Xe cán chó
Dân Choa - Cánh Hạc chiều hôm
Điều mà tôi thấy không thoải mái là bà có vẻ thay đổi thái độ với đất nước quá nhanh, lúc thế này, lúc thế khác, có vẻ bất nhất. Ở nhiều Đại nhạc hội hay chương trình biểu diễn ở Hải ngoại
Khánh Ly trên sân khấu ngày 9/5/2014, sau khi hát bài " Một cõi đi về |
Được biết tin ca sĩ Khánh Ly trở về và được phép hát công khai ở Hà Nội
sau 39 năm cách trở, tôi cũng quan tâm. Nhưng nhiều sự kiện thời sự khác
đã hút cuốn , vì thế suýt nữa quên bẵng mất chuyện này.
Dù sao thì tôi vẫn quý mến một con người đã viết nên những ca khúc bất
hủ, vì thế không thể không nhắc đến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Mà đương
nhiên nhớ tới người nhạc sĩ này đương nhiên phải nhắc đến Khánh Ly,
người ca sĩ đã đưa ca khúc của ông tới thính giả, trong đó có tôi.
Khánh Ly trong tôi
Sự thực cho đến bây giờ thì tôi vẫn thích chất giọng liêu trai lạ kỳ của
Khánh Ly thời kỳ ban đầu ( 1964-1975). Nếu nói nhạc Trịnh đã làm lay
động hàng triệu con tim thì chính người có công lớn nhất là ca sĩ Khánh
Ly. Sự gặp gỡ và nên duyên âm nhạc giữa hai con người này thật kỳ lạ.
Nhạc hay, ca khúc hay mà không có người nâng nó lên, đưa nó đến với công
chúng thì nhanh chóng bị bỏ rơi, rơi vào lãng quên. Trịnh Công Sơn thật
may mắn khi gặp Khánh Ly. Ngược lại nếu Khánh Ly không gặp Trịnh Công
Sơn, không hát ca khúc của ông thì chắc chắn sẽ không ai nhớ tới Khánh
Ly, mà nhất là cho đến cả ngày hôm nay.
Vì thế hai con người này kết gắn với nhau trong âm nhạc. Nói đến Trịnh
Công Sơn với sự nghiệp thì chắc chắn không thể bỏ quên Khánh Ly. Ngược
lại nói về Khánh Ly mà gạt nhạc Trịnh Công Sơn ra ngoài thì chẳng còn gì
là Khánh Ly.
Những bản tình ca nhẹ nhàng mang chút ủy mỵ thời đó đã ngấm sâu vào
những ai đã từng nghe, dù người đó đứng ở phe nào, ở lứa tuổi nào mà
biết thưởng thức âm nhạc. Phải nói là chất giọng của Khánh Ly cực kỳ đặc
biệt, khó có một ca sĩ nào bắt chước được. Hơi khàn, sâu, liêu trai. Mà
những bài hát thu thời đó cho phô giọng ca sĩ, không bị dàn kĩ thuật âm
thanh lấn lướt. Vì thế người nghe được thưởng thức chất gốc của giai
điệu, rõ lời của ca từ và chất giọng chuẩn của ca sĩ.
Mấy mươi năm trôi qua, nhưng thú thực tôi vẫn rởn gai ốc khi nghe lại
các bài hát cũ của Trịnh Công Sơn qua chất giọng Khánh Ly hát thủa
trước.
Khánh Ly ngoài tôi
So với các ca sĩ lớp trước năm 1975 ở Hải ngoại thì Khánh Ly khá bền
vững về ngoại hình cũng như giọng hát của mình. Tôi cũng được nghe, xem
nhiều chương trình biểu diễn của Khánh Ly qua băng, đĩa hải ngoại phát
hành. Thậm chí cũng được nghe Khánh Ly hát trực tiếp. Những thời kỳ đầu
thì giọng của Khánh Ly còn tốt, nhưng có một điều tôi không thích đó là
theo dõi biểu diễn của bà tôi thấy ngày càng nhạt dần. Thay sự xuống dốc
về giọng hát thì bà lại thích dẫn chuyện giao lưu với khán giả hay tự
sự về cuộc đời. Số khán giả trẻ chưa biết bà qua chất giọng cũ thì thấy
giọng Khánh Ly không có gì đặc biệt cả, chỉ biết bà là người dẫn chuyện
hay mà thôi.
Điều mà tôi thấy không thoải mái là bà có vẻ thay đổi thái độ với đất
nước quá nhanh, lúc thế này, lúc thế khác, có vẻ bất nhất. Ở nhiều Đại
nhạc hội hay chương trình biểu diễn ở Hải ngoại thì hô hào chống cộng
khá tích cực, thậm chí còn thề bồi không trở về khi còn chế độ cộng sản.
Nhưng rồi lại quay về nói hay như một người yêu đất nước, yêu chế độ.
Đành rằng ai cũng có quan điểm riêng của mình, nhất là với xã hội. Không
ai thể bàng quang được. Thái độ đó cũng có thể thay đổi dần theo tuổi
tác, theo thời gian. Nhưng quay ngoắt nhanh quá , lúc ủng hộ, lúc chống
đối, bất nhất thì có vẻ là chỉ tạo cơ hội riêng cho mình mà thôi.
Người nghệ sĩ đầu tiên là lấy nghệ thuật làm niềm đam mê, đừng để chính
trị lợi dụng hoặc lôi kéo. Nếu chỉ chiều lòng xu hướng chính trị mà ép
mình nói theo hay giả vờ ủng hộ thì vô tình đánh mất lòng tự trọng của
cá nhân.
Cánh Hạc chiều hôm
Ca sĩ Khánh Ly đã mấy lần về thăm Việt Nam. Bà ước ao được hát , được
biểu diễn cho đồng bào của mình. Nhưng phía cơ quan quản lý không cấp
giấy phép. Đó cũng là một điều thiệt thòi cho Khánh Ly và cho cả những
người yêu mến giọng hát này.
Nhưng lần này bà đã được thỏa mãn. Bà được hát trên một sân khấu lớn bậc nhất và ở tại thủ đô Hà Nội, chính nơi bà sinh ra.
Theo tin của truyền thông thì buổi biểu diễn khá thành công. Một hội
trường lớn, có sức chứa tới 4000 khán giả. Đạo diễn tốt, sân khấu đẹp,
nhóm hát cùng Khánh Ly nhiệt tình. Bà được khán giả đón chào sang trọng
và được trải lòng qua từng câu chuyện với mọi người.
Người mến mộ Khánh Ly hết sức ngạc nhiên vì với lứa tuổi 70 mà ca sĩ
không bị hụt hơi , vẫn còn thể hiện tốt các ca khúc để đời của Trịnh
Công Sơn. Họ cũng đã thỏa mãn vì đã chính tận mắt nhìn thấy một Khánh Ly
bằng xương bằng thịt trên sân khấu. Nhưng ước ao được nghe lại chất
giọng liêu trai một thủa xuân thì lại chẳng toại nguyện. Không còn vương
vấn một chút gì của „ Nữ hoàng chân đất“ nữa.
Dù sao thì cả hai phía, Khánh Ly và khán giả ở Hà Nội, đều hài lòng vì họ được an ủi.
Mong một ngày nào đó khán giả ở Sài Gòn cũng được nghe, được nhìn lại
người ca sĩ mình yêu mến ngay tại nơi họ đã từng "nối vòng tay lớn".
Dù chỉ một lần cuối thôi.
Hi vọng là thế
Dân Choa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Dân Choa - Cánh Hạc chiều hôm
Điều mà tôi thấy không thoải mái là bà có vẻ thay đổi thái độ với đất nước quá nhanh, lúc thế này, lúc thế khác, có vẻ bất nhất. Ở nhiều Đại nhạc hội hay chương trình biểu diễn ở Hải ngoại
Khánh Ly trên sân khấu ngày 9/5/2014, sau khi hát bài " Một cõi đi về |
Được biết tin ca sĩ Khánh Ly trở về và được phép hát công khai ở Hà Nội
sau 39 năm cách trở, tôi cũng quan tâm. Nhưng nhiều sự kiện thời sự khác
đã hút cuốn , vì thế suýt nữa quên bẵng mất chuyện này.
Dù sao thì tôi vẫn quý mến một con người đã viết nên những ca khúc bất
hủ, vì thế không thể không nhắc đến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Mà đương
nhiên nhớ tới người nhạc sĩ này đương nhiên phải nhắc đến Khánh Ly,
người ca sĩ đã đưa ca khúc của ông tới thính giả, trong đó có tôi.
Khánh Ly trong tôi
Sự thực cho đến bây giờ thì tôi vẫn thích chất giọng liêu trai lạ kỳ của
Khánh Ly thời kỳ ban đầu ( 1964-1975). Nếu nói nhạc Trịnh đã làm lay
động hàng triệu con tim thì chính người có công lớn nhất là ca sĩ Khánh
Ly. Sự gặp gỡ và nên duyên âm nhạc giữa hai con người này thật kỳ lạ.
Nhạc hay, ca khúc hay mà không có người nâng nó lên, đưa nó đến với công
chúng thì nhanh chóng bị bỏ rơi, rơi vào lãng quên. Trịnh Công Sơn thật
may mắn khi gặp Khánh Ly. Ngược lại nếu Khánh Ly không gặp Trịnh Công
Sơn, không hát ca khúc của ông thì chắc chắn sẽ không ai nhớ tới Khánh
Ly, mà nhất là cho đến cả ngày hôm nay.
Vì thế hai con người này kết gắn với nhau trong âm nhạc. Nói đến Trịnh
Công Sơn với sự nghiệp thì chắc chắn không thể bỏ quên Khánh Ly. Ngược
lại nói về Khánh Ly mà gạt nhạc Trịnh Công Sơn ra ngoài thì chẳng còn gì
là Khánh Ly.
Những bản tình ca nhẹ nhàng mang chút ủy mỵ thời đó đã ngấm sâu vào
những ai đã từng nghe, dù người đó đứng ở phe nào, ở lứa tuổi nào mà
biết thưởng thức âm nhạc. Phải nói là chất giọng của Khánh Ly cực kỳ đặc
biệt, khó có một ca sĩ nào bắt chước được. Hơi khàn, sâu, liêu trai. Mà
những bài hát thu thời đó cho phô giọng ca sĩ, không bị dàn kĩ thuật âm
thanh lấn lướt. Vì thế người nghe được thưởng thức chất gốc của giai
điệu, rõ lời của ca từ và chất giọng chuẩn của ca sĩ.
Mấy mươi năm trôi qua, nhưng thú thực tôi vẫn rởn gai ốc khi nghe lại
các bài hát cũ của Trịnh Công Sơn qua chất giọng Khánh Ly hát thủa
trước.
Khánh Ly ngoài tôi
So với các ca sĩ lớp trước năm 1975 ở Hải ngoại thì Khánh Ly khá bền
vững về ngoại hình cũng như giọng hát của mình. Tôi cũng được nghe, xem
nhiều chương trình biểu diễn của Khánh Ly qua băng, đĩa hải ngoại phát
hành. Thậm chí cũng được nghe Khánh Ly hát trực tiếp. Những thời kỳ đầu
thì giọng của Khánh Ly còn tốt, nhưng có một điều tôi không thích đó là
theo dõi biểu diễn của bà tôi thấy ngày càng nhạt dần. Thay sự xuống dốc
về giọng hát thì bà lại thích dẫn chuyện giao lưu với khán giả hay tự
sự về cuộc đời. Số khán giả trẻ chưa biết bà qua chất giọng cũ thì thấy
giọng Khánh Ly không có gì đặc biệt cả, chỉ biết bà là người dẫn chuyện
hay mà thôi.
Điều mà tôi thấy không thoải mái là bà có vẻ thay đổi thái độ với đất
nước quá nhanh, lúc thế này, lúc thế khác, có vẻ bất nhất. Ở nhiều Đại
nhạc hội hay chương trình biểu diễn ở Hải ngoại thì hô hào chống cộng
khá tích cực, thậm chí còn thề bồi không trở về khi còn chế độ cộng sản.
Nhưng rồi lại quay về nói hay như một người yêu đất nước, yêu chế độ.
Đành rằng ai cũng có quan điểm riêng của mình, nhất là với xã hội. Không
ai thể bàng quang được. Thái độ đó cũng có thể thay đổi dần theo tuổi
tác, theo thời gian. Nhưng quay ngoắt nhanh quá , lúc ủng hộ, lúc chống
đối, bất nhất thì có vẻ là chỉ tạo cơ hội riêng cho mình mà thôi.
Người nghệ sĩ đầu tiên là lấy nghệ thuật làm niềm đam mê, đừng để chính
trị lợi dụng hoặc lôi kéo. Nếu chỉ chiều lòng xu hướng chính trị mà ép
mình nói theo hay giả vờ ủng hộ thì vô tình đánh mất lòng tự trọng của
cá nhân.
Cánh Hạc chiều hôm
Ca sĩ Khánh Ly đã mấy lần về thăm Việt Nam. Bà ước ao được hát , được
biểu diễn cho đồng bào của mình. Nhưng phía cơ quan quản lý không cấp
giấy phép. Đó cũng là một điều thiệt thòi cho Khánh Ly và cho cả những
người yêu mến giọng hát này.
Nhưng lần này bà đã được thỏa mãn. Bà được hát trên một sân khấu lớn bậc nhất và ở tại thủ đô Hà Nội, chính nơi bà sinh ra.
Theo tin của truyền thông thì buổi biểu diễn khá thành công. Một hội
trường lớn, có sức chứa tới 4000 khán giả. Đạo diễn tốt, sân khấu đẹp,
nhóm hát cùng Khánh Ly nhiệt tình. Bà được khán giả đón chào sang trọng
và được trải lòng qua từng câu chuyện với mọi người.
Người mến mộ Khánh Ly hết sức ngạc nhiên vì với lứa tuổi 70 mà ca sĩ
không bị hụt hơi , vẫn còn thể hiện tốt các ca khúc để đời của Trịnh
Công Sơn. Họ cũng đã thỏa mãn vì đã chính tận mắt nhìn thấy một Khánh Ly
bằng xương bằng thịt trên sân khấu. Nhưng ước ao được nghe lại chất
giọng liêu trai một thủa xuân thì lại chẳng toại nguyện. Không còn vương
vấn một chút gì của „ Nữ hoàng chân đất“ nữa.
Dù sao thì cả hai phía, Khánh Ly và khán giả ở Hà Nội, đều hài lòng vì họ được an ủi.
Mong một ngày nào đó khán giả ở Sài Gòn cũng được nghe, được nhìn lại
người ca sĩ mình yêu mến ngay tại nơi họ đã từng "nối vòng tay lớn".
Dù chỉ một lần cuối thôi.
Hi vọng là thế
Dân Choa