Nhân Vật
Dân Choa - Ông Sinh Hùng rất hài lòng
Sau khi công bố kết quả phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt tại Quốc Hội. Ông Nguyễn Sinh Hùng có lý giải thêm về cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, nhưng kết luận
Sau khi công bố kết quả phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt tại Quốc Hội. Ông Nguyễn Sinh Hùng có lý giải thêm về cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, nhưng kết luận cuối cùng của ông được gói gọn trong mấy lời „ Kết quả cuối cùng rất tốt“.
Có nghĩa là ông rất hài lòng. Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đã đáp ứng ý mong muốn của ông.
Tuy kết quả bỏ phiếu tín nhiệm không có ý nghĩa nhiều đối với việc phế truất hay thay đổi một chức danh nào đó của 47 vị có tên. Nhưng nó rất đáng khích lệ. Cuộc bỏ phiếu đã phản ánh phần nào suy nghĩ thực của đại số đại biểu Quốc Hội với những người có trọng trách trong bộ máy nhà nước.
Riêng đối với bốn vị lãnh đạo tối cao thì có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng. Bản thân mỗi người đều có thể nhìn nhận rõ uy tín vai trò của mình trong Quốc Hội.
Kết quả đã được công bố. Không có ai trọn vẹn. Nhưng người hài lòng nhất có thể là ông Sinh Hùng, ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trương Tấn Sang.
Người thất vọng lại chính là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nếu như trong hội nghị Trung ương 7 ông Dũng là người chiến thắng với số phiếu áp đảo trong Đảng thì lần này tại Quốc Hội ông phải chấp nhận mình là người thất bại. Số lá phiếu đánh giá cao ông Dũng trong hội nghị 7 đã không lấn lướt được 500 lá phiếu tại Quốc Hội.
Quốc Hội Việt Nam thực sự cũng có nhiều thay đổi kể từ thời ông Nguyễn Văn An. Quốc Hội không phải lúc nào cũng đồng nhất với Chính phủ, có những lúc Quốc Hội đã dám bác bỏ thẳng thừng quyết sách của Chính phủ. Hơn nữa có nhiều đại biểu phát biểu khá căng với quan chức Chính phủ. Vì thế mỗi lần họp Quốc hội là một lần gây căng thẳng đối với các quan chức Chính phủ. Nhiều quan chức tìm đủ lý do để được miễn trả lời chất vấn.
Ông Sinh Hùng cho rằng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt và cho rằng ngay ở nước ngoài cũng không có. Ông nói cũng khá đúng. Ở nước ngoài không có nơi nào bỏ phiếu cho từng chức danh cụ thể như thế, làm mất thời gian và tiền bạc của người đóng thuế. Họ tìm cách đơn giản hơn. Đối với uy tín từng chức danh thì đã có các viện thăm dò độc lập thực hiện. Uy tín của từng vị trong đảng, trong bộ máy nhà nước được đưa lên hàng tuần, hàng tháng. Còn đối với chính phủ thì Quốc hội chỉ cần bỏ phiếu biểu quyết tín nhiệm hay bất tín nhiệm mà thôi. Qua số phiếu người đứng đầu chính phủ sẽ có quyết định tiếp tục làm hay tự cùng nội các từ chức.
Tuy bản chất cuộc bỏ phiếu là tín nhiệm hay bất tín nhiệm nhưng có vẻ những người lập trình bỏ phiếu ở Quốc hội Việt Nam thích phức tạp. Họ dùng chữ „ tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp“ cho lắt léo, tránh dùng chữ „ bất tín nhiệm“. Nhưng dù cho sử dụng mỹ từ gì thì cũng không thay đổi được bản chất sự việc.
Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm vừa công bố nó như một liệu thuốc tinh thần cho ông Hùng, ông Trọng , ông Sang trước Quốc Hội và dư luận nhân dân . Một niềm vui nho nhỏ sau những thất bại trong các hội nghị Trung ương đảng.
Đối với quan chức Chính phủ, đặc biệt là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì đây là một tổn hại uy tín nghiêm trọng mà ông bắt buộc phải chấp nhận. Tuy nhiên kết quả trên cũng không thể nào thay đổi vị thế của ông đối với bộ máy nhà nước. Trước và sau cuộc bỏ phiếu ông vẫn là người có tầm ảnh hưởng nhất đối với Việt Nam.
Nếu ông Thủ tướng có buồn đôi chút thì ông cũng nên học ông Sinh Hùng ngày nào. Ông Hùng khảng khái khi chỉ đạt số phiếu thấp (58%) cho chức vụ phó thủ tướng năm 2008 tại Quốc Hội:
„Trong công việc tôi làm thời gian qua còn nhiều khiếm khuyết, trong khi yêu cầu của cuộc sống, của sự phát triển ngày càng cao. Phiếu bầu cho tôi không cao thể hiện rõ điều này. Nếu những việc chưa tốt là non nửa, ứng với số phiếu không được bầu là non nửa thì đó là bình thường“.
Dân Choa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Dân Choa - Ông Sinh Hùng rất hài lòng
Sau khi công bố kết quả phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt tại Quốc Hội. Ông Nguyễn Sinh Hùng có lý giải thêm về cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, nhưng kết luận
Sau khi công bố kết quả phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt tại Quốc Hội. Ông Nguyễn Sinh Hùng có lý giải thêm về cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, nhưng kết luận cuối cùng của ông được gói gọn trong mấy lời „ Kết quả cuối cùng rất tốt“.
Có nghĩa là ông rất hài lòng. Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đã đáp ứng ý mong muốn của ông.
Tuy kết quả bỏ phiếu tín nhiệm không có ý nghĩa nhiều đối với việc phế truất hay thay đổi một chức danh nào đó của 47 vị có tên. Nhưng nó rất đáng khích lệ. Cuộc bỏ phiếu đã phản ánh phần nào suy nghĩ thực của đại số đại biểu Quốc Hội với những người có trọng trách trong bộ máy nhà nước.
Riêng đối với bốn vị lãnh đạo tối cao thì có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng. Bản thân mỗi người đều có thể nhìn nhận rõ uy tín vai trò của mình trong Quốc Hội.
Kết quả đã được công bố. Không có ai trọn vẹn. Nhưng người hài lòng nhất có thể là ông Sinh Hùng, ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trương Tấn Sang.
Người thất vọng lại chính là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nếu như trong hội nghị Trung ương 7 ông Dũng là người chiến thắng với số phiếu áp đảo trong Đảng thì lần này tại Quốc Hội ông phải chấp nhận mình là người thất bại. Số lá phiếu đánh giá cao ông Dũng trong hội nghị 7 đã không lấn lướt được 500 lá phiếu tại Quốc Hội.
Quốc Hội Việt Nam thực sự cũng có nhiều thay đổi kể từ thời ông Nguyễn Văn An. Quốc Hội không phải lúc nào cũng đồng nhất với Chính phủ, có những lúc Quốc Hội đã dám bác bỏ thẳng thừng quyết sách của Chính phủ. Hơn nữa có nhiều đại biểu phát biểu khá căng với quan chức Chính phủ. Vì thế mỗi lần họp Quốc hội là một lần gây căng thẳng đối với các quan chức Chính phủ. Nhiều quan chức tìm đủ lý do để được miễn trả lời chất vấn.
Ông Sinh Hùng cho rằng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt và cho rằng ngay ở nước ngoài cũng không có. Ông nói cũng khá đúng. Ở nước ngoài không có nơi nào bỏ phiếu cho từng chức danh cụ thể như thế, làm mất thời gian và tiền bạc của người đóng thuế. Họ tìm cách đơn giản hơn. Đối với uy tín từng chức danh thì đã có các viện thăm dò độc lập thực hiện. Uy tín của từng vị trong đảng, trong bộ máy nhà nước được đưa lên hàng tuần, hàng tháng. Còn đối với chính phủ thì Quốc hội chỉ cần bỏ phiếu biểu quyết tín nhiệm hay bất tín nhiệm mà thôi. Qua số phiếu người đứng đầu chính phủ sẽ có quyết định tiếp tục làm hay tự cùng nội các từ chức.
Tuy bản chất cuộc bỏ phiếu là tín nhiệm hay bất tín nhiệm nhưng có vẻ những người lập trình bỏ phiếu ở Quốc hội Việt Nam thích phức tạp. Họ dùng chữ „ tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp“ cho lắt léo, tránh dùng chữ „ bất tín nhiệm“. Nhưng dù cho sử dụng mỹ từ gì thì cũng không thay đổi được bản chất sự việc.
Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm vừa công bố nó như một liệu thuốc tinh thần cho ông Hùng, ông Trọng , ông Sang trước Quốc Hội và dư luận nhân dân . Một niềm vui nho nhỏ sau những thất bại trong các hội nghị Trung ương đảng.
Đối với quan chức Chính phủ, đặc biệt là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì đây là một tổn hại uy tín nghiêm trọng mà ông bắt buộc phải chấp nhận. Tuy nhiên kết quả trên cũng không thể nào thay đổi vị thế của ông đối với bộ máy nhà nước. Trước và sau cuộc bỏ phiếu ông vẫn là người có tầm ảnh hưởng nhất đối với Việt Nam.
Nếu ông Thủ tướng có buồn đôi chút thì ông cũng nên học ông Sinh Hùng ngày nào. Ông Hùng khảng khái khi chỉ đạt số phiếu thấp (58%) cho chức vụ phó thủ tướng năm 2008 tại Quốc Hội:
„Trong công việc tôi làm thời gian qua còn nhiều khiếm khuyết, trong khi yêu cầu của cuộc sống, của sự phát triển ngày càng cao. Phiếu bầu cho tôi không cao thể hiện rõ điều này. Nếu những việc chưa tốt là non nửa, ứng với số phiếu không được bầu là non nửa thì đó là bình thường“.
Dân Choa