Di Sản Hồ Chí Minh
Đặng Kiên Trung - Đôi điều với tiến sĩ Lê Kiên Thành
Còn nhớ, cách nay không lâu tôi có đọc bài “Trò chuyện với con trai cố TBT Lê Duẩn” của phóng viên Lan Hương trên báo điện tử Một Thế Giới, tôi hiểu anh là nhà trí thức có trách nhiệm với dân tộc,
Bài viết nầy như một thư ngỏ, tôi có đôi điều muốn trao đổi với anh:
Còn nhớ, cách nay không lâu tôi có đọc bài “Trò chuyện với con trai cố TBT Lê Duẩn” của phóng viên Lan Hương trên báo điện tử Một Thế Giới, tôi hiểu anh là nhà trí thức có trách nhiệm với dân tộc, anh day dứt, trăn trở trước hiện tình đất nước, thẳng thắn phê phán sự tha hóa trong Đảng và xã hội. Trong buổi trò chuyện, phóng viên có hỏi anh câu:“Cha ông – cố Tổng Bí thư Lê Duẩn là người giữ cương vị Tổng Bí thư lâu nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy mà ông không ngại nói ra những điều này?”. Anh trả lời:“Nói ra, tôi biết sẽ có nhiều người không hài lòng. Nói ra tôi biết có thể ảnh hưởng không ít đến những người xung quanh mình. Nhưng là đảng viên, tôi thấy mình không thể không nói. Nếu mà can đảm, nếu mà thông minh, nếu mà thực sự vì dân vì nước thì sẽ phải nghĩ đến tận cùng của sự tồn vong. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tham nhũng là ghẻ, nhưng nếu ghẻ khắp người mà chúng ta chặt hết đi thì cơ thể của chúng ta sẽ chết. Đó là cách làm vô ích. Mà cái ghẻ của chúng ta là cái ghẻ từ trong nội tạng. Chúng ta không thể vứt nội tạng của chúng ta đi, mà phải làm cái gì đó để thay đổi được gốc rễ của căn bệnh”.
Tôi vừa đọc hai bài (Cha tôi không bao giờ biết vì sao mình là người được lựa chọn và Nếu cha tôi là người độc đoán... ) ghi cuộc trò chuyện của anh với phóng viên Lan Hương trên ANTG cuối tháng. Tôi không hiểu điều gì khiến anh thay đổi thái độ khi trả lời các câu hỏi của phóng viên và lấy làm tiếc, anh không né tránh trả lời những câu hỏi liên quan đến sự nghiệp chính trị của cha anh, vì anh là con và trưởng thành sau nầy, anh không thể hiểu hay hiểu không đầy đủ, khách quan những gì cha anh suy nghĩ và hành động với tư cách một lãnh tụ của Đảng. Anh nói năng lung tung, thiên hạ chê trách anh muốn biện minh cho cha; thậm chí không ít ý kiến chỉ trích anh và cả cha anh rất gay gắt, nặng nề…!
Ông Lê Duẩn là cha anh, với tôi ông là người lãnh đạo cấp cao từ thuở niên thiếu tập tễnh “làm cách mạng”, cùng cán bộ, đảng viên cùng thời, chúng tôi hiểu ông Lê Duẩn thông qua đường lối, chánh sách của Đảng ông làm Tổng Bí thư chúng tôi có nhiệm vụ tiếp thu tổ chức thực hiện... Ngày xưa, khi còn đánh nhau với Mỹ, chúng tôi rất kính trọng ông Lê Duẩn, xem ông là nhà lãnh đạo tài ba, đức độ trọn đời vì dân vì nước, tuyệt đối tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng và cá nhân ông. Cho đến sau năm 1975 đất nước thống nhất, ông tiếp tục tái đắc cử chức Tổng Bí thư tại Đại hội lần thứ 4 tháng 12/1976 và tại Đại hội lần thứ 5 tháng 3/1982 đến khi qua đời tháng 7/1986 ở tuổi 79, chưa hết nhiệm kỳ đại hội!
Từ tháng 4/1975 đến tháng 7/1986 là 11 năm 3 tháng cha anh làm Tổng Bí thư khi Đảng cầm quyền trên cả nước, tình hình đất nước như thế nào thì tôi, anh và mọi người dân nước Việt đều biết. Mời anh đọc một đoạn dưới đây trong bài “Chung quanh vấn đề nhận thức và đánh giá Hồ Chí Minh hiện nay” của Lê Kỳ Sơn, đăng trang viet-studies ngày 18-5-15. Đây là bài viết sắc sảo, khách quan với những cứ liệu lịch sử đầy tính thuyết phục:
“…“Việt Nam giành được thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp thống nhất đất nước với cái giá máu xương phải trả được coi là chưa từng có trong lịch sử kháng chiến của dân tộc. Nhưng thắng lợi quá lớn đã làm cho những người chiến thắng say sưa, sinh ra chủ quan, kiêu ngạo; thiếu tinh thần khoan dung của người thắng cuộc để chủ động thực hiện hòa giải, hòa hợp dân tộc; ta cũng đã không biết tận dụng sức mạnh của niềm vui, niềm tự hào chiến thắng, sự yêu mến, cảm phục và sẵn sàng viện trợ của bạn bè quốc tế để tranh thủ đưa cả nước chuyển sang một thời kỳ mới: chung tay hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại Tổ quốc, sớm đi tới phồn vinh, thịnh vượng.“Trái lại, cũng do chủ quan, hẹp hòi, tầm nhìn thiển cận, chúng ta đã liên tiếp mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại. Tiếng súng vừa mới im được vài năm, ta đã phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc; việc đem quân vào Campuchia, rồi sa lầy ở đó hơn 10 năm; vụ ‘nạn kiều” và hàng triệu người Việt ồ ạt bỏ nước ra đi,...dẫn đến Việt Nam bị thế giới bao vây, cấm vận, làm cho nền kinh tế đất nước và đời sống của nhân dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn chưa từng thấy. Gỡ ra được cũng đã bị chậm đi mất vài chục năm.“…
Ông Lê Kỳ Sơn viết đúng chứ anh? Vậy, ai gây ra thảm trạng nầy cho đất nước, có phải Đảng ta những năm ấy do cha anh làm Tổng Bí thư, hay do “thế lực thù địch” nào khác thưa anh? Vậy, Đảng ta và cha anh làm sao trốn tránh được trách nhiệm trước lịch sử hở anh?
Cán bộ, đảng viên già như tôi một lòng tin tưởng tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng và kính yêu cha anh không kém Cụ Hồ suốt những năm dài "đánh giặc cứu nước", hơn mười năm sau ngày thống nhất đất nước, từng năm trôi qua chứng kiến cảnh nước nhà tan thương, lòng người ly tán... chúng tôi rất đau buồn mà sao vẫn mê muội tin Đảng, tin cha anh mong chờ có “phép mầu” nào đó làm biến đổi thực trạng nầy, đưa đất nước phát triển đi lên?!!
Anh biết không, những năm tháng đen tối ấy, cùng những người bạn tâm giao, chúng tôi trải lòng với đất nước và nuối tiếc cha anh, phải chi trong Đại hội 4 năm 1976 ông rút lui khỏi chính trường, nhường chức Tổng Bí thư cho người khác, giữ vẹn niềm tin yêu của cán bộ, đảng viên và quần chúng được vun đắp suốt những năm dài kháng chiến. Thế mà cha anh vẫn cố bám giữ quyền lực cho đến chết, mang tiếng tham quyền cố vị và thiên hạ đổ hểt trách nhiệm gây ra cảnh tan thương nầy của đất nước lên cha anh! Ôi! hình ảnh thân thương, quí trọng “Anh Ba”, “đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn” năm xưa nay còn đâu?! Cha anh qua đời đã lâu, chính anh buộc tôi phải nói ra điều này, thật lòng tôi không muốn xúc phạm người đã khuất và cũng không muốn tranh luận với anh không thể nói gì khác hơn là anh muốn biện minh cho cha anh với “lý sự cùn”, thiếu sức thuyết phục!
Tháng 5 năm 2015
Đ.K.T
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 24-5-15
(Viet-studies)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Đặng Kiên Trung - Đôi điều với tiến sĩ Lê Kiên Thành
Còn nhớ, cách nay không lâu tôi có đọc bài “Trò chuyện với con trai cố TBT Lê Duẩn” của phóng viên Lan Hương trên báo điện tử Một Thế Giới, tôi hiểu anh là nhà trí thức có trách nhiệm với dân tộc,
Bài viết nầy như một thư ngỏ, tôi có đôi điều muốn trao đổi với anh:
Còn nhớ, cách nay không lâu tôi có đọc bài “Trò chuyện với con trai cố TBT Lê Duẩn” của phóng viên Lan Hương trên báo điện tử Một Thế Giới, tôi hiểu anh là nhà trí thức có trách nhiệm với dân tộc, anh day dứt, trăn trở trước hiện tình đất nước, thẳng thắn phê phán sự tha hóa trong Đảng và xã hội. Trong buổi trò chuyện, phóng viên có hỏi anh câu:“Cha ông – cố Tổng Bí thư Lê Duẩn là người giữ cương vị Tổng Bí thư lâu nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy mà ông không ngại nói ra những điều này?”. Anh trả lời:“Nói ra, tôi biết sẽ có nhiều người không hài lòng. Nói ra tôi biết có thể ảnh hưởng không ít đến những người xung quanh mình. Nhưng là đảng viên, tôi thấy mình không thể không nói. Nếu mà can đảm, nếu mà thông minh, nếu mà thực sự vì dân vì nước thì sẽ phải nghĩ đến tận cùng của sự tồn vong. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tham nhũng là ghẻ, nhưng nếu ghẻ khắp người mà chúng ta chặt hết đi thì cơ thể của chúng ta sẽ chết. Đó là cách làm vô ích. Mà cái ghẻ của chúng ta là cái ghẻ từ trong nội tạng. Chúng ta không thể vứt nội tạng của chúng ta đi, mà phải làm cái gì đó để thay đổi được gốc rễ của căn bệnh”.
Tôi vừa đọc hai bài (Cha tôi không bao giờ biết vì sao mình là người được lựa chọn và Nếu cha tôi là người độc đoán... ) ghi cuộc trò chuyện của anh với phóng viên Lan Hương trên ANTG cuối tháng. Tôi không hiểu điều gì khiến anh thay đổi thái độ khi trả lời các câu hỏi của phóng viên và lấy làm tiếc, anh không né tránh trả lời những câu hỏi liên quan đến sự nghiệp chính trị của cha anh, vì anh là con và trưởng thành sau nầy, anh không thể hiểu hay hiểu không đầy đủ, khách quan những gì cha anh suy nghĩ và hành động với tư cách một lãnh tụ của Đảng. Anh nói năng lung tung, thiên hạ chê trách anh muốn biện minh cho cha; thậm chí không ít ý kiến chỉ trích anh và cả cha anh rất gay gắt, nặng nề…!
Ông Lê Duẩn là cha anh, với tôi ông là người lãnh đạo cấp cao từ thuở niên thiếu tập tễnh “làm cách mạng”, cùng cán bộ, đảng viên cùng thời, chúng tôi hiểu ông Lê Duẩn thông qua đường lối, chánh sách của Đảng ông làm Tổng Bí thư chúng tôi có nhiệm vụ tiếp thu tổ chức thực hiện... Ngày xưa, khi còn đánh nhau với Mỹ, chúng tôi rất kính trọng ông Lê Duẩn, xem ông là nhà lãnh đạo tài ba, đức độ trọn đời vì dân vì nước, tuyệt đối tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng và cá nhân ông. Cho đến sau năm 1975 đất nước thống nhất, ông tiếp tục tái đắc cử chức Tổng Bí thư tại Đại hội lần thứ 4 tháng 12/1976 và tại Đại hội lần thứ 5 tháng 3/1982 đến khi qua đời tháng 7/1986 ở tuổi 79, chưa hết nhiệm kỳ đại hội!
Từ tháng 4/1975 đến tháng 7/1986 là 11 năm 3 tháng cha anh làm Tổng Bí thư khi Đảng cầm quyền trên cả nước, tình hình đất nước như thế nào thì tôi, anh và mọi người dân nước Việt đều biết. Mời anh đọc một đoạn dưới đây trong bài “Chung quanh vấn đề nhận thức và đánh giá Hồ Chí Minh hiện nay” của Lê Kỳ Sơn, đăng trang viet-studies ngày 18-5-15. Đây là bài viết sắc sảo, khách quan với những cứ liệu lịch sử đầy tính thuyết phục:
“…“Việt Nam giành được thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp thống nhất đất nước với cái giá máu xương phải trả được coi là chưa từng có trong lịch sử kháng chiến của dân tộc. Nhưng thắng lợi quá lớn đã làm cho những người chiến thắng say sưa, sinh ra chủ quan, kiêu ngạo; thiếu tinh thần khoan dung của người thắng cuộc để chủ động thực hiện hòa giải, hòa hợp dân tộc; ta cũng đã không biết tận dụng sức mạnh của niềm vui, niềm tự hào chiến thắng, sự yêu mến, cảm phục và sẵn sàng viện trợ của bạn bè quốc tế để tranh thủ đưa cả nước chuyển sang một thời kỳ mới: chung tay hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại Tổ quốc, sớm đi tới phồn vinh, thịnh vượng.“Trái lại, cũng do chủ quan, hẹp hòi, tầm nhìn thiển cận, chúng ta đã liên tiếp mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại. Tiếng súng vừa mới im được vài năm, ta đã phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc; việc đem quân vào Campuchia, rồi sa lầy ở đó hơn 10 năm; vụ ‘nạn kiều” và hàng triệu người Việt ồ ạt bỏ nước ra đi,...dẫn đến Việt Nam bị thế giới bao vây, cấm vận, làm cho nền kinh tế đất nước và đời sống của nhân dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn chưa từng thấy. Gỡ ra được cũng đã bị chậm đi mất vài chục năm.“…
Ông Lê Kỳ Sơn viết đúng chứ anh? Vậy, ai gây ra thảm trạng nầy cho đất nước, có phải Đảng ta những năm ấy do cha anh làm Tổng Bí thư, hay do “thế lực thù địch” nào khác thưa anh? Vậy, Đảng ta và cha anh làm sao trốn tránh được trách nhiệm trước lịch sử hở anh?
Cán bộ, đảng viên già như tôi một lòng tin tưởng tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng và kính yêu cha anh không kém Cụ Hồ suốt những năm dài "đánh giặc cứu nước", hơn mười năm sau ngày thống nhất đất nước, từng năm trôi qua chứng kiến cảnh nước nhà tan thương, lòng người ly tán... chúng tôi rất đau buồn mà sao vẫn mê muội tin Đảng, tin cha anh mong chờ có “phép mầu” nào đó làm biến đổi thực trạng nầy, đưa đất nước phát triển đi lên?!!
Anh biết không, những năm tháng đen tối ấy, cùng những người bạn tâm giao, chúng tôi trải lòng với đất nước và nuối tiếc cha anh, phải chi trong Đại hội 4 năm 1976 ông rút lui khỏi chính trường, nhường chức Tổng Bí thư cho người khác, giữ vẹn niềm tin yêu của cán bộ, đảng viên và quần chúng được vun đắp suốt những năm dài kháng chiến. Thế mà cha anh vẫn cố bám giữ quyền lực cho đến chết, mang tiếng tham quyền cố vị và thiên hạ đổ hểt trách nhiệm gây ra cảnh tan thương nầy của đất nước lên cha anh! Ôi! hình ảnh thân thương, quí trọng “Anh Ba”, “đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn” năm xưa nay còn đâu?! Cha anh qua đời đã lâu, chính anh buộc tôi phải nói ra điều này, thật lòng tôi không muốn xúc phạm người đã khuất và cũng không muốn tranh luận với anh không thể nói gì khác hơn là anh muốn biện minh cho cha anh với “lý sự cùn”, thiếu sức thuyết phục!
Tháng 5 năm 2015
Đ.K.T
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 24-5-15
(Viet-studies)