Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
ĐỐNG RÁC KÁCH MẠNG - Việt Nhân
(HNPĐ) Từ hôm đầu tháng tới giờ, sau khi tin Công an quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, ngày 27/02/2014 cho biết đã khởi tố bị can Đặng Văn Hoàng, giáo viên trường THPT Thới Long, Ô Môn để điều tra về hành vi gạ một học sinh nữ 17 tuổi lớp 10 vô cầu tiêu đổi điểm, rồi cùng nhau mây mưa. Các trang mạng hầu hết đã đưa tin, và dân mạng như quá quen mà không bàn tán gì mấy chuyện thầy giáo vẫn dùng chiêu bài cũ đổi điểm lấy tình với nữ sinh của mình, nhưng nay với cái nhìn khác mà đã có người xoáy vào cái nơi đã xảy ra sự việc. Ý họ muốn nói đến cái toilet, cái nhà vệ sinh nam của giáo viên, nơi một thầy một trò cả hai đều chẳng ra gì làm chuyện đổi trao
Vậy ra ông thầy giáo này, cũng bình dân gớm khi chọn địa điểm như thế! Dạ thưa đúng, thời đại kách mạng ai cũng đã học được nơi bác cái tánh giản dị, cũng trong một bài viết đăng trên mạng xahoi.com.vn ngày 03/03/2014 với lời tựa “Hiệu trưởng mây mưa với lao công trong toilet”, cho thấy hôm nay từ hiệu trưởng, thầy giáo, nữ sinh, đến chị lao công, ai ai cũng xuề xòa, không kén chọn cầu kỳ. Bài viết có đoạn “hiệu trưởng chỗ chị làm thì luôn ngoại tình theo kiểu chớp nhoáng. Cứ thấy cô nào ngon mắt là ông ta lại bày trò gạ gẫm, rủ rể bằng cách tăng lương, giảm giờ dạy hay cho đi học thêm các khóa học đào tạo... đa số các sinh viên trẻ được giữ lại trường, ông ấy đều không tha, ông gạ luôn cô bé làm lao công thời vụ ở trường”.
Bài viết kể tiếp “Một tháng sau, cô bé không phải làm công việc quét dọn nữa mà thay vào chân chị hành chính chuyên lo nước nôi phục vụ sếp - Một lần tôi vào phòng xin chữ ký, thì thấy hai người đang hú hí với nhau trong toilet, mà không hề biết sự có mặt của tôi, đành thôi đi ra ngoài chờ cho hai người họ xong việc mới quay vào”. Ái chà, trường học hôm nay thời xã nghĩa cũng vui quá đi chứ, từ trên xuống dưới họ cứ vô tư trao đổi, đôi bên cùng có lợi mà, có thiệt hại gì ai đâu, và cũng đừng nên đặt vấn đề đó là nơi trường học. Suy nghĩ như thế là xưa rồi, đừng đem đạo lý luân thường, hay văn hóa dân tộc ra để mà phê phán, vì xã hội xã nghĩa chính nó chỉ là một đống rác, vụ anh giáo Hoàng và cô học trò Thủy ở Ô Môn cho thấy thực tế sự việc.
Cò kè bớt một thêm hai, từ ra giá 10 triệu, rồi 30 triệu, cuối cùng là 70 thì thuận mua vừa bán, vậy cho thấy sự việc đổ bể tèm lem cũng bởi bước đầu thiếu thuận thảo, anh giáo viên này xui gặp công an vào cuộc. Lệnh bắt khẩn cấp mặc dầu đã có sự thỏa thuận giữa đôi bên, Hoàng đã đưa cho Thủy là học sinh số tiền 70 triệu có chứng nhận của công an, để nhìn cho trung thực sự việc, xin cứ vào google gõ mấy chữ gạ tình đổi điểm, sẽ đọc mệt nghỉ. Nhiều lắm chứ đâu phải mỗi vụ này, trước vụ này tháng tư năm ngoái 2013, ồn ào chuyện một giám thị đổi điểm lấy tình, như đã nói ở trên, đây là hợp tác đôi bên đều có lợi, vì cả hai đều dùng của không vốn, (Chữ mây mưa là mỗ tôi lập lại nguyên chữ, mà báo Thời luận cũng như trang xahoi.com đã dùng).
Trong chúng ta, những kỷ niệm ngày còn cắp sách, ngoài bạn bè nơi sân trường làm sao chúng ta quên được hình ảnh những vị thầy cô, những người ta kính như cha mẹ, nhất là những vị thầy cô dưới mái trường trung học. Không còn là chú nhóc tiểu học sợ thầy hơn sợ cha, hay là khi đã trưởng thành bước chân vào giảng đường đại học, có đôi phần xa cách giữa sinh viên với giảng sư, thì nơi cấp trung học thầy trò như gần nhau nhất. Từ những vị giáo sư già tuổi hơn cả mẹ cha, đến những thầy cô trẻ mới tốt nghiệp hơn trò chỉ năm bảy tuổi, nhưng trong một phòng học với sĩ số khoảng hơn 30 trò, cái tình thầy trò khắng khít không khác gì trong gia đình, và sự kính trọng vẫn luôn được trò dành cho thầy, không khác chi bậc sinh thành ra mình.
Đường đời nay đã đi gần hết, nhưng những lúc anh em cùng một lớp xưa gặp nhau ngoài phố, hay nói chuyện trên phôn, vẫn luôn nhắc nhở đến thầy cô đã phải cực nhọc vì lũ học trò nghịch như quỉ sứ. Mỗ tôi trong đời học sinh 7 năm trung học, bị vướng một lần cấm túc của Cô Thiên Hương, bị phạt vì không vẽ bản đồ châu Âu, để tháng đó mất bảng danh dự, rồi mất luôn phần thưởng cuối năm, nhưng không bao giờ dám giận Cô, mà thèm lắm mong được gặp lại cô để nói lời xin lỗi. Xin lỗi luôn giùm cho đám quỉ sứ bạn mỗ tôi, dân Ba Lắc Kí (Petrusky) thời đó đã gọi Cô là bà chằng lửa Thiên Lôi, bởi cái nóng tánh của cô, và xin lỗi luôn chuyện chúng ghép đôi Cô cùng Thầy Phong dạy anh văn, hiện đang ở Texas.
Nhớ lắm
trường xưa thầy cũ! Đám học trò mỗ tôi, không chối là đúng như câu, nhất quỉ,
nhì ma, thứ ba học trò – Và Thầy Cô chúng tôi thời trước, cái thời mà các tay
kách mạng xách mé gọi là Ngụy, đã dạy trò với một kỷ luật nghiêm minh, thầy trò
chúng tôi đâu ra đấy, làm gì có chuyện gạ hay đổi. Chuyện dễ hiểu thôi nước
VNCH chúng tôi lúc đó không có thứ đạo đức kách mạng, và cũng không một ai muốn
sống và làm việc theo gương Hồ dzĩ đại cả, Nói thêm chuyện xưa, cũng là để những
ai đã tắm qua hai dòng nước, biết đâu đục đâu trong!
Nghe chuyện bẩn thỉu của ông hiệu trưởng cùng lao công kéo nhau vào toilet, thày giáo đưa học trò vào cầu tiêu, giám thị gạ tình đổi điểm với nữ sinh, rõ ràng là sự tuột dốc của cả một đất nước dân tộc, đạo đức văn hóa suy đồi đến tận đáy. Vậy tương lai đất nước sẽ ra sao với những con người như thế, và một mai đống rác do cộng sản để lại thử hỏi có nhỏ không?
Việt
Nhân (HNPĐ)
Bàn ra tán vào (2)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
ĐỐNG RÁC KÁCH MẠNG - Việt Nhân
(HNPĐ) Từ hôm đầu tháng tới giờ, sau khi tin Công an quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, ngày 27/02/2014 cho biết đã khởi tố bị can Đặng Văn Hoàng, giáo viên trường THPT Thới Long, Ô Môn để điều tra về hành vi gạ một học sinh nữ 17 tuổi lớp 10 vô cầu tiêu đổi điểm, rồi cùng nhau mây mưa. Các trang mạng hầu hết đã đưa tin, và dân mạng như quá quen mà không bàn tán gì mấy chuyện thầy giáo vẫn dùng chiêu bài cũ đổi điểm lấy tình với nữ sinh của mình, nhưng nay với cái nhìn khác mà đã có người xoáy vào cái nơi đã xảy ra sự việc. Ý họ muốn nói đến cái toilet, cái nhà vệ sinh nam của giáo viên, nơi một thầy một trò cả hai đều chẳng ra gì làm chuyện đổi trao
Vậy ra ông thầy giáo này, cũng bình dân gớm khi chọn địa điểm như thế! Dạ thưa đúng, thời đại kách mạng ai cũng đã học được nơi bác cái tánh giản dị, cũng trong một bài viết đăng trên mạng xahoi.com.vn ngày 03/03/2014 với lời tựa “Hiệu trưởng mây mưa với lao công trong toilet”, cho thấy hôm nay từ hiệu trưởng, thầy giáo, nữ sinh, đến chị lao công, ai ai cũng xuề xòa, không kén chọn cầu kỳ. Bài viết có đoạn “hiệu trưởng chỗ chị làm thì luôn ngoại tình theo kiểu chớp nhoáng. Cứ thấy cô nào ngon mắt là ông ta lại bày trò gạ gẫm, rủ rể bằng cách tăng lương, giảm giờ dạy hay cho đi học thêm các khóa học đào tạo... đa số các sinh viên trẻ được giữ lại trường, ông ấy đều không tha, ông gạ luôn cô bé làm lao công thời vụ ở trường”.
Bài viết kể tiếp “Một tháng sau, cô bé không phải làm công việc quét dọn nữa mà thay vào chân chị hành chính chuyên lo nước nôi phục vụ sếp - Một lần tôi vào phòng xin chữ ký, thì thấy hai người đang hú hí với nhau trong toilet, mà không hề biết sự có mặt của tôi, đành thôi đi ra ngoài chờ cho hai người họ xong việc mới quay vào”. Ái chà, trường học hôm nay thời xã nghĩa cũng vui quá đi chứ, từ trên xuống dưới họ cứ vô tư trao đổi, đôi bên cùng có lợi mà, có thiệt hại gì ai đâu, và cũng đừng nên đặt vấn đề đó là nơi trường học. Suy nghĩ như thế là xưa rồi, đừng đem đạo lý luân thường, hay văn hóa dân tộc ra để mà phê phán, vì xã hội xã nghĩa chính nó chỉ là một đống rác, vụ anh giáo Hoàng và cô học trò Thủy ở Ô Môn cho thấy thực tế sự việc.
Cò kè bớt một thêm hai, từ ra giá 10 triệu, rồi 30 triệu, cuối cùng là 70 thì thuận mua vừa bán, vậy cho thấy sự việc đổ bể tèm lem cũng bởi bước đầu thiếu thuận thảo, anh giáo viên này xui gặp công an vào cuộc. Lệnh bắt khẩn cấp mặc dầu đã có sự thỏa thuận giữa đôi bên, Hoàng đã đưa cho Thủy là học sinh số tiền 70 triệu có chứng nhận của công an, để nhìn cho trung thực sự việc, xin cứ vào google gõ mấy chữ gạ tình đổi điểm, sẽ đọc mệt nghỉ. Nhiều lắm chứ đâu phải mỗi vụ này, trước vụ này tháng tư năm ngoái 2013, ồn ào chuyện một giám thị đổi điểm lấy tình, như đã nói ở trên, đây là hợp tác đôi bên đều có lợi, vì cả hai đều dùng của không vốn, (Chữ mây mưa là mỗ tôi lập lại nguyên chữ, mà báo Thời luận cũng như trang xahoi.com đã dùng).
Trong chúng ta, những kỷ niệm ngày còn cắp sách, ngoài bạn bè nơi sân trường làm sao chúng ta quên được hình ảnh những vị thầy cô, những người ta kính như cha mẹ, nhất là những vị thầy cô dưới mái trường trung học. Không còn là chú nhóc tiểu học sợ thầy hơn sợ cha, hay là khi đã trưởng thành bước chân vào giảng đường đại học, có đôi phần xa cách giữa sinh viên với giảng sư, thì nơi cấp trung học thầy trò như gần nhau nhất. Từ những vị giáo sư già tuổi hơn cả mẹ cha, đến những thầy cô trẻ mới tốt nghiệp hơn trò chỉ năm bảy tuổi, nhưng trong một phòng học với sĩ số khoảng hơn 30 trò, cái tình thầy trò khắng khít không khác gì trong gia đình, và sự kính trọng vẫn luôn được trò dành cho thầy, không khác chi bậc sinh thành ra mình.
Đường đời nay đã đi gần hết, nhưng những lúc anh em cùng một lớp xưa gặp nhau ngoài phố, hay nói chuyện trên phôn, vẫn luôn nhắc nhở đến thầy cô đã phải cực nhọc vì lũ học trò nghịch như quỉ sứ. Mỗ tôi trong đời học sinh 7 năm trung học, bị vướng một lần cấm túc của Cô Thiên Hương, bị phạt vì không vẽ bản đồ châu Âu, để tháng đó mất bảng danh dự, rồi mất luôn phần thưởng cuối năm, nhưng không bao giờ dám giận Cô, mà thèm lắm mong được gặp lại cô để nói lời xin lỗi. Xin lỗi luôn giùm cho đám quỉ sứ bạn mỗ tôi, dân Ba Lắc Kí (Petrusky) thời đó đã gọi Cô là bà chằng lửa Thiên Lôi, bởi cái nóng tánh của cô, và xin lỗi luôn chuyện chúng ghép đôi Cô cùng Thầy Phong dạy anh văn, hiện đang ở Texas.
Nhớ lắm
trường xưa thầy cũ! Đám học trò mỗ tôi, không chối là đúng như câu, nhất quỉ,
nhì ma, thứ ba học trò – Và Thầy Cô chúng tôi thời trước, cái thời mà các tay
kách mạng xách mé gọi là Ngụy, đã dạy trò với một kỷ luật nghiêm minh, thầy trò
chúng tôi đâu ra đấy, làm gì có chuyện gạ hay đổi. Chuyện dễ hiểu thôi nước
VNCH chúng tôi lúc đó không có thứ đạo đức kách mạng, và cũng không một ai muốn
sống và làm việc theo gương Hồ dzĩ đại cả, Nói thêm chuyện xưa, cũng là để những
ai đã tắm qua hai dòng nước, biết đâu đục đâu trong!
Nghe chuyện bẩn thỉu của ông hiệu trưởng cùng lao công kéo nhau vào toilet, thày giáo đưa học trò vào cầu tiêu, giám thị gạ tình đổi điểm với nữ sinh, rõ ràng là sự tuột dốc của cả một đất nước dân tộc, đạo đức văn hóa suy đồi đến tận đáy. Vậy tương lai đất nước sẽ ra sao với những con người như thế, và một mai đống rác do cộng sản để lại thử hỏi có nhỏ không?
Việt
Nhân (HNPĐ)