Nhân Vật
Đằng sau sự căm ghét Hillary Clinton
Emily Longworth, 25, lớn lên ở bang Georgia, thảo luận chính trị nơi bàn ăn cùng bố và ông, cả hai đều là người bảo thủ quyết liệt.
Ít ứng viên tổng thống Mỹ nào lại bị ghét như Donald Trump và Hillary Clinton.
Nhưng các vụ công kích bà Clinton đôi khi đi quá giới hạn, cho thấy sự căm ghét công khai. Vì sao vậy?
Emily Longworth, 25, lớn lên ở bang Georgia, thảo luận chính trị nơi bàn ăn cùng bố và ông, cả hai đều là người bảo thủ quyết liệt.
Là một người sửa vũ khí cho quân đội Mỹ, cô phải cẩn thận khi nói về chính khách Mỹ.
Nhưng từ khi rời quân đội để đi làm văn phòng ba năm trước, cô không ngần ngại nữa - đặc biệt khi nói về Hillary Clinton.
"Bà ta là phụ nữ nói dối, lung lạc, chỉ yêu mình, đáng vào tù trọn đời."
Những lời chửi bới của cô Longworth đã thu hút hàng trăm ngàn người xem trên Facebook và YouTube.
Cô cũng là người phát ngôn cho một nhóm bán áo và đồ lưu niệm có hàng chữ "Hillary vào tù".
Họ nói bà phải vào tù vì những vụ như tranh cãi bất động sản Whitewater thập niên 1990, vụ tấn công chết người vào văn phòng ngoại giao Mỹ ở Benghazi năm 2012 khi bà là ngoại trưởng, và việc dùng máy chủ email cá nhân khi còn là quan chức.
Nhiều người Mỹ có lẽ đồng tình rằng bà Clinton bị vấy bẩn vì vai trò trong những tranh cãi này.
Nhưng đa số người chỉ trích không dùng ngôn ngữ cực đoan khiến Longworth bị Facebook cấm cửa vì liên tục vi phạm "tiêu chuẩn cộng đồng".
Thế sao cô vẫn làm?
"Nếu có tranh cãi…bạn tạo ra đối thoại," cô nói.
"Thật tiếc là xã hội không như thế…Bạn tạo ra xung đột nhưng nó giúp kinh doanh và thúc đẩy mục tiêu chung."
Longworth thuộc một xu hướng nhỏ nhưng ồn ào ở bên rìa đảng Cộng hòa.
Tại các buộc diễn thuyết của Donald Trump, một số người ủng hộ hô to "Nhốt bà ta lại."
Nhiều lời lên án Clinton là xoay quanh các vụ bê bối tình dục của chồng bà hồi thập niên 1980 và 1990.
Năm ngoái, ông Trump đăng lại một bình luận trên Twitter: "Nếu Clinton không thể thỏa mãn chồng, làm sao bà ta thỏa mãn Hoa Kỳ?" mặc dù sau đó ông xóa nó đi.
Nhưng một số nhà chỉ trích tập trung vào cáo buộc bà có liên quan bê bối, nhằm bịt miệng các phụ nữ và bôi đen tư cách của họ.
Một phim tài liệu gần đây, Hillary's America: The Secret History of the Democratic Party, trở thành phim tài liệu ăn khách nhất tại Mỹ năm ngoái. Trong đó, tác giả theo quan điểm bảo thủ Dinesh D'Souza nói Hillary Clinton khuyến khích chồng ngủ với các phụ nữ khác.
Các vụ tấn công kiểu này quyết tâm mô tả Clinton là "đồng phạm" trong các việc sai trái của chồng, theo cây bút Michelle Goldberg.
"Nó khẳng định rằng bà ta tham quyền lực nên không biết cảm xúc con người như tình yêu, trung thành và ghen tuông."
Trong các thập niên chứng kiến gia đình Clinton là tâm điểm dư luận, chính trị Mỹ ngày càng chia rẽ. Quá trình này một phần xảy ra vì sự nở rộ các tiếng nói quyết liệt trên radio và internet. Việc bầu tổng thống Barack Obama - tổng thống da đen đầu tiên, và một giọng nói phóng khoáng - cũng làm gai mắt nhiều người như D'Souza.
Ông này nói rằng tổng thống muốn Hoa Kỳ bị "nhỏ lại" để trừng phạt cho "tội lỗi thực dân".
Trong phim mới nhất, ông còn cáo buộc Clinton là dân giang hồ muốn "ăn cắp nước Mỹ".
Nhưng Donald Trump cũng tham gia cổ vũ những giả thiết âm mưu mà nhiều người xem là nhằm gia tăng thù địch với Obama và Clinton.
Ông khơi lại thuyết nói rằng Obama không sinh ra ở Mỹ và vì thế không thể làm tổng thống - tuy tháng trước, ông đã rút lại.
Ông cảnh báo bầu cử tháng 11 có thể bị "lung lạc" để có lợi cho Clinton, tố cáo Clinton và Obama đồng sáng lập nhóm Nhà nước Hồi giáo.
Từ lâu ông nói Obama là người Hồi giáo.
Các vụ tấn công nặng nề vào Clinton không chỉ có ở phe cánh hữu.
Trong chiến dịch tranh cử sơ bộ đối đầu với Bernie Sanders, bà cũng tạo ra kẻ thù ở cánh tả. Trong đó có Andrew Levine, một học giả ở Viện Nghiên cứu Chính sách, người nói với BBC rằng ông "bơi qua cơn ói" trước khi bầu cho bà.
Jennifer Mercieca, sử gia nghiên cứu ngôn ngữ chính trị, nói ngôn ngữ trong bầu cử lần này đã đi quá xa.
"Khi ta xem chính trị như thể thao hay chiến tranh, thế là ta tự xem mình là fan hay người lính, cổ vũ, la ó, hay vâng lệnh."
"Khi ta xem chính trị giống thế, những người có quan điểm khác ta không còn là sai, mà là kẻ xấu. Họ là kẻ thù."
( BBC )
Ít ứng viên tổng thống Mỹ nào lại bị ghét như Donald Trump và Hillary Clinton.
Nhưng các vụ công kích bà Clinton đôi khi đi quá giới hạn, cho thấy sự căm ghét công khai. Vì sao vậy?
Emily Longworth, 25, lớn lên ở bang Georgia, thảo luận chính trị nơi bàn ăn cùng bố và ông, cả hai đều là người bảo thủ quyết liệt.
Là một người sửa vũ khí cho quân đội Mỹ, cô phải cẩn thận khi nói về chính khách Mỹ.
Nhưng từ khi rời quân đội để đi làm văn phòng ba năm trước, cô không ngần ngại nữa - đặc biệt khi nói về Hillary Clinton.
"Bà ta là phụ nữ nói dối, lung lạc, chỉ yêu mình, đáng vào tù trọn đời."
Những lời chửi bới của cô Longworth đã thu hút hàng trăm ngàn người xem trên Facebook và YouTube.
Cô cũng là người phát ngôn cho một nhóm bán áo và đồ lưu niệm có hàng chữ "Hillary vào tù".
Họ nói bà phải vào tù vì những vụ như tranh cãi bất động sản Whitewater thập niên 1990, vụ tấn công chết người vào văn phòng ngoại giao Mỹ ở Benghazi năm 2012 khi bà là ngoại trưởng, và việc dùng máy chủ email cá nhân khi còn là quan chức.
Nhiều người Mỹ có lẽ đồng tình rằng bà Clinton bị vấy bẩn vì vai trò trong những tranh cãi này.
Nhưng đa số người chỉ trích không dùng ngôn ngữ cực đoan khiến Longworth bị Facebook cấm cửa vì liên tục vi phạm "tiêu chuẩn cộng đồng".
Thế sao cô vẫn làm?
"Nếu có tranh cãi…bạn tạo ra đối thoại," cô nói.
"Thật tiếc là xã hội không như thế…Bạn tạo ra xung đột nhưng nó giúp kinh doanh và thúc đẩy mục tiêu chung."
Longworth thuộc một xu hướng nhỏ nhưng ồn ào ở bên rìa đảng Cộng hòa.
Tại các buộc diễn thuyết của Donald Trump, một số người ủng hộ hô to "Nhốt bà ta lại."
Nhiều lời lên án Clinton là xoay quanh các vụ bê bối tình dục của chồng bà hồi thập niên 1980 và 1990.
Năm ngoái, ông Trump đăng lại một bình luận trên Twitter: "Nếu Clinton không thể thỏa mãn chồng, làm sao bà ta thỏa mãn Hoa Kỳ?" mặc dù sau đó ông xóa nó đi.
Nhưng một số nhà chỉ trích tập trung vào cáo buộc bà có liên quan bê bối, nhằm bịt miệng các phụ nữ và bôi đen tư cách của họ.
Một phim tài liệu gần đây, Hillary's America: The Secret History of the Democratic Party, trở thành phim tài liệu ăn khách nhất tại Mỹ năm ngoái. Trong đó, tác giả theo quan điểm bảo thủ Dinesh D'Souza nói Hillary Clinton khuyến khích chồng ngủ với các phụ nữ khác.
Các vụ tấn công kiểu này quyết tâm mô tả Clinton là "đồng phạm" trong các việc sai trái của chồng, theo cây bút Michelle Goldberg.
"Nó khẳng định rằng bà ta tham quyền lực nên không biết cảm xúc con người như tình yêu, trung thành và ghen tuông."
Trong các thập niên chứng kiến gia đình Clinton là tâm điểm dư luận, chính trị Mỹ ngày càng chia rẽ. Quá trình này một phần xảy ra vì sự nở rộ các tiếng nói quyết liệt trên radio và internet. Việc bầu tổng thống Barack Obama - tổng thống da đen đầu tiên, và một giọng nói phóng khoáng - cũng làm gai mắt nhiều người như D'Souza.
Ông này nói rằng tổng thống muốn Hoa Kỳ bị "nhỏ lại" để trừng phạt cho "tội lỗi thực dân".
Trong phim mới nhất, ông còn cáo buộc Clinton là dân giang hồ muốn "ăn cắp nước Mỹ".
Nhưng Donald Trump cũng tham gia cổ vũ những giả thiết âm mưu mà nhiều người xem là nhằm gia tăng thù địch với Obama và Clinton.
Ông khơi lại thuyết nói rằng Obama không sinh ra ở Mỹ và vì thế không thể làm tổng thống - tuy tháng trước, ông đã rút lại.
Ông cảnh báo bầu cử tháng 11 có thể bị "lung lạc" để có lợi cho Clinton, tố cáo Clinton và Obama đồng sáng lập nhóm Nhà nước Hồi giáo.
Từ lâu ông nói Obama là người Hồi giáo.
Các vụ tấn công nặng nề vào Clinton không chỉ có ở phe cánh hữu.
Trong chiến dịch tranh cử sơ bộ đối đầu với Bernie Sanders, bà cũng tạo ra kẻ thù ở cánh tả. Trong đó có Andrew Levine, một học giả ở Viện Nghiên cứu Chính sách, người nói với BBC rằng ông "bơi qua cơn ói" trước khi bầu cho bà.
Jennifer Mercieca, sử gia nghiên cứu ngôn ngữ chính trị, nói ngôn ngữ trong bầu cử lần này đã đi quá xa.
"Khi ta xem chính trị như thể thao hay chiến tranh, thế là ta tự xem mình là fan hay người lính, cổ vũ, la ó, hay vâng lệnh."
"Khi ta xem chính trị giống thế, những người có quan điểm khác ta không còn là sai, mà là kẻ xấu. Họ là kẻ thù."
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Đằng sau sự căm ghét Hillary Clinton
Emily Longworth, 25, lớn lên ở bang Georgia, thảo luận chính trị nơi bàn ăn cùng bố và ông, cả hai đều là người bảo thủ quyết liệt.
Ít ứng viên tổng thống Mỹ nào lại bị ghét như Donald Trump và Hillary Clinton.
Nhưng các vụ công kích bà Clinton đôi khi đi quá giới hạn, cho thấy sự căm ghét công khai. Vì sao vậy?
Emily Longworth, 25, lớn lên ở bang Georgia, thảo luận chính trị nơi bàn ăn cùng bố và ông, cả hai đều là người bảo thủ quyết liệt.
Là một người sửa vũ khí cho quân đội Mỹ, cô phải cẩn thận khi nói về chính khách Mỹ.
Nhưng từ khi rời quân đội để đi làm văn phòng ba năm trước, cô không ngần ngại nữa - đặc biệt khi nói về Hillary Clinton.
"Bà ta là phụ nữ nói dối, lung lạc, chỉ yêu mình, đáng vào tù trọn đời."
Những lời chửi bới của cô Longworth đã thu hút hàng trăm ngàn người xem trên Facebook và YouTube.
Cô cũng là người phát ngôn cho một nhóm bán áo và đồ lưu niệm có hàng chữ "Hillary vào tù".
Họ nói bà phải vào tù vì những vụ như tranh cãi bất động sản Whitewater thập niên 1990, vụ tấn công chết người vào văn phòng ngoại giao Mỹ ở Benghazi năm 2012 khi bà là ngoại trưởng, và việc dùng máy chủ email cá nhân khi còn là quan chức.
Nhiều người Mỹ có lẽ đồng tình rằng bà Clinton bị vấy bẩn vì vai trò trong những tranh cãi này.
Nhưng đa số người chỉ trích không dùng ngôn ngữ cực đoan khiến Longworth bị Facebook cấm cửa vì liên tục vi phạm "tiêu chuẩn cộng đồng".
Thế sao cô vẫn làm?
"Nếu có tranh cãi…bạn tạo ra đối thoại," cô nói.
"Thật tiếc là xã hội không như thế…Bạn tạo ra xung đột nhưng nó giúp kinh doanh và thúc đẩy mục tiêu chung."
Longworth thuộc một xu hướng nhỏ nhưng ồn ào ở bên rìa đảng Cộng hòa.
Tại các buộc diễn thuyết của Donald Trump, một số người ủng hộ hô to "Nhốt bà ta lại."
Nhiều lời lên án Clinton là xoay quanh các vụ bê bối tình dục của chồng bà hồi thập niên 1980 và 1990.
Năm ngoái, ông Trump đăng lại một bình luận trên Twitter: "Nếu Clinton không thể thỏa mãn chồng, làm sao bà ta thỏa mãn Hoa Kỳ?" mặc dù sau đó ông xóa nó đi.
Nhưng một số nhà chỉ trích tập trung vào cáo buộc bà có liên quan bê bối, nhằm bịt miệng các phụ nữ và bôi đen tư cách của họ.
Một phim tài liệu gần đây, Hillary's America: The Secret History of the Democratic Party, trở thành phim tài liệu ăn khách nhất tại Mỹ năm ngoái. Trong đó, tác giả theo quan điểm bảo thủ Dinesh D'Souza nói Hillary Clinton khuyến khích chồng ngủ với các phụ nữ khác.
Các vụ tấn công kiểu này quyết tâm mô tả Clinton là "đồng phạm" trong các việc sai trái của chồng, theo cây bút Michelle Goldberg.
"Nó khẳng định rằng bà ta tham quyền lực nên không biết cảm xúc con người như tình yêu, trung thành và ghen tuông."
Trong các thập niên chứng kiến gia đình Clinton là tâm điểm dư luận, chính trị Mỹ ngày càng chia rẽ. Quá trình này một phần xảy ra vì sự nở rộ các tiếng nói quyết liệt trên radio và internet. Việc bầu tổng thống Barack Obama - tổng thống da đen đầu tiên, và một giọng nói phóng khoáng - cũng làm gai mắt nhiều người như D'Souza.
Ông này nói rằng tổng thống muốn Hoa Kỳ bị "nhỏ lại" để trừng phạt cho "tội lỗi thực dân".
Trong phim mới nhất, ông còn cáo buộc Clinton là dân giang hồ muốn "ăn cắp nước Mỹ".
Nhưng Donald Trump cũng tham gia cổ vũ những giả thiết âm mưu mà nhiều người xem là nhằm gia tăng thù địch với Obama và Clinton.
Ông khơi lại thuyết nói rằng Obama không sinh ra ở Mỹ và vì thế không thể làm tổng thống - tuy tháng trước, ông đã rút lại.
Ông cảnh báo bầu cử tháng 11 có thể bị "lung lạc" để có lợi cho Clinton, tố cáo Clinton và Obama đồng sáng lập nhóm Nhà nước Hồi giáo.
Từ lâu ông nói Obama là người Hồi giáo.
Các vụ tấn công nặng nề vào Clinton không chỉ có ở phe cánh hữu.
Trong chiến dịch tranh cử sơ bộ đối đầu với Bernie Sanders, bà cũng tạo ra kẻ thù ở cánh tả. Trong đó có Andrew Levine, một học giả ở Viện Nghiên cứu Chính sách, người nói với BBC rằng ông "bơi qua cơn ói" trước khi bầu cho bà.
Jennifer Mercieca, sử gia nghiên cứu ngôn ngữ chính trị, nói ngôn ngữ trong bầu cử lần này đã đi quá xa.
"Khi ta xem chính trị như thể thao hay chiến tranh, thế là ta tự xem mình là fan hay người lính, cổ vũ, la ó, hay vâng lệnh."
"Khi ta xem chính trị giống thế, những người có quan điểm khác ta không còn là sai, mà là kẻ xấu. Họ là kẻ thù."
( BBC )