Tham Khảo

Đài Loan giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

Việc Tổng thống Tân cử Hoa Kỳ là ông Donald Trump vừa nói chuyện điện thoại hôm mùng hai với Tổng thống Đài Loan là bà Thái Anh Văn đã gây nhiều nguồn dư luận

Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

Tổng thống Đài Loan, Bà Thái Anh Văn nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Tân cử Hoa Kỳ Donald Trump hôm 2/12/2016.
Tổng thống Đài Loan, Bà Thái Anh Văn nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Tân cử Hoa Kỳ Donald Trump hôm 2/12/2016.
Courtesy president.gov.tw

Việc Tổng thống Tân cử Hoa Kỳ là ông Donald Trump vừa nói chuyện điện thoại hôm mùng hai với Tổng thống Đài Loan là bà Thái Anh Văn đã gây nhiều nguồn dư luận sôi nổi vì vị trí của Đài Loan trong quan hệ giữa hai nền kinh tế đứng đầu thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bối cảnh của vụ này là gì và hậu quả sẽ ra sao cho tình hình Đông Á?

Bộ luật Taiwan Relation Act năm 1979

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, cuộc điện đàm hôm mùng hai vừa qua giữa Tổng thống Tân cử Donald Trump của Hoa Kỳ với Tổng thống Đài Loan là bà Thái Anh Văn đã gây chấn động vì có thể khiến lãnh đạo Bắc Kinh khó chịu, với nhiều hậu quả ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai nền kinh tế đứng đầu thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Giữa những phản ứng trái ngược, kỳ này, tiết mục Diễn đàn Kinh tế của chúng ta sẽ tìm hiểu về hồ sơ rắc rối đó, ông nghĩ sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin đề nghị là chúng ta phải tạm gác qua một bên cuộc điện đàm của ông Donald Trump với bà Thái Anh Văn mà tìm hiểu bối cảnh trước đó, từ gần đến xa.

Từ hơn 40 năm qua tám đời Tổng thống, Hoa Kỳ vẫn duy trì sự huyền hoặc ngoại giao là chỉ công nhận Trung Cộng, nhưng vẫn duy trì quan hệ kinh tế lẫn an ninh với Đài Loan, là một nước dân chủ không có độc lập.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa

Chuyện gần mà báo chí ít quan tâm là từ nhiều tháng nay, Bắc Kinh gia tăng áp lực với Đài Loan mặc dù Đài Loan có hơn 23 triệu dân và một hệ thống dân chủ với nền kinh tế thuộc loại tiên tiến, một năm sản xuất gần 600 tỷ đô la và có lợi tức bình quân một đầu người là 25 nghìn đồng, là giàu gấp bẩy lần người dân trong Trung Hoa lục địa. Một thí dụ nhỏ là Đài Loan có mặt trong hội nghị hàng năm của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái Bình Dương APEC. Mùng năm Tháng 10 vừa rồi, bà Thái Anh Văn đề cử ông James Soong, tên chính thức là Tống Sở Du, làm đại diện tham dự Thượng đỉnh của APEC tại thủ đô Lima của Peru dù trước đó Bắc Kinh quyết liệt phản đối. Đài Loan tham dự APEC với tư cách là một nền kinh tế, dưới tên gọi là “Trung Quốc Đài Bắc” chứ cũng chẳng là một quốc gia độc lập mà đi đâu cũng bị Bắc Kinh chặn đầu và tìm cách cô lập. Sau cùng, ông Tống Sở Du vẫn tham dự Hội nghị APEC vào tháng trước mà chẳng ai nói tới. Người ta cũng chẳng nói đến việc hôm 23 tháng trước, Bắc Kinh đã chỉ thị cho Hong Kong ngăn cản một chiến hạm vận tải từ Đài Loan tới Singapore sau khi gâp áp lực cho nhiều quốc gia Trung Mỹ hay Nam Mỹ như Cộng hòa Dominican, Panama hay El Salvador phải đoạn giao với Đài Loan nếu muốn làm ăn với Trung Quốc…

Nguyên Lam: Khi theo dõi chuyện này, ông thấy Bắc Kinh lặng lẽ can thiệp vào quan hệ của nhiều nước khác để gây khó khăn cho Đài Loan trước khi có vụ điện đàm giữa ông Donald Trump và bà Thái Anh Văn. Nếu nhìn vào bối cảnh xa thì sự thể đó là gì mà Bắc Kinh có thể lấn lướt Đài Loan như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Người ta có ấn tượng sai là Trung Quốc tạm ngưng khuấy động vùng biển Đông Bắc Á và Đông Nam Á vì củng cố được thế lực kinh tế và chính trị trong khu vực. Thật ra, lãnh đạo Bắc Kinh vẫn gây khó cho các lân bang trong vùng, lại tiếp tục bành trướng ra nhiều nơi khác, kể cả Trung Nam Mỹ và Phi Châu. Nhìn vào bối cảnh xa thì Đài Loan đã ra đời từ năm 1912 dưới tên gọi là Trung Hoa Dân Quốc và là nền cộng hòa đầu tiên của dân Trung Hoa. Sau khi thất trận trong cuộc chiến Quốc Cộng giữa Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Đảng vào năm 1949, Quốc Dân Đảng dạt qua Đài Loan và duy trì sự hiện hữu của Trung Hoa Dân Quốc dù vẫn bị Trung Cộng uy hiếp và tấn công để đòi thống nhất dưới chế độ cộng sản. Trong khi Trung Cộng bị khủng hỏang dưới thời cai trị của Mao Trạch Đông thì Đài Loan cải cách kinh tế từ những năm 60 rồi cải cách chính trị từ những năm 80 của thế kỷ trước, để trở thành một nước dân chủ phú cường thuộc loại tiến bộ nhất Đông Á.

000_IQ95F.jpg
Tổng thống đắc cử Donald Trump (trái) và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. AFP PHOTO

Nguyên Lam: Như vậy thưa ông, mọi việc thay đổi từ khi nào mà ngày nay người ta cho rằng một vụ khủng hoảng đang manh nha vì cú điện đàm của ông Trump?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Mọi sự chỉ thay đổi từ năm 1972, khi Hoa Kỳ mở cửa cho Trung Cộng trở về hội nhập vào cộng đồng thế giới trong mục đích ly gián quan hệ giữa Trung Cộng và Liên bang Xô viết vào thời Chiến tranh lạnh. Kế tiếp thì Hoa Kỳ công nhận Trung Cộng và đoạn giao với Trung Hoa Dân Quốc nên từ năm 1979 Đài Loan phải nhường ghế Hội viên Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho Trung Cộng. Tuy nhiên, khi ấy Quốc hội Mỹ vẫn muốn Đài Loan khỏi bị Bắc Kinh thôn tính nên biểu quyết bộ luật Taiwan Relation Act năm 1979, và các chính quyền nối tiếp đều duy trì một phạm trù ngoại giao nhập nhằng, rằng chỉ công nhận một nước Trung Hoa - với hàm ý nhưng không công khai chính thức - là Đài Loan thuộc về Trung Quốc. Khi cần thu hồi lại Hong Kong và Ma Cao, lãnh đạo Bắc Kinh thời đó là Đặng Tiểu Bình tiếp tục sử dụng khái niệm nhập nhằng ấy qua khẩu hiệu “nhất quốc lưỡng chế” là một quốc gia có hai chế độ, chế độ tự do tại Hong Kong, Ma Cao và Đài Loan, và chế độ cộng sản tại Hoa lục, với hứa hẹn thống nhất sau này. Từ hơn 40 năm qua tám đời Tổng thống, Hoa Kỳ vẫn duy trì sự huyền hoặc ngoại giao là chỉ công nhận Trung Cộng, nhưng vẫn duy trì quan hệ kinh tế lẫn an ninh với Đài Loan, là một nước dân chủ không có độc lập. Cụ thể thì họ tránh tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo của Đài Loan để khỏi làm Bắc Kinh phật ý.

Gây rủi ro trong quan hệ ngoại giao

Nguyên Lam: Ngày nay, khi ông Donald Trump và bà Thái Anh Văn trực tiếp nói chuyện điện thoại thì nhiều người cho rằng Bắc Kinh sẽ giận dữ và Tổng thống Tân cử của Mỹ có thể đã gây rủi ro trong quan hệ với Trung Quốc. Ông nghĩ sao về chuyện này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng vấn đề là cách đánh giá lợi và hại lẫn cả nhiều rủi ro trong quan hệ an ninh và kinh tế giữa các nước. Chuyện ngoại giao chỉ là… ngoại giao, là ngôn ngữ, có khi chẳng có thực chất hay thực lực. Giới bình luận cứ phê phán ông Trump là lấy rủi ro vì dám vi phạm một nguyên tắc ngoại giao với Bắc Kinh, họ không có trí nhớ!

Chúng ta không quên là bán đảo Triều Tiên ngày nay vẫn có hai nước là Bắc Hàn Cộng sản, hung hăng và đói rét, và Nam Hàn thịnh vượng theo chế độ dân chủ. Nếu chấp vào ý thức hệ cứ tạm gọi là quốc cộng, tự do và cộng sản, thì Bắc Hàn là đồng chí của Cộng sản Nga và Tầu và Nam Hàn mới là đối thủ hoặc tay sai của Hoa Kỳ và Nhật Bản như họ vẫn nói. Vậy mà năm 1991 cả Tầu và Nga đều đồng ý nhận Nam Hàn và Bắc Hàn vào làm hội viên Liên Hiệp Quốc chứ không bắt các nước phải chọn một trong hai chế độ này. Khi Liên Xô tan rã và Chiến tranh lạnh kết thúc, Bắc Kinh lập tức công nhận và thiết lập bang giao với Nam Hàn từ năm 1992. Tức là quyền lợi kinh tế lấn át quan hệ ngoại giao, khiến ngày nay Nam Hàn là bạn hàng quan trọng của Trung Quốc.

Chúng ta nên nghĩ rằng Donald Trump là một con diều hâu về an ninh và là doanh gia đặt ra luật chơi khác cho Trung Quốc.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa

Khi nhớ lại, ta thấy Bắc Kinh cũng tự mâu thuẫn với sự nhập nhằng ngoại giao của họ khi cứ dòi phong tỏa hay trừng phạt quốc gia nào có quan hệ với Đài Loan. Chuyện Đài Loan chỉ là tự ái cho thần dân u mê của Bắc Kinh thấy ra thế lực của đảng Cộng sản khiến một siêu cường như Hoa Kỳ cũng sẵn sàng bỏ rơi Đài Loan. Khốn nỗi, Hoa Kỳ cũng biết đánh giá rủi ro và đi nước đôi nên vẫn bán võ khí và có luật lệ bảo vệ Đài Loan.

Nguyên Lam: Như vậy thì thưa ông phải chăng Chính quyền Donald Trump sắp tới chỉ xác nhận một sự thật che giấu dưới huyền thoại ngoại giao là “nhất quốc lưỡng chế”? Sự thể rồi sẽ ra sao, thưa ông?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta biết rằng sau khi đắc cử vào Tháng Giêng rồi làm Tổng thống vào Tháng Năm bà Thái Anh Văn của đảng Dân Tiến không tiếp tục chính sách thân Bắc Kinh của vị tiền nhiệm là ông Mã Anh Cửu thuộc Quốc Dân Đảng. Nhưng bà cũng thận trọng không đoạn tuyệt với Bắc Kinh hoặc muốn Đài Loan tuyên bố độc lập như nhiều người lo sợ. Bà còn lặng lẽ từ bỏ một chủ trương khi tranh cử năm ngoái là Đài Loan sẽ không tranh chấp về chủ quyền trên các quần đảo tại Đông Nam Á, cụ thể là trả lại đảo Ba Bình mà Quốc Dân Đảng đã chiếm của Việt Nam cách nay đúng 70 năm vào ngày 12 Tháng 12 năm 1946. Đài Loan cố duy trì chính sách ôn hòa để dồn ưu tiên vào kinh tế dù vẫn bị Bắc Kinh thường xuyên uy hiếp như chúng ta vừa nhắc tới. Đấy là phần Đài Loan. Sau khi ông Trump đắc cử thì một cơ hội đã mở ra cho Đài Loan trong khi Bắc Kinh lại gây sức ép với Chính quyền Hong Kong để thu hẹp quyền tự do của Hong Kong, tức là phủ nhận tư cách “nhất quốc lưỡng chế” của mình.

Nguyên Lam: Và phải chăng Tổng thống Tân cử Donald Trump đã nhân cơ hội đó mà trực tiếp nói chuyện điện thoại để gây khó cho Bắc Kinh thưa ông?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thật ra, người ta có thể đánh giá sai nhân vật này như kẻ ăn nói thiếu suy nghĩ và có cử chỉ bốc đồng khi vi phạm nguyên tắc ngoại giao nhập nhằng của Hoa Kỳ từ hơn 40 năm qua với Trung Cộng. Trước hết, trong dư luận Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng, vẫn còn nhiều người giữ cảm tình với Đài Loan và không muốn đảo quốc này bị Bắc Kinh thôn tính. Thứ hai, có một trào lưu rất mạnh trong xã hội Hoa Kỳ ngày nay là nước Mỹ phải ưu tiên bảo vệ quyền lợi của mình, ta có thể gọi đó là “chủ nghĩa quốc gia Hoa Kỳ”, mà ông Trump khéo cảm nhận được và trở thành một biểu tượng. Trong khi ấy, vì nhiều khó khăn nội bộ, lãnh đạo Bắc Kinh là Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đề cao chủ nghĩa dân tộc Đại Hán để vuốt ve tự ái quốc dân và củng cố quyền lực của mình. Khung cảnh đó khiến quan hệ giữa Mỹ và Tầu đang đi vào một khúc quanh khi nhiều người Mỹ nghĩ là Bắc Kinh trục lợi qua buôn bán với Hoa Kỳ làm họ bị thiệt thòi, lại còn nhân đó uy hiếp các lân bang về quân sự. Quyết định của ông Trump là điều không đáng ngạc nhiên.

Nguyên Lam: Nhiều nhà quan sát đã bình luận rằng các vị Tổng thống tân nhậm của Hoa Kỳ như Ronald Reagan, hay George H.W. Bush hay Bill Clinton đều có lập trường gay gắt với Bắc Kinh về số phận của Đài Loan hay về các lý do nhân quyền, nhưng sau cùng thì quan hệ giữa hai nước vẫn trở lại quy luật “làm ăn bình thường” vì quyền lợi kinh tế. Thưa ông, liệu rằng Tổng thống Donald Trump có là như vậy không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta chưa thể biết hết mọi chuyện và có lẽ những người trong cuộc ở tại thủ đô Washington hay Bắc Kinh và Đài Bắc cũng vậy. Tuy nhiên, hoàn cảnh ngày nay hết còn như xưa. Đầu tiên, Liên Xô đã tan rã và Liên bang Nga hết là mối nguy như trước. Thứ hai, Trung Quốc đang thách đố quyền lợi của Hoa Kỳ và an ninh của nhiều nước đồng minh tại Đông Á. Thứ ba, dù là người dân Mỹ không muốn Hoa Kỳ tiếp tục yểm trợ các đồng minh và nạn khủng bố Hồi giáo với cuộc khủng hoảng tại Trung Đông đang là mối quan tâm, Hoa Kỳ cũng không thể bỏ ngỏ khu vực Đông Á và ban tham mưu của ông Trump đã công khai nói về chuyện đó. Vì vậy, chúng ta nên nghĩ rằng Donald Trump là một con diều hâu về an ninh và là doanh gia đặt ra luật chơi khác cho Trung Quốc, qua việc thương thuyết lại quan hệ kinh tế và dứt khoát ngăn ngừa sự bành trướng của Bắc Kinh. Chuyện Đài Loan chỉ là mặt nổi khi đảo quốc này đang bị uy hiếp trước sự thản nhiên của thiên hạ.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ ông về cuộc phỏng vấn kỳ này.


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đài Loan giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

Việc Tổng thống Tân cử Hoa Kỳ là ông Donald Trump vừa nói chuyện điện thoại hôm mùng hai với Tổng thống Đài Loan là bà Thái Anh Văn đã gây nhiều nguồn dư luận

Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

Tổng thống Đài Loan, Bà Thái Anh Văn nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Tân cử Hoa Kỳ Donald Trump hôm 2/12/2016.
Tổng thống Đài Loan, Bà Thái Anh Văn nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Tân cử Hoa Kỳ Donald Trump hôm 2/12/2016.
Courtesy president.gov.tw

Việc Tổng thống Tân cử Hoa Kỳ là ông Donald Trump vừa nói chuyện điện thoại hôm mùng hai với Tổng thống Đài Loan là bà Thái Anh Văn đã gây nhiều nguồn dư luận sôi nổi vì vị trí của Đài Loan trong quan hệ giữa hai nền kinh tế đứng đầu thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bối cảnh của vụ này là gì và hậu quả sẽ ra sao cho tình hình Đông Á?

Bộ luật Taiwan Relation Act năm 1979

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, cuộc điện đàm hôm mùng hai vừa qua giữa Tổng thống Tân cử Donald Trump của Hoa Kỳ với Tổng thống Đài Loan là bà Thái Anh Văn đã gây chấn động vì có thể khiến lãnh đạo Bắc Kinh khó chịu, với nhiều hậu quả ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai nền kinh tế đứng đầu thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Giữa những phản ứng trái ngược, kỳ này, tiết mục Diễn đàn Kinh tế của chúng ta sẽ tìm hiểu về hồ sơ rắc rối đó, ông nghĩ sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin đề nghị là chúng ta phải tạm gác qua một bên cuộc điện đàm của ông Donald Trump với bà Thái Anh Văn mà tìm hiểu bối cảnh trước đó, từ gần đến xa.

Từ hơn 40 năm qua tám đời Tổng thống, Hoa Kỳ vẫn duy trì sự huyền hoặc ngoại giao là chỉ công nhận Trung Cộng, nhưng vẫn duy trì quan hệ kinh tế lẫn an ninh với Đài Loan, là một nước dân chủ không có độc lập.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa

Chuyện gần mà báo chí ít quan tâm là từ nhiều tháng nay, Bắc Kinh gia tăng áp lực với Đài Loan mặc dù Đài Loan có hơn 23 triệu dân và một hệ thống dân chủ với nền kinh tế thuộc loại tiên tiến, một năm sản xuất gần 600 tỷ đô la và có lợi tức bình quân một đầu người là 25 nghìn đồng, là giàu gấp bẩy lần người dân trong Trung Hoa lục địa. Một thí dụ nhỏ là Đài Loan có mặt trong hội nghị hàng năm của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái Bình Dương APEC. Mùng năm Tháng 10 vừa rồi, bà Thái Anh Văn đề cử ông James Soong, tên chính thức là Tống Sở Du, làm đại diện tham dự Thượng đỉnh của APEC tại thủ đô Lima của Peru dù trước đó Bắc Kinh quyết liệt phản đối. Đài Loan tham dự APEC với tư cách là một nền kinh tế, dưới tên gọi là “Trung Quốc Đài Bắc” chứ cũng chẳng là một quốc gia độc lập mà đi đâu cũng bị Bắc Kinh chặn đầu và tìm cách cô lập. Sau cùng, ông Tống Sở Du vẫn tham dự Hội nghị APEC vào tháng trước mà chẳng ai nói tới. Người ta cũng chẳng nói đến việc hôm 23 tháng trước, Bắc Kinh đã chỉ thị cho Hong Kong ngăn cản một chiến hạm vận tải từ Đài Loan tới Singapore sau khi gâp áp lực cho nhiều quốc gia Trung Mỹ hay Nam Mỹ như Cộng hòa Dominican, Panama hay El Salvador phải đoạn giao với Đài Loan nếu muốn làm ăn với Trung Quốc…

Nguyên Lam: Khi theo dõi chuyện này, ông thấy Bắc Kinh lặng lẽ can thiệp vào quan hệ của nhiều nước khác để gây khó khăn cho Đài Loan trước khi có vụ điện đàm giữa ông Donald Trump và bà Thái Anh Văn. Nếu nhìn vào bối cảnh xa thì sự thể đó là gì mà Bắc Kinh có thể lấn lướt Đài Loan như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Người ta có ấn tượng sai là Trung Quốc tạm ngưng khuấy động vùng biển Đông Bắc Á và Đông Nam Á vì củng cố được thế lực kinh tế và chính trị trong khu vực. Thật ra, lãnh đạo Bắc Kinh vẫn gây khó cho các lân bang trong vùng, lại tiếp tục bành trướng ra nhiều nơi khác, kể cả Trung Nam Mỹ và Phi Châu. Nhìn vào bối cảnh xa thì Đài Loan đã ra đời từ năm 1912 dưới tên gọi là Trung Hoa Dân Quốc và là nền cộng hòa đầu tiên của dân Trung Hoa. Sau khi thất trận trong cuộc chiến Quốc Cộng giữa Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Đảng vào năm 1949, Quốc Dân Đảng dạt qua Đài Loan và duy trì sự hiện hữu của Trung Hoa Dân Quốc dù vẫn bị Trung Cộng uy hiếp và tấn công để đòi thống nhất dưới chế độ cộng sản. Trong khi Trung Cộng bị khủng hỏang dưới thời cai trị của Mao Trạch Đông thì Đài Loan cải cách kinh tế từ những năm 60 rồi cải cách chính trị từ những năm 80 của thế kỷ trước, để trở thành một nước dân chủ phú cường thuộc loại tiến bộ nhất Đông Á.

000_IQ95F.jpg
Tổng thống đắc cử Donald Trump (trái) và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. AFP PHOTO

Nguyên Lam: Như vậy thưa ông, mọi việc thay đổi từ khi nào mà ngày nay người ta cho rằng một vụ khủng hoảng đang manh nha vì cú điện đàm của ông Trump?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Mọi sự chỉ thay đổi từ năm 1972, khi Hoa Kỳ mở cửa cho Trung Cộng trở về hội nhập vào cộng đồng thế giới trong mục đích ly gián quan hệ giữa Trung Cộng và Liên bang Xô viết vào thời Chiến tranh lạnh. Kế tiếp thì Hoa Kỳ công nhận Trung Cộng và đoạn giao với Trung Hoa Dân Quốc nên từ năm 1979 Đài Loan phải nhường ghế Hội viên Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho Trung Cộng. Tuy nhiên, khi ấy Quốc hội Mỹ vẫn muốn Đài Loan khỏi bị Bắc Kinh thôn tính nên biểu quyết bộ luật Taiwan Relation Act năm 1979, và các chính quyền nối tiếp đều duy trì một phạm trù ngoại giao nhập nhằng, rằng chỉ công nhận một nước Trung Hoa - với hàm ý nhưng không công khai chính thức - là Đài Loan thuộc về Trung Quốc. Khi cần thu hồi lại Hong Kong và Ma Cao, lãnh đạo Bắc Kinh thời đó là Đặng Tiểu Bình tiếp tục sử dụng khái niệm nhập nhằng ấy qua khẩu hiệu “nhất quốc lưỡng chế” là một quốc gia có hai chế độ, chế độ tự do tại Hong Kong, Ma Cao và Đài Loan, và chế độ cộng sản tại Hoa lục, với hứa hẹn thống nhất sau này. Từ hơn 40 năm qua tám đời Tổng thống, Hoa Kỳ vẫn duy trì sự huyền hoặc ngoại giao là chỉ công nhận Trung Cộng, nhưng vẫn duy trì quan hệ kinh tế lẫn an ninh với Đài Loan, là một nước dân chủ không có độc lập. Cụ thể thì họ tránh tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo của Đài Loan để khỏi làm Bắc Kinh phật ý.

Gây rủi ro trong quan hệ ngoại giao

Nguyên Lam: Ngày nay, khi ông Donald Trump và bà Thái Anh Văn trực tiếp nói chuyện điện thoại thì nhiều người cho rằng Bắc Kinh sẽ giận dữ và Tổng thống Tân cử của Mỹ có thể đã gây rủi ro trong quan hệ với Trung Quốc. Ông nghĩ sao về chuyện này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng vấn đề là cách đánh giá lợi và hại lẫn cả nhiều rủi ro trong quan hệ an ninh và kinh tế giữa các nước. Chuyện ngoại giao chỉ là… ngoại giao, là ngôn ngữ, có khi chẳng có thực chất hay thực lực. Giới bình luận cứ phê phán ông Trump là lấy rủi ro vì dám vi phạm một nguyên tắc ngoại giao với Bắc Kinh, họ không có trí nhớ!

Chúng ta không quên là bán đảo Triều Tiên ngày nay vẫn có hai nước là Bắc Hàn Cộng sản, hung hăng và đói rét, và Nam Hàn thịnh vượng theo chế độ dân chủ. Nếu chấp vào ý thức hệ cứ tạm gọi là quốc cộng, tự do và cộng sản, thì Bắc Hàn là đồng chí của Cộng sản Nga và Tầu và Nam Hàn mới là đối thủ hoặc tay sai của Hoa Kỳ và Nhật Bản như họ vẫn nói. Vậy mà năm 1991 cả Tầu và Nga đều đồng ý nhận Nam Hàn và Bắc Hàn vào làm hội viên Liên Hiệp Quốc chứ không bắt các nước phải chọn một trong hai chế độ này. Khi Liên Xô tan rã và Chiến tranh lạnh kết thúc, Bắc Kinh lập tức công nhận và thiết lập bang giao với Nam Hàn từ năm 1992. Tức là quyền lợi kinh tế lấn át quan hệ ngoại giao, khiến ngày nay Nam Hàn là bạn hàng quan trọng của Trung Quốc.

Chúng ta nên nghĩ rằng Donald Trump là một con diều hâu về an ninh và là doanh gia đặt ra luật chơi khác cho Trung Quốc.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa

Khi nhớ lại, ta thấy Bắc Kinh cũng tự mâu thuẫn với sự nhập nhằng ngoại giao của họ khi cứ dòi phong tỏa hay trừng phạt quốc gia nào có quan hệ với Đài Loan. Chuyện Đài Loan chỉ là tự ái cho thần dân u mê của Bắc Kinh thấy ra thế lực của đảng Cộng sản khiến một siêu cường như Hoa Kỳ cũng sẵn sàng bỏ rơi Đài Loan. Khốn nỗi, Hoa Kỳ cũng biết đánh giá rủi ro và đi nước đôi nên vẫn bán võ khí và có luật lệ bảo vệ Đài Loan.

Nguyên Lam: Như vậy thì thưa ông phải chăng Chính quyền Donald Trump sắp tới chỉ xác nhận một sự thật che giấu dưới huyền thoại ngoại giao là “nhất quốc lưỡng chế”? Sự thể rồi sẽ ra sao, thưa ông?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta biết rằng sau khi đắc cử vào Tháng Giêng rồi làm Tổng thống vào Tháng Năm bà Thái Anh Văn của đảng Dân Tiến không tiếp tục chính sách thân Bắc Kinh của vị tiền nhiệm là ông Mã Anh Cửu thuộc Quốc Dân Đảng. Nhưng bà cũng thận trọng không đoạn tuyệt với Bắc Kinh hoặc muốn Đài Loan tuyên bố độc lập như nhiều người lo sợ. Bà còn lặng lẽ từ bỏ một chủ trương khi tranh cử năm ngoái là Đài Loan sẽ không tranh chấp về chủ quyền trên các quần đảo tại Đông Nam Á, cụ thể là trả lại đảo Ba Bình mà Quốc Dân Đảng đã chiếm của Việt Nam cách nay đúng 70 năm vào ngày 12 Tháng 12 năm 1946. Đài Loan cố duy trì chính sách ôn hòa để dồn ưu tiên vào kinh tế dù vẫn bị Bắc Kinh thường xuyên uy hiếp như chúng ta vừa nhắc tới. Đấy là phần Đài Loan. Sau khi ông Trump đắc cử thì một cơ hội đã mở ra cho Đài Loan trong khi Bắc Kinh lại gây sức ép với Chính quyền Hong Kong để thu hẹp quyền tự do của Hong Kong, tức là phủ nhận tư cách “nhất quốc lưỡng chế” của mình.

Nguyên Lam: Và phải chăng Tổng thống Tân cử Donald Trump đã nhân cơ hội đó mà trực tiếp nói chuyện điện thoại để gây khó cho Bắc Kinh thưa ông?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thật ra, người ta có thể đánh giá sai nhân vật này như kẻ ăn nói thiếu suy nghĩ và có cử chỉ bốc đồng khi vi phạm nguyên tắc ngoại giao nhập nhằng của Hoa Kỳ từ hơn 40 năm qua với Trung Cộng. Trước hết, trong dư luận Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng, vẫn còn nhiều người giữ cảm tình với Đài Loan và không muốn đảo quốc này bị Bắc Kinh thôn tính. Thứ hai, có một trào lưu rất mạnh trong xã hội Hoa Kỳ ngày nay là nước Mỹ phải ưu tiên bảo vệ quyền lợi của mình, ta có thể gọi đó là “chủ nghĩa quốc gia Hoa Kỳ”, mà ông Trump khéo cảm nhận được và trở thành một biểu tượng. Trong khi ấy, vì nhiều khó khăn nội bộ, lãnh đạo Bắc Kinh là Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đề cao chủ nghĩa dân tộc Đại Hán để vuốt ve tự ái quốc dân và củng cố quyền lực của mình. Khung cảnh đó khiến quan hệ giữa Mỹ và Tầu đang đi vào một khúc quanh khi nhiều người Mỹ nghĩ là Bắc Kinh trục lợi qua buôn bán với Hoa Kỳ làm họ bị thiệt thòi, lại còn nhân đó uy hiếp các lân bang về quân sự. Quyết định của ông Trump là điều không đáng ngạc nhiên.

Nguyên Lam: Nhiều nhà quan sát đã bình luận rằng các vị Tổng thống tân nhậm của Hoa Kỳ như Ronald Reagan, hay George H.W. Bush hay Bill Clinton đều có lập trường gay gắt với Bắc Kinh về số phận của Đài Loan hay về các lý do nhân quyền, nhưng sau cùng thì quan hệ giữa hai nước vẫn trở lại quy luật “làm ăn bình thường” vì quyền lợi kinh tế. Thưa ông, liệu rằng Tổng thống Donald Trump có là như vậy không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta chưa thể biết hết mọi chuyện và có lẽ những người trong cuộc ở tại thủ đô Washington hay Bắc Kinh và Đài Bắc cũng vậy. Tuy nhiên, hoàn cảnh ngày nay hết còn như xưa. Đầu tiên, Liên Xô đã tan rã và Liên bang Nga hết là mối nguy như trước. Thứ hai, Trung Quốc đang thách đố quyền lợi của Hoa Kỳ và an ninh của nhiều nước đồng minh tại Đông Á. Thứ ba, dù là người dân Mỹ không muốn Hoa Kỳ tiếp tục yểm trợ các đồng minh và nạn khủng bố Hồi giáo với cuộc khủng hoảng tại Trung Đông đang là mối quan tâm, Hoa Kỳ cũng không thể bỏ ngỏ khu vực Đông Á và ban tham mưu của ông Trump đã công khai nói về chuyện đó. Vì vậy, chúng ta nên nghĩ rằng Donald Trump là một con diều hâu về an ninh và là doanh gia đặt ra luật chơi khác cho Trung Quốc, qua việc thương thuyết lại quan hệ kinh tế và dứt khoát ngăn ngừa sự bành trướng của Bắc Kinh. Chuyện Đài Loan chỉ là mặt nổi khi đảo quốc này đang bị uy hiếp trước sự thản nhiên của thiên hạ.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ ông về cuộc phỏng vấn kỳ này.


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm