Thân Hữu Tiếp Tay...

Đài Phát Thanh Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam - Lê Phùng Xuân

xxx

724q

Đài Phát Thanh Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam - Lê Phùng Xuân

 

  Nhà ông Lý gần chợ Xóm Mới, sát bên con đường đá xanh lổm chổm đi lên Tân Thới Hiệp.Căn nhà đóng ván thùng thông phế thải.Mái tôn hông có pla-phông nên ngày hè rất nóng nực.Ông di cư vào Nam năm 1954, theo giáo xứ Hà Nội, về ở tại khu nầy từ đó đến nay.Cả gia đình sống nhờ vào ao rau muống khoảng một công đất, được chia thành nhiều khu nhỏ.Buổi chiều, cả vợ chồng con cái cùng cắt rau, buộc thành từng bó nhỏ để sáng hôm sau đem ra chợ bán.Những ngày nghỉ, Chúc cũng phụ xịt thuốc trừ sâu, cắt rau, rồi cùng hai cô con gái của ông Lý: cái Lan và cái Huệ đem về nhà.

Sau khi phà một làn khói dài của điếu thuốc lào và hãm bằng một ngụm nước trà đậm, ông Lý ngồi trầm ngâm một thời gian rất lâu, nghĩ ngợi về tin của người bạn ông-bố của Chúc- ở TâyNinh.Tự nhiên, sáng nay ông cảm thấy hông an tâm, có điều gì bất ổn sắp xảy ra.Bác Đỗ cho biết ngày 26 tháng giêng năm1960 (ngày 28 tháng chạp năm Kỷ Hợi), bộ đội Bảy Môn của Bình Xuyên đã đột kích giết chết rất nhiều binh sĩ của Trung Đoàn 32, Sư Đoàn 21 Bộ Binh đồn trú ở Trảng Sụp (TuaHai), nằm trên Quốc Lộ 22 (Tây Ninh).Vì là ngày 28 Tết, anh em trong đồn lo chuẩn bị tất niên nên hông đề phòng.Hơn nữa, sau mấy năm dài được hưởng cảnh thái bình, sung túc dưới thời Ngô Đình Diệm thì hổng ai nghĩ là sẽ có chiến tranh.Trần duy Lâu-người cháu của ông Đỗ làm ở phòng nhì tiểu khu Tây Ninh-cho biết tiểu đoàn 3 của Bảy Môn (Bình Xuyên) đã bị hai cán bộ tên là Bảy Khánh và Chín Đạo dụ về với Việt Minh lúc tiểu đoàn thua trận ở Rừng Sác năm 1955.Hai tay Khánh và Đạo được Việt Minh cài lại sau Hiệp Định Genève năm 1954.Từ đó, bộ đội Bảy Môn bị Chánh Trị Viên Ba Thu lèo lái theo hướng có lợi cho họ.Có nghĩa là trong trận Trảng Sụp, bộ đội Bảy Môn của Bình Xuyên đánh quân đội của Ngô Đình Diệm để trả thù, chớ hông phải là của Việt Minh.Việt Minh đã tuân thủ Hiệp Định Geneve, rút về Bắc hết rồi mà !!! Ông Tỉnh Trưởng Tây Ninh- Thiếu Tá Nhuận- chắc hông biết kẻ nào đã đứng đàng sau xúi giục đánh Tua Hai ?

Cháu Lâu cũng còn cho biết có những vụ lộn xộn xảy ra trong mấy ngày qua ở tỉnh Kiến Hòa.Ngày 17 tháng giêng năm 1960 có vụ gì mà nó gọi là Đồng Khởi bị quân đội quốc gia ruồng bố càn quét; rồi tiếp sau đó ngày 26 tháng giêng năm 1960, có đám đông đàn bà con nít từ các làng Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh dọc sông Hàm Luông, kéo về tràn ngập quận Mỏ Cày kêu cứu là đã bị quân lính Cọng Hoà cướp bóc, hãm hiếp…

Khi ở miền Bắc, Ông đã từng nghe về những đợt Cải Cách Ruộng Đất và đấu tố kinh hồn xảy ra ở nông thôn nhưng hông hiểu một cách thấu đáo rằng Cộng Sản Việt Nam do Hồ Chí Minh thành lập với sự hổ trợ của Cộng Sản Tàu, Cộng Sản Nga đã mang lại khốn cùng cho dân tộc Việt.Ông Hồ Chí Minh rất khôn khéo. Một mặt ông chiêu dụ những thành phần yên nước-hông theo Cộng Sản- để chống Pháp, rồi từ từ ông tìm cách tiêu diệt những người có ý chống đối ông.Một mặt ông lập tức thay đổi đảng Cộng Sản thành đảng Lao Động.Những người trẻ, với lòng yêu nước nồng nhiệt, đã bị sa vào rọ lúc nào hổng biết…Khi vô rọ rồi muốn ra cũng hông được.

Ông Lý linh cảm chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc sẽ xảy ra.Quân đội Cộng sản miền Bắc chắc có lẽ sắp mở màn tấn công.Sau một thời gian cài người ở lại chờ thời cơ, bây giờ là lúc họ sắp sửa bắt đầu lộ diện.Họ cũng đoán biết có một số thành phần đang bất mãn với chế độ Ngô Đình Diệm như các đảng phái chánh trị và giáo phái.

 

****

 

       Tình hình ở Sài Gòn càng thêm rối rắm.Kể từ khi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập vào năm 1960, số người ra “bưng” càng ngày càng nhiều.Ở Sài Gòn bây giờ đủ mọi thành phần.

      Một số là thân hữu của các ông Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Trịnh Đình   Thảo… Một số là những người có học giầu sang, có đầu óc thiên tả đi học ở Pháp về.Một số con những trí thức thành thị, hông theo kháng chiến chống Pháp nên gia đình hông bị ly tán, sa sút.Khi Mỹ tuôn ào ạt vô Miền Nam, họ xoay trở nhanh chóng, tạo thành một thành phần trí  thức ưu tú gầy dựng nền móng dân chủ miền Nam.Hông như những gia đình giàu có miền quê, theo kháng chiến chống Pháp rồi sau đó lầm lẫn theo Việt Minh.Một số là các thành phần già thủ cựu đã từng theo kháng chiến chống Pháp.Họ về thành, giữ các chức vụ trong bộ máy chánh quyền, từ văn hóa, giáo dục, kinh tế, tài chánh…Chính nhóm nầy mới là nguy hiểm vì họ đi hàng hai, hông lộ diện.Họ hông phân biệt được Việt Minh và Cộng Sản? Còn lại là một nhóm thật lớn: các sinh viên học sinh. Nhóm nầy còn trẻ, có tinh thần Quốc Gia, đầy nhiệt huyết, hoạt động ất hăng say.Nhưng còn một nhóm nguy hiểm hơn: thành phần sinh viên học sinh hoạt động nội thành.Nhóm nầy bị các cán bộ ‘trí vận” Cộng Sản cài vào, khuấy động tình hình chính trị, văn hoá, xã hội ngay giữa Sài Gòn.

Tình hình miền Nam bước qua năm 1961 và năm 1962 có thêm nhiều biến động. Sau vụ án Caravelle, sự bất mãn càng gia tăng. Một số trí thức chống đối chế độ Ngô Đình Diệm bỏ thành phố vào trong rừng rậm vùng Bắc tỉnh Tây Ninh, bên kia biên giới Việt-Miên, kết hợp cùng cán bộ nòng cốt Cộng Sản còn cài lại sau năm 1954. Họ tuyên bố thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ngày 20 tháng mười hai năm 1960. Và đầu tháng hai năm 1961, lực lượng võ trang Giải Phóng Miền Nam chính thức ra đời. Nhưng thực ra, lực lượng nầy đã hoạt động từ lâu. Họ đã quậy phá các nơi hẻo lánh, giết các viên chức xã ấp. An ninh miền Nam bắt đầu suy sụp. Dân chúng từ từ bỏ các làng mạc xa xôi, tìm ra những vùng yên ổn- gần đồn bót hay những làng ven trục lộ giao thông chính- để làm ăn. Xuân đã đọc ở đâu đó và trong khoảng thời gian nào chàng cũng  hông còn nhớ, về một câu nói của một viên tướng Alexander Papagos đã chiến thắng du kích Cộng Sản ở Hy Lạp năm 1949: “nếu Cộng Sản mở được mặt trận du kích là kể như họ đã thắng được hiệp đầu.”

 

                                    ****

 

Kể từ ngày quen thằng Trực, thằng Thọ sửa rađiô ở đầu xóm, Xuân biết được nhiều thứ.Tụi nó thường sửa rađiô trănsito và cũng đôi khi sửa những cái rađiô bằng điện cũ, có cái đèn mắt dơi khi mình bật điện lên.

- Ê! Tụi bây.Tao còn đang đi học, nghèo lắm, có cách nào nghe radio được hông?

- Được chứ.Nhưng mà chỉ nghe một mình mầy.

- Nghe một mình tao? Sao kỳ vậy? Tao hỏi như vậy là cốt ý xin tụi bây cái nào cũ cũ của người ta bỏ ra.

- Hổng có cái nào cũ đâu mầy ơi.Cũ rích mà họ còn đem sửa lại để xài.Tao chỉ mầy một cách.Tao cho mầy một cục galen (galène là sulfur chì (PbS), chất bán dẫn, tách được sóng vô tuyến điện.) và một cái écouter (ê cút tơ).Mầy kiếm một sợi dây điện dài và một cái niềng xe đạp cũ.Quấn dây điện vòng quanh niềng xe đạp rồi đưa lên cao làm như một cột ăngten, hướng về phía Quán Tre.Nối dây từ cột ănten xuống cục galen.Từ hai dây nối của êcúttơ, một đầu mầy nối vào cục galen, một đầu mầy nối với một cái kim tây.Dùng đầu kim tây mầy chích chích vào cục galen mầy sẽ bắt được đài phát thanh Sài Gòn.Ê! mà nhớ trời mưa có sấm chớp, mầy đừng có nghe, nghen! Nó giựt mầy chết thẳng cẳng đó nhen!

Bằng cách đó, Xuân nghe được tất cả chương trình ở đài phát thanh.Mấy thằng bạn đó nói trung tâm phát tuyến ở QuánTre, có công suất rất mạnh, khoảng 500KW, phát sóng biến điệu biên độ (AM amplitude modulation) nên rất dễ bắt.Âm thanh hông qua loa, nên phải cầm ê cút tơ để sát vào lỗ tai.Một vài thằng bạn ở vùng Quán Tre cho biết tụi nó còn dùng ăngten nối vào hai đầu của bóng đèn nê-ông để học bài? Một lần gặp thằng Tưởng ở Châu Hòa (Bến Tre), Xuân chỉ cho nó cách làm như thế.Một thời gian sau gặp lại, nó mừng rỡ ra mặt, nói nhờ mầy mà tao nghe được đài Sài Gòn.

 

Một buổi chiều tối, khoảng giữa tháng hai năm 1962.Xuân chích vào cục galen.Có giọng nói gì lạ vậy?Đây là tiếng nói của Măt Trận Giải Phóng Miền Nam với giọng nói chát chúa.Sao lạ vậy ta? Ở đâu ra vậy? Xuân cũng ráng nghe thêm một chút.Coi họ nói cái gì?Toàn là tin tức chống đối chánh quyền, nói xấu gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm…

Sáng ngày, Phùng Xuân nhìn lên, thấy hướng ăngten hông thay đổi.Đài của Mặt Trận Giải Phóng ở TâyNinh?Hông.Nó phải ở nơi xa hơn và an toàn hơn.Ở đâu? Chiến khu D, Biên Hòa?.Nơi có tin đồn bà Ngô Đình Nhu khai thác gỗ.Hông chắc! Nó phải ở vùng Mỏ Vẹt, sát nách Sài Gòn?Đài nầy chắc có công suất cực mạnh, nghe rõ hơn đài Sài Gòn, truyền đi bằng biến điệu biên độ, độ dài sóng rất lớn nên khó phá?Từ đó, ngày nào Xuân cũng nghe, để biết họ nói cái gì, để so sánh.Phần đông là tin xe cán chó, trật lất, ba xạo nhưng rất nóng hổi…

 

Một buổi sáng ngày 27 tháng hai năm 1962, Xuân đang đứng chơi cùng gia đình ông Lý.Họ bón phân rau muống.Thình lình Xuân và Chúc nhìn thấy hai chiếc máy bay khu trục gầm rú vòng qua lại trên bầu trời Xóm Mới.Rồi sau đó có nhiều tiếng nổ lớn và tiếng đạn từ dưới đất bắn lên nghe bụp bụp tạo ra nhiều chụm khói đen nhỏ rải rác khi chúng chúc xuống sát lùm cây khu vực Sài Gòn

- Bố ơi! Trông kìa.Có chiếc máy bay bị bắn rơi, bố ơi!

Xuân và Chúc nhìn theo hướng của cái Lan chỉ.Một làn khói đen tuôn ra từ sau đuôi của chiếc máy bay đang bỏ bom khu vực Sài Gòn.Nó đang sà thấp dần xuống và mất dạng.

- Chắc nó bỏ bom Dinh Độc Lập.Không hiểu Tổng thống có mệnh hệ gì không?

- Không có gì đâu bố!Nó bị bắn rơi rồi.

- Con cái Lan nầy.Làm như mầy ở đó không bằng.

Xuân lật đật chào ông Lý.Và chỉ kịp dơ tay vẫy chào Chúc, cái Lan, cái Huệ rồi thót lên xe, đạp rút về Thị Nghè.

 

Xuân lật đật đạp rút từ Xóm Mới về nhà để nghe tin bỏ bom vào Dinh Độc Lập.Bản tin buổi chiều của đài Mặt Trận Giải Phóng cũng là tin ba trợn.Hông có gì chính xác.Bao giờ cũng giọng điệu chửi rủa xa xả, nghe nhàm chán.Chàng chích vào cục galen, bắt đài Sài Gòn.Ông Diệm và gia đình vẫn bình yên.Một chiếc AD6 bị bắn rơi ở bến Bạch Đằng.Phạm Phú Quốc bị bắt. Nguyễn văn Cử dông tuốt lên Nam Vang.

 

Ngày hôm đó là ngày Lễ Quốc Khánh, 26 tháng 10 năm 1962. Bữa nay, trước Toà Đô Chánh-Công Trường Lam Sơn- có triễn lãm một số máy bay.Đoàn người lũ lượt kéo nhau đến từ sáng sớm, đông nghẹt từ đầu đường Lê Lợi đến đường Gia Long.

Trung Sĩ Nguyễn Bội Ngọc đang trả lời những câu hỏi cho số đông người bu quanh chiếc trực thăng H34.Phùng Xuân xuống xe buýt ở chợ Bến Thành.Chàng đi bộ tà tà đến nơi.Lần đầu tiên Xuân được ngó thấy chiếc trực thăng.Chàng cố chen chân cho gần hơn để được nhìn rõ chiếc nầy.Chớ các loại máy bay bỏ bom, quan sát-mà Bà Ngoại gọi là Bà Già- thì Xuân đã biết rồi. Hồi đó ở Châu Bình, Xuân thấy máy bay bỏ bom có một chong chóng ở phía trước, bay rất nhanh.Vừa nghe tiếng nó xòe xoè thì thấy nó bay sát gần ngọn dừa, có hình vòng tròn xanh, trắng, đỏ bên hông.Một loạt tiếng súng bắn chát đùng trước, bà ngoại gọi đó là đạn lum đum.Sau đó là bom nổ ầm ầm.Còn cái con Bà Già có cánh đôi, bay mút ở trên, rề rề như đi chợ.

Ông Trung Sĩ đang nói thao thao.Một vật gì đen tròn rơi trước mặt ông ta.Xuân hông hiểu là vật gì?Chợt ông Ngọc cúi nhanh người xuống lượm cục đen tròn, rồi như chớp để vào trong bụng.Ông nằm sấp xuống.Một tiếng nổ đùng kinh hoàng.Một số người té ngã xuống.Một số ùn ùn bỏ chạy.Cùng lúc đó có tiếng hô: “ Lựu đạn, lựu đạn”.

Phùng Xuân chạy vắt giò lên cần cổ.Chàng chạy cho đến đường Lê Lợi.Đứng lại thở giốc.Đám đông túa ra đủ hướng.Vừa đúng lúc Xuân gặp T…, cùng học Chu Văn An ngày xưa.

- Có chuyện gì đấy cậu?

- Tao hổng biết cái gì nữa.Ai quăng trái lựu đạn vô giữa đám đông đang coi máy bay.Chắc ổng chết rồi.

- Ai chết?

- Ông lính đứng bên chiếc trực thăng.Ổng nằm đè lên trái lựu đạn, chớ nếu hông chắc thiên hạ chết nhiều.

- Ông ta gan quá.

- Sao Quốc Khánh có huông vậy?

Cũng vào ngày Quốc Khánh năm 1957, Hội chợ được tổ chức ở khu vườn bông Thị Nghè.Cổng chánh rộng lớn ở phía Thị Nghè.Cổng phụ là chiếc cầu bê tông nhỏ chiều ngang khoảng ba mét, bắc ngang rạch Thị Nghè, nối liền khu vườn bông và Sở Thú.Dân miệt Sài Gòn và Chợ Lớn đều đi từ Sở Thú qua cầu nầy để xem hội chợ.Người ta chen nhau ở cầu nhỏ, dẫm đạp lên nhau, chết khá nhiều.Có nhiều người phải nhảy xuống sông bị chết chìm.Sau đó công binh bắc thêm một cầu nổi tạm dùng để qua lại hai chiều.Tại sao họ hông đi cổng Thị Nghè, rộng thênh thang? Chắc hổng ai nghĩ là dân Sài Gòn, Chợ Lớn đổ vào xem Hội Chợ bằng cầu Sở Thú?...

          Buổi chiều Xuân bắt đài Mặt Trận Giải Phóng.Cũng giọng ra rả, chát chúa.Nữ chiến sĩ biệt động thành: Mỹ Linh-Con Chim Sắt – đã gan dạ tung quả lựu đạn giết chết một Trung Sĩ Ngụy và đồng bọn, đồng thời phá hủy một chiếc trực thăng HU1A (?) của địch.Phùng Xuân ngao ngán. Chàng biết họ tuyên truyền láo, xạo ke…Lý do là lủy có ở đó.

 

           Có cái gì thúc đẩy sau hai lần toan tính hạ bệ Tổng Thống Ngô Đình Diệm? Gia đình trị? Độc tài? Ngấm ngầm tiêu diệt các đảng phái? Thủ tiêu các đảng viên đối lập? Sự chống đối của Ngô Tổng Thống hổng muốn cho Mỹ đổ quân vào Việt Nam?

 
Lê phùng Xuân
(Trích trong Trăng Suông)

 

Viết thêm:

     

1-Đài phát thanh MTGPMN có công suất rất mạnh.Tôi nghe hông cần để sát vô lỗ tai.Một số người bạn rành về vô tuyến điện thời đó cho biết vì đài phát tần số thấp và độ dài sóng rất lớn nên Việt Nam Cộng Hoà không phá được.Về sau nầy, tôi biết được sóng AM dễ phản chiếu từ từng ionosphere xuống trái đất nên tín hiệu truyền xuống bất cứ nơi nào xa cả ngàn cây số. Đó là lý do khó phá sóng  AM.   

     -Vào thời kỳ đó nhà nước có phát không một số rađiô Ấp Chiến Lược màu xanh chỉ bắt được các đài ở SàiGòn.Tôi không hiểu có bắt được đài phát thanh MTGPMN hay không, nhưng khoảng năm 1966 tôi biết lính hông thích nghe đài đó.Tối ngày họ chỉ thích nghe vọng cổ, các tuồng cải lương, tân nhạc, hài kịch …

        -Có thể vì như vậy mà tuyên truyền của đài nầy không có kết quả.Một bằng chứng: tinh thần lính VNCH không có sa sút nhưng số cán binh VC hồi chánh càng ngày càng nhiều.Và, sau năm 1975, số ê kíp của đài MTGPMN chiếm đài phát thanh SàiGòn.Họ cũng phát với giọng điệu đó.Hệ quả:Người người vượt biên, vượt biển!

        -Riêng về phát thanh bằng tiếng Việt thì có thêm đài VOA và đài BBC ở tần số cao và trung bình (AM).Với những người lính có khá tiền, họ mua rađiô transito.Và họ có nghe đài VOA và BBC.

         -Hiện nay đài VOA ngưng phát thanh chương trình tiếng Việt về Việt Nam.Nhưng đài BBC vẫn còn.Lý do: Một số người đã mua lại sóng phát thanh bằng tiếng Việt cũ của đài BBC để phát về Việt Nam ở tần số trung bình 1503 KHz.Đó là Đài “Đáp Lời Sông Núi” thành lập ngày 13 tháng 5 năm 2011.(tôi không biết giờ phát sóng)

          -Bây giờ nghe đài “Đáp Lời Sông Núi” rất dễ.Có app trên cell phone.Và, gần đây, tháng giêng 2025, tôi nghe nói: họ mua giờ phát thanh với giá $500/giờ (?)

2-Biệt động thành Lê thị Thu Nguyệt ( Mỹ Linh)-con chim sắt- giờ ra sao?Có hai con học ở Mỹ và Anh !!

3- Trong số những nữ chiến sĩ biệt động thành còn có Cô Nhíp.Sau 1975, cô qua Mỹ.Có hai người con: một ở Mỹ và một ở Anh.

Huyền thoại về cô Nhíp được VC dựng thành phim.Điều nực cười là khi lễ kỷ niệm 50 “giải phóng miền Nam”,VC ở Sài Gòn vẫn cho trưng hình cô Nhíp ôm súng AK-47 chỉ đường cho xe tăng tiến vô dinh Độc Lập??


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đài Phát Thanh Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam - Lê Phùng Xuân

xxx

724q

Đài Phát Thanh Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam - Lê Phùng Xuân

 

  Nhà ông Lý gần chợ Xóm Mới, sát bên con đường đá xanh lổm chổm đi lên Tân Thới Hiệp.Căn nhà đóng ván thùng thông phế thải.Mái tôn hông có pla-phông nên ngày hè rất nóng nực.Ông di cư vào Nam năm 1954, theo giáo xứ Hà Nội, về ở tại khu nầy từ đó đến nay.Cả gia đình sống nhờ vào ao rau muống khoảng một công đất, được chia thành nhiều khu nhỏ.Buổi chiều, cả vợ chồng con cái cùng cắt rau, buộc thành từng bó nhỏ để sáng hôm sau đem ra chợ bán.Những ngày nghỉ, Chúc cũng phụ xịt thuốc trừ sâu, cắt rau, rồi cùng hai cô con gái của ông Lý: cái Lan và cái Huệ đem về nhà.

Sau khi phà một làn khói dài của điếu thuốc lào và hãm bằng một ngụm nước trà đậm, ông Lý ngồi trầm ngâm một thời gian rất lâu, nghĩ ngợi về tin của người bạn ông-bố của Chúc- ở TâyNinh.Tự nhiên, sáng nay ông cảm thấy hông an tâm, có điều gì bất ổn sắp xảy ra.Bác Đỗ cho biết ngày 26 tháng giêng năm1960 (ngày 28 tháng chạp năm Kỷ Hợi), bộ đội Bảy Môn của Bình Xuyên đã đột kích giết chết rất nhiều binh sĩ của Trung Đoàn 32, Sư Đoàn 21 Bộ Binh đồn trú ở Trảng Sụp (TuaHai), nằm trên Quốc Lộ 22 (Tây Ninh).Vì là ngày 28 Tết, anh em trong đồn lo chuẩn bị tất niên nên hông đề phòng.Hơn nữa, sau mấy năm dài được hưởng cảnh thái bình, sung túc dưới thời Ngô Đình Diệm thì hổng ai nghĩ là sẽ có chiến tranh.Trần duy Lâu-người cháu của ông Đỗ làm ở phòng nhì tiểu khu Tây Ninh-cho biết tiểu đoàn 3 của Bảy Môn (Bình Xuyên) đã bị hai cán bộ tên là Bảy Khánh và Chín Đạo dụ về với Việt Minh lúc tiểu đoàn thua trận ở Rừng Sác năm 1955.Hai tay Khánh và Đạo được Việt Minh cài lại sau Hiệp Định Genève năm 1954.Từ đó, bộ đội Bảy Môn bị Chánh Trị Viên Ba Thu lèo lái theo hướng có lợi cho họ.Có nghĩa là trong trận Trảng Sụp, bộ đội Bảy Môn của Bình Xuyên đánh quân đội của Ngô Đình Diệm để trả thù, chớ hông phải là của Việt Minh.Việt Minh đã tuân thủ Hiệp Định Geneve, rút về Bắc hết rồi mà !!! Ông Tỉnh Trưởng Tây Ninh- Thiếu Tá Nhuận- chắc hông biết kẻ nào đã đứng đàng sau xúi giục đánh Tua Hai ?

Cháu Lâu cũng còn cho biết có những vụ lộn xộn xảy ra trong mấy ngày qua ở tỉnh Kiến Hòa.Ngày 17 tháng giêng năm 1960 có vụ gì mà nó gọi là Đồng Khởi bị quân đội quốc gia ruồng bố càn quét; rồi tiếp sau đó ngày 26 tháng giêng năm 1960, có đám đông đàn bà con nít từ các làng Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh dọc sông Hàm Luông, kéo về tràn ngập quận Mỏ Cày kêu cứu là đã bị quân lính Cọng Hoà cướp bóc, hãm hiếp…

Khi ở miền Bắc, Ông đã từng nghe về những đợt Cải Cách Ruộng Đất và đấu tố kinh hồn xảy ra ở nông thôn nhưng hông hiểu một cách thấu đáo rằng Cộng Sản Việt Nam do Hồ Chí Minh thành lập với sự hổ trợ của Cộng Sản Tàu, Cộng Sản Nga đã mang lại khốn cùng cho dân tộc Việt.Ông Hồ Chí Minh rất khôn khéo. Một mặt ông chiêu dụ những thành phần yên nước-hông theo Cộng Sản- để chống Pháp, rồi từ từ ông tìm cách tiêu diệt những người có ý chống đối ông.Một mặt ông lập tức thay đổi đảng Cộng Sản thành đảng Lao Động.Những người trẻ, với lòng yêu nước nồng nhiệt, đã bị sa vào rọ lúc nào hổng biết…Khi vô rọ rồi muốn ra cũng hông được.

Ông Lý linh cảm chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc sẽ xảy ra.Quân đội Cộng sản miền Bắc chắc có lẽ sắp mở màn tấn công.Sau một thời gian cài người ở lại chờ thời cơ, bây giờ là lúc họ sắp sửa bắt đầu lộ diện.Họ cũng đoán biết có một số thành phần đang bất mãn với chế độ Ngô Đình Diệm như các đảng phái chánh trị và giáo phái.

 

****

 

       Tình hình ở Sài Gòn càng thêm rối rắm.Kể từ khi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập vào năm 1960, số người ra “bưng” càng ngày càng nhiều.Ở Sài Gòn bây giờ đủ mọi thành phần.

      Một số là thân hữu của các ông Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Trịnh Đình   Thảo… Một số là những người có học giầu sang, có đầu óc thiên tả đi học ở Pháp về.Một số con những trí thức thành thị, hông theo kháng chiến chống Pháp nên gia đình hông bị ly tán, sa sút.Khi Mỹ tuôn ào ạt vô Miền Nam, họ xoay trở nhanh chóng, tạo thành một thành phần trí  thức ưu tú gầy dựng nền móng dân chủ miền Nam.Hông như những gia đình giàu có miền quê, theo kháng chiến chống Pháp rồi sau đó lầm lẫn theo Việt Minh.Một số là các thành phần già thủ cựu đã từng theo kháng chiến chống Pháp.Họ về thành, giữ các chức vụ trong bộ máy chánh quyền, từ văn hóa, giáo dục, kinh tế, tài chánh…Chính nhóm nầy mới là nguy hiểm vì họ đi hàng hai, hông lộ diện.Họ hông phân biệt được Việt Minh và Cộng Sản? Còn lại là một nhóm thật lớn: các sinh viên học sinh. Nhóm nầy còn trẻ, có tinh thần Quốc Gia, đầy nhiệt huyết, hoạt động ất hăng say.Nhưng còn một nhóm nguy hiểm hơn: thành phần sinh viên học sinh hoạt động nội thành.Nhóm nầy bị các cán bộ ‘trí vận” Cộng Sản cài vào, khuấy động tình hình chính trị, văn hoá, xã hội ngay giữa Sài Gòn.

Tình hình miền Nam bước qua năm 1961 và năm 1962 có thêm nhiều biến động. Sau vụ án Caravelle, sự bất mãn càng gia tăng. Một số trí thức chống đối chế độ Ngô Đình Diệm bỏ thành phố vào trong rừng rậm vùng Bắc tỉnh Tây Ninh, bên kia biên giới Việt-Miên, kết hợp cùng cán bộ nòng cốt Cộng Sản còn cài lại sau năm 1954. Họ tuyên bố thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ngày 20 tháng mười hai năm 1960. Và đầu tháng hai năm 1961, lực lượng võ trang Giải Phóng Miền Nam chính thức ra đời. Nhưng thực ra, lực lượng nầy đã hoạt động từ lâu. Họ đã quậy phá các nơi hẻo lánh, giết các viên chức xã ấp. An ninh miền Nam bắt đầu suy sụp. Dân chúng từ từ bỏ các làng mạc xa xôi, tìm ra những vùng yên ổn- gần đồn bót hay những làng ven trục lộ giao thông chính- để làm ăn. Xuân đã đọc ở đâu đó và trong khoảng thời gian nào chàng cũng  hông còn nhớ, về một câu nói của một viên tướng Alexander Papagos đã chiến thắng du kích Cộng Sản ở Hy Lạp năm 1949: “nếu Cộng Sản mở được mặt trận du kích là kể như họ đã thắng được hiệp đầu.”

 

                                    ****

 

Kể từ ngày quen thằng Trực, thằng Thọ sửa rađiô ở đầu xóm, Xuân biết được nhiều thứ.Tụi nó thường sửa rađiô trănsito và cũng đôi khi sửa những cái rađiô bằng điện cũ, có cái đèn mắt dơi khi mình bật điện lên.

- Ê! Tụi bây.Tao còn đang đi học, nghèo lắm, có cách nào nghe radio được hông?

- Được chứ.Nhưng mà chỉ nghe một mình mầy.

- Nghe một mình tao? Sao kỳ vậy? Tao hỏi như vậy là cốt ý xin tụi bây cái nào cũ cũ của người ta bỏ ra.

- Hổng có cái nào cũ đâu mầy ơi.Cũ rích mà họ còn đem sửa lại để xài.Tao chỉ mầy một cách.Tao cho mầy một cục galen (galène là sulfur chì (PbS), chất bán dẫn, tách được sóng vô tuyến điện.) và một cái écouter (ê cút tơ).Mầy kiếm một sợi dây điện dài và một cái niềng xe đạp cũ.Quấn dây điện vòng quanh niềng xe đạp rồi đưa lên cao làm như một cột ăngten, hướng về phía Quán Tre.Nối dây từ cột ănten xuống cục galen.Từ hai dây nối của êcúttơ, một đầu mầy nối vào cục galen, một đầu mầy nối với một cái kim tây.Dùng đầu kim tây mầy chích chích vào cục galen mầy sẽ bắt được đài phát thanh Sài Gòn.Ê! mà nhớ trời mưa có sấm chớp, mầy đừng có nghe, nghen! Nó giựt mầy chết thẳng cẳng đó nhen!

Bằng cách đó, Xuân nghe được tất cả chương trình ở đài phát thanh.Mấy thằng bạn đó nói trung tâm phát tuyến ở QuánTre, có công suất rất mạnh, khoảng 500KW, phát sóng biến điệu biên độ (AM amplitude modulation) nên rất dễ bắt.Âm thanh hông qua loa, nên phải cầm ê cút tơ để sát vào lỗ tai.Một vài thằng bạn ở vùng Quán Tre cho biết tụi nó còn dùng ăngten nối vào hai đầu của bóng đèn nê-ông để học bài? Một lần gặp thằng Tưởng ở Châu Hòa (Bến Tre), Xuân chỉ cho nó cách làm như thế.Một thời gian sau gặp lại, nó mừng rỡ ra mặt, nói nhờ mầy mà tao nghe được đài Sài Gòn.

 

Một buổi chiều tối, khoảng giữa tháng hai năm 1962.Xuân chích vào cục galen.Có giọng nói gì lạ vậy?Đây là tiếng nói của Măt Trận Giải Phóng Miền Nam với giọng nói chát chúa.Sao lạ vậy ta? Ở đâu ra vậy? Xuân cũng ráng nghe thêm một chút.Coi họ nói cái gì?Toàn là tin tức chống đối chánh quyền, nói xấu gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm…

Sáng ngày, Phùng Xuân nhìn lên, thấy hướng ăngten hông thay đổi.Đài của Mặt Trận Giải Phóng ở TâyNinh?Hông.Nó phải ở nơi xa hơn và an toàn hơn.Ở đâu? Chiến khu D, Biên Hòa?.Nơi có tin đồn bà Ngô Đình Nhu khai thác gỗ.Hông chắc! Nó phải ở vùng Mỏ Vẹt, sát nách Sài Gòn?Đài nầy chắc có công suất cực mạnh, nghe rõ hơn đài Sài Gòn, truyền đi bằng biến điệu biên độ, độ dài sóng rất lớn nên khó phá?Từ đó, ngày nào Xuân cũng nghe, để biết họ nói cái gì, để so sánh.Phần đông là tin xe cán chó, trật lất, ba xạo nhưng rất nóng hổi…

 

Một buổi sáng ngày 27 tháng hai năm 1962, Xuân đang đứng chơi cùng gia đình ông Lý.Họ bón phân rau muống.Thình lình Xuân và Chúc nhìn thấy hai chiếc máy bay khu trục gầm rú vòng qua lại trên bầu trời Xóm Mới.Rồi sau đó có nhiều tiếng nổ lớn và tiếng đạn từ dưới đất bắn lên nghe bụp bụp tạo ra nhiều chụm khói đen nhỏ rải rác khi chúng chúc xuống sát lùm cây khu vực Sài Gòn

- Bố ơi! Trông kìa.Có chiếc máy bay bị bắn rơi, bố ơi!

Xuân và Chúc nhìn theo hướng của cái Lan chỉ.Một làn khói đen tuôn ra từ sau đuôi của chiếc máy bay đang bỏ bom khu vực Sài Gòn.Nó đang sà thấp dần xuống và mất dạng.

- Chắc nó bỏ bom Dinh Độc Lập.Không hiểu Tổng thống có mệnh hệ gì không?

- Không có gì đâu bố!Nó bị bắn rơi rồi.

- Con cái Lan nầy.Làm như mầy ở đó không bằng.

Xuân lật đật chào ông Lý.Và chỉ kịp dơ tay vẫy chào Chúc, cái Lan, cái Huệ rồi thót lên xe, đạp rút về Thị Nghè.

 

Xuân lật đật đạp rút từ Xóm Mới về nhà để nghe tin bỏ bom vào Dinh Độc Lập.Bản tin buổi chiều của đài Mặt Trận Giải Phóng cũng là tin ba trợn.Hông có gì chính xác.Bao giờ cũng giọng điệu chửi rủa xa xả, nghe nhàm chán.Chàng chích vào cục galen, bắt đài Sài Gòn.Ông Diệm và gia đình vẫn bình yên.Một chiếc AD6 bị bắn rơi ở bến Bạch Đằng.Phạm Phú Quốc bị bắt. Nguyễn văn Cử dông tuốt lên Nam Vang.

 

Ngày hôm đó là ngày Lễ Quốc Khánh, 26 tháng 10 năm 1962. Bữa nay, trước Toà Đô Chánh-Công Trường Lam Sơn- có triễn lãm một số máy bay.Đoàn người lũ lượt kéo nhau đến từ sáng sớm, đông nghẹt từ đầu đường Lê Lợi đến đường Gia Long.

Trung Sĩ Nguyễn Bội Ngọc đang trả lời những câu hỏi cho số đông người bu quanh chiếc trực thăng H34.Phùng Xuân xuống xe buýt ở chợ Bến Thành.Chàng đi bộ tà tà đến nơi.Lần đầu tiên Xuân được ngó thấy chiếc trực thăng.Chàng cố chen chân cho gần hơn để được nhìn rõ chiếc nầy.Chớ các loại máy bay bỏ bom, quan sát-mà Bà Ngoại gọi là Bà Già- thì Xuân đã biết rồi. Hồi đó ở Châu Bình, Xuân thấy máy bay bỏ bom có một chong chóng ở phía trước, bay rất nhanh.Vừa nghe tiếng nó xòe xoè thì thấy nó bay sát gần ngọn dừa, có hình vòng tròn xanh, trắng, đỏ bên hông.Một loạt tiếng súng bắn chát đùng trước, bà ngoại gọi đó là đạn lum đum.Sau đó là bom nổ ầm ầm.Còn cái con Bà Già có cánh đôi, bay mút ở trên, rề rề như đi chợ.

Ông Trung Sĩ đang nói thao thao.Một vật gì đen tròn rơi trước mặt ông ta.Xuân hông hiểu là vật gì?Chợt ông Ngọc cúi nhanh người xuống lượm cục đen tròn, rồi như chớp để vào trong bụng.Ông nằm sấp xuống.Một tiếng nổ đùng kinh hoàng.Một số người té ngã xuống.Một số ùn ùn bỏ chạy.Cùng lúc đó có tiếng hô: “ Lựu đạn, lựu đạn”.

Phùng Xuân chạy vắt giò lên cần cổ.Chàng chạy cho đến đường Lê Lợi.Đứng lại thở giốc.Đám đông túa ra đủ hướng.Vừa đúng lúc Xuân gặp T…, cùng học Chu Văn An ngày xưa.

- Có chuyện gì đấy cậu?

- Tao hổng biết cái gì nữa.Ai quăng trái lựu đạn vô giữa đám đông đang coi máy bay.Chắc ổng chết rồi.

- Ai chết?

- Ông lính đứng bên chiếc trực thăng.Ổng nằm đè lên trái lựu đạn, chớ nếu hông chắc thiên hạ chết nhiều.

- Ông ta gan quá.

- Sao Quốc Khánh có huông vậy?

Cũng vào ngày Quốc Khánh năm 1957, Hội chợ được tổ chức ở khu vườn bông Thị Nghè.Cổng chánh rộng lớn ở phía Thị Nghè.Cổng phụ là chiếc cầu bê tông nhỏ chiều ngang khoảng ba mét, bắc ngang rạch Thị Nghè, nối liền khu vườn bông và Sở Thú.Dân miệt Sài Gòn và Chợ Lớn đều đi từ Sở Thú qua cầu nầy để xem hội chợ.Người ta chen nhau ở cầu nhỏ, dẫm đạp lên nhau, chết khá nhiều.Có nhiều người phải nhảy xuống sông bị chết chìm.Sau đó công binh bắc thêm một cầu nổi tạm dùng để qua lại hai chiều.Tại sao họ hông đi cổng Thị Nghè, rộng thênh thang? Chắc hổng ai nghĩ là dân Sài Gòn, Chợ Lớn đổ vào xem Hội Chợ bằng cầu Sở Thú?...

          Buổi chiều Xuân bắt đài Mặt Trận Giải Phóng.Cũng giọng ra rả, chát chúa.Nữ chiến sĩ biệt động thành: Mỹ Linh-Con Chim Sắt – đã gan dạ tung quả lựu đạn giết chết một Trung Sĩ Ngụy và đồng bọn, đồng thời phá hủy một chiếc trực thăng HU1A (?) của địch.Phùng Xuân ngao ngán. Chàng biết họ tuyên truyền láo, xạo ke…Lý do là lủy có ở đó.

 

           Có cái gì thúc đẩy sau hai lần toan tính hạ bệ Tổng Thống Ngô Đình Diệm? Gia đình trị? Độc tài? Ngấm ngầm tiêu diệt các đảng phái? Thủ tiêu các đảng viên đối lập? Sự chống đối của Ngô Tổng Thống hổng muốn cho Mỹ đổ quân vào Việt Nam?

 
Lê phùng Xuân
(Trích trong Trăng Suông)

 

Viết thêm:

     

1-Đài phát thanh MTGPMN có công suất rất mạnh.Tôi nghe hông cần để sát vô lỗ tai.Một số người bạn rành về vô tuyến điện thời đó cho biết vì đài phát tần số thấp và độ dài sóng rất lớn nên Việt Nam Cộng Hoà không phá được.Về sau nầy, tôi biết được sóng AM dễ phản chiếu từ từng ionosphere xuống trái đất nên tín hiệu truyền xuống bất cứ nơi nào xa cả ngàn cây số. Đó là lý do khó phá sóng  AM.   

     -Vào thời kỳ đó nhà nước có phát không một số rađiô Ấp Chiến Lược màu xanh chỉ bắt được các đài ở SàiGòn.Tôi không hiểu có bắt được đài phát thanh MTGPMN hay không, nhưng khoảng năm 1966 tôi biết lính hông thích nghe đài đó.Tối ngày họ chỉ thích nghe vọng cổ, các tuồng cải lương, tân nhạc, hài kịch …

        -Có thể vì như vậy mà tuyên truyền của đài nầy không có kết quả.Một bằng chứng: tinh thần lính VNCH không có sa sút nhưng số cán binh VC hồi chánh càng ngày càng nhiều.Và, sau năm 1975, số ê kíp của đài MTGPMN chiếm đài phát thanh SàiGòn.Họ cũng phát với giọng điệu đó.Hệ quả:Người người vượt biên, vượt biển!

        -Riêng về phát thanh bằng tiếng Việt thì có thêm đài VOA và đài BBC ở tần số cao và trung bình (AM).Với những người lính có khá tiền, họ mua rađiô transito.Và họ có nghe đài VOA và BBC.

         -Hiện nay đài VOA ngưng phát thanh chương trình tiếng Việt về Việt Nam.Nhưng đài BBC vẫn còn.Lý do: Một số người đã mua lại sóng phát thanh bằng tiếng Việt cũ của đài BBC để phát về Việt Nam ở tần số trung bình 1503 KHz.Đó là Đài “Đáp Lời Sông Núi” thành lập ngày 13 tháng 5 năm 2011.(tôi không biết giờ phát sóng)

          -Bây giờ nghe đài “Đáp Lời Sông Núi” rất dễ.Có app trên cell phone.Và, gần đây, tháng giêng 2025, tôi nghe nói: họ mua giờ phát thanh với giá $500/giờ (?)

2-Biệt động thành Lê thị Thu Nguyệt ( Mỹ Linh)-con chim sắt- giờ ra sao?Có hai con học ở Mỹ và Anh !!

3- Trong số những nữ chiến sĩ biệt động thành còn có Cô Nhíp.Sau 1975, cô qua Mỹ.Có hai người con: một ở Mỹ và một ở Anh.

Huyền thoại về cô Nhíp được VC dựng thành phim.Điều nực cười là khi lễ kỷ niệm 50 “giải phóng miền Nam”,VC ở Sài Gòn vẫn cho trưng hình cô Nhíp ôm súng AK-47 chỉ đường cho xe tăng tiến vô dinh Độc Lập??


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :Tin Tức ngày 07 tháng 03 -2025:

tờ bao nay co phải anh em voi SBTN ?

Xem Thêm

Đề bài :Tin Tức ngày 18 - 02 -2025:

tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .

Xem Thêm

Đề bài :Chuyện “Phố Vải” - by Phạm Thành Nhân / Trần Văn Giang (ghi lại).

Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.

Xem Thêm

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm