Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Đặc vụ tình báo Mỹ huấn luyện du kích cho Việt Minh
Ngày 7/8/1945, hơn 100 du kích Việt Nam đã được “Nhóm Con Nai”-đơn vị tình báo chiến lược Mỹ OSS huấn luyện cấp tốc sử dụng các loại vũ khí.
Ngày 7/8/1945, hơn 100 du kích Việt Nam đã được “Nhóm Con Nai”-đơn vị tình báo chiến lược Mỹ OSS huấn luyện cấp tốc sử dụng các loại vũ khí.
Ngày 7/8/1945, hơn 100 du kích Việt Nam đã được “Nhóm Con Nai”-đơn vị tình báo chiến lược Mỹ OSS huấn luyện cấp tốc sử dụng các loại vũ khí.
Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp cùng một số thành viên nhóm tình báo “Con Nai” năm 1945 |
Hà Nội đang sống trong những ngày thu đẹp, đầy cảm xúc. Mùa Thu Cách
mạng ở Hà Nội bao giờ cũng là mùa của hoài niệm và gợi nhớ về những con
người gắn với những sự kiện đầy dấu ấn không phai mờ đối với Thủ đô và
đất nước.
Cách đây 21 năm, đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Quốc khánh nước ta, vào
một buổi sáng cuối tháng Tám năm 1995, tôi đã có may mắn được gặp những
người bạn Mỹ trong đơn vị tình báo chiến lược OSS (The Office of
Strategist Services) và “Nhóm Con Nai” (Deer Team).
Hôm đó, trời Hà Nội trong vắt, nắng vàng rực xuyên qua các vòm lá, trong
ngôi biệt thự trên đường Quán Thánh, các cựu binh OSS và các cựu binh
Việt Minh từng sát cánh bên nhau trong những khu rừng già Việt Bắc đã có
một cuộc tái ngộ lịch sử sau đúng nửa thế kỷ. Các cựu binh Việt Nam và
Mỹ thuở ấy hầu hết tuổi chỉ ngoài đôi mươi, sau nửa thế kỷ xa cách, lúc
này nhiều người tóc đã bạc trắng, xúc động ôm lấy nhau. Mỗi người nhắc
lại kỷ niệm xưa theo một cách. Những câu chuyện của họ ghép nối lại
thành một bức tranh sống động về những ngày đầu hợp tác Mỹ – Việt rất
đẹp đẽ.
Đêm hôm trước, những hình ảnh của cuộc tái ngộ đó lại hiện về trong tâm
trí; tôi liền gọi điện thoại cho anh Dương Trung Quốc. Nhà sử học nổi
tiếng không ngạc nhiên khi tôi gọi điện vào giờ rất muộn, mà dường như
ngay lập tức, câu chuyện của chúng tôi về “Nhóm Con Nai” và đại đội Việt
– Mỹ tìm lại đúng mạch nguồn của nó. Anh Dương Trung Quốc cũng là một
trong những người được chứng kiến cuộc tái ngộ đó 21 năm trước. Chúng
tôi cùng điểm danh lại những người bạn Mỹ đã đến Việt Bắc giúp Việt Nam
từ trước ngày Cách mạng Tháng Tám thành công. Đó là các cựu binh OSS như
Mac Shin, Frank Tan, Charles Fenn, Henri Prunier, AllisonThomas…
Khi tôi hỏi về sức khỏe và cuộc sống của họ thì anh Dương Trung Quốc,
giọng đượm buồn cho biết:- Các cụ “đi”… cả rồi.- Cả cụ Mac Shin mà anh
em mình gặp lại ở Seattle năm 2005 cũng mất rồi sao anh? – Cụ Mac Shin
mất cách đây 6 năm rồi…
Bức ảnh tư liệu chụp quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 của nhiếp ảnh gia người Pháp – Philippe Devillers. |
Như một cuốn phim quay chậm, hình ảnh trong chuyến tháp tùng Thủ tướng
Phan Văn Khải thăm chính thức Hoa Kỳ tháng 6-2005 hiện rõ trong tôi…
Phòng khánh tiết của khách sạn Fairmont Olimpic đêm 19-6-2005 được trang
hoàng lộng lẫy. Hôm đó, thành phố Seattle và bang Washington mở tiệc
lớn chiêu đãi Thủ tướng Phan Văn Khải. Ngồi cùng bàn tiệc, anh Dương
Trung Quốc ghé vào tai tôi nói nhỏ: “Cụ Mac Shin đến rồi đấy”.
Được tin cụ Mac Shin đến, nhiều người Việt Nam biết tiếng cụ liền bước
đến vây quanh. Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng, nguyên là Đại sứ Việt
Nam đầu tiên ở Mỹ, hướng dẫn cụ đi qua các bàn tiệc tới trân trọng giới
thiệu với Thủ tướng Phan Văn Khải. Thủ tướng đứng dậy nồng nhiệt đón
chào và thắm thiết ôm hôn người bạn Mỹ gần gũi với Bác Hồ 60 năm trước.
Khuôn mặt cụ Mac Shin rạng rỡ hạnh phúc và mãn nguyện. Nắm chặt tay cụ
Mac Shin, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam ân cần hỏi thăm sức khỏe và
đánh giá cao những đóng góp quý báu của cụ đối với Việt Nam. Có lẽ cụ
Mac Shin cũng không dám nghĩ lại có một ngày như ngày hôm đó: Thủ tướng
Việt Nam lần đầu tiên đến thăm chính thức nước Mỹ mà cụ, với tư cách là
một trong những người bạn Mỹ đầu tiên của nước Việt Nam mới, lại có may
mắn được đón chào. Đã 60 năm trôi qua rồi còn gì. Vật đổi sao dời. Biết
bao biến cố dữ dội. Lịch sử quặn đau. Bao người đã ra đi… Chỉ mới vài
tháng trước đó, cụ Charles Fenn cũng đã giã biệt cõi đời.
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước ta,
hôm đó ngồi cùng bàn tiệc, đối diện với cụ Mac Shin. Câu chuyện ngày
càng thân mật gợi nhớ lại mối liên hệ về quân sự giữa hai nước từ 60 năm
trước và triển vọng tốt đẹp của mối bang giao Việt – Mỹ đang được mở ra
sau chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải.
Mac Shin có vóc dáng nhỏ nhắn như một cụ già Việt Nam. Cụ kể rằng, cụ là
người Mỹ gốc Hoa, sinh năm 1923. Năm 1945, lúc đó đang là nhân viên của
OSS, làm việc tại đại bản doanh quân đồng minh ở miền Nam Trung Quốc,
Mac Shin được chọn tham gia nhóm báo vụ viên của đồng minh cùng các
trang bị kỹ thuật sang Việt Nam giúp quân đội của Hồ Chí Minh. Việc này
diễn ra sau khi viên Trung úy phi công Mỹ tên là William Shaw bị phòng
không của Nhật bắn rơi và may mắn được Việt Minh cứu sống.
“Nhóm Con Nai” huấn luyện du kích Việt Minh. Ảnh tư liệu |
Với nhạy cảm của một nhà chiến lược thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận
thấy đây là một cơ hội hiếm có để Việt Nam bắt nối quan hệ với Mỹ như
một đồng minh. Đích thân Bác Hồ đã đưa viên phi công đó sang Côn Minh
sau hành trình hàng trăm cây số trèo đèo, lội suối, giao cho tướng
Claire Chennault, Chỉ huy tập đoàn không quân 14 của Mỹ. Nhà sử học
Dương Trung Quốc cho biết, khi tướng Claire Chennault cảm ơn Việt Minh,
và hỏi Việt Minh có cần sự trợ giúp gì không thì Bác Hồ của chúng ta nêu
ra hai đề nghị cần kíp nhất: Một, phía Mỹ xác nhận Việt Minh là lực
lượng có khả năng tham gia đồng minh chống phát xít. Hai, Việt Minh được
cung cấp các phương tiện thông tin liên lạc. Và Bác Hồ đã chọn hai báo
vụ viên người Mỹ gốc Hoa là Mac Shin và Frank Tan đưa về nước. Hai người
này được bố trí làm việc gần lán của Bác tại Tân Trào.
Nhờ nhóm điện đài đó mà mối liên hệ giữa Việt Minh và OSS duy trì khá
tốt, dẫn đến việc thành lập đại đội Việt – Mỹ, làm sân bay dã chiến ở
Kim Long ngay sau cuộc nhảy dù của “Nhóm Con Nai” xuống Tân Trào. Nhóm
này gồm 7 thành viên do Thiếu tá lục quân Allison Thomas chỉ huy. Ngày
7-8-1945, hơn 100 du kích đã được “Nhóm Con Nai” huấn luyện cấp tốc sử
dụng các loại vũ khí như súng carbine M-1, súng liên thanh hạng nhẹ,
súng bazooka và tiểu liên Thomson… Thiếu tá Allison Thomas kể lại, đi
bất cứ đâu các thành viên “Nhóm Con Nai” đều được người dân địa phương
hào phóng tiếp đãi đủ món, từ chè mật ong cho đến thịt bò, vịt, lợn… dù
đời sống của họ rất kham khổ, thiếu thốn. Nhà sử học Marilyn Young,
người từng gặp gỡ các thành viên “Nhóm Con Nai” cho biết: “Khi vừa
đặt chân tới đây, nhóm quân nhân Mỹ cảm thấy rất ấn tượng, thậm chí ngạc
nhiên về Việt Minh. Họ không hiểu vì sao một lực lượng nhỏ bé với những
vũ khí thô sơ lại có thể đương đầu với quân đội Nhật và Pháp”.
Có thể nói, vào thời điểm đó, đây là kênh liên lạc nhanh nhất của nước
ta với thế giới bên ngoài. Theo anh Dương Trung Quốc, sau này, các nhà
nghiên cứu lịch sử nhận ra rằng cuộc Tổng khởi nghĩa và Ngày tuyên bố
độc lập chỉ chậm một vài ngày là khó thành công. Khi quân Nhật đầu hàng
đồng minh, các quân nhân OSS kết thúc nhiệm vụ, được về Hà Nội tham dự
Ngày lễ độc lập của nhân dân Việt Nam. Sau đó, thật bất ngờ, họ được
lệnh phải nhanh chóng rời khỏi Việt Nam.
Những người đồng minh ngắn ngủi từ nước Mỹ này đã mang theo mình bức thư của Hồ Chí Minh: “Bạn
hãy tin rằng chúng tôi đã chiến đấu và sẽ chiến đấu cho đến khi chúng
tôi đạt được cái mà chúng tôi mong muốn: Độc lập dân tộc. Tôi lấy làm
tiếc vì những người bạn Mỹ đã rời chúng tôi quá nhanh và do đó mối quan
hệ giữa chúng ta sẽ trở nên khó khăn… Ngày mai tươi sáng chúng ta sẽ gặp
nhau, chúng ta trông chờ ngày đó. Hãy tin ở tôi. Tôi sẽ mãi mãi như
xưa”.
(Thanh Niên)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Đặc vụ tình báo Mỹ huấn luyện du kích cho Việt Minh
Ngày 7/8/1945, hơn 100 du kích Việt Nam đã được “Nhóm Con Nai”-đơn vị tình báo chiến lược Mỹ OSS huấn luyện cấp tốc sử dụng các loại vũ khí.
Ngày 7/8/1945, hơn 100 du kích Việt Nam đã được “Nhóm Con Nai”-đơn vị tình báo chiến lược Mỹ OSS huấn luyện cấp tốc sử dụng các loại vũ khí.
Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp cùng một số thành viên nhóm tình báo “Con Nai” năm 1945 |
Hà Nội đang sống trong những ngày thu đẹp, đầy cảm xúc. Mùa Thu Cách
mạng ở Hà Nội bao giờ cũng là mùa của hoài niệm và gợi nhớ về những con
người gắn với những sự kiện đầy dấu ấn không phai mờ đối với Thủ đô và
đất nước.
Cách đây 21 năm, đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Quốc khánh nước ta, vào
một buổi sáng cuối tháng Tám năm 1995, tôi đã có may mắn được gặp những
người bạn Mỹ trong đơn vị tình báo chiến lược OSS (The Office of
Strategist Services) và “Nhóm Con Nai” (Deer Team).
Hôm đó, trời Hà Nội trong vắt, nắng vàng rực xuyên qua các vòm lá, trong
ngôi biệt thự trên đường Quán Thánh, các cựu binh OSS và các cựu binh
Việt Minh từng sát cánh bên nhau trong những khu rừng già Việt Bắc đã có
một cuộc tái ngộ lịch sử sau đúng nửa thế kỷ. Các cựu binh Việt Nam và
Mỹ thuở ấy hầu hết tuổi chỉ ngoài đôi mươi, sau nửa thế kỷ xa cách, lúc
này nhiều người tóc đã bạc trắng, xúc động ôm lấy nhau. Mỗi người nhắc
lại kỷ niệm xưa theo một cách. Những câu chuyện của họ ghép nối lại
thành một bức tranh sống động về những ngày đầu hợp tác Mỹ – Việt rất
đẹp đẽ.
Đêm hôm trước, những hình ảnh của cuộc tái ngộ đó lại hiện về trong tâm
trí; tôi liền gọi điện thoại cho anh Dương Trung Quốc. Nhà sử học nổi
tiếng không ngạc nhiên khi tôi gọi điện vào giờ rất muộn, mà dường như
ngay lập tức, câu chuyện của chúng tôi về “Nhóm Con Nai” và đại đội Việt
– Mỹ tìm lại đúng mạch nguồn của nó. Anh Dương Trung Quốc cũng là một
trong những người được chứng kiến cuộc tái ngộ đó 21 năm trước. Chúng
tôi cùng điểm danh lại những người bạn Mỹ đã đến Việt Bắc giúp Việt Nam
từ trước ngày Cách mạng Tháng Tám thành công. Đó là các cựu binh OSS như
Mac Shin, Frank Tan, Charles Fenn, Henri Prunier, AllisonThomas…
Khi tôi hỏi về sức khỏe và cuộc sống của họ thì anh Dương Trung Quốc,
giọng đượm buồn cho biết:- Các cụ “đi”… cả rồi.- Cả cụ Mac Shin mà anh
em mình gặp lại ở Seattle năm 2005 cũng mất rồi sao anh? – Cụ Mac Shin
mất cách đây 6 năm rồi…
Bức ảnh tư liệu chụp quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 của nhiếp ảnh gia người Pháp – Philippe Devillers. |
Như một cuốn phim quay chậm, hình ảnh trong chuyến tháp tùng Thủ tướng
Phan Văn Khải thăm chính thức Hoa Kỳ tháng 6-2005 hiện rõ trong tôi…
Phòng khánh tiết của khách sạn Fairmont Olimpic đêm 19-6-2005 được trang
hoàng lộng lẫy. Hôm đó, thành phố Seattle và bang Washington mở tiệc
lớn chiêu đãi Thủ tướng Phan Văn Khải. Ngồi cùng bàn tiệc, anh Dương
Trung Quốc ghé vào tai tôi nói nhỏ: “Cụ Mac Shin đến rồi đấy”.
Được tin cụ Mac Shin đến, nhiều người Việt Nam biết tiếng cụ liền bước
đến vây quanh. Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng, nguyên là Đại sứ Việt
Nam đầu tiên ở Mỹ, hướng dẫn cụ đi qua các bàn tiệc tới trân trọng giới
thiệu với Thủ tướng Phan Văn Khải. Thủ tướng đứng dậy nồng nhiệt đón
chào và thắm thiết ôm hôn người bạn Mỹ gần gũi với Bác Hồ 60 năm trước.
Khuôn mặt cụ Mac Shin rạng rỡ hạnh phúc và mãn nguyện. Nắm chặt tay cụ
Mac Shin, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam ân cần hỏi thăm sức khỏe và
đánh giá cao những đóng góp quý báu của cụ đối với Việt Nam. Có lẽ cụ
Mac Shin cũng không dám nghĩ lại có một ngày như ngày hôm đó: Thủ tướng
Việt Nam lần đầu tiên đến thăm chính thức nước Mỹ mà cụ, với tư cách là
một trong những người bạn Mỹ đầu tiên của nước Việt Nam mới, lại có may
mắn được đón chào. Đã 60 năm trôi qua rồi còn gì. Vật đổi sao dời. Biết
bao biến cố dữ dội. Lịch sử quặn đau. Bao người đã ra đi… Chỉ mới vài
tháng trước đó, cụ Charles Fenn cũng đã giã biệt cõi đời.
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước ta,
hôm đó ngồi cùng bàn tiệc, đối diện với cụ Mac Shin. Câu chuyện ngày
càng thân mật gợi nhớ lại mối liên hệ về quân sự giữa hai nước từ 60 năm
trước và triển vọng tốt đẹp của mối bang giao Việt – Mỹ đang được mở ra
sau chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải.
Mac Shin có vóc dáng nhỏ nhắn như một cụ già Việt Nam. Cụ kể rằng, cụ là
người Mỹ gốc Hoa, sinh năm 1923. Năm 1945, lúc đó đang là nhân viên của
OSS, làm việc tại đại bản doanh quân đồng minh ở miền Nam Trung Quốc,
Mac Shin được chọn tham gia nhóm báo vụ viên của đồng minh cùng các
trang bị kỹ thuật sang Việt Nam giúp quân đội của Hồ Chí Minh. Việc này
diễn ra sau khi viên Trung úy phi công Mỹ tên là William Shaw bị phòng
không của Nhật bắn rơi và may mắn được Việt Minh cứu sống.
“Nhóm Con Nai” huấn luyện du kích Việt Minh. Ảnh tư liệu |
Với nhạy cảm của một nhà chiến lược thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận
thấy đây là một cơ hội hiếm có để Việt Nam bắt nối quan hệ với Mỹ như
một đồng minh. Đích thân Bác Hồ đã đưa viên phi công đó sang Côn Minh
sau hành trình hàng trăm cây số trèo đèo, lội suối, giao cho tướng
Claire Chennault, Chỉ huy tập đoàn không quân 14 của Mỹ. Nhà sử học
Dương Trung Quốc cho biết, khi tướng Claire Chennault cảm ơn Việt Minh,
và hỏi Việt Minh có cần sự trợ giúp gì không thì Bác Hồ của chúng ta nêu
ra hai đề nghị cần kíp nhất: Một, phía Mỹ xác nhận Việt Minh là lực
lượng có khả năng tham gia đồng minh chống phát xít. Hai, Việt Minh được
cung cấp các phương tiện thông tin liên lạc. Và Bác Hồ đã chọn hai báo
vụ viên người Mỹ gốc Hoa là Mac Shin và Frank Tan đưa về nước. Hai người
này được bố trí làm việc gần lán của Bác tại Tân Trào.
Nhờ nhóm điện đài đó mà mối liên hệ giữa Việt Minh và OSS duy trì khá
tốt, dẫn đến việc thành lập đại đội Việt – Mỹ, làm sân bay dã chiến ở
Kim Long ngay sau cuộc nhảy dù của “Nhóm Con Nai” xuống Tân Trào. Nhóm
này gồm 7 thành viên do Thiếu tá lục quân Allison Thomas chỉ huy. Ngày
7-8-1945, hơn 100 du kích đã được “Nhóm Con Nai” huấn luyện cấp tốc sử
dụng các loại vũ khí như súng carbine M-1, súng liên thanh hạng nhẹ,
súng bazooka và tiểu liên Thomson… Thiếu tá Allison Thomas kể lại, đi
bất cứ đâu các thành viên “Nhóm Con Nai” đều được người dân địa phương
hào phóng tiếp đãi đủ món, từ chè mật ong cho đến thịt bò, vịt, lợn… dù
đời sống của họ rất kham khổ, thiếu thốn. Nhà sử học Marilyn Young,
người từng gặp gỡ các thành viên “Nhóm Con Nai” cho biết: “Khi vừa
đặt chân tới đây, nhóm quân nhân Mỹ cảm thấy rất ấn tượng, thậm chí ngạc
nhiên về Việt Minh. Họ không hiểu vì sao một lực lượng nhỏ bé với những
vũ khí thô sơ lại có thể đương đầu với quân đội Nhật và Pháp”.
Có thể nói, vào thời điểm đó, đây là kênh liên lạc nhanh nhất của nước
ta với thế giới bên ngoài. Theo anh Dương Trung Quốc, sau này, các nhà
nghiên cứu lịch sử nhận ra rằng cuộc Tổng khởi nghĩa và Ngày tuyên bố
độc lập chỉ chậm một vài ngày là khó thành công. Khi quân Nhật đầu hàng
đồng minh, các quân nhân OSS kết thúc nhiệm vụ, được về Hà Nội tham dự
Ngày lễ độc lập của nhân dân Việt Nam. Sau đó, thật bất ngờ, họ được
lệnh phải nhanh chóng rời khỏi Việt Nam.
Những người đồng minh ngắn ngủi từ nước Mỹ này đã mang theo mình bức thư của Hồ Chí Minh: “Bạn
hãy tin rằng chúng tôi đã chiến đấu và sẽ chiến đấu cho đến khi chúng
tôi đạt được cái mà chúng tôi mong muốn: Độc lập dân tộc. Tôi lấy làm
tiếc vì những người bạn Mỹ đã rời chúng tôi quá nhanh và do đó mối quan
hệ giữa chúng ta sẽ trở nên khó khăn… Ngày mai tươi sáng chúng ta sẽ gặp
nhau, chúng ta trông chờ ngày đó. Hãy tin ở tôi. Tôi sẽ mãi mãi như
xưa”.
(Thanh Niên)