố vấn Ngô Đình Nhu đúng là nỗi buồn chán của một bậc nữ lưu thầm thương
cho sự sụp đổ của trùng trùng lâu đài xây trên bãi cát, của dã tràng, biết chắc
công trình xây cát bể đông, nhọc nhằn mà chả nên công cán gì.
Buồn cho chính mình,
và cho cả tha nhân nữa...
Nghĩa là buồn nhiều,
buồn lắm, buồn ơi là buồn vậy.
Anh sẽ hỏi: "Viết
thế, đã hết buồn chưa?"
Tôi may mắn hơn hai
nhân vật nêu trên, ấy là biểt rõ, thật rõ nỗi buồn của mình, và mối nguyên nhân
chẳng có gì phải buồn đến thế, được vậy thì thật là " diễm phúc " quá
chớ.
Vậy ông Tiên, bà Tiên
nào hoá giải được nỗi buồn ít nhiều, nhỏ to của chúng ta, à quên, của tôi
thôi
chứ ?
Thưa, chẳng khó khăn
lắm đâu quý vị ạ, chính là tôi vốn tôn sùng những gì tôi ưa thích, đam mê, bởi
cuộc đời phức tạp từ thủa khai thiên lập địa rồi.
Có cả trăm năm vun
trồng " hạnh phúc " cho đời mình, chứ đâu phải chỉ một sớm một chiều
mà khổ vì nó, cái nỗi buồn, để phải chứa đựng thành bệnh mất niềm tin tưởng đến
trầm kha ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)