Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Đăng Phong: Người Lính Già Địa Phương Quân.

Trời lất phất mưa, gió giật từng cơn làm hắn phải ghì chặt lấy cây dù trong tay không thì nó bay mất. Tay kia hắn kềm cán cờ trên vai, để cho lá cờ vàng ba sọc đỏ được


Trời lất phất mưa, gió giật từng cơn làm hắn phải ghì chặt lấy cây dù trong tay không thì nó bay mất. Tay kia hắn kềm cán cờ trên vai, để cho lá cờ vàng ba sọc đỏ được tự do bay phất phới bên ngoài cái dù. Gió không để hắn yên nên hắn cứ loay hoay mãi. Có người buột miệng: ‘cuộn cha lá cờ lại đi đợi bớt mưa hẳn tính!’ làm hắn giật mình trừng mắt ngó sang. Hắn thừa biết giờ nầy địa điểm hành lễ chào cờ vẫn còn sớm, người đến hãy còn lưa thưa, nhưng hắn không muốn làm vậy. Đã đến là phải giương cờ, giương khí thế. Phải tạo cho khung cảnh nhộn nhịp lên. Ai cũng cuộn cờ đứng khép nép tránh mưa thì còn gì là khí thế!
Năm nào cũng vậy, hắn cố ra sớm. Từ xa thoáng thấy nơi hành lễ có cờ vàng bay là hắn phấn chấn trong lòng, vội giơ cao tay lên cho lá cờ tung bay và chân bước mau đến để nhập cuộc. Gió mà tung lá cờ nghe phần phật là hắn rạng rỡ, vui sướng lắm càng giơ cao hơn nữa. Hắn nói hồn thiêng sông núi là phải được tung bay như vậy. Một năm chỉ có một ngày mà không làm cho nó bay được là đắc tội với đất nước với tiền nhân. Nên từ khi giữ được một lá cờ trong nhà là năm nào giá mấy hắn cũng phải đi.
Người đến càng lúc càng đông, địa điểm hành lễ gần như nhuộm hết một màu vàng là hắn vui sướng lắm. Hôm nào chào cờ mà gặp trời nắng ấm, đông người tham dự là hắn mãn nguyện ra về lòng thấy lâng lâng.
Mười năm trước hắn mới từ đảo đến Canada định cư, một hôm tình cờ đọc tin cộng đồng của Thời Báo, hắn để tâm rồi đợi ngày lần mò từ Kitchener lên Toronto tham dự lễ chào cờ kỹ niệm ngày Quốc Hận 30 tháng 4. Lần đầu tiên bước vào địa điểm hành lễ với một rừng cờ vàng ba sọc đỏ, hắn thấy choáng ngợp chới với như người bước vào trong mơ. Mặt hắn nóng bừng lên và tim đập thình thịch như muốn tung khỏi lòng ngực. Hắn xúc động thật và thấy như là không còn tự chủ được bước chân đi. Ai đó nhét trong tay hắn cây cờ và hắn nắm lại như cái máy, không giơ lên cũng không cuộn lại. Hắn đứng lừng khừng một lúc rồi lần đi tìm một chỗ đứng ngó lên khán đài và chung quanh, cây cờ vẫn còn thế chấm đất.
Từ từ hắn định thần ngó người nầy, người kia xem coi có ai quen không? Tự nhiên thiếu úy Đức bật ra trong đầu làm hắn đảo mắt quanh một vòng tìm người xếp sau cùng mà hắn gọi là ông thầy có đâu đây không? Chợt hắn lấy tay sờ vết sẹo cạnh sườn mình, nếu thiếu úy Đức không xuất hiện kịp thời trườn lên hạ thằng Việt cộng trong lần kích đêm chạm súng ác liệt với địch, là giờ nầy hắn đã nằm sâu dưới ba tất đất rồi.
Giờ hành lễ bắt đầu. Toán Quốc Quân kỳ tiến ra vị trí hành lễ, hắn theo dõi không chớp mắt. Khai quân hiệu!… Chào cờ!… Lá đại kỳ giơ lên cao, hắn ngước nhìn theo. Bài quốc ca được cất lên. Hắn như chết đứng trong lòng. Đã lâu lắm rồi hắn mới được nghe: ‘Nầy công dân ơi …’ hắn nhép miệng hát theo và nghe như hồn thiêng sông núi phảng phất đâu đây, anh linh tử sĩ réo gọi đâu đây. Nước mắt hắn tự nhiên trào ra chảy xuống làm hắn giật mình đứng thẳng dậy nắm lấy cán cờ đưa cao lên, cao lên…
Trong màn lệ trên chót vót ngọn cờ, hình ảnh thiếu uý Đức trưởng đồn Cầu Cống bị đánh bằng báng súng AK47 văng máu ngã nhào xuống chân cột cờ ngày 30 tháng 4 năm 1975, vì bỏ chạy ra khỏi hàng vực lá cờ vàng lên mà bọn Việt cộng vừa vào tiếp thu kéo xuống chà đạp lên. Chúng đánh thiếu úy Đức một cách thô bạo rồi trói thúc ké dẫn đi đâu mất luôn. Là thượng sĩ thường vụ, hắn nhìn thượng cấp của mình bị đánh mà đớn đau và căm hận trong lòng.
Đó là lần chót hắn thấy lá cờ của hắn bị xỉ nhục và thiếu úy Đức quằn quại bê bết máu và mãi đến bây giờ hắn mới có dịp thấy lại lá cờ, bảo sao hắn không xúc động cho được. Hắn lầm bầm trong miệng: ‘tôi giơ lên cao cho ông thầy nè, thiếu úy Đức’.
Từ đó trở đi năm nào hắn cũng đợi đến ngày 30 tháng 4, ngày hắn được chính tay mình giơ cao lá cờ vàng cho mình và cho thiếu úy Đức để nói lên nỗi uất hận cộng sản chất ngất trong lòng.
Nghe có nhóm người muốn đổi ngày Quốc Hận 30 tháng 4 thành ngày thuyền nhân. Hắn phản đối liền, nói sao kỳ vậy? Hắn nghĩ có cái gì bí ẩn bên trong? Chứ hắn không nghĩ giờ nầy mà còn có người ngây thơ không biết ngày 30 tháng 4 là ngày gì? Hắn ra về mà buồn lắm, suy nghĩ mãi không ra.
Hắn cũng là thuyền nhân, hắn biết gian nan nguy hiểm bao nhiêu người phải chịu và bao nhiêu người chết giữa biển khơi. Lấy một ngày tưởng nhớ cầu siêu cho họ hằng năm nên làm, nhưng không phải là ngày 30 tháng 4. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 có một sự kiện lịch sử trọng đại của cả một dân tộc. Một sự kiện mất nước vào tay cộng sản, một đen tối, một uất hận của toàn dân miền Nam Việt Nam. Tổ chức kỷ niệm ngày 30 tháng 4 là để tưởng nhớ lại sự kiện đó. Ai làm khác đi là đắc tội với lịch sử. Ngoại trừ chỉ có chính quyền cộng sản đương thời tại Việt Nam là ra sức xoá tan hết những dấu tích của lịch sử, thì ngày sau lịch sử sẽ phê phán họ.
Còn nói là cho hành trình đi tìm tự do hắn không hiểu hết nghĩa. Hắn nghĩ có phải bỏ chạy được ra khỏi nước Việt Nam cộng sản rồi cố đi học cho cao làm ông nầy ông nọ, hay ra sức kinh doanh thương mãi giàu có, hoặc giam mình suốt ngày trong nhà máy để có được nhiều tiền tậu nhà tậu xe sống một đời tiện nghi là hành trình đi tìm tự do? Có lần đứng trong đám người nói chuyện, hắn nghe một ông cũng tầm cỡ lắm khoe khoang mà ở Việt Nam người ta gọi là nổ, ông nổ là nhờ Việt cộng chiếm miền Nam mà mấy đứa con của ông đi vượt biên học thành tài hết trơn, coi như là đi du học miển phí. Hắn nghe mà như có trái bom nổ trong đầu, liền bỏ đi ngay và muốn cắn lưởi chết mẹ nó cho rồi. Hành trình đi tìm tự do là thế đó sao!? Làm kỷ niệm ngày 30 tháng 4 là kỷ niệm mấy cái đó hả?
Thiếu uý Đức ơi, ông thầy ở đâu đến cắt nghĩa cho tôi coi! Sao người ta lòng vòng quanh co quá vậy? Sao không đơn giản như đến ngày ba tôi mất, tôi giỗ. Cũng như đến ngày mất nước thì làm kỷ niệm mất nước! Phải không ông thầy?
Hắn là thượng sĩ Địa phương quân quân lực Việt Nam Cộng Hoà, hai mươi năm quân ngũ chỉ biết cầm súng bảo vệ xóm làng. Hắn cũng có chiến công và chiến thương. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 hắn cũng trả giá ba năm tù và bị đuổi đi vùng kinh tế mới cùng gia đình. Hắn vượt biên đi định cư và đi làm nuôi con. Sự hiểu biết của hắn giới hạn, nghĩ sao nói vậy.
Lần đi chào cờ nầy về hắn buồn và bức xúc lắm cứ nhắc thiếu úy Đức mãi, hắn nói phải chi gặp được thiếu úy Đức hắn sẽ lôi ông thầy về nhà nhậu một bữa quắt cần câu để hắn giải bày tâm sự. Hắn tin ông thầy sẽ giải đáp thoả đáng cho hắn, vì hồi dưới quyền thiếu úy Đức hắn rất tâm phục khẩu phục kêu thiếu úy Đức bằng ông thầy lúc nào không biết nữa.
Thiếu úy Đức giỏi lắm, thông minh gan lì và chịu chơi nữa. Đánh giặc cừ mà nhậu cũng cừ, thà gục chớ không bao giờ chém vè.
Hắn nhớ có một lúc đêm đến là đồn bị pháo, lúc đầu còn ngoài xa rồi lần lần lọt vô vòng đai làm lính tráng và vợ con lo sợ hoang mang. Có người xin thiếu úy Đức hạ lá cờ xuống để địch mất điểm pháo chuẩn, thiếu úy Đức nói không được. Lá cờ là sức sống là linh hồn của đồn, lá cờ còn là đồn còn, mọi người phải chung sức bảo vệ và hứa chắc là sẽ triệt pháo địch trong một thời gian ngắn.
Nói là làm, một mặt thiếu úy Đức đôn đốc đào thêm hầm trú ẩn, đấp vòng đai cao hơn, một mặt đêm đến đích thân dẫn toán lính đi kích vào sào huyệt địch. Là người phụ tá hắn đi sát theo thiếu úy Đức, nhưng chưa biết bằng cách nào mà thiếu úy Đức dám hứa chắc như vậy? Cho đến một bữa sáng sau khi đi kích về, thiếu úy Đức kêu hắn vào văn phòng nói cho hắn biết đồn có thằng em làm nội tuyến cho việt cộng làm hắn chưng hửng.
- Thằng nào? Ông thầy nói tôi bóp cổ nó cho coi.
- Anh bình tỉnh, tôi chưa biết chắc đứa nào, nhưng biết chắc là có thằng điều chỉnh pháo cho tụi nó, nên pháo mới lần lần lọt vô đồn.
Hắn giật mình nghĩ ông thầy có lý, chứ đâu phải tại lá cờ.
- Ông thầy tính sao?
- Anh là người ở đây chắc anh biết rỏ lý lịch của lính tráng trong đồn có thân nhân ở vùng nầy phải không?
- Dạ phải.
- Anh cho tên tôi và kín đáo theo dõi từng đứa một xem coi nó có quan hệ với ai, nhứt là mấy đứa hay bỏ ra chợ một mình. Anh phải tuyệt đối bí mật và báo cáo tất cả khả nghi cho tôi nghe chưa…
Mấy hôm sau, sau khi một thằng em bị dẫn độ ra quận mà nói trớ là gửi đi học bổ túc truyền tin, tối đến thiếu úy Đức dẫn hai tiểu đội tuyển chọn toàn những tay súng gan lì có hắn đi kèm kích sâu vào sào huyệt của địch nằm đợi. Nửa khuya pháo địch cất lên liền bị phản pháo từ quận tới tấp rót vào khá chính xác. Địch đang hoang mang thì thiếu úy Đức ra lệnh tràn ra tiêu diệt trọn ổ.
Lần đó thắng đậm binh lính vui mừng hết sợ, thiếu úy Đức rủ hắn ra chợ nhậu một bữa cho đã. Lúc ngà ngà say hắn nói làng xóm bà con tôi đây, tôi xả thân bảo vệ là đã đành, còn ông thầy ở tận đâu trên thành phố đến mà cũng hết mình tôi phục thiệt. Thiếu úy Đức nói anh nói cái gì vậy? Tôi ở thành phố cũng là người Việt, làng mạc của anh cũng là làng mạc của tôi, bà con của anh cũng là đồng bào của tôi, tôi có bổn phận phải bảo vệ.
Bất giác hắn thốt lên ‘Phải chi có thiếu úy Đức ở đây! Ơ mà thiếu úy Đức ơi, ông thầy ở đâu? Sống chết thể nào, ông có vượt thoát được không? Ông quyết bảo vệ lá cờ mà bị đánh đập tàn nhẫn. Tôi không làm gì được cho ông tôi xấu hổ quá đi. Nếu không may ở đây vì lý do nào đó quá mạnh, mà ngày quốc hận 30 tháng 4 bị đổi ra ngày thuyền nhân, thì tôi xin hứa với ông ngày đó tôi không đi đâu hết, tôi sẽ mang cây cờ vàng ba sọc đỏ ra ngoài sau backyard của tôi, tôi sẽ giơ cao lên cho ông và cho tôi rồi tôi sẽ nhậu cho hết chai ‘ông già đi bộ’ cho nó quắt cần câu sụm bà chè mẹ nó cho rồi.

Đăng Phong

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đăng Phong: Người Lính Già Địa Phương Quân.

Trời lất phất mưa, gió giật từng cơn làm hắn phải ghì chặt lấy cây dù trong tay không thì nó bay mất. Tay kia hắn kềm cán cờ trên vai, để cho lá cờ vàng ba sọc đỏ được


Trời lất phất mưa, gió giật từng cơn làm hắn phải ghì chặt lấy cây dù trong tay không thì nó bay mất. Tay kia hắn kềm cán cờ trên vai, để cho lá cờ vàng ba sọc đỏ được tự do bay phất phới bên ngoài cái dù. Gió không để hắn yên nên hắn cứ loay hoay mãi. Có người buột miệng: ‘cuộn cha lá cờ lại đi đợi bớt mưa hẳn tính!’ làm hắn giật mình trừng mắt ngó sang. Hắn thừa biết giờ nầy địa điểm hành lễ chào cờ vẫn còn sớm, người đến hãy còn lưa thưa, nhưng hắn không muốn làm vậy. Đã đến là phải giương cờ, giương khí thế. Phải tạo cho khung cảnh nhộn nhịp lên. Ai cũng cuộn cờ đứng khép nép tránh mưa thì còn gì là khí thế!
Năm nào cũng vậy, hắn cố ra sớm. Từ xa thoáng thấy nơi hành lễ có cờ vàng bay là hắn phấn chấn trong lòng, vội giơ cao tay lên cho lá cờ tung bay và chân bước mau đến để nhập cuộc. Gió mà tung lá cờ nghe phần phật là hắn rạng rỡ, vui sướng lắm càng giơ cao hơn nữa. Hắn nói hồn thiêng sông núi là phải được tung bay như vậy. Một năm chỉ có một ngày mà không làm cho nó bay được là đắc tội với đất nước với tiền nhân. Nên từ khi giữ được một lá cờ trong nhà là năm nào giá mấy hắn cũng phải đi.
Người đến càng lúc càng đông, địa điểm hành lễ gần như nhuộm hết một màu vàng là hắn vui sướng lắm. Hôm nào chào cờ mà gặp trời nắng ấm, đông người tham dự là hắn mãn nguyện ra về lòng thấy lâng lâng.
Mười năm trước hắn mới từ đảo đến Canada định cư, một hôm tình cờ đọc tin cộng đồng của Thời Báo, hắn để tâm rồi đợi ngày lần mò từ Kitchener lên Toronto tham dự lễ chào cờ kỹ niệm ngày Quốc Hận 30 tháng 4. Lần đầu tiên bước vào địa điểm hành lễ với một rừng cờ vàng ba sọc đỏ, hắn thấy choáng ngợp chới với như người bước vào trong mơ. Mặt hắn nóng bừng lên và tim đập thình thịch như muốn tung khỏi lòng ngực. Hắn xúc động thật và thấy như là không còn tự chủ được bước chân đi. Ai đó nhét trong tay hắn cây cờ và hắn nắm lại như cái máy, không giơ lên cũng không cuộn lại. Hắn đứng lừng khừng một lúc rồi lần đi tìm một chỗ đứng ngó lên khán đài và chung quanh, cây cờ vẫn còn thế chấm đất.
Từ từ hắn định thần ngó người nầy, người kia xem coi có ai quen không? Tự nhiên thiếu úy Đức bật ra trong đầu làm hắn đảo mắt quanh một vòng tìm người xếp sau cùng mà hắn gọi là ông thầy có đâu đây không? Chợt hắn lấy tay sờ vết sẹo cạnh sườn mình, nếu thiếu úy Đức không xuất hiện kịp thời trườn lên hạ thằng Việt cộng trong lần kích đêm chạm súng ác liệt với địch, là giờ nầy hắn đã nằm sâu dưới ba tất đất rồi.
Giờ hành lễ bắt đầu. Toán Quốc Quân kỳ tiến ra vị trí hành lễ, hắn theo dõi không chớp mắt. Khai quân hiệu!… Chào cờ!… Lá đại kỳ giơ lên cao, hắn ngước nhìn theo. Bài quốc ca được cất lên. Hắn như chết đứng trong lòng. Đã lâu lắm rồi hắn mới được nghe: ‘Nầy công dân ơi …’ hắn nhép miệng hát theo và nghe như hồn thiêng sông núi phảng phất đâu đây, anh linh tử sĩ réo gọi đâu đây. Nước mắt hắn tự nhiên trào ra chảy xuống làm hắn giật mình đứng thẳng dậy nắm lấy cán cờ đưa cao lên, cao lên…
Trong màn lệ trên chót vót ngọn cờ, hình ảnh thiếu uý Đức trưởng đồn Cầu Cống bị đánh bằng báng súng AK47 văng máu ngã nhào xuống chân cột cờ ngày 30 tháng 4 năm 1975, vì bỏ chạy ra khỏi hàng vực lá cờ vàng lên mà bọn Việt cộng vừa vào tiếp thu kéo xuống chà đạp lên. Chúng đánh thiếu úy Đức một cách thô bạo rồi trói thúc ké dẫn đi đâu mất luôn. Là thượng sĩ thường vụ, hắn nhìn thượng cấp của mình bị đánh mà đớn đau và căm hận trong lòng.
Đó là lần chót hắn thấy lá cờ của hắn bị xỉ nhục và thiếu úy Đức quằn quại bê bết máu và mãi đến bây giờ hắn mới có dịp thấy lại lá cờ, bảo sao hắn không xúc động cho được. Hắn lầm bầm trong miệng: ‘tôi giơ lên cao cho ông thầy nè, thiếu úy Đức’.
Từ đó trở đi năm nào hắn cũng đợi đến ngày 30 tháng 4, ngày hắn được chính tay mình giơ cao lá cờ vàng cho mình và cho thiếu úy Đức để nói lên nỗi uất hận cộng sản chất ngất trong lòng.
Nghe có nhóm người muốn đổi ngày Quốc Hận 30 tháng 4 thành ngày thuyền nhân. Hắn phản đối liền, nói sao kỳ vậy? Hắn nghĩ có cái gì bí ẩn bên trong? Chứ hắn không nghĩ giờ nầy mà còn có người ngây thơ không biết ngày 30 tháng 4 là ngày gì? Hắn ra về mà buồn lắm, suy nghĩ mãi không ra.
Hắn cũng là thuyền nhân, hắn biết gian nan nguy hiểm bao nhiêu người phải chịu và bao nhiêu người chết giữa biển khơi. Lấy một ngày tưởng nhớ cầu siêu cho họ hằng năm nên làm, nhưng không phải là ngày 30 tháng 4. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 có một sự kiện lịch sử trọng đại của cả một dân tộc. Một sự kiện mất nước vào tay cộng sản, một đen tối, một uất hận của toàn dân miền Nam Việt Nam. Tổ chức kỷ niệm ngày 30 tháng 4 là để tưởng nhớ lại sự kiện đó. Ai làm khác đi là đắc tội với lịch sử. Ngoại trừ chỉ có chính quyền cộng sản đương thời tại Việt Nam là ra sức xoá tan hết những dấu tích của lịch sử, thì ngày sau lịch sử sẽ phê phán họ.
Còn nói là cho hành trình đi tìm tự do hắn không hiểu hết nghĩa. Hắn nghĩ có phải bỏ chạy được ra khỏi nước Việt Nam cộng sản rồi cố đi học cho cao làm ông nầy ông nọ, hay ra sức kinh doanh thương mãi giàu có, hoặc giam mình suốt ngày trong nhà máy để có được nhiều tiền tậu nhà tậu xe sống một đời tiện nghi là hành trình đi tìm tự do? Có lần đứng trong đám người nói chuyện, hắn nghe một ông cũng tầm cỡ lắm khoe khoang mà ở Việt Nam người ta gọi là nổ, ông nổ là nhờ Việt cộng chiếm miền Nam mà mấy đứa con của ông đi vượt biên học thành tài hết trơn, coi như là đi du học miển phí. Hắn nghe mà như có trái bom nổ trong đầu, liền bỏ đi ngay và muốn cắn lưởi chết mẹ nó cho rồi. Hành trình đi tìm tự do là thế đó sao!? Làm kỷ niệm ngày 30 tháng 4 là kỷ niệm mấy cái đó hả?
Thiếu uý Đức ơi, ông thầy ở đâu đến cắt nghĩa cho tôi coi! Sao người ta lòng vòng quanh co quá vậy? Sao không đơn giản như đến ngày ba tôi mất, tôi giỗ. Cũng như đến ngày mất nước thì làm kỷ niệm mất nước! Phải không ông thầy?
Hắn là thượng sĩ Địa phương quân quân lực Việt Nam Cộng Hoà, hai mươi năm quân ngũ chỉ biết cầm súng bảo vệ xóm làng. Hắn cũng có chiến công và chiến thương. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 hắn cũng trả giá ba năm tù và bị đuổi đi vùng kinh tế mới cùng gia đình. Hắn vượt biên đi định cư và đi làm nuôi con. Sự hiểu biết của hắn giới hạn, nghĩ sao nói vậy.
Lần đi chào cờ nầy về hắn buồn và bức xúc lắm cứ nhắc thiếu úy Đức mãi, hắn nói phải chi gặp được thiếu úy Đức hắn sẽ lôi ông thầy về nhà nhậu một bữa quắt cần câu để hắn giải bày tâm sự. Hắn tin ông thầy sẽ giải đáp thoả đáng cho hắn, vì hồi dưới quyền thiếu úy Đức hắn rất tâm phục khẩu phục kêu thiếu úy Đức bằng ông thầy lúc nào không biết nữa.
Thiếu úy Đức giỏi lắm, thông minh gan lì và chịu chơi nữa. Đánh giặc cừ mà nhậu cũng cừ, thà gục chớ không bao giờ chém vè.
Hắn nhớ có một lúc đêm đến là đồn bị pháo, lúc đầu còn ngoài xa rồi lần lần lọt vô vòng đai làm lính tráng và vợ con lo sợ hoang mang. Có người xin thiếu úy Đức hạ lá cờ xuống để địch mất điểm pháo chuẩn, thiếu úy Đức nói không được. Lá cờ là sức sống là linh hồn của đồn, lá cờ còn là đồn còn, mọi người phải chung sức bảo vệ và hứa chắc là sẽ triệt pháo địch trong một thời gian ngắn.
Nói là làm, một mặt thiếu úy Đức đôn đốc đào thêm hầm trú ẩn, đấp vòng đai cao hơn, một mặt đêm đến đích thân dẫn toán lính đi kích vào sào huyệt địch. Là người phụ tá hắn đi sát theo thiếu úy Đức, nhưng chưa biết bằng cách nào mà thiếu úy Đức dám hứa chắc như vậy? Cho đến một bữa sáng sau khi đi kích về, thiếu úy Đức kêu hắn vào văn phòng nói cho hắn biết đồn có thằng em làm nội tuyến cho việt cộng làm hắn chưng hửng.
- Thằng nào? Ông thầy nói tôi bóp cổ nó cho coi.
- Anh bình tỉnh, tôi chưa biết chắc đứa nào, nhưng biết chắc là có thằng điều chỉnh pháo cho tụi nó, nên pháo mới lần lần lọt vô đồn.
Hắn giật mình nghĩ ông thầy có lý, chứ đâu phải tại lá cờ.
- Ông thầy tính sao?
- Anh là người ở đây chắc anh biết rỏ lý lịch của lính tráng trong đồn có thân nhân ở vùng nầy phải không?
- Dạ phải.
- Anh cho tên tôi và kín đáo theo dõi từng đứa một xem coi nó có quan hệ với ai, nhứt là mấy đứa hay bỏ ra chợ một mình. Anh phải tuyệt đối bí mật và báo cáo tất cả khả nghi cho tôi nghe chưa…
Mấy hôm sau, sau khi một thằng em bị dẫn độ ra quận mà nói trớ là gửi đi học bổ túc truyền tin, tối đến thiếu úy Đức dẫn hai tiểu đội tuyển chọn toàn những tay súng gan lì có hắn đi kèm kích sâu vào sào huyệt của địch nằm đợi. Nửa khuya pháo địch cất lên liền bị phản pháo từ quận tới tấp rót vào khá chính xác. Địch đang hoang mang thì thiếu úy Đức ra lệnh tràn ra tiêu diệt trọn ổ.
Lần đó thắng đậm binh lính vui mừng hết sợ, thiếu úy Đức rủ hắn ra chợ nhậu một bữa cho đã. Lúc ngà ngà say hắn nói làng xóm bà con tôi đây, tôi xả thân bảo vệ là đã đành, còn ông thầy ở tận đâu trên thành phố đến mà cũng hết mình tôi phục thiệt. Thiếu úy Đức nói anh nói cái gì vậy? Tôi ở thành phố cũng là người Việt, làng mạc của anh cũng là làng mạc của tôi, bà con của anh cũng là đồng bào của tôi, tôi có bổn phận phải bảo vệ.
Bất giác hắn thốt lên ‘Phải chi có thiếu úy Đức ở đây! Ơ mà thiếu úy Đức ơi, ông thầy ở đâu? Sống chết thể nào, ông có vượt thoát được không? Ông quyết bảo vệ lá cờ mà bị đánh đập tàn nhẫn. Tôi không làm gì được cho ông tôi xấu hổ quá đi. Nếu không may ở đây vì lý do nào đó quá mạnh, mà ngày quốc hận 30 tháng 4 bị đổi ra ngày thuyền nhân, thì tôi xin hứa với ông ngày đó tôi không đi đâu hết, tôi sẽ mang cây cờ vàng ba sọc đỏ ra ngoài sau backyard của tôi, tôi sẽ giơ cao lên cho ông và cho tôi rồi tôi sẽ nhậu cho hết chai ‘ông già đi bộ’ cho nó quắt cần câu sụm bà chè mẹ nó cho rồi.

Đăng Phong

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm