Xe cán chó
Đám cưới Việt kiều …
Sau bao ngày lo lắng vì người cha về Việt Nam “bị lạc” ,cuối cùng , ba cô con gái và cậu cả cũng nhận được tin mừng: Bố của họ đã lạc vào… “động tiên” tại ngôi nhà mới thuê ở Việt Nam cùng cô vợ trẻ kém ông tới…ba chục tuổi, nghĩa là kém cả tuổi cậu cả và hai cô con gái đầu của ông.
Chia sẻ với bạn bè, cô cả Jenny Phạm cho biết: “Vẫn biết là mẹ cô đã “hóa” rồi, vui vẻ rửa chân sạch sẽ lên bàn thờ ngồi từ vài năm nay rồi, thì bố cô sẽ kiếm vợ khác theo lời đúc kết của ông bà tiên tổ tại Việt Nam: “Con chăm bố không bằng bà chăm ông” nhưng không ngờ ông lại có biệt tài chơi “trống bỏi” đến vậy”.
Bố cô sinh năm 1944, năm nay đã ở độ tuổi “cổ lai hy” (xưa nay hiếm) kịp lên chức ông nội, ông ngoại vì con trai, con gái đủ cả. Chả lẽ vì mẹ cô quy tiên mà ông không sao chịu nổi cảnh: “Một mình một bóng , thân đơn chiếc. Chiếu dài, giường rộng, chẳng ai chen” ,bèn quyết định đi bước nữa ư?…Thôi thì bà đã “mồ yên mả đẹp” chẳng thể trách ông tục huyền, lấy người “sửa túi nâng khăn”, song điều làm nên sự hẫng hụt của cả nhà( bốn cặp trai gái dâu, rể và cả chục đứa cháu nội ngoại) tại Mỹ này là không những quyết tâm”chơi trống bỏi” bằng được, ông còn vác trống ra giữa đình làng gõ tong tong lên nữa. 170 mâm cỗ cưới cho cả họ nhà gái, trong đó không ít quan khách, thuộc cỡ VIP ( very important person). Cả Việt Nam (nơi ông sinh ra và lớn lên, chối bỏ ý thức hệ cộng sản để đi tìm chân trời mới xa lắc, suýt chết mấy lần trên biển cả, cũng như trong nhà tù cộng sản khi bị bắt lại) chỉ có hai người đến dự. Riêng đám bà con họ hàng bên nhà vợ cũ không được bén mảng, vì trước đó đã dám lên tiếng phản đối ông về việc lấy vợ kém cả tuổi con trai cả là Victo Hoàng. Tiệc cưới diễn ra tại nhà hàng “Hương quê”. Một trong những nhà hàng xịn nhất của quê ông.
Về độ tuổi ông hơn đứt cô dâu ba thập kỷ (bằng tuổi cô con gái đang dạy học của ông – sinh năm 1973). Về chiều cao, cân nặng , ông kém nàng dăm, bảy ký và thấp hơn nàng cả một cái đầu. Đi sâu vào bản thể, chi tiết thì phần “đầu mọc trên cổ, mông bổ làm đôi” của ông cũng hom hem hơn, hình như chúng rủ nhau đi “sơ tán” từ năm nảo năm nào (trước khi vợ đầu mất thì phải). Trong khi cô Nguyễn thị Bảy, vợ ông vẫn thuộc diện “mọng da, thơm thịt” dù đã qua một lần đò, thì ông nhăn nhúm như quả táo tàu. Răng cô vẫn đều tăm tăp như bắp ngô nương, răng ông đã nói lời từ biệt với miệng từ vài năm nay rồi:
“Miệng ơi ở lại răng đi nhé ,
Tình nghĩa đôi mình có thế thôi.
Răng đi, miệng nhé đừng có khóc.
Kẻo hở lợi ra, xã hội cười”
“Đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”, đằng này cặp ưyên ương: chồng bé, vợ to này chụp không dưới một mộtnghìn tấm ảnh. Bạn bè-dù quen, sơ, thân thiết ai cũng được…chụp và tặng dăm ba chục kiểu. Vì vậy, ngay sau đám cưới của ông đã có bài thơ truyền khẩu:
Đám cưới Việt Kiều mới hay sao,
Người chào bằng cụ, người chào cô
Đến khi biểu diễn tô hô
Cụ thì mệt lử, còn cô…khát thèm (!)
Việt Nam bé bằng một tiểu bang của Mỹ, hắt hơi đầu này nghe tiếng vọng từ đầu kia dội lại, huống hồ ông hắt hơi giữa đình làng, nhà hàng sang trọng như thế, cả mấy triệu người Cà mau, Vĩnh Long (quê ông và vợ mới cưới) phải nghe rõ đến đâu. Làm sao thiếu vần thơ “bút nứa, bút tre” hưởng ứng cuộc vui có một không hai của đời ông được? Chính vì vậy mà những người bình luận, bình…loạn về chuyện Việt Kiều về làng lấy vợ trẻ hơn cả tuổi con không thiếu. Người phủ nhận :
- Thằng cha nào làm thơ bậy quá, chứng tỏ chẳng chịu đọc báo mạng, báo giấy gì cả. Khi phóng viên hỏi: “Lý do nào đã khiến cô Bảy lấy ông già hơn cả tuổi cha như thế? Liệu có phải vì thất tình với chồng cũ, hay vì tài sản kếch xù của ông bên Mỹ( khi ông lên đài … khỏa thân Hoàn Vũ”), cô thẳng thắn trả lời rằng:
- “Tôi quyết định lấy “cụ” ấy, không phải vì đam mê của cải hay băng nhãn Việt Kiều gì của “cụ”, chẳng qua vì mê cái chất đàn ông của “cụ” mà thôi”. Thử hỏi trai Việt, dù làng quê hay thành phố có “ga lăng” được như cụ ấy không? Có mua nổi cho tôi chiếc xe xịn hay tặng sinh nhật tôi cả một chiếc nhẫn vàng hai chỉ không? Thế mà cậu nào làm thơ dám tán sằng: “Cụ thở hổn hển, còn cô vẫn thèm”… Cố quên đi cái chất “đàn ông” mà cô Bảy đã nhấn mạnh. Biết đâu không chỉ mình cô Bảy mà ngược lại mình cụ Việt Kiều …đánh gục cả bảy cô thì sao ???
Bị chất vấn liên tục vì những “âm thanh phát ra từ mặt trống bỏi”, vị Việt Kiều rầu rĩ thanh minh :
- Thực ra tôi cũng không muốn rùm beng thế, nhưng ý cô ấy thích.
Trả lời câu hỏi của phó tổng biên tập một tờ báo, đồng thời là tác giả bài: “Việt Kiều về quê và mối tình chú cháu” cô Bảy đáp:
- Có ý định sinh em bé hay không thì phải hỏi ý kiến “cụ” ấy chứ , còn con gái em đã 9 tuổi rồi.
Thực tình “chất đàn ông” của cụ khiến cô mê là… câu chuyện tình mười năm của hai người. Khi đó cô học trường mẫu giáo nuôi dạy trẻ, thường bị gọi chệch thành “nuôi dạy hổ” để tiện miệng nói đùa cho vui. Thay vì “cô giáo như mẹ hiền” thì phụ huynh và học sinh gọi chệch là “cô giáo như mẹ mìn”. Khi cô rụt rè đến nhà một phụ huynh học sinh -là ông bà cháu để xin lỗi về một lỗi lầm nhỏ đã gây ra cho cháu, không ngờ gặp ông tại đó, trong lúc cả nhà đi vắng. Tưởng ông là phụ huynh học sinh mình, cô lí nhí xin lỗi khiến ông cảm động. Thay vì “ bé cái lầm” ông giữ cô lại, say sinh tố, lấy đồ Mỹ ra tiếp đãi, đưa cô hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác…Trở về, hai người bắt đầu gọi điện thoại cho nhau, cô coi ông như một người bạn lớn tuổi nên vẫn lễ phép xưng là chú, cháu. Ai ngờ khi ông quay lại Mỹ với bà vợ già, suốt ngày nhăn nhó như khỉ ăn gừng, ông vẫn nghe văng vẳng giọng oanh vàng thỏ thẻ của cô bên tai, và mỗi lần như vậy lại có một cuộc điện thoại gọi xuyên Mỹ- Việt kéo dài cả tiếng đồng hồ.
Ngày cưới chồng, cô chủ động gọi điện thoại cho ông báo tin vui , lòng đầy ắp hy vọng ông sẽ trở lại Việt Nam dự đám cưới mình, nếu không cũng là mấy trăm đô tiền mừng hôn lễ, ai ngờ ông không về, cũng không gửi quà mà chỉ gọi điện thoại nheo nhéo suốt ngày, đặc biệt do múi giờ khác nhau nên nhiều khi đang cuốn với chồng, cô cũng phải nghe điện thoại ông gọi đến quấy nhiễu. Ông bảo: Số cô phải lấy Việt Kiều mới xứng đáng, chứ không phải một anh trai làng tầm thường, quê mùa đến vậy…Mặc kệ, coi như “duyên phận phải chiều” ông cứ gọi còn cô cứ ôm ấp, không thèm trả lời.
Khi vợ ông chết, lấy lý do nhớ Việt Nam, ông tìm về, lúc này tình cảnh của cô -một cô “nuôi dạy hổ” và anh trai làng thất nghiệp đã nát như cơm vữa, vì sự nghèo túng, thiếu thốn, gây lục đục như cơm bữa khiến mầm phân rã tăng vọt. Chán chồng, cô bỏ nhà dắt con về gửi bên ngoại và hú hí với ông chú suốt đêm… Cô nhớ sau cú điện thoại đường đột báo tin ông đã có mặt tại Việt Nam, được cô đồng ý cho gặp, ông đã đi taxi đến đón cô về khách sạn. Vừa dừng xe, nhảy xuống, cái dáng bỡ ngỡ, e lệ của cô choán toàn bộ tâm trí ông, khiến “ông đứng… như bóng dừa, tóc dài bay trên trán hói”, không nói nổi câu nào. Cuối buôỉ, cô xin phép ra về, có nấn ná chờ ông cho quà. Không ngờ ông kéo níu cô lại kể lể chuyện vợ chết, chuyện cô đơn lúc xế bóng mãn chiều và ngỏ ý đưa cô về Mỹ làm người chăn gối với ông cho đến khi xuống mộ. Thế là người thích của, người thích xuân…Ông đã nhanh tay tóm được cô trên tay anh chồng trẻ quê mùa, thất nghiệp…mặc anh ta xù lông xù mỏ như gà trống mất mái, cuối cùng đành chấp nhận được của để trao quyền ” buông” cô ra cho cụ Việt Kiều tốt bụng. Khi tình cảm giữa cô và cụ Việt kiều được “củng cố”. Chất ga lăng trong “cụ” được dịp chứng minh. Cả hai quyết định tổ chức.
Chuyện hai năm rõ mười như vậy mà cánh đàn ông lại khẳng định cụ chẳng còn tí teo gì cái chất ấy cả. Họ viện câu bình khái quát của các nhà dân tộc học: “20 tuổi tắm không biết rét , 30 tuổi yêu không biết mệt, 40 tuổi buôn bán giỏi, còn 60 tuổi thì nhìn vợ mà không biết làm yêu” huống hồ cụ đã 70, trên ngưỡng “60 năm cuộc đời” rồi. Giữa đám cưới, họ cố tình nói lái, nói nghịu: ” vừa rún vừa đeo” làm sao tình yêu có khả năng hóa thân thành các động tác tính dục nghìn đời được? Có hoạ điên .
Chuyện chỉ có vậy mà ồn ào, ầm ĩ chả khác gì ” làng bảo tồn” (L. bảo tàng ) bị mất trộm cổ vật quý hiếm như trống đồng, ngà voi vào tay các quan đồng chí. Vài tờ báo quốc nội từ lá cải đến …lá ngón… lại được thể múa bút kiếm cơm. Trang facebook của cậu cả ở tận Mỹ viết: “Đâu phải là ích kỷ” ra sức thanh minh mình bị bố mắng oan, chỉ vì muốn giữ chút di sản của mẹ mà nhất định không cho bố “chơi trống bỏi”. Một trong 700 tờ lá cải của đảng cộng sản còn ỡm ờ hơn: “Xin đừng học tập một mối tình Việt Mỹ điển hình kiểu như thế “. Riêng tờ An ninh( còn gọi là … báo lá ngón) thì chán chuyện thế giới rồi nên quay lại… thế giới đàn ông và đàn bà, do đích thân trưởng phòng biên tập chắp bút, in dày đặc hai trang khổ lớn, ảnh màu, viền trái tim. Làng quê mất đi vẻ ưu tư, sâu lắng, còn cụ Việt Kiều thì hở liền mấy cái răng sứt vì cuối cùng trâu già Hải ngoại đã gặm được cỏ non đồng quê. Ai dám bảo “trâu chậm uống nước đục”, hoặc “ốm tha, già thải” không lấy được vợ hiền, vợ trẻ, vợ đẹp, vợ chân dài tận…nách ..
Hiện tại cả 4 gia đình con trai, con gái, con râu, con rể, cháu nội và ngoại đều ra xác lệnh cấm cửa, không cho ông đưa vợ trẻ về lại nhà cũ, với lý do giản dị: “Bố ơi con có một mẹ thôi”. Còn các cháu ông, giỏi tiếng Mỹ hơn tiếng Việt cũng ngậm ngùi bày tỏ bằng chất giọng ngọng nghịu lơ lớ: “Nội ơi, con có một bà thôi”
Nghe con cháu trả lời qua điện thoại là sẽ không ra phi trường quốc tế đón vợ chồng ông được, mấy cái răng sứt của ông không còn hở nữa mà giấu kín trong miệng cả ngày lẫn đêm.
April. 12. 2014
© T.K.T.T
© Đàn Chim Việt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Đám cưới Việt kiều …
Sau bao ngày lo lắng vì người cha về Việt Nam “bị lạc” ,cuối cùng , ba cô con gái và cậu cả cũng nhận được tin mừng: Bố của họ đã lạc vào… “động tiên” tại ngôi nhà mới thuê ở Việt Nam cùng cô vợ trẻ kém ông tới…ba chục tuổi, nghĩa là kém cả tuổi cậu cả và hai cô con gái đầu của ông.
Chia sẻ với bạn bè, cô cả Jenny Phạm cho biết: “Vẫn biết là mẹ cô đã “hóa” rồi, vui vẻ rửa chân sạch sẽ lên bàn thờ ngồi từ vài năm nay rồi, thì bố cô sẽ kiếm vợ khác theo lời đúc kết của ông bà tiên tổ tại Việt Nam: “Con chăm bố không bằng bà chăm ông” nhưng không ngờ ông lại có biệt tài chơi “trống bỏi” đến vậy”.
Bố cô sinh năm 1944, năm nay đã ở độ tuổi “cổ lai hy” (xưa nay hiếm) kịp lên chức ông nội, ông ngoại vì con trai, con gái đủ cả. Chả lẽ vì mẹ cô quy tiên mà ông không sao chịu nổi cảnh: “Một mình một bóng , thân đơn chiếc. Chiếu dài, giường rộng, chẳng ai chen” ,bèn quyết định đi bước nữa ư?…Thôi thì bà đã “mồ yên mả đẹp” chẳng thể trách ông tục huyền, lấy người “sửa túi nâng khăn”, song điều làm nên sự hẫng hụt của cả nhà( bốn cặp trai gái dâu, rể và cả chục đứa cháu nội ngoại) tại Mỹ này là không những quyết tâm”chơi trống bỏi” bằng được, ông còn vác trống ra giữa đình làng gõ tong tong lên nữa. 170 mâm cỗ cưới cho cả họ nhà gái, trong đó không ít quan khách, thuộc cỡ VIP ( very important person). Cả Việt Nam (nơi ông sinh ra và lớn lên, chối bỏ ý thức hệ cộng sản để đi tìm chân trời mới xa lắc, suýt chết mấy lần trên biển cả, cũng như trong nhà tù cộng sản khi bị bắt lại) chỉ có hai người đến dự. Riêng đám bà con họ hàng bên nhà vợ cũ không được bén mảng, vì trước đó đã dám lên tiếng phản đối ông về việc lấy vợ kém cả tuổi con trai cả là Victo Hoàng. Tiệc cưới diễn ra tại nhà hàng “Hương quê”. Một trong những nhà hàng xịn nhất của quê ông.
Về độ tuổi ông hơn đứt cô dâu ba thập kỷ (bằng tuổi cô con gái đang dạy học của ông – sinh năm 1973). Về chiều cao, cân nặng , ông kém nàng dăm, bảy ký và thấp hơn nàng cả một cái đầu. Đi sâu vào bản thể, chi tiết thì phần “đầu mọc trên cổ, mông bổ làm đôi” của ông cũng hom hem hơn, hình như chúng rủ nhau đi “sơ tán” từ năm nảo năm nào (trước khi vợ đầu mất thì phải). Trong khi cô Nguyễn thị Bảy, vợ ông vẫn thuộc diện “mọng da, thơm thịt” dù đã qua một lần đò, thì ông nhăn nhúm như quả táo tàu. Răng cô vẫn đều tăm tăp như bắp ngô nương, răng ông đã nói lời từ biệt với miệng từ vài năm nay rồi:
“Miệng ơi ở lại răng đi nhé ,
Tình nghĩa đôi mình có thế thôi.
Răng đi, miệng nhé đừng có khóc.
Kẻo hở lợi ra, xã hội cười”
“Đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”, đằng này cặp ưyên ương: chồng bé, vợ to này chụp không dưới một mộtnghìn tấm ảnh. Bạn bè-dù quen, sơ, thân thiết ai cũng được…chụp và tặng dăm ba chục kiểu. Vì vậy, ngay sau đám cưới của ông đã có bài thơ truyền khẩu:
Đám cưới Việt Kiều mới hay sao,
Người chào bằng cụ, người chào cô
Đến khi biểu diễn tô hô
Cụ thì mệt lử, còn cô…khát thèm (!)
Việt Nam bé bằng một tiểu bang của Mỹ, hắt hơi đầu này nghe tiếng vọng từ đầu kia dội lại, huống hồ ông hắt hơi giữa đình làng, nhà hàng sang trọng như thế, cả mấy triệu người Cà mau, Vĩnh Long (quê ông và vợ mới cưới) phải nghe rõ đến đâu. Làm sao thiếu vần thơ “bút nứa, bút tre” hưởng ứng cuộc vui có một không hai của đời ông được? Chính vì vậy mà những người bình luận, bình…loạn về chuyện Việt Kiều về làng lấy vợ trẻ hơn cả tuổi con không thiếu. Người phủ nhận :
- Thằng cha nào làm thơ bậy quá, chứng tỏ chẳng chịu đọc báo mạng, báo giấy gì cả. Khi phóng viên hỏi: “Lý do nào đã khiến cô Bảy lấy ông già hơn cả tuổi cha như thế? Liệu có phải vì thất tình với chồng cũ, hay vì tài sản kếch xù của ông bên Mỹ( khi ông lên đài … khỏa thân Hoàn Vũ”), cô thẳng thắn trả lời rằng:
- “Tôi quyết định lấy “cụ” ấy, không phải vì đam mê của cải hay băng nhãn Việt Kiều gì của “cụ”, chẳng qua vì mê cái chất đàn ông của “cụ” mà thôi”. Thử hỏi trai Việt, dù làng quê hay thành phố có “ga lăng” được như cụ ấy không? Có mua nổi cho tôi chiếc xe xịn hay tặng sinh nhật tôi cả một chiếc nhẫn vàng hai chỉ không? Thế mà cậu nào làm thơ dám tán sằng: “Cụ thở hổn hển, còn cô vẫn thèm”… Cố quên đi cái chất “đàn ông” mà cô Bảy đã nhấn mạnh. Biết đâu không chỉ mình cô Bảy mà ngược lại mình cụ Việt Kiều …đánh gục cả bảy cô thì sao ???
Bị chất vấn liên tục vì những “âm thanh phát ra từ mặt trống bỏi”, vị Việt Kiều rầu rĩ thanh minh :
- Thực ra tôi cũng không muốn rùm beng thế, nhưng ý cô ấy thích.
Trả lời câu hỏi của phó tổng biên tập một tờ báo, đồng thời là tác giả bài: “Việt Kiều về quê và mối tình chú cháu” cô Bảy đáp:
- Có ý định sinh em bé hay không thì phải hỏi ý kiến “cụ” ấy chứ , còn con gái em đã 9 tuổi rồi.
Thực tình “chất đàn ông” của cụ khiến cô mê là… câu chuyện tình mười năm của hai người. Khi đó cô học trường mẫu giáo nuôi dạy trẻ, thường bị gọi chệch thành “nuôi dạy hổ” để tiện miệng nói đùa cho vui. Thay vì “cô giáo như mẹ hiền” thì phụ huynh và học sinh gọi chệch là “cô giáo như mẹ mìn”. Khi cô rụt rè đến nhà một phụ huynh học sinh -là ông bà cháu để xin lỗi về một lỗi lầm nhỏ đã gây ra cho cháu, không ngờ gặp ông tại đó, trong lúc cả nhà đi vắng. Tưởng ông là phụ huynh học sinh mình, cô lí nhí xin lỗi khiến ông cảm động. Thay vì “ bé cái lầm” ông giữ cô lại, say sinh tố, lấy đồ Mỹ ra tiếp đãi, đưa cô hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác…Trở về, hai người bắt đầu gọi điện thoại cho nhau, cô coi ông như một người bạn lớn tuổi nên vẫn lễ phép xưng là chú, cháu. Ai ngờ khi ông quay lại Mỹ với bà vợ già, suốt ngày nhăn nhó như khỉ ăn gừng, ông vẫn nghe văng vẳng giọng oanh vàng thỏ thẻ của cô bên tai, và mỗi lần như vậy lại có một cuộc điện thoại gọi xuyên Mỹ- Việt kéo dài cả tiếng đồng hồ.
Ngày cưới chồng, cô chủ động gọi điện thoại cho ông báo tin vui , lòng đầy ắp hy vọng ông sẽ trở lại Việt Nam dự đám cưới mình, nếu không cũng là mấy trăm đô tiền mừng hôn lễ, ai ngờ ông không về, cũng không gửi quà mà chỉ gọi điện thoại nheo nhéo suốt ngày, đặc biệt do múi giờ khác nhau nên nhiều khi đang cuốn với chồng, cô cũng phải nghe điện thoại ông gọi đến quấy nhiễu. Ông bảo: Số cô phải lấy Việt Kiều mới xứng đáng, chứ không phải một anh trai làng tầm thường, quê mùa đến vậy…Mặc kệ, coi như “duyên phận phải chiều” ông cứ gọi còn cô cứ ôm ấp, không thèm trả lời.
Khi vợ ông chết, lấy lý do nhớ Việt Nam, ông tìm về, lúc này tình cảnh của cô -một cô “nuôi dạy hổ” và anh trai làng thất nghiệp đã nát như cơm vữa, vì sự nghèo túng, thiếu thốn, gây lục đục như cơm bữa khiến mầm phân rã tăng vọt. Chán chồng, cô bỏ nhà dắt con về gửi bên ngoại và hú hí với ông chú suốt đêm… Cô nhớ sau cú điện thoại đường đột báo tin ông đã có mặt tại Việt Nam, được cô đồng ý cho gặp, ông đã đi taxi đến đón cô về khách sạn. Vừa dừng xe, nhảy xuống, cái dáng bỡ ngỡ, e lệ của cô choán toàn bộ tâm trí ông, khiến “ông đứng… như bóng dừa, tóc dài bay trên trán hói”, không nói nổi câu nào. Cuối buôỉ, cô xin phép ra về, có nấn ná chờ ông cho quà. Không ngờ ông kéo níu cô lại kể lể chuyện vợ chết, chuyện cô đơn lúc xế bóng mãn chiều và ngỏ ý đưa cô về Mỹ làm người chăn gối với ông cho đến khi xuống mộ. Thế là người thích của, người thích xuân…Ông đã nhanh tay tóm được cô trên tay anh chồng trẻ quê mùa, thất nghiệp…mặc anh ta xù lông xù mỏ như gà trống mất mái, cuối cùng đành chấp nhận được của để trao quyền ” buông” cô ra cho cụ Việt Kiều tốt bụng. Khi tình cảm giữa cô và cụ Việt kiều được “củng cố”. Chất ga lăng trong “cụ” được dịp chứng minh. Cả hai quyết định tổ chức.
Chuyện hai năm rõ mười như vậy mà cánh đàn ông lại khẳng định cụ chẳng còn tí teo gì cái chất ấy cả. Họ viện câu bình khái quát của các nhà dân tộc học: “20 tuổi tắm không biết rét , 30 tuổi yêu không biết mệt, 40 tuổi buôn bán giỏi, còn 60 tuổi thì nhìn vợ mà không biết làm yêu” huống hồ cụ đã 70, trên ngưỡng “60 năm cuộc đời” rồi. Giữa đám cưới, họ cố tình nói lái, nói nghịu: ” vừa rún vừa đeo” làm sao tình yêu có khả năng hóa thân thành các động tác tính dục nghìn đời được? Có hoạ điên .
Chuyện chỉ có vậy mà ồn ào, ầm ĩ chả khác gì ” làng bảo tồn” (L. bảo tàng ) bị mất trộm cổ vật quý hiếm như trống đồng, ngà voi vào tay các quan đồng chí. Vài tờ báo quốc nội từ lá cải đến …lá ngón… lại được thể múa bút kiếm cơm. Trang facebook của cậu cả ở tận Mỹ viết: “Đâu phải là ích kỷ” ra sức thanh minh mình bị bố mắng oan, chỉ vì muốn giữ chút di sản của mẹ mà nhất định không cho bố “chơi trống bỏi”. Một trong 700 tờ lá cải của đảng cộng sản còn ỡm ờ hơn: “Xin đừng học tập một mối tình Việt Mỹ điển hình kiểu như thế “. Riêng tờ An ninh( còn gọi là … báo lá ngón) thì chán chuyện thế giới rồi nên quay lại… thế giới đàn ông và đàn bà, do đích thân trưởng phòng biên tập chắp bút, in dày đặc hai trang khổ lớn, ảnh màu, viền trái tim. Làng quê mất đi vẻ ưu tư, sâu lắng, còn cụ Việt Kiều thì hở liền mấy cái răng sứt vì cuối cùng trâu già Hải ngoại đã gặm được cỏ non đồng quê. Ai dám bảo “trâu chậm uống nước đục”, hoặc “ốm tha, già thải” không lấy được vợ hiền, vợ trẻ, vợ đẹp, vợ chân dài tận…nách ..
Hiện tại cả 4 gia đình con trai, con gái, con râu, con rể, cháu nội và ngoại đều ra xác lệnh cấm cửa, không cho ông đưa vợ trẻ về lại nhà cũ, với lý do giản dị: “Bố ơi con có một mẹ thôi”. Còn các cháu ông, giỏi tiếng Mỹ hơn tiếng Việt cũng ngậm ngùi bày tỏ bằng chất giọng ngọng nghịu lơ lớ: “Nội ơi, con có một bà thôi”
Nghe con cháu trả lời qua điện thoại là sẽ không ra phi trường quốc tế đón vợ chồng ông được, mấy cái răng sứt của ông không còn hở nữa mà giấu kín trong miệng cả ngày lẫn đêm.
April. 12. 2014
© T.K.T.T
© Đàn Chim Việt