Cà Kê Dê Ngỗng
Đặc vụ Trung Quốc bí mật vào Canada bắt quan tham về nước ( Ý dọa đặc vụ VC cũng sẽ làm vậy ? )
Doanh nhân Trung Quốc Lai Changxing bị kết án chung thân sau khi bị trục xuất khỏi Canada. (Ảnh: National Post)
Global and Mail dẫn nguồn thạo tin cho hay, cảnh sát Trung Quốc đã cử đặc vụ đến Canada bí mật trùy lùng nghi phạm về nước. Lực lượng này dùng nhiều cách khác nhau gồm cả việc đe dọa để buộc các nghi phạm về nước bởi đến nay Canada vẫn chưa ký kết thỏa thuận dẫn độ với Trung Quốc.
Lorne Waldman, một luật sư về vấn đề tị nạn và nhập cư tại Toronto, cho biết với Globe and Mail rằng, một số khách hàng người Trungn Quốc của ông tại Canada đã nhận được các tin nhắn điện thoại từ giới chức an ninh Trung Quốc đe dọa họ và gia đình họ nếu như không trở về nước. Luật sư Waldman nói, ông đã làm việc bới ít nhất 6 người bị coi thuộc diện truy lùng của giới chức Trung Quốc.
Theo Global and Mail hoạt động bí mật kiểu này của đặc vụ Trung Quốc đã được triển khai từ nhiều năm nay ở Canada.
Một vụ việc khác có thể kể đến như, vào năm 2000, ba đặc vụ Trung Quốc đã xin thị thực vào Canada nhưng với vỏ bọc là công nhân của công ty chuyên sản xuất giấy vệ sinh của và nói rằng họ muốn thảo luận với công ty của Canada trong ngành hàng này về những yêu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau đó giới chức Canada đã phanh phui ra rằng những người này đến đây để gây sức ép buộc doanh nhân Lai Changxing trở về Trung Quốc do bị nghi ngờ buôn lậu và hối lộ.
Vụ việc này đã buộc phía Canada trao công hàm ngoại giao để phản đối, David Matas, luật sư của ông Lai, cho biết. Tuy nhiên, cuối cùng, ông Lai đã bị trục xuất khỏi Canada năm 2011 và nhận án tù chung thân tại Trung Quốc vào năm sau đó.
Đây được coi là một hoạt động trong chiến dịch có tên gọi “Săn cáo” và “Lưới trời” của chính phủ Trung Quốc kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền lãnh đạo và đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng.
Giới chức Mỹ năm ngoái từng cảnh báo Trung Quốc ngừng dùng đặc vụ trên đất Mỹ để gây sức ép buộc công dân Trung Quốc về nước để ra trước vành móng ngựa. Tân Hoa xã cho biết, Trung Quốc đã bắt đầu triển khai đặc vụ cho nhiệm vụ này ở Canada và các nước khác từ năm 2014.
Những thông tin trên được tiết lộ trong bối cảnh Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới Ottawa và có cuộc hội đàm với Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ thảo luận về khả năng ký kết một hiệp ước dẫn độ giữa 2 nước.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2013, ông Tập đã mạnh tay chống tham nhũng cả ở trong nước và quốc tế. Bắc Kinh từng tuyên bố sẽ truy lùng cho bằng được các quan chức tham nhũng cũng như các giám đốc doanh nghiệp đồng thời thu hồi tài sản của họ trong chiến dịch được gọi là “Săn cáo” và “Lưới trời”.
"Chiến dịch Săn cáo” được phát động từ tháng 7/2014 nhằm mục đích truy lùng các quan chức tham nhũng và tội phạm kinh tế lẩn trốn ở nước ngoài. Trong khi đó, chiến dịch “Lưới trời”, được khởi động từ đầu năm 2015, sâu rộng hơn thông qua việc phối hợp giữa các cơ quan chính phủ khác nhau mở cuộc tấn công đa hướng vào những kẻ đào tẩu và những người liên đới. "Chiến dịch Săn cáo” nhắm vào các mục tiêu cụ thể, trong khi “Lưới trời” quăng lưới bủa vây trên diện rộng.
Mặc dù Trung Quốc đã ra sức đẩy mạnh các thỏa thuận hợp tác về vấn đề dẫn độ tội phạm kinh tế với nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên chiến dịch truy lùng quan tham ẩn náu ở nước ngoài vẫn gặp không ít khó khăn.
Theo Reuters, Trung Quốc đã ký kết hiệp ước dẫn độ tội phạm với khoảng 40 quốc gia, tuy nhiên lại chưa có hiệp ước tương tự với Mỹ, Canada hay Australia - 3 quốc gia được coi là nơi ẩn náu của các tội phạm kinh tế do thủ tục dẫn độ khó khăn.
Minh Phương
Tổng hợp
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Đặc vụ Trung Quốc bí mật vào Canada bắt quan tham về nước ( Ý dọa đặc vụ VC cũng sẽ làm vậy ? )
Doanh nhân Trung Quốc Lai Changxing bị kết án chung thân sau khi bị trục xuất khỏi Canada. (Ảnh: National Post)
Global and Mail dẫn nguồn thạo tin cho hay, cảnh sát Trung Quốc đã cử đặc vụ đến Canada bí mật trùy lùng nghi phạm về nước. Lực lượng này dùng nhiều cách khác nhau gồm cả việc đe dọa để buộc các nghi phạm về nước bởi đến nay Canada vẫn chưa ký kết thỏa thuận dẫn độ với Trung Quốc.
Lorne Waldman, một luật sư về vấn đề tị nạn và nhập cư tại Toronto, cho biết với Globe and Mail rằng, một số khách hàng người Trungn Quốc của ông tại Canada đã nhận được các tin nhắn điện thoại từ giới chức an ninh Trung Quốc đe dọa họ và gia đình họ nếu như không trở về nước. Luật sư Waldman nói, ông đã làm việc bới ít nhất 6 người bị coi thuộc diện truy lùng của giới chức Trung Quốc.
Theo Global and Mail hoạt động bí mật kiểu này của đặc vụ Trung Quốc đã được triển khai từ nhiều năm nay ở Canada.
Một vụ việc khác có thể kể đến như, vào năm 2000, ba đặc vụ Trung Quốc đã xin thị thực vào Canada nhưng với vỏ bọc là công nhân của công ty chuyên sản xuất giấy vệ sinh của và nói rằng họ muốn thảo luận với công ty của Canada trong ngành hàng này về những yêu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau đó giới chức Canada đã phanh phui ra rằng những người này đến đây để gây sức ép buộc doanh nhân Lai Changxing trở về Trung Quốc do bị nghi ngờ buôn lậu và hối lộ.
Vụ việc này đã buộc phía Canada trao công hàm ngoại giao để phản đối, David Matas, luật sư của ông Lai, cho biết. Tuy nhiên, cuối cùng, ông Lai đã bị trục xuất khỏi Canada năm 2011 và nhận án tù chung thân tại Trung Quốc vào năm sau đó.
Đây được coi là một hoạt động trong chiến dịch có tên gọi “Săn cáo” và “Lưới trời” của chính phủ Trung Quốc kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền lãnh đạo và đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng.
Giới chức Mỹ năm ngoái từng cảnh báo Trung Quốc ngừng dùng đặc vụ trên đất Mỹ để gây sức ép buộc công dân Trung Quốc về nước để ra trước vành móng ngựa. Tân Hoa xã cho biết, Trung Quốc đã bắt đầu triển khai đặc vụ cho nhiệm vụ này ở Canada và các nước khác từ năm 2014.
Những thông tin trên được tiết lộ trong bối cảnh Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới Ottawa và có cuộc hội đàm với Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ thảo luận về khả năng ký kết một hiệp ước dẫn độ giữa 2 nước.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2013, ông Tập đã mạnh tay chống tham nhũng cả ở trong nước và quốc tế. Bắc Kinh từng tuyên bố sẽ truy lùng cho bằng được các quan chức tham nhũng cũng như các giám đốc doanh nghiệp đồng thời thu hồi tài sản của họ trong chiến dịch được gọi là “Săn cáo” và “Lưới trời”.
"Chiến dịch Săn cáo” được phát động từ tháng 7/2014 nhằm mục đích truy lùng các quan chức tham nhũng và tội phạm kinh tế lẩn trốn ở nước ngoài. Trong khi đó, chiến dịch “Lưới trời”, được khởi động từ đầu năm 2015, sâu rộng hơn thông qua việc phối hợp giữa các cơ quan chính phủ khác nhau mở cuộc tấn công đa hướng vào những kẻ đào tẩu và những người liên đới. "Chiến dịch Săn cáo” nhắm vào các mục tiêu cụ thể, trong khi “Lưới trời” quăng lưới bủa vây trên diện rộng.
Mặc dù Trung Quốc đã ra sức đẩy mạnh các thỏa thuận hợp tác về vấn đề dẫn độ tội phạm kinh tế với nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên chiến dịch truy lùng quan tham ẩn náu ở nước ngoài vẫn gặp không ít khó khăn.
Theo Reuters, Trung Quốc đã ký kết hiệp ước dẫn độ tội phạm với khoảng 40 quốc gia, tuy nhiên lại chưa có hiệp ước tương tự với Mỹ, Canada hay Australia - 3 quốc gia được coi là nơi ẩn náu của các tội phạm kinh tế do thủ tục dẫn độ khó khăn.
Minh Phương
Tổng hợp