Tham Khảo
Dân sẽ không bảo vệ chính quyền khi họ nhận ra rằng chính quyền đó không phải của họ
Chuyện quan chức xử lý mâu thuẫn bằng súng ống thực ra có đáng ngạc nhiên lắm không khi mà việc quản lý vũ khí quân dụng ở Việt Nam khá lỏng lẻo? Nhiều giới khác đã từng xử nhau theo cách này thì đến lúc nào đó quan chức cũng sẽ sử dụng thôi, chẳng lạ.
Vậy nên vụ nổ súng ở Yên Bái có thể hơi bất thường song không đến nỗi quá đặc biệt và sẽ là suy diễn quá xa nếu đưa ra những thuyết âm mưu như thanh trừng nội bộ, xung đột phe phái…mà không có bất kì căn cứ nào. Sự kiện này cũng quá cá biệt để đại diện cho bất kỳ xu hướng chính trị nào.
Tuy nhiên, hiện tượng xảy ra sau đó – sự
hân hoan, vui mừng và phần nào đó là hỉ hả của đông đảo người dân trước
cái chết của ba quan chức – mới là điều thực đáng quan tâm.
Bởi nó là một thông điệp.
Địa chỉ gửi thì không thể rõ hơn, chính là các quan chức cấp cao.
Những phát súng ở Yên Bái như nhắc một sự thật mà đôi khi người ta quên khuấy đi:
Quan chức cấp cao tưởng rằng đứng trên triệu người với quyền lực vô song hoá ra cũng là người thường, không chịu nổi một viên đạn. Trong khi đó, sự an toàn của họ dựa trên bộ máy vũ trang – thứ mà trong lịch sử nhân loại luôn dao động theo lòng dân.
Những diễn biến của dư luận xã hội sau vụ Yên Bái, trớ trêu, lại đưa đến một ngụ ý cực kỳ nguy hiểm:
Dân chúng hoá ra không quá phẫn nộ nếu có ai đó bắn chết một quan chức cấp cao. Thế nếu đó là một lực lượng vũ trang phản loạn bắn bỏ hàng loạt quan chức cấp cao thì liệu dân chúng có phẫn nộ không?
Hoặc cho phép tôi thẳng thắn hơn:
Nếu có một nhóm quân nhân đảo chính định xử toàn bộ quan chức chóp bu như Thổ Nhĩ Kỳ thì dân chúng có đổ xuống đường biểu tình, và có ai nằm xuống lấy thân mình cản bước xe tăng như ở đường phố Ankara để bảo vệ chính quyền dân sự không?
Có vẻ là không.
Vì sao vậy? Đơn giản thôi, chả ai chuốc lấy nguy hiểm để bảo vệ những thứ không phải của mình.
Dân sẽ không bảo vệ chính quyền nếu họ thấy chính quyền đó không phải của họ. Nghĩa là, không phải là một chính quyền dân chủ.
Và trong nghĩa này, sẽ không quá phóng đại nếu nói rằng tiếng súng Yên Bái qua hàn thử biểu dư luận trên mạng xã hội đã làm rúng động toàn bộ Ba Đình.
Thế quan chức cấp cao nên làm gì để an tâm?
Cũng không khó, lo rủi ro thì phải mua bảo hiểm. Bản chất của bảo hiểm là mất cái gì đó để nhận lại sự an tâm, không thể chả mất gì mà lại đòi được an toàn. Đã đến lúc giới chóp bu chính trị thôi khăng khăng muốn ĐƯỢC TẤT CẢ vì coi chừng, có thể kết quả sẽ là MẤT TẤT CẢ. Lựa chọn sáng suốt hơn là mất một phần để được an toàn những phần còn lại.
Một lộ trình dân chủ hoá sẽ đóng vai trò như một bản hợp đồng bảo hiểm trong đó những người nắm quyền chấp nhận trả lại cho dân những quyền chính trị căn bản để dân chúng tham gia sâu hơn vào việc quản trị quốc gia – cách duy nhất để người dân thấy chính quyền phần nào đó là của mình, và sẵn sàng xả thân bảo vệ nó khi cần.
Thái độ đó lan rộng trong xã hội là sẽ là lời nhắc nhở nghiêm khắc, phòng ngừa mọi ý định chiếm đoạt quyền lực quốc gia bằng đảo chính của bất kỳ nhóm quân nhân phiêu lưu nào.
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Dân sẽ không bảo vệ chính quyền khi họ nhận ra rằng chính quyền đó không phải của họ
Chuyện quan chức xử lý mâu thuẫn bằng súng ống thực ra có đáng ngạc nhiên lắm không khi mà việc quản lý vũ khí quân dụng ở Việt Nam khá lỏng lẻo? Nhiều giới khác đã từng xử nhau theo cách này thì đến lúc nào đó quan chức cũng sẽ sử dụng thôi, chẳng lạ.
Vậy nên vụ nổ súng ở Yên Bái có thể hơi bất thường song không đến nỗi quá đặc biệt và sẽ là suy diễn quá xa nếu đưa ra những thuyết âm mưu như thanh trừng nội bộ, xung đột phe phái…mà không có bất kì căn cứ nào. Sự kiện này cũng quá cá biệt để đại diện cho bất kỳ xu hướng chính trị nào.
Tuy nhiên, hiện tượng xảy ra sau đó – sự
hân hoan, vui mừng và phần nào đó là hỉ hả của đông đảo người dân trước
cái chết của ba quan chức – mới là điều thực đáng quan tâm.
Bởi nó là một thông điệp.
Địa chỉ gửi thì không thể rõ hơn, chính là các quan chức cấp cao.
Những phát súng ở Yên Bái như nhắc một sự thật mà đôi khi người ta quên khuấy đi:
Quan chức cấp cao tưởng rằng đứng trên triệu người với quyền lực vô song hoá ra cũng là người thường, không chịu nổi một viên đạn. Trong khi đó, sự an toàn của họ dựa trên bộ máy vũ trang – thứ mà trong lịch sử nhân loại luôn dao động theo lòng dân.
Những diễn biến của dư luận xã hội sau vụ Yên Bái, trớ trêu, lại đưa đến một ngụ ý cực kỳ nguy hiểm:
Dân chúng hoá ra không quá phẫn nộ nếu có ai đó bắn chết một quan chức cấp cao. Thế nếu đó là một lực lượng vũ trang phản loạn bắn bỏ hàng loạt quan chức cấp cao thì liệu dân chúng có phẫn nộ không?
Hoặc cho phép tôi thẳng thắn hơn:
Nếu có một nhóm quân nhân đảo chính định xử toàn bộ quan chức chóp bu như Thổ Nhĩ Kỳ thì dân chúng có đổ xuống đường biểu tình, và có ai nằm xuống lấy thân mình cản bước xe tăng như ở đường phố Ankara để bảo vệ chính quyền dân sự không?
Có vẻ là không.
Vì sao vậy? Đơn giản thôi, chả ai chuốc lấy nguy hiểm để bảo vệ những thứ không phải của mình.
Dân sẽ không bảo vệ chính quyền nếu họ thấy chính quyền đó không phải của họ. Nghĩa là, không phải là một chính quyền dân chủ.
Và trong nghĩa này, sẽ không quá phóng đại nếu nói rằng tiếng súng Yên Bái qua hàn thử biểu dư luận trên mạng xã hội đã làm rúng động toàn bộ Ba Đình.
Thế quan chức cấp cao nên làm gì để an tâm?
Cũng không khó, lo rủi ro thì phải mua bảo hiểm. Bản chất của bảo hiểm là mất cái gì đó để nhận lại sự an tâm, không thể chả mất gì mà lại đòi được an toàn. Đã đến lúc giới chóp bu chính trị thôi khăng khăng muốn ĐƯỢC TẤT CẢ vì coi chừng, có thể kết quả sẽ là MẤT TẤT CẢ. Lựa chọn sáng suốt hơn là mất một phần để được an toàn những phần còn lại.
Một lộ trình dân chủ hoá sẽ đóng vai trò như một bản hợp đồng bảo hiểm trong đó những người nắm quyền chấp nhận trả lại cho dân những quyền chính trị căn bản để dân chúng tham gia sâu hơn vào việc quản trị quốc gia – cách duy nhất để người dân thấy chính quyền phần nào đó là của mình, và sẵn sàng xả thân bảo vệ nó khi cần.
Thái độ đó lan rộng trong xã hội là sẽ là lời nhắc nhở nghiêm khắc, phòng ngừa mọi ý định chiếm đoạt quyền lực quốc gia bằng đảo chính của bất kỳ nhóm quân nhân phiêu lưu nào.