Nhân Vật
Đã Ê Chề Chưa, Khi Về Với Vẹm: Tôi chỉ có một phong cách là sống thật
T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai
Tôi chỉ có một phong cách là sống thật
Những bài viết về kinh tế đăng rải rác trên các báo trong nước khiến tiến sĩ Alan Phan thu hút được nhiều sự chú ý không chỉ trong giới kinh doanh. Từng có trong tay hàng triệu USD, ông Alan Phan đã giành cho tạp chí Lifestyle cuộc trò chuyện thẳng thắn về đồng tiền, về hàng hiệu và sự hưởng thụ
Là một doanh nhân từng sở hữu nhiều triệu USD, nhưng dường như ông vẫn bị ám ảnh về đồng tiền?
- Thực tình khi còn trẻ, có rất nhiều việc phải lo như đời sống của vợ con, sự nghiệp… nên tiền bạc là vấn đề ám ảnh khá thường trực. Tôi nhớ mãi ngày đầu tiên khi từ Việt Nam sang Mỹ, tiền bạc là nỗi ám ảnh lớn nhất cuộc đời. Tới khi kiếm được nhiều tiền rồi thì suy nghĩ có thay đổi, lúc ấy kiếm tiền không trở thành một vấn đề sinh tồn nữa, mà đã nhập vào tiềm thức của mình, sinh ra thú vui khác, đó là thử thách trong làm ăn. Khi coi mỗi thương vụ là một trò chơi, suy nghĩ mới mẻ hơn, cách sống cũng thú vị hơn
Ông có những bài viết rất sâu sắc về kinh doanh, về đồng tiền, quan niệm của riêng ông về tiền là gì?
- Quan điểm về đồng tiền của tôi thay đổi theo từng thời điểm.
Bước vào đại học, say mê với những văn phẩm nghệ thuật mang mầu sắc hiện sinh từ Kafka, Camus, Kierkegaard.. tôi có thái độ rất thịnh hành ngày đó là coi thường những doanh gia (thậm chí gọi là trọc phú) và tiền bạc. Tuy nhiên, tôi khám phá rất nhanh một điều, tất cả những gì hay những người tôi yêu thương đều “cần” và “yêu” tiền. Đúng như cô đào người Mỹ gốc Hungary Zsa Zsa Gabor nói: “ khóc đâu cũng là khóc, nhưng tôi thích khóc trong chiếc xe Rolls Royce”.
Tôi bắt đầu đi vào một thái cực khác, say đắm đồng tiền như một “người vợ” mà mình đã không biết yêu khi cưới. Tôi yêu tiền như một đứa bé lần đầu bước vào tiệm kẹo. Suốt thời trung niên, tôi thấy đồng tiền là tất cả. Tôi quên mất những mặt trái của đồng tiền, chỉ còn say đắm với lợi ích. Tôi cho rằng ba lợi ích lớn nhất của đồng tiền nhìn từ góc cạnh trí thức là tự do, thời gian và nhân tính.
Tuy nói vậy nhưng thực tế thường phức tạp và nhiều thách thức hơn lý thuyết. Trước hết, hành xử hàng ngày của một người làm kinh doanh bị giới hạn bởi trách nhiệm với cổ đông, nhân viên, khách hàng, quyền lợi và thương hiệu của doanh nghiệp, và với cả cộng đồng chung quanh. Tôi không thể nói hay làm những gì có thể gây hại đến những đối tác này. Bản thân cũng không có quyền bị bệnh. Tôi bận rộn khủng khiếp khi giàu có. May mắn lắm mới có thì giờ nhàn rỗi để đọc hết một cuốn sách trên 500 trang. Những tiệc tùng lễ hội liên tiếp không cho tôi thời gian để thư giãn với gia đình bạn bè. Bao nhiêu liên hệ thân tình sâu xa đã bị sự giàu có chia cắt.
Đến thời điểm này, trải qua bao nhiều thăng trầm, tôi mới hiểu đồng tiền chỉ là phương tiện, đứng sau sức khỏe, sau tinh thần, sau sự thanh bình tâm hồn. Thứ hạng của đồng tiền ngày càng tụt hạng. Tôi vẫn yêu tiền. Dù nó mang đến hạnh phúc hay đau khổ, đồng tiền vẫn là “người vợ”, “người tình” và “người bạn” tuyệt vời. Tôi đã hiểu lời của triết gia Jean P. Sartre rằng, “chúng ta nô lệ cho những gì mình sở hữu”
Trong lần đầu tiên kiếm được một số tiền lớn, ông đã xài nó thế nào? Thời điểm nào ông kiếm được nhiều tiền nhất?
- Tôi không suy nghĩ nhiều về đồng tiền nhận được khi đi làm thuê, mà nhớ nhất 500 ngàn USD từ một quỹ tài trợ cho dự án kinh doanh đầu tiên của mình, để xây dựng công ty. Chưa bao giờ tôi có được số tiền lớn như thế, nên rất hoan hỉ, và đã copy lại tờ chi ngân phiếu, đóng khung lại để ngay trên bàn làm việc của mình. Sau này, dù kiếm được nhiều tiền hơn nhưng tôi thấy mình không vui và hạnh phúc bằng lần đầu tiên ấy…
Tôi cũng không dấu diếm là suốt 42 năm lăn lộn trên thương trường, lòng tham vô đáy bắt tôi phải đứng dậy tiếp tục cuộc chơi cho đến mức thành công. Dĩ nhiên, nó cũng dẫn đến nhiều thất bại điên rồ. Tôi sắm chiếc Lamborghini vào năm 33 tuổi, tôi bỏ vài trăm ngàn USD để đưa một siêu mẫu Venezuela qua Paris chơi hai tuần, tôi lên báo Mỹ tuyên bố vung vít về thành quả của công ty tại Trung Quốc (tôi ví mình là người mở đường cho IT ở đây), tôi hoang phí sức khỏe trong những bữa tiệc thâu đêm hay những chuyến bay liên lục địa mỗi tuần. Tôi tạo nên những kẻ thù không cần thiết. Tất cả để “khoe” với thế giới là tôi đã “đạt”.
Đồng tiền đã cho tôi những thứ tuyệt vời như hai chiếc đồng hồ Oris Artelier của tôi và vợ, được mua trong một phút ngẫu hứng tại Monte Carlo; như chiếc du thuyền Feretti tôi chia sở hữu với 3 người bạn khác ở Miami (Mỹ); như căn hộ nhỏ bé dễ thương cạnh bờ biển Puerto Viejo của Costa Rica; như những bộ viết máy mang các tên huyền thọai như Mont Blanc, Cartier, Montegrappa, Visconti… mà tôi đã tốn công sưu tập suốt 25 năm.
Đồng tiền cũng cho tôi những trải nghiệm khó quên như chuyến du hành lạ lùng vào Tây Tạng huyền bí vào năm 1979, khi rất ít người ngoài được phép đến đó; như chuyến leo núi ở Cerro Castor phía nam Argentina đầy mạo hiểm, mà tôi suýt bị môt trận bão tuyết chôn vùi; như lần đi dã ngoại ở Kenya nóng bức với một người tình Rwanda đen hơn than đá.
- Ông cũng đã từng nếm trải cảm giác bị trắng tay hoàn toàn, khi ấy, ông làm sao đứng dậy và làm lại?
Đúng vậy, tôi từng trắng tay vài ba lần trong cuộc đời, dưới nhiều hình thức khác nhau. Lần đầu tiên khi còn ở Việt Nam, có rất nhiều cơ sở làm ăn với cả chục ngàn nhân viên, sở hữu nhiều tiền bạc, nhà cửa khi tuổi đời còn trẻ. Sau ngày 30/4/1975, tôi không còn đồng nào. Đi qua Mỹ với một vợ một con, gặp một người bạn móc túi cho tôi 400 USD, suy nghĩ lớn nhất lúc ấy là làm gì để nuôi gia đình. Không băn khoăn, không than khóc.
Lần trắng tay khác là khi kinh doanh địa ốc tại Mỹ, cơn lốc khủng hoảng ập đến đã khiến tôi thua lỗ sạch, phải đứng dậy đi ra khỏi nhà, trả lại tất cả sản cho nhà băng, chỉ còn một va li quần áo, vợ con cũng bỏ đi hết… Tôi cũng chẳng buồn, chỉ nghĩ phải làm gì tiếp đây? Tính tôi thế, không cho phép mình buồn lâu hơn một tuần, mỗi lần trắng tay coi như mình thua một trận tennis, để tiếp tục trở lại với trận đấu trên thương trường. Đó là nhu cầu sinh tồn của con người, không phải nghị lực cao siêu gì cả. Tôi là con người thực tế, giữa việc ngồi than khóc và đi kiếm tiền tiếp, tôi lo suy nghĩ để kiếm tiền
Doanh nhân Việt Nam thường giấu giếm chuyện thua lỗ, phá sản, trắng tay… vì sao ông lại công khai những lần phá sản?
Cách nhìn của xã hội Việt Nam khác Mỹ. Trong môi trường kinh doanh Mỹ, chuyện phá sản khá bình thường, không bi kịch hóa như ở Việt Nam. Ngay cả khi ở Việt Nam, tôi cũng không quan tâm lắm đến chuyện người khác nghĩ về mình. Tôi luôn nói với người khác rằng những gì bạn nghĩ về tôi là vấn đề của bạn, không phải của tôi. Chuyện xấu hổ, chuyện suy sụp ít khi xảy ra vì thái độ của mình là như vậy
Tại sao khủng hoảng kinh tế mà người Việt Nam vẫn nhậu nhiều đến thế, mua hàng hiệu nhiều đến thế, điều này có bất thường không?
Tôi thấy cách xài tiền của giới trẻ cũng bình thường thôi, vì tuổi trẻ thường không suy nghĩ nhiều về tiền bạc và hay xài ẩu, không quá lo xa cho tương lai. Điều tôi lo ngại nhất là cách họ nhậu nhẹt, hút xách. Tôi luôn chú trọng việc giữ cân bằng cho con người mình, nên không nhậu nhẹt, hút thuốc, vì nó khiến tôi không kiểm soát được mình.
Mua hàng hiệu là tính sĩ diện của người Việt Nam và người châu Á nói chung, cả những người lớn và người bé cũng thích hàng hiệu, thích phô trương hoành tráng. Vấn nạn lớn của các đại gia là họ tiêu xài đồng tiền họ chưa kiếm được, để mua những đồ chơi họ không cần, để gây ấn tượng với những người họ không ưa. Thích sĩ diện là một văn hóa lớn và lâu đời của các quốc gia Đông Á. Một thói quen thông dụng khi có tiền, có danh hay có quyền là thích khoe khoang, hay nói lịch sự hơn là thích biểu hiện những gì mình vừa chiếm hữu, dù hợp pháp hay không. Thực tình, đây là một hành xử rất quen thuộc với giới nhà giàu trên thế giới. Vì ai có tham vọng và may mắn để sở hữu những chiến lợi phẩm đều có mong ước là mọi người phải chiêm ngưỡng và ghen tị với họ. Sự kiêu căng do lòng tự ái cao độ là căn bản của văn hóa sĩ diện nói trên.
Tôi ít bị ảnh hưởng bởi điều này. Đối với tôi, chuyện khoe khoang hàng hiệu chẳng nghĩa lý gì, đó là cá tính của mình
- Vậy tại sao ông lại tham gia làm bình luận viên và góp phần đầu tư cho một tờ tạp chí chuyên giới thiệu những hàng hóa rất xa xỉ? Có cách nào người ta có thể đến với hàng hiệu, mà không bị nó cuốn theo, không bị đánh mất “nhãn hiệu” của chính mình?
Tôi không quan tâm đến hàng hiệu, mà chỉ coi việc đầu tư vào tờ tạp chí là đầu tư vào một món hàng bán rất chạy ở các xã hội Á Đông như Việt Nam, Trung Quốc… .
Người Âu Mỹ giỏi hơn trong việc đè nén sự phô trương quá mức thường thấy ở các đại gia Á Châu, nhất là ở những nhân vật giàu có của các xã hội mới nổi như Trung Quốc và Việt Nam. Trong khi các triệu phú Âu Mỹ thích biểu hiện quyền danh và của cải tại những Câu Lạc Bộ rất riêng tư, kín đáo của tầng lớp giàu có và nổi tiếng, thì các đại phú gia của Việt Nam thích biến những họat động cá nhân thành những sự kiện với sự tham dự đầy đủ của truyền thông. Hào quang phải được phát tán đến đầu đường xó chợ khắp xứ sở mới thỏa mãn được lòng tự kiêu.
Dù đồng cảm, tôi vẫn có chút ngượng ngùng khi liên hoan cùng các bạn thành đạt của tôi trong môi trường hiện tại. Chiếc xe Rolls-Royce có vẻ lạc lỏng cạnh con trâu mệt mỏi giữa những mái tranh nghèo. Chiếc du thuyền Ferretti trông quá hách dịch cạnh chiếc xuồng câu trên giòng sông đục bẩn. Cái bể bơi cạnh biển ở Ana Mandara thấy sao trần trụi khi bị cặp mắt buồn bã của chú bé hốt rác nhìn vào từ rào tường. Một cô người mẫu thật xinh với chuỗi ngọc Cartier và bộ váy Versace đi qua một khu phố ổ chuột có vẻ như thách thức lòng tự ái của mọi người.
Những trò chơi để biểu hiện “phong cách” hay “đẳng cấp” của những người may mắn ở Việt Nam dường như không hợp lúc, không hợp chỗ, không hợp thời. Chúng có vẻ gượng gạo, ép uổng như một vở kịch không bố cục, dựng lên trong vội vàng… Các bạn ơi, hãy nhớ là cuộc chơi nào cũng kèm theo những hóa đơn khá đắt.
Từ khi nào ông tạo được cho mình một phong cách riêng?
Tôi không suy nghĩ nhiều về chuyện xây dựng phong cách cá nhân. Mình nên là mình, không cố gắng là người khác, sống rất thực với những gì mình suy nghĩ, những gì mình tin. Ai khen chê ráng chịu. Về ăn mặc, tôi thích gì mặc nấy không quan tâm tới thương hiệu, quan trọng nhất là làm sao thoải mái, không bị nóng bức, và hợp với từng hoàn cảnh. Thời trẻ thì cần hình thể phải hấp dẫn để thu hút phái yếu, giờ không quan trọng nữa, mình thấy được là được, hơi xộc xệch một chút cũng không sao, miễn là phải sạch sẽ. Tôi thường chọn chất liệu cotton, và xài nước hoa hiệu Boss như một thói quen thôi
Khi mình còn đang đi làm công cho người khác, phải tuân theo những quy ước, kỷ luật. Khi còn làm cho những hãng nhỏ, tôi rất khó chịu khi phải mặc những bộ đồ vest đồng phục màu xanh dương đậm, áo trắng, cà vạt đỏ. Mãi đến khi làm cho mình, tôi mới được tự do. Đương nhiên sống trong một xã hội khi chưa được tự do, có những quy ước mình phải tuân theo. Quan niệm của tôi là đồng tiền mang lại cho mình sự tự do trong lối sống và suy nghĩ riêng. Tôi chỉ có một phong cách là sống thật.
Ông tự do nhất khi nào?
Khi mình có nhiều tiền nhất… nói đùa thôi, là lúc mình bình an nhất. Lúc ấy, thấy mọi điều chỉ là thứ yếu, là chuyện nhỏ. Khi vẫn còn thôi thúc, ám ảnh kéo tới kéo lui thì chưa thể có tự do. Tự do chỉ là tương đối thôi, không có tự do tuyệt đối, luôn có những điều mình không được như ý, nhưng tôi bình yên
Trong giáo dục con cái, làm thế nào để anh có thể hướng dẫn con tiêu xài đúng cách, tạo được một gu thẩm mỹ riêng, sành điệu nhưng không xa xỉ?
Mình sinh con, trời sinh tính, ảnh hưởng của mình có khí còn kém ảnh hưởng của bạn bè quanh nó. Cách giáo dục tốt nhất mình là tấm gương, sống không dấu giếm, không đạo đức giả với con. Quan trọng nhất là để con hiểu mình luôn ở bên cạnh, ủng hộ con, lắng nghe và giành thời gian cho con, biết dung hòa giữa quan điểm của mình và con cái. Khi con đã trưởng thành, chỉ hướng dẫn, không áp đặt… Có thể đó là cách chưa chắc đã hay, tôi có hai cậu con trai, chỉ mong muốn con thành hai công dân tốt trong xã hội
Trong không gian sống của mình, ông coi trọng điều gì nhất?
Sự yên tĩnh. Tôi hay làm việc đầu óc, nếu xáo trộn ồn ào quá sẽ rất khó chịu. Tôi rất sợ khi phải hít thở không khí ô nhiễm bởi bụi, khói và tiếng ồn, nên đã chọn một ngôi nhà nhỏ ở Phú mỹ Hưng. Tôi thích xung quanh nhà có cây xanh yên ả. Điều thứ ba là càng ít đồ đạc càng tốt. Tôi cần nhiều chỗ trống thoải mái, phòng ăn, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng thể dục… không cần xa hoa dát vàng. Thải mái là tiêu chí số một trong môi trường sống của tôi
- Bản lĩnh sống nào đã giúp ông có được sự an nhiên, trong khi rất nhiều đồng nghiệp doanh nhân khác đang “ngơ ngác” trước sự bất trắc của thời cuộc, khi khủng hoảng đang rơi xuống đáy như hiện nay?
Có thể do tôi lớn tuổi hơn họ. Ngày xưa mình cũng gặp nhiều bất trắc do chấp nhận rủi ro lớn. Cách đây mười mấy năm tôi đã từng bị mổ tim vì áp lực, sau đó học được bài học tự tại. Giờ thì chấp nhận rủi ro ít, nên kiếm tiền cũng ít đi, thấy nhẹ nhàng hơn nên khi tình thế xấu không làm mình mất tinh thần, vì có mất cũng không mất nhiều. Phải lựa chọn cho mình đường đi, để sống nhẹ nhàng hơn. Ít rủi ro đồng nghĩa với ít may mắn, ít lo lắng. Nếu cứ đánh bạc lớn thì trái tim phải vỡ ra nhiều lần
Nhìn về năm 2013, ông có thấy hy vọng nào cho giới kinh doanh?
Năm 2013 sẽ không khá hơn 2012, mà có thể tệ hơn, chính sách của chính phủ và môi trường vĩ mô không được cải thiện, vẫn bình cũ rượu cũ, nên kết quả không thay đổi nhiều lắm so với 2012. Trong tình trạng khủng hoảng này, doanh nghiệp phải cẩn thận hơn, bảo thủ hơn. Không phải là lúc tung ra đánh mạnh mà rút về căn cứ để bảo tồn lực lượng, chuẩn bị đánh tiếp trận mới. Riêng tôi cũng đã rời khỏi quỹ đầu tư của mình để tìm con đường mới.
- Giới doanh nhân đang rất tò mò về buổi tiệc tất niên của ông vì muốn xem thiên hạ chế diễu, nhạo báng, phê phán…ông ra sao. Ở Việt Nam, các buổi lễ vinh danh được tổ chức rầm rộ mỗi ngày, nhưng bỏ tiền ra để ngồi nghe… chửi, thì chắc chỉ có Alan?
- Thực ra, đây là một truyền thống cả trăm năm nay tại Mỹ và cả ngàn năm nay tại Nhật. Có lẽ đó là lý do họ ít bị “táo bón” về mặt tinh thần và trí tuệ như văn hóa 5 ngàn năm của ta và Tàu
Trong các cung vua phủ chúa của Nhật, hoàng đế thường thuê một vài anh hề để chế diễu mình và các cận thần. Vai trò của các anh hề này làm giảm đi sự căng thẳng của tình thế, cho mọi người một góc nhìn tư duy lạ hơn; nhưng quan trọng nhất là đem “con người” về đúng vị trí của nó, để không ai hoang tưởng mình là thần thánh, không bao giờ sai hay ngu hay điên. Các lãnh đạo Âu Mỹ thì ngoài các đảng đối lập, còn cả ngàn phóng viên, bình luận gia… theo dõi từng bước, muốn ăn vụng cũng khó chứ đừng nói tới chuyện muốn làm thánh gióng.
Tôi vẫn nghĩ nếu lãnh đạo Trung Quốc và các nước Á Châu có được văn hóa tự trào, tự phê, tự chấp nhận yếu kém thực của mình… thì lịch sử đã không nghiệt ngã với đa số người dân của các xã hội này.
Từ ý nghĩ đó, mong các bạn hãy tiếp tay tạo nên phong trào tự phê phán khắp xứ; nghĩa là từ nay, thay vì các sự kiện tự PR hoành tráng hay các bài viết thuê trả tiền để vinh danh (thực ra là nói dối dư luận), chúng ta chỉ tham dự vui chơi ở những nơi mà bạn bè thân hữu cười diễu, “xấu khoe đẹp giấu”. Khi mọi người thoải mái hơn về cái “sĩ diện” hão, thì những chuyện giả dối, vô cảm…ở xứ này sẽ giảm đi chăng?
Box: Tiến sĩ Alan Phan du học Mỹ từ năm 1963, từng làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu USD. TS Alan Phan tốt nghiệp tại đại học Penn State (Mỹ), Thạc sĩ tại đại học American Intercontinental (Mỹ), Tiến sĩ tại đại học Sussex (Anh) và Southern Cross (Úc). Là tác giả 9 cuốn sách Anh và Việt ngữ về thị trường mới nổi . Cộng tác với các tạp chí Vietnam Financial Review, Robb Report, Saigon Times, Vietnamnet, Saigon Tiếp Thị, Doanh Nhân Sai Gòn… những bài viết sâu sắc và chân thực của ông luôn gấy sự chú ý và thích thú với dư luận.
Quote: “Tinh hoa trí tuệ, tinh hoa tinh thần khac xa với sự phô trương hàng hiệu. Để có thể hình thành giới tinh hoa phải cần có thời gian, vì văn hóa, giá trị tinh thần không thể mua được bằng tiền” – Alan Phan
Bài đăng trên tạp chí Lifestyle
http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/ti-ch-mt-phong-cch-sng-tht.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Đã Ê Chề Chưa, Khi Về Với Vẹm: Tôi chỉ có một phong cách là sống thật
T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai
Tôi chỉ có một phong cách là sống thật
Những bài viết về kinh tế đăng rải rác trên các báo trong nước khiến tiến sĩ Alan Phan thu hút được nhiều sự chú ý không chỉ trong giới kinh doanh. Từng có trong tay hàng triệu USD, ông Alan Phan đã giành cho tạp chí Lifestyle cuộc trò chuyện thẳng thắn về đồng tiền, về hàng hiệu và sự hưởng thụ
Là một doanh nhân từng sở hữu nhiều triệu USD, nhưng dường như ông vẫn bị ám ảnh về đồng tiền?
- Thực tình khi còn trẻ, có rất nhiều việc phải lo như đời sống của vợ con, sự nghiệp… nên tiền bạc là vấn đề ám ảnh khá thường trực. Tôi nhớ mãi ngày đầu tiên khi từ Việt Nam sang Mỹ, tiền bạc là nỗi ám ảnh lớn nhất cuộc đời. Tới khi kiếm được nhiều tiền rồi thì suy nghĩ có thay đổi, lúc ấy kiếm tiền không trở thành một vấn đề sinh tồn nữa, mà đã nhập vào tiềm thức của mình, sinh ra thú vui khác, đó là thử thách trong làm ăn. Khi coi mỗi thương vụ là một trò chơi, suy nghĩ mới mẻ hơn, cách sống cũng thú vị hơn
Ông có những bài viết rất sâu sắc về kinh doanh, về đồng tiền, quan niệm của riêng ông về tiền là gì?
- Quan điểm về đồng tiền của tôi thay đổi theo từng thời điểm.
Bước vào đại học, say mê với những văn phẩm nghệ thuật mang mầu sắc hiện sinh từ Kafka, Camus, Kierkegaard.. tôi có thái độ rất thịnh hành ngày đó là coi thường những doanh gia (thậm chí gọi là trọc phú) và tiền bạc. Tuy nhiên, tôi khám phá rất nhanh một điều, tất cả những gì hay những người tôi yêu thương đều “cần” và “yêu” tiền. Đúng như cô đào người Mỹ gốc Hungary Zsa Zsa Gabor nói: “ khóc đâu cũng là khóc, nhưng tôi thích khóc trong chiếc xe Rolls Royce”.
Tôi bắt đầu đi vào một thái cực khác, say đắm đồng tiền như một “người vợ” mà mình đã không biết yêu khi cưới. Tôi yêu tiền như một đứa bé lần đầu bước vào tiệm kẹo. Suốt thời trung niên, tôi thấy đồng tiền là tất cả. Tôi quên mất những mặt trái của đồng tiền, chỉ còn say đắm với lợi ích. Tôi cho rằng ba lợi ích lớn nhất của đồng tiền nhìn từ góc cạnh trí thức là tự do, thời gian và nhân tính.
Tuy nói vậy nhưng thực tế thường phức tạp và nhiều thách thức hơn lý thuyết. Trước hết, hành xử hàng ngày của một người làm kinh doanh bị giới hạn bởi trách nhiệm với cổ đông, nhân viên, khách hàng, quyền lợi và thương hiệu của doanh nghiệp, và với cả cộng đồng chung quanh. Tôi không thể nói hay làm những gì có thể gây hại đến những đối tác này. Bản thân cũng không có quyền bị bệnh. Tôi bận rộn khủng khiếp khi giàu có. May mắn lắm mới có thì giờ nhàn rỗi để đọc hết một cuốn sách trên 500 trang. Những tiệc tùng lễ hội liên tiếp không cho tôi thời gian để thư giãn với gia đình bạn bè. Bao nhiêu liên hệ thân tình sâu xa đã bị sự giàu có chia cắt.
Đến thời điểm này, trải qua bao nhiều thăng trầm, tôi mới hiểu đồng tiền chỉ là phương tiện, đứng sau sức khỏe, sau tinh thần, sau sự thanh bình tâm hồn. Thứ hạng của đồng tiền ngày càng tụt hạng. Tôi vẫn yêu tiền. Dù nó mang đến hạnh phúc hay đau khổ, đồng tiền vẫn là “người vợ”, “người tình” và “người bạn” tuyệt vời. Tôi đã hiểu lời của triết gia Jean P. Sartre rằng, “chúng ta nô lệ cho những gì mình sở hữu”
Trong lần đầu tiên kiếm được một số tiền lớn, ông đã xài nó thế nào? Thời điểm nào ông kiếm được nhiều tiền nhất?
- Tôi không suy nghĩ nhiều về đồng tiền nhận được khi đi làm thuê, mà nhớ nhất 500 ngàn USD từ một quỹ tài trợ cho dự án kinh doanh đầu tiên của mình, để xây dựng công ty. Chưa bao giờ tôi có được số tiền lớn như thế, nên rất hoan hỉ, và đã copy lại tờ chi ngân phiếu, đóng khung lại để ngay trên bàn làm việc của mình. Sau này, dù kiếm được nhiều tiền hơn nhưng tôi thấy mình không vui và hạnh phúc bằng lần đầu tiên ấy…
Tôi cũng không dấu diếm là suốt 42 năm lăn lộn trên thương trường, lòng tham vô đáy bắt tôi phải đứng dậy tiếp tục cuộc chơi cho đến mức thành công. Dĩ nhiên, nó cũng dẫn đến nhiều thất bại điên rồ. Tôi sắm chiếc Lamborghini vào năm 33 tuổi, tôi bỏ vài trăm ngàn USD để đưa một siêu mẫu Venezuela qua Paris chơi hai tuần, tôi lên báo Mỹ tuyên bố vung vít về thành quả của công ty tại Trung Quốc (tôi ví mình là người mở đường cho IT ở đây), tôi hoang phí sức khỏe trong những bữa tiệc thâu đêm hay những chuyến bay liên lục địa mỗi tuần. Tôi tạo nên những kẻ thù không cần thiết. Tất cả để “khoe” với thế giới là tôi đã “đạt”.
Đồng tiền đã cho tôi những thứ tuyệt vời như hai chiếc đồng hồ Oris Artelier của tôi và vợ, được mua trong một phút ngẫu hứng tại Monte Carlo; như chiếc du thuyền Feretti tôi chia sở hữu với 3 người bạn khác ở Miami (Mỹ); như căn hộ nhỏ bé dễ thương cạnh bờ biển Puerto Viejo của Costa Rica; như những bộ viết máy mang các tên huyền thọai như Mont Blanc, Cartier, Montegrappa, Visconti… mà tôi đã tốn công sưu tập suốt 25 năm.
Đồng tiền cũng cho tôi những trải nghiệm khó quên như chuyến du hành lạ lùng vào Tây Tạng huyền bí vào năm 1979, khi rất ít người ngoài được phép đến đó; như chuyến leo núi ở Cerro Castor phía nam Argentina đầy mạo hiểm, mà tôi suýt bị môt trận bão tuyết chôn vùi; như lần đi dã ngoại ở Kenya nóng bức với một người tình Rwanda đen hơn than đá.
- Ông cũng đã từng nếm trải cảm giác bị trắng tay hoàn toàn, khi ấy, ông làm sao đứng dậy và làm lại?
Đúng vậy, tôi từng trắng tay vài ba lần trong cuộc đời, dưới nhiều hình thức khác nhau. Lần đầu tiên khi còn ở Việt Nam, có rất nhiều cơ sở làm ăn với cả chục ngàn nhân viên, sở hữu nhiều tiền bạc, nhà cửa khi tuổi đời còn trẻ. Sau ngày 30/4/1975, tôi không còn đồng nào. Đi qua Mỹ với một vợ một con, gặp một người bạn móc túi cho tôi 400 USD, suy nghĩ lớn nhất lúc ấy là làm gì để nuôi gia đình. Không băn khoăn, không than khóc.
Lần trắng tay khác là khi kinh doanh địa ốc tại Mỹ, cơn lốc khủng hoảng ập đến đã khiến tôi thua lỗ sạch, phải đứng dậy đi ra khỏi nhà, trả lại tất cả sản cho nhà băng, chỉ còn một va li quần áo, vợ con cũng bỏ đi hết… Tôi cũng chẳng buồn, chỉ nghĩ phải làm gì tiếp đây? Tính tôi thế, không cho phép mình buồn lâu hơn một tuần, mỗi lần trắng tay coi như mình thua một trận tennis, để tiếp tục trở lại với trận đấu trên thương trường. Đó là nhu cầu sinh tồn của con người, không phải nghị lực cao siêu gì cả. Tôi là con người thực tế, giữa việc ngồi than khóc và đi kiếm tiền tiếp, tôi lo suy nghĩ để kiếm tiền
Doanh nhân Việt Nam thường giấu giếm chuyện thua lỗ, phá sản, trắng tay… vì sao ông lại công khai những lần phá sản?
Cách nhìn của xã hội Việt Nam khác Mỹ. Trong môi trường kinh doanh Mỹ, chuyện phá sản khá bình thường, không bi kịch hóa như ở Việt Nam. Ngay cả khi ở Việt Nam, tôi cũng không quan tâm lắm đến chuyện người khác nghĩ về mình. Tôi luôn nói với người khác rằng những gì bạn nghĩ về tôi là vấn đề của bạn, không phải của tôi. Chuyện xấu hổ, chuyện suy sụp ít khi xảy ra vì thái độ của mình là như vậy
Tại sao khủng hoảng kinh tế mà người Việt Nam vẫn nhậu nhiều đến thế, mua hàng hiệu nhiều đến thế, điều này có bất thường không?
Tôi thấy cách xài tiền của giới trẻ cũng bình thường thôi, vì tuổi trẻ thường không suy nghĩ nhiều về tiền bạc và hay xài ẩu, không quá lo xa cho tương lai. Điều tôi lo ngại nhất là cách họ nhậu nhẹt, hút xách. Tôi luôn chú trọng việc giữ cân bằng cho con người mình, nên không nhậu nhẹt, hút thuốc, vì nó khiến tôi không kiểm soát được mình.
Mua hàng hiệu là tính sĩ diện của người Việt Nam và người châu Á nói chung, cả những người lớn và người bé cũng thích hàng hiệu, thích phô trương hoành tráng. Vấn nạn lớn của các đại gia là họ tiêu xài đồng tiền họ chưa kiếm được, để mua những đồ chơi họ không cần, để gây ấn tượng với những người họ không ưa. Thích sĩ diện là một văn hóa lớn và lâu đời của các quốc gia Đông Á. Một thói quen thông dụng khi có tiền, có danh hay có quyền là thích khoe khoang, hay nói lịch sự hơn là thích biểu hiện những gì mình vừa chiếm hữu, dù hợp pháp hay không. Thực tình, đây là một hành xử rất quen thuộc với giới nhà giàu trên thế giới. Vì ai có tham vọng và may mắn để sở hữu những chiến lợi phẩm đều có mong ước là mọi người phải chiêm ngưỡng và ghen tị với họ. Sự kiêu căng do lòng tự ái cao độ là căn bản của văn hóa sĩ diện nói trên.
Tôi ít bị ảnh hưởng bởi điều này. Đối với tôi, chuyện khoe khoang hàng hiệu chẳng nghĩa lý gì, đó là cá tính của mình
- Vậy tại sao ông lại tham gia làm bình luận viên và góp phần đầu tư cho một tờ tạp chí chuyên giới thiệu những hàng hóa rất xa xỉ? Có cách nào người ta có thể đến với hàng hiệu, mà không bị nó cuốn theo, không bị đánh mất “nhãn hiệu” của chính mình?
Tôi không quan tâm đến hàng hiệu, mà chỉ coi việc đầu tư vào tờ tạp chí là đầu tư vào một món hàng bán rất chạy ở các xã hội Á Đông như Việt Nam, Trung Quốc… .
Người Âu Mỹ giỏi hơn trong việc đè nén sự phô trương quá mức thường thấy ở các đại gia Á Châu, nhất là ở những nhân vật giàu có của các xã hội mới nổi như Trung Quốc và Việt Nam. Trong khi các triệu phú Âu Mỹ thích biểu hiện quyền danh và của cải tại những Câu Lạc Bộ rất riêng tư, kín đáo của tầng lớp giàu có và nổi tiếng, thì các đại phú gia của Việt Nam thích biến những họat động cá nhân thành những sự kiện với sự tham dự đầy đủ của truyền thông. Hào quang phải được phát tán đến đầu đường xó chợ khắp xứ sở mới thỏa mãn được lòng tự kiêu.
Dù đồng cảm, tôi vẫn có chút ngượng ngùng khi liên hoan cùng các bạn thành đạt của tôi trong môi trường hiện tại. Chiếc xe Rolls-Royce có vẻ lạc lỏng cạnh con trâu mệt mỏi giữa những mái tranh nghèo. Chiếc du thuyền Ferretti trông quá hách dịch cạnh chiếc xuồng câu trên giòng sông đục bẩn. Cái bể bơi cạnh biển ở Ana Mandara thấy sao trần trụi khi bị cặp mắt buồn bã của chú bé hốt rác nhìn vào từ rào tường. Một cô người mẫu thật xinh với chuỗi ngọc Cartier và bộ váy Versace đi qua một khu phố ổ chuột có vẻ như thách thức lòng tự ái của mọi người.
Những trò chơi để biểu hiện “phong cách” hay “đẳng cấp” của những người may mắn ở Việt Nam dường như không hợp lúc, không hợp chỗ, không hợp thời. Chúng có vẻ gượng gạo, ép uổng như một vở kịch không bố cục, dựng lên trong vội vàng… Các bạn ơi, hãy nhớ là cuộc chơi nào cũng kèm theo những hóa đơn khá đắt.
Từ khi nào ông tạo được cho mình một phong cách riêng?
Tôi không suy nghĩ nhiều về chuyện xây dựng phong cách cá nhân. Mình nên là mình, không cố gắng là người khác, sống rất thực với những gì mình suy nghĩ, những gì mình tin. Ai khen chê ráng chịu. Về ăn mặc, tôi thích gì mặc nấy không quan tâm tới thương hiệu, quan trọng nhất là làm sao thoải mái, không bị nóng bức, và hợp với từng hoàn cảnh. Thời trẻ thì cần hình thể phải hấp dẫn để thu hút phái yếu, giờ không quan trọng nữa, mình thấy được là được, hơi xộc xệch một chút cũng không sao, miễn là phải sạch sẽ. Tôi thường chọn chất liệu cotton, và xài nước hoa hiệu Boss như một thói quen thôi
Khi mình còn đang đi làm công cho người khác, phải tuân theo những quy ước, kỷ luật. Khi còn làm cho những hãng nhỏ, tôi rất khó chịu khi phải mặc những bộ đồ vest đồng phục màu xanh dương đậm, áo trắng, cà vạt đỏ. Mãi đến khi làm cho mình, tôi mới được tự do. Đương nhiên sống trong một xã hội khi chưa được tự do, có những quy ước mình phải tuân theo. Quan niệm của tôi là đồng tiền mang lại cho mình sự tự do trong lối sống và suy nghĩ riêng. Tôi chỉ có một phong cách là sống thật.
Ông tự do nhất khi nào?
Khi mình có nhiều tiền nhất… nói đùa thôi, là lúc mình bình an nhất. Lúc ấy, thấy mọi điều chỉ là thứ yếu, là chuyện nhỏ. Khi vẫn còn thôi thúc, ám ảnh kéo tới kéo lui thì chưa thể có tự do. Tự do chỉ là tương đối thôi, không có tự do tuyệt đối, luôn có những điều mình không được như ý, nhưng tôi bình yên
Trong giáo dục con cái, làm thế nào để anh có thể hướng dẫn con tiêu xài đúng cách, tạo được một gu thẩm mỹ riêng, sành điệu nhưng không xa xỉ?
Mình sinh con, trời sinh tính, ảnh hưởng của mình có khí còn kém ảnh hưởng của bạn bè quanh nó. Cách giáo dục tốt nhất mình là tấm gương, sống không dấu giếm, không đạo đức giả với con. Quan trọng nhất là để con hiểu mình luôn ở bên cạnh, ủng hộ con, lắng nghe và giành thời gian cho con, biết dung hòa giữa quan điểm của mình và con cái. Khi con đã trưởng thành, chỉ hướng dẫn, không áp đặt… Có thể đó là cách chưa chắc đã hay, tôi có hai cậu con trai, chỉ mong muốn con thành hai công dân tốt trong xã hội
Trong không gian sống của mình, ông coi trọng điều gì nhất?
Sự yên tĩnh. Tôi hay làm việc đầu óc, nếu xáo trộn ồn ào quá sẽ rất khó chịu. Tôi rất sợ khi phải hít thở không khí ô nhiễm bởi bụi, khói và tiếng ồn, nên đã chọn một ngôi nhà nhỏ ở Phú mỹ Hưng. Tôi thích xung quanh nhà có cây xanh yên ả. Điều thứ ba là càng ít đồ đạc càng tốt. Tôi cần nhiều chỗ trống thoải mái, phòng ăn, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng thể dục… không cần xa hoa dát vàng. Thải mái là tiêu chí số một trong môi trường sống của tôi
- Bản lĩnh sống nào đã giúp ông có được sự an nhiên, trong khi rất nhiều đồng nghiệp doanh nhân khác đang “ngơ ngác” trước sự bất trắc của thời cuộc, khi khủng hoảng đang rơi xuống đáy như hiện nay?
Có thể do tôi lớn tuổi hơn họ. Ngày xưa mình cũng gặp nhiều bất trắc do chấp nhận rủi ro lớn. Cách đây mười mấy năm tôi đã từng bị mổ tim vì áp lực, sau đó học được bài học tự tại. Giờ thì chấp nhận rủi ro ít, nên kiếm tiền cũng ít đi, thấy nhẹ nhàng hơn nên khi tình thế xấu không làm mình mất tinh thần, vì có mất cũng không mất nhiều. Phải lựa chọn cho mình đường đi, để sống nhẹ nhàng hơn. Ít rủi ro đồng nghĩa với ít may mắn, ít lo lắng. Nếu cứ đánh bạc lớn thì trái tim phải vỡ ra nhiều lần
Nhìn về năm 2013, ông có thấy hy vọng nào cho giới kinh doanh?
Năm 2013 sẽ không khá hơn 2012, mà có thể tệ hơn, chính sách của chính phủ và môi trường vĩ mô không được cải thiện, vẫn bình cũ rượu cũ, nên kết quả không thay đổi nhiều lắm so với 2012. Trong tình trạng khủng hoảng này, doanh nghiệp phải cẩn thận hơn, bảo thủ hơn. Không phải là lúc tung ra đánh mạnh mà rút về căn cứ để bảo tồn lực lượng, chuẩn bị đánh tiếp trận mới. Riêng tôi cũng đã rời khỏi quỹ đầu tư của mình để tìm con đường mới.
- Giới doanh nhân đang rất tò mò về buổi tiệc tất niên của ông vì muốn xem thiên hạ chế diễu, nhạo báng, phê phán…ông ra sao. Ở Việt Nam, các buổi lễ vinh danh được tổ chức rầm rộ mỗi ngày, nhưng bỏ tiền ra để ngồi nghe… chửi, thì chắc chỉ có Alan?
- Thực ra, đây là một truyền thống cả trăm năm nay tại Mỹ và cả ngàn năm nay tại Nhật. Có lẽ đó là lý do họ ít bị “táo bón” về mặt tinh thần và trí tuệ như văn hóa 5 ngàn năm của ta và Tàu
Trong các cung vua phủ chúa của Nhật, hoàng đế thường thuê một vài anh hề để chế diễu mình và các cận thần. Vai trò của các anh hề này làm giảm đi sự căng thẳng của tình thế, cho mọi người một góc nhìn tư duy lạ hơn; nhưng quan trọng nhất là đem “con người” về đúng vị trí của nó, để không ai hoang tưởng mình là thần thánh, không bao giờ sai hay ngu hay điên. Các lãnh đạo Âu Mỹ thì ngoài các đảng đối lập, còn cả ngàn phóng viên, bình luận gia… theo dõi từng bước, muốn ăn vụng cũng khó chứ đừng nói tới chuyện muốn làm thánh gióng.
Tôi vẫn nghĩ nếu lãnh đạo Trung Quốc và các nước Á Châu có được văn hóa tự trào, tự phê, tự chấp nhận yếu kém thực của mình… thì lịch sử đã không nghiệt ngã với đa số người dân của các xã hội này.
Từ ý nghĩ đó, mong các bạn hãy tiếp tay tạo nên phong trào tự phê phán khắp xứ; nghĩa là từ nay, thay vì các sự kiện tự PR hoành tráng hay các bài viết thuê trả tiền để vinh danh (thực ra là nói dối dư luận), chúng ta chỉ tham dự vui chơi ở những nơi mà bạn bè thân hữu cười diễu, “xấu khoe đẹp giấu”. Khi mọi người thoải mái hơn về cái “sĩ diện” hão, thì những chuyện giả dối, vô cảm…ở xứ này sẽ giảm đi chăng?
Box: Tiến sĩ Alan Phan du học Mỹ từ năm 1963, từng làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu USD. TS Alan Phan tốt nghiệp tại đại học Penn State (Mỹ), Thạc sĩ tại đại học American Intercontinental (Mỹ), Tiến sĩ tại đại học Sussex (Anh) và Southern Cross (Úc). Là tác giả 9 cuốn sách Anh và Việt ngữ về thị trường mới nổi . Cộng tác với các tạp chí Vietnam Financial Review, Robb Report, Saigon Times, Vietnamnet, Saigon Tiếp Thị, Doanh Nhân Sai Gòn… những bài viết sâu sắc và chân thực của ông luôn gấy sự chú ý và thích thú với dư luận.
Quote: “Tinh hoa trí tuệ, tinh hoa tinh thần khac xa với sự phô trương hàng hiệu. Để có thể hình thành giới tinh hoa phải cần có thời gian, vì văn hóa, giá trị tinh thần không thể mua được bằng tiền” – Alan Phan
Bài đăng trên tạp chí Lifestyle
http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/ti-ch-mt-phong-cch-sng-tht.html