Thân Hữu Tiếp Tay...
Đăng Cáo Phó - Trần Văn Giang
Tôi đã vào tuổi thất tuần, về hưu đã vài năm. Thỉnh thoảng trong giờ nhàn rỗi, vẫn giở vài trang báo Việt Ngữ ra đọc cho qua ngày tháng. Tôi để ý đã có một sự thay đổi lớn trong sở thích của cá nhân tôi. Đó là: Tôi không còn quan tâm nhiều về lập trường chính trị của đảng Cộng hòa, Dân chủ, vấn đề tranh cãi “Phá Thai” hay phong trào “Black Lives Matters…” ngay cả tình hình kinh tế thị trường chứng khoán trồi sụt (“tiền liền khúc ruột!”) mà tôi lại thích đọc, và đọc rất kỹ các trang Cáo phó của các báo Việt Ngữ (!)
Nhà báo Bùi Bảo Trúc lúc còn sinh tiền đã viết đại khái là ông ta thích đọc trang Cáo phó “vì vui thấy mình còn sống (chưa chết!)…” Riêng tôi, trang Cáo phó trên báo, nếu đọc cho kỹ, sẽ thấy rất nhiều đều thú vị có thể học hỏi được; để rồi khi hữu sự, cứ như thế mà làm theo y chang (“cóp-pi” nguyên con !?); hay cũng để tránh “không nên làm tương tự như vậy” vì coi có vẻ “ốt dột” lắm (!)…
Ngay khi có người thân qua đời, người trong gia đình gần như, không thể tránh được, phải tìm cách thông báo cho mọi người thân nhân và bằng hữu biết ngay. Trước đây, khi còn ở Việt Nam, vấn đề thông báo này không phức tạp cho lắm; đôi khi chẳng cần phải đi đăng Cáo phó trên báo làm gì cho tốn tiền; chỉ cần cử một người trong gia đình đi vòng vòng thông báo trong một buổi là xem như tạm đủ. Bây giờ sống ở nước ngoài, thân nhân và bạn hữu chúng ta chỉ có một số ít ở gần kề, còn phần lớn ở rải rác các thành phố khác trên nước Mỹ; đôi khi ở trên khắp năm Châu… Việc đăng Cáo phó trên báo in hay báo “online” là cách thông báo hữu hiệu mau chóng và chính xác. Nhiều người cũng dùng cách thông báo trên các trang mạng xã hội (Social media); tuy nhiên Cáo phó trên báo in vẫn được coi là “chính thức, đứng đắn, và long trọng” hơn.
Các chi tiết cơ bản thường thấy được thông báo trên Cáo Phó của người Việt (không nhất thiết phải theo cùng 1 thứ tự) như sau :
- Tên, tên Thánh/Pháp danh (nếu có).
- Ngày và nơi sinh, ngày và nơi tạ thế, tuổi thọ.
- Liên hệ giữa người quá cố và người (hay gia đình) đứng thông báo.
- Các chi tiết về nhà Quàn, ngày giờ và nơi chốn chương trình phát tang, đọc kinh, thăm viếng và an táng.
- Một danh sách thành viên gia đình người quá cố, thường nằm ở phần cuối Cáo phó.
Các chi tiết Cáo phó này, tôi đọc nhiều lần trên các báo mới chính là vấn đề tôi muốn nêu ra trong bài viết ngắn này.
Văn hóa Tây phương và cổ truyền Việt Nam có nhiều khác biệt trên phương diện tang sự… Về sự chết, người Tây phương có vẻ thông thoáng hơn vì họ sống thực tế, tích cực (positive) và ít dị đoan cho nên không họ chẳng cần kiêng cử chi cả. Trong các Cáo phó họ còn viết lên những lời bông đùa, khôi hài về người chết cũng như người sống trong gia đình. Họ coi tang sự như một ngày “Chúc tụng sự sống (celebration of life)” thay vì là “Sự chấm dứt của một đời sống (end of one life).” Nhiều người Tây phương còn ngang nhiên can đảm viết Cáo phó cho chính mình khi vẩn còn sống thở mạnh giỏi. Kinh thật!!!
Văn hóa Việt Nam (và cả Trung hoa) để ý đến nhiều điều húy kỵ; thường không dám nhìn thẳng vào sự chết; và phải nói là chúng ta gần như không có cái văn hóa viết Cáo phó. Cáo phó của người Việt chỉ đơn thuần là loại văn chương / công thức ứng dụng (loại “điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa!”) thông thường; không dám đi vào các ngoại lệ vì sợ công chúng (người bên ngoài) cho là phạm thượng (?) dám giởn mặt người qua cố, làm mất vẻ trang nghiêm của tang lễ v..v..
Mặc dù người Việt vẫn theo công thức và thông lệ, nhưng qua sự quan sát, tôi thấy có nhiều thông lệ lại đi “quá đà” (excessive);
Chẳng hạn như các chức vụ, tước vị, bằng cấp của người chết cũng như
thành viên gia đình (còn sống) được liệt kê loạn xạ, một cách không cần
thiết…. Danh sách số thân nhân của người quá cố đôi khi dài hơn 2 phần 3
trang Cáo phó (gồm cả vợ lớn, vợ bé, con, cháu, chắt, con dâu, con rể,
con nuôi, anh chị em, chú bác, thông gia, hàng xóm…) Đôi khi các chi
tiết loại “quá đà” này gây sự hiều lầm (với ác ý!?) là khoe khoang, nổ
sảng quá trớn; không ai có đủ thời giờ kiểm chứng sự trung thực các đề
mục được liệt kê dài dòng trong Cáo Phó (!?)
Lời cuối
Tóm lại, người Việt dường như thiếu hẳn một “Văn hóa Viết Cáo phó” (?). Để phát huy sự phong phú và thông thoáng của Văn hóa Tang sự Việt Nam, tôi tiện đây đề nghị các tờ báo Việt Ngữ lớn ở hải ngoại, ngoài các cuốc thi đua đã có sẵn như “Viết Về Văn Hóa Nước Mỹ,” “Sự Duyên Dáng của Văn Hóa Việt Nam…” nên thêm vào đó cuộc thi đua “Viết Cáo phó” cho trọn vẹn.
Để kết thúc, tôi mạo muội dùng lời của ông Yogi Berra (1925-2015), một cầu thủ và cũng là Huấn Luyện Viên nổi tiếng của đội bóng “Baseball” New York Yankees như sau:
“Bạn nhớ luôn luôn phải đi dự đám tang của người khác nhé; nếu không người khác sẽ không đi dự đám tang của bạn.”
(Always go to other people's funerals; otherwise they won't go to yours).
Thân mến,
Trần Văn Giang ( HNPD )
Orange County
Ngày 12 tháng 10 năm 2020.Đăng Cáo Phó - Trần Văn Giang
Tôi đã vào tuổi thất tuần, về hưu đã vài năm. Thỉnh thoảng trong giờ nhàn rỗi, vẫn giở vài trang báo Việt Ngữ ra đọc cho qua ngày tháng. Tôi để ý đã có một sự thay đổi lớn trong sở thích của cá nhân tôi. Đó là: Tôi không còn quan tâm nhiều về lập trường chính trị của đảng Cộng hòa, Dân chủ, vấn đề tranh cãi “Phá Thai” hay phong trào “Black Lives Matters…” ngay cả tình hình kinh tế thị trường chứng khoán trồi sụt (“tiền liền khúc ruột!”) mà tôi lại thích đọc, và đọc rất kỹ các trang Cáo phó của các báo Việt Ngữ (!)
Nhà báo Bùi Bảo Trúc lúc còn sinh tiền đã viết đại khái là ông ta thích đọc trang Cáo phó “vì vui thấy mình còn sống (chưa chết!)…” Riêng tôi, trang Cáo phó trên báo, nếu đọc cho kỹ, sẽ thấy rất nhiều đều thú vị có thể học hỏi được; để rồi khi hữu sự, cứ như thế mà làm theo y chang (“cóp-pi” nguyên con !?); hay cũng để tránh “không nên làm tương tự như vậy” vì coi có vẻ “ốt dột” lắm (!)…
Ngay khi có người thân qua đời, người trong gia đình gần như, không thể tránh được, phải tìm cách thông báo cho mọi người thân nhân và bằng hữu biết ngay. Trước đây, khi còn ở Việt Nam, vấn đề thông báo này không phức tạp cho lắm; đôi khi chẳng cần phải đi đăng Cáo phó trên báo làm gì cho tốn tiền; chỉ cần cử một người trong gia đình đi vòng vòng thông báo trong một buổi là xem như tạm đủ. Bây giờ sống ở nước ngoài, thân nhân và bạn hữu chúng ta chỉ có một số ít ở gần kề, còn phần lớn ở rải rác các thành phố khác trên nước Mỹ; đôi khi ở trên khắp năm Châu… Việc đăng Cáo phó trên báo in hay báo “online” là cách thông báo hữu hiệu mau chóng và chính xác. Nhiều người cũng dùng cách thông báo trên các trang mạng xã hội (Social media); tuy nhiên Cáo phó trên báo in vẫn được coi là “chính thức, đứng đắn, và long trọng” hơn.
Các chi tiết cơ bản thường thấy được thông báo trên Cáo Phó của người Việt (không nhất thiết phải theo cùng 1 thứ tự) như sau :
- Tên, tên Thánh/Pháp danh (nếu có).
- Ngày và nơi sinh, ngày và nơi tạ thế, tuổi thọ.
- Liên hệ giữa người quá cố và người (hay gia đình) đứng thông báo.
- Các chi tiết về nhà Quàn, ngày giờ và nơi chốn chương trình phát tang, đọc kinh, thăm viếng và an táng.
- Một danh sách thành viên gia đình người quá cố, thường nằm ở phần cuối Cáo phó.
Các chi tiết Cáo phó này, tôi đọc nhiều lần trên các báo mới chính là vấn đề tôi muốn nêu ra trong bài viết ngắn này.
Văn hóa Tây phương và cổ truyền Việt Nam có nhiều khác biệt trên phương diện tang sự… Về sự chết, người Tây phương có vẻ thông thoáng hơn vì họ sống thực tế, tích cực (positive) và ít dị đoan cho nên không họ chẳng cần kiêng cử chi cả. Trong các Cáo phó họ còn viết lên những lời bông đùa, khôi hài về người chết cũng như người sống trong gia đình. Họ coi tang sự như một ngày “Chúc tụng sự sống (celebration of life)” thay vì là “Sự chấm dứt của một đời sống (end of one life).” Nhiều người Tây phương còn ngang nhiên can đảm viết Cáo phó cho chính mình khi vẩn còn sống thở mạnh giỏi. Kinh thật!!!
Văn hóa Việt Nam (và cả Trung hoa) để ý đến nhiều điều húy kỵ; thường không dám nhìn thẳng vào sự chết; và phải nói là chúng ta gần như không có cái văn hóa viết Cáo phó. Cáo phó của người Việt chỉ đơn thuần là loại văn chương / công thức ứng dụng (loại “điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa!”) thông thường; không dám đi vào các ngoại lệ vì sợ công chúng (người bên ngoài) cho là phạm thượng (?) dám giởn mặt người qua cố, làm mất vẻ trang nghiêm của tang lễ v..v..
Mặc dù người Việt vẫn theo công thức và thông lệ, nhưng qua sự quan sát, tôi thấy có nhiều thông lệ lại đi “quá đà” (excessive);
Chẳng hạn như các chức vụ, tước vị, bằng cấp của người chết cũng như
thành viên gia đình (còn sống) được liệt kê loạn xạ, một cách không cần
thiết…. Danh sách số thân nhân của người quá cố đôi khi dài hơn 2 phần 3
trang Cáo phó (gồm cả vợ lớn, vợ bé, con, cháu, chắt, con dâu, con rể,
con nuôi, anh chị em, chú bác, thông gia, hàng xóm…) Đôi khi các chi
tiết loại “quá đà” này gây sự hiều lầm (với ác ý!?) là khoe khoang, nổ
sảng quá trớn; không ai có đủ thời giờ kiểm chứng sự trung thực các đề
mục được liệt kê dài dòng trong Cáo Phó (!?)
Lời cuối
Tóm lại, người Việt dường như thiếu hẳn một “Văn hóa Viết Cáo phó” (?). Để phát huy sự phong phú và thông thoáng của Văn hóa Tang sự Việt Nam, tôi tiện đây đề nghị các tờ báo Việt Ngữ lớn ở hải ngoại, ngoài các cuốc thi đua đã có sẵn như “Viết Về Văn Hóa Nước Mỹ,” “Sự Duyên Dáng của Văn Hóa Việt Nam…” nên thêm vào đó cuộc thi đua “Viết Cáo phó” cho trọn vẹn.
Để kết thúc, tôi mạo muội dùng lời của ông Yogi Berra (1925-2015), một cầu thủ và cũng là Huấn Luyện Viên nổi tiếng của đội bóng “Baseball” New York Yankees như sau:
“Bạn nhớ luôn luôn phải đi dự đám tang của người khác nhé; nếu không người khác sẽ không đi dự đám tang của bạn.”
(Always go to other people's funerals; otherwise they won't go to yours).
Thân mến,
Trần Văn Giang ( HNPD )
Orange County
Ngày 12 tháng 10 năm 2020.