TIN CỘNG ĐỒNG
Đạo luật Canh Nông Hoa Kỳ
Trong bối cảnh đó, người ta mới để ý đến Đạo luật Canh nông Hoa Kỳ, năm năm lại tái tục một lần. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về dự luật hiện đang chờ đợi Quốc hội Mỹ biểu quyết để thay thế đạo luật Farm Bill năm 2008. Vũ Hoàng cùng trao đổi với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do về đạo luật quan trọng này.
Chỉ có 2% dân số làm nông
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Đạo luật về canh nông và lương thực Hoa Kỳ ban hành năm 2008 sẽ đáo hạn vào tháng tới và Thượng viện cùng Hạ viện Mỹ đang chuẩn bị biểu quyết một đạo luật thay thế, theo thông lệ là năm năm ban hành một lần. Vụ hạn hán lan rộng tại nhiều tiểu bang được coi là "vựa lúa của nước Mỹ" và cuộc tranh cử tổng thống rất gay go và hào hứng năm nay càng khiến người ta chú ý đến văn kiện này. Trong khi đó, các nước khác và các tổ chức quốc tế cũng không quên rằng chính sách canh nông trong nội bộ Hoa Kỳ lại ảnh hưởng rất lớn đến việc mua bán nông sản và lương thực toàn cầu. Ông nghĩ sao về hồ sơ này và có thể trình bày bối cảnh cho thính giả của chúng ta cùng theo dõi được không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng đây là một hồ sơ kỳ lạ với nhiều khía cạnh kỳ cục về chính sách canh nông Hoa Kỳ, được phản ảnh qua đạo luật mà họ gọi là "Farm Bill". Đây là một văn kiện trị giá mấy trăm tỷ đô la do Bộ Canh nông quản lý và có ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực sinh hoạt của Mỹ lẫn nền ngoại thương của các nước khác. Chúng ta hãy nói về bối cảnh trước.
Thuần về kinh tế, chỉ có chừng 2% dân số Hoa Kỳ là còn sinh hoạt trong khu vực nông nghiệp, nhưng với sản lượng canh nông và lương thực cao nhất thế giới và còn dư để nuôi sống xứ khác. Thuần về chính sách thì sau vụ Tổng khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933, từ năm 1935, người ta định chế hóa chính sách nông nghiệp trong ý hướng giúp đỡ nông gia khỏi bị thiệt hại vì biến động của thị trường. Sau đó, chính sách này còn nhắm vào nhiều mục tiêu khác.
Ngày nay, nói về "nông dân" thì ta nên nghĩ đến các nông trại bạt ngàn có đầy thiết bị canh tác hiện đại với năng suất cực cao và đến các đại công ty kinh doanh về thực phẩm, chứ không phải các tá điền cầy cấy trên những thửa ruộng nhỏ. Đạo luật Canh nông Hoa Kỳ không đáp ứng yêu cầu của thế kỷ 21 mà sau nhiều năm tích lũy những quyết định của các thời đại khác nhau nên lại trở thành một văn kiện phức tạp, có đầy mâu thuẫn và năm năm lại một lần gây tranh luận lớn.
Vũ Hoàng: Và như ông vừa trình bày, đạo luật này liên hệ đến 2% dân số Hoa Kỳ trong lĩnh vực canh nông nhưng lại chi phối hoạt động xuất nhập khẩu của nhiều quốc gia. Bây giờ, ta khởi đầu từ chuyện nông gia của nước Mỹ.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta sẽ phải rất thận trọng khi phân tích hồ sơ canh nông của một quốc gia hậu công nghiệp và có những mối quan tâm hay thể thức quyết định khác hẳn các nước nghèo, nơi mà quyền lợi của nông dân thật ra vẫn chưa được đảm bảo. Chúng ta bước vào một thế giới khác với rất nhiều vấn đề đảo ngược mà mình không nên hiểu lầm.
Thuần về kinh tế, chỉ có chừng 2% dân số Hoa Kỳ là còn sinh hoạt trong khu vực nông nghiệp, nhưng với sản lượng canh nông và lương thực cao nhất thế giới và còn dư để nuôi sống xứ khác.
ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Trước hết, sau khi Tổng khủng hoảng xảy ra, Hoa Kỳ có gần bảy triệu nông trại, ngày nay chỉ còn hai triệu, tức là số dân sống trong lĩnh vực nông nghiệp đã giảm mạnh, là điều ta hiểu được. Thứ hai, nhờ tiến bộ về kỹ thuật canh tác và về sinh học, năng suất canh nông Hoa Kỳ đã tăng vượt bậc, gấp ba gấp bốn thời trước. Thứ ba, diện tích canh tác nói chung thì giảm, mà không nhiều bằng dân số sống về nghề nông, với kết quả là người ta có loại nông trại ngày một rộng. Tổng kết về phẩm và lượng thì số nông trại lớn, một năm đạt mức thương vụ trên 250 ngàn đô la, chỉ bằng 12% tổng số nông trại toàn quốc, nhưng sản xuất ra 84% nông sản Hoa Kỳ. Còn lại, 88% các nông trại là loại nhỏ và chỉ cung cấp 16% sản lượng. Khi nói đến trợ giúp nông gia người ta có thể quên rằng chính các nông trại lớn có doanh vụ rất cao lại được hưởng nhiều trợ cấp nhất, trong khi các gia đình có doanh vụ dưới 250 ngàn đô la một năm lại được ít hơn.
Vấn đề trợ cấp người nghèo
Vũ Hoàng: Ông nêu ra một mâu thuẫn cứ tưởng như chỉ xảy ra trong các xã hội khác mà thôi. Bây giờ, nói về lợi tức thì thành phần gọi là nông dân Mỹ ngày nay sinh sống ra sao. Liệu họ có khổ như nông dân xứ khác hay chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Bắt đầu đi vào chi tiết mà tôi mong là thính giả của chúng ta có thể mường tượng ra, nông dân Mỹ thật ra là doanh gia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, với lợi tức đồng niên cao gần bằng sản lượng của cả nước Việt Nam, năm nay có thể hơn 90 tỷ đô la. Năm ngoái thì còn lên tới gần trăm tỷ.
Khi ta thấy thế giới than vãn là giá lương thực tăng vọt thì không quên là nông trại hay doanh nghiệp canh nông của Mỹ lại đạt mức lợi tức rất cao. Đã thế, so với các doanh nghiệp khác của Hoa Kỳ, doanh nghiệp canh nông Mỹ lại có mức nợ tương đối thấp hơn cả nhờ giá đất gia tăng dù chúng là loại cơ sở sản xuất dùng nhiều thiết bị chứ không là lao động tay chân nữa.
Thứ ba là trong kinh doanh thì hiển nhiên phải có rủi ro bất trắc, khi lời khi lỗ nhưng mỗi khi có hoạn nạn vì hạn hán, lũ lụt, sâu rầy, hoặc giá nông sản lên xuống bất ngờ thì người ta lại tìm ra một biện pháp cứu vãn được viết thành luật. Thế rồi biện pháp nhất thời ấy được duy trì hay tích tụ thêm, nào là trợ giá, nào là bảo hiểm, nào là bảo đảm tín dụng, v.v.... Kết quả là một gánh nặng cho ngân sách, tức là cho người thọ thuế, mà chẳng ai dám gỡ bỏ hay tiết giảm. Ở trên cùng là các đại tổ hợp thu mua và biến chế nông sản thành lương thực, nước uống với khả năng vận động rất cao vào chính sách canh nông của nhà nước.
Cho nên, người ta có gặp hiện tượng mà kinh tế học gọi là "hậu quả bất lường" là thiện chí cứu giúp nông gia lại bảo vệ quyền lợi cho các nông trại hay doanh nghiệp lớn trong khi các cơ sở nhỏ thì lại khó cạnh tranh hơn. Khi hữu sự, như trong lúc này là vì hạn hán và tranh cử, người ta lại đặt ra yêu cầu cấp cứu nông gia với kết quả có khi lại trái ngược với mục tiêu nguyên thủy. Nhưng đấy chưa phải là vấn đề lớn nhất.
Chế độ trợ cấp lương thực cho dân nghèo hay "Phiếu Thực phẩm", tức là "Food Stamp" chiếm gần 80% của ngân sách và là vấn đề cực kỳ nhạy cảm cho mọi người.
ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng: Thế vấn đề lớn nhất trong hồ sơ rắc rối này là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trong Đạo luật Canh nông có một con voi trắng lù lù nằm giữa mà không ai xoay chuyển nổi là chế độ trợ cấp lương thực cho dân nghèo hay "Phiếu Thực phẩm", tức là "Food Stamp". Nó chiếm gần 80% của ngân sách và là vấn đề cực kỳ nhạy cảm cho mọi người. Hiện nay, bình quân thì cứ bảy người Mỹ lại có một người được cấp cho phiếu lương thực và nói đến việc cắt giảm khoản trợ cấp này trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì ai cũng ngại.
Nhưng ngoài tệ nạn lạm dụng là điều xảy ra ở mọi nơi mọi thời trong mọi thành phần dân chúng, việc ỷ lại vào một nhà nước bao cấp cũng là vấn đề. Trong kế hoạch cải tổ chế độ an sinh xã hội thời Chính quyền Bill Clinton vào năm 1996, người ta đã nói đến việc khuyến khích người dân chịu khó kiếm việc làm để khỏi lệ thuộc vào sự trợ cấp của nhà nước. Ngày nay, vấn đề ấy cũng đang xảy ra và 80% dân Mỹ cho rằng những người sống nhờ an sinh xã hội nên cố gắng tự túc. Nhưng muốn như vậy thì phải cải tổ toàn bộ chế độ tem phiếu, là điều dễ gây hiểu lầm là cắt giảm trợ cấp cho dân nghèo. Lập luận này đang được triệt để khai thác trong cuộc bầu cử khi Hoa Kỳ đang bị bội chi ngân sách quá nặng.
Vũ Hoàng: Hình như là ngoài chế độ tem phiếu cho người nghèo và tinh thần tự lực cánh sinh rất truyền thống của nước Mỹ, người ta còn nói đến chế độ dinh dưỡng và nhu cầu cấp dưỡng sữa tươi cho thiếu nhi nữa. Những chuyện ấy có nằm trong Đạo luật Canh nông hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng có. Xứ Mỹ văn minh này còn nêu ra yêu cầu là bảo đảm cho các thiếu nhi đi học là phải có sữa tươi và cây trái trong một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Kết quả lại là nhiều chương trình trợ cấp sữa cho các trường học song song cùng việc đảm bảo là giá sữa khỏi sụt, nghĩa là lại tốn vài trăm triệu. Nhưng ít ai liên hệ chuyện ấy với tình trạng mập phì của thiếu nhi vì chế độ ăn uống thật ra cẩu thả của nhiều gia đình. Nghịch lý ở đây là càng nghèo lại càng dễ mập khiến cho một thành phố như New York đã phải đề nghị biện pháp kiểm soát nước uống có quá nhiều đường và ta không quên rằng đường cũng là một nông sản cần bảo vệ!
Rốt cuộc thì Đạo luật Canh nông bao hàm nhiều tham vọng với hậu quả là cả chục mâu thuẫn giữa lý tưởng với thực tế. Khi kết hợp thêm vấn đề bảo vệ môi sinh, là một lý tưởng khác, thì ta có một con quái vật ít ai kiểm soát được.
Cần cải tổ luật canh nông?
Vũ Hoàng: Đúng như vậy vì hình như các định chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc hay Ngân hàng Thế giới có than phiền Hoa Kỳ về chuyện bảo vệ môi sinh này. Thưa ông, đầu đuôi ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hình như là năm năm về trước, khi phân tích Đạo luật Canh nông và nói về vụ khủng hoảng vì giá lương thực, diễn đàn của chúng ta có đề cập tới hồ sơ này.
Do nhu cầu bảo vệ môi sinh và giảm dần việc xe hơi tiêu thụ xăng dầu nên cứ gây ô nhiễm, người ta nghĩ đến việc chế cất nông sản như ngô bắp thành cồn cho xe chạy. Hậu quả bất lường của tinh thần phát huy công nghệ xanh là... gây thêm ô nhiễm vì muốn có một lượng cồn cho xe chạy thì các nhà máy phải chế biến rất nhiều nông sản và thải ra nhiều độc chất hơn nữa. Giới khoa học đã than phiền rằng các dự án phát triển loại năng lượng tái tạo gốc sinh học, tức là nông sản, lại gây thêm ô nhiễm môi trường.
Nhưng tai hại hơn vậy là vì yêu cầu môi sinh bên trong, kinh tế Mỹ thu mua ngô bắp hay đậu nành, là thực phẩm cho người và gia súc ở xứ khác, nên mới đẩy giá lương thực và thương phẩm trên thế giới. Vì vậy mới gặp phản ứng từ nhiều định chế quốc tế như Ngân hàng Thế giới hay Cơ quan Lương nông của Liên Hiệp Quốc.
Hoa Kỳ phải làm cuộc cách mạng về tư duy và cải tổ toàn bộ hồ sơ canh nông và trợ giá thì mới ra khỏi khó khăn lưu cữu về ngân sách và không bị các nước đả kích là chỉ nhìn vào quyền lợi của mình.
ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Hậu quả tai hại thứ nhì là vì yêu cầu chế cất ra cồn bên trong nội địa, người ta lập hàng rào bảo vệ và thí dụ như gây thiệt hại cho kỹ nghệ trồng mía để làm ra cồn của Brazil. Tổ chức Thương mại Thế giới WTO phải thụ lý nhiều hồ sơ khiếu nại về chuyện này. Nói chung, hình ảnh mà nước Mỹ toả ra ngoài có những điều đi ngược với lý tưởng hay giá trị đạo đức Hoa Kỳ. Thí dụ như vì muốn bảo vệ nông gia hay môi trường trong lành của mình, Hoa Kỳ có thể gây khó khăn cho xứ khác về giá nông sản và lượng lương thực.
Vũ Hoàng: Câu kết luận của ông cho hồ sơ này là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là năm năm một lần, Hoa Kỳ lại tranh luận về chính sách canh nông và trợ cấp bên trong, với sự tính toán và vận động của nhiều thành phần dân chúng lẫn các trung tâm về lợi ích riêng. Đây là một sinh hoạt dân chủ và cần thiết. Nhưng hậu quả kinh tế và quốc tế về những tranh luận hay quyết định trong nội bộ Hoa Kỳ minh diễn một quy luật kinh tế cơ bản.
Đó là người ta dễ nhìn thấy cái "được" nhất thời và cục bộ của một thành phần ở nơi đây mà ít thấy cái "mất" trong lâu dài của mọi thành phần khác ở trong và ngoài nước. Một thí dụ mà ta không quên được là trận chiến về cá da trơn bán vào thị trường Mỹ. Tôi cho là Hoa Kỳ phải làm cuộc cách mạng về tư duy và cải tổ toàn bộ hồ sơ canh nông và trợ giá thì mới ra khỏi khó khăn lưu cữu về ngân sách và không bị các nước đả kích là chỉ nhìn vào quyền lợi của mình.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Đạo luật Canh Nông Hoa Kỳ
Trong bối cảnh đó, người ta mới để ý đến Đạo luật Canh nông Hoa Kỳ, năm năm lại tái tục một lần. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về dự luật hiện đang chờ đợi Quốc hội Mỹ biểu quyết để thay thế đạo luật Farm Bill năm 2008. Vũ Hoàng cùng trao đổi với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do về đạo luật quan trọng này.
Chỉ có 2% dân số làm nông
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Đạo luật về canh nông và lương thực Hoa Kỳ ban hành năm 2008 sẽ đáo hạn vào tháng tới và Thượng viện cùng Hạ viện Mỹ đang chuẩn bị biểu quyết một đạo luật thay thế, theo thông lệ là năm năm ban hành một lần. Vụ hạn hán lan rộng tại nhiều tiểu bang được coi là "vựa lúa của nước Mỹ" và cuộc tranh cử tổng thống rất gay go và hào hứng năm nay càng khiến người ta chú ý đến văn kiện này. Trong khi đó, các nước khác và các tổ chức quốc tế cũng không quên rằng chính sách canh nông trong nội bộ Hoa Kỳ lại ảnh hưởng rất lớn đến việc mua bán nông sản và lương thực toàn cầu. Ông nghĩ sao về hồ sơ này và có thể trình bày bối cảnh cho thính giả của chúng ta cùng theo dõi được không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng đây là một hồ sơ kỳ lạ với nhiều khía cạnh kỳ cục về chính sách canh nông Hoa Kỳ, được phản ảnh qua đạo luật mà họ gọi là "Farm Bill". Đây là một văn kiện trị giá mấy trăm tỷ đô la do Bộ Canh nông quản lý và có ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực sinh hoạt của Mỹ lẫn nền ngoại thương của các nước khác. Chúng ta hãy nói về bối cảnh trước.
Thuần về kinh tế, chỉ có chừng 2% dân số Hoa Kỳ là còn sinh hoạt trong khu vực nông nghiệp, nhưng với sản lượng canh nông và lương thực cao nhất thế giới và còn dư để nuôi sống xứ khác. Thuần về chính sách thì sau vụ Tổng khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933, từ năm 1935, người ta định chế hóa chính sách nông nghiệp trong ý hướng giúp đỡ nông gia khỏi bị thiệt hại vì biến động của thị trường. Sau đó, chính sách này còn nhắm vào nhiều mục tiêu khác.
Ngày nay, nói về "nông dân" thì ta nên nghĩ đến các nông trại bạt ngàn có đầy thiết bị canh tác hiện đại với năng suất cực cao và đến các đại công ty kinh doanh về thực phẩm, chứ không phải các tá điền cầy cấy trên những thửa ruộng nhỏ. Đạo luật Canh nông Hoa Kỳ không đáp ứng yêu cầu của thế kỷ 21 mà sau nhiều năm tích lũy những quyết định của các thời đại khác nhau nên lại trở thành một văn kiện phức tạp, có đầy mâu thuẫn và năm năm lại một lần gây tranh luận lớn.
Vũ Hoàng: Và như ông vừa trình bày, đạo luật này liên hệ đến 2% dân số Hoa Kỳ trong lĩnh vực canh nông nhưng lại chi phối hoạt động xuất nhập khẩu của nhiều quốc gia. Bây giờ, ta khởi đầu từ chuyện nông gia của nước Mỹ.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta sẽ phải rất thận trọng khi phân tích hồ sơ canh nông của một quốc gia hậu công nghiệp và có những mối quan tâm hay thể thức quyết định khác hẳn các nước nghèo, nơi mà quyền lợi của nông dân thật ra vẫn chưa được đảm bảo. Chúng ta bước vào một thế giới khác với rất nhiều vấn đề đảo ngược mà mình không nên hiểu lầm.
Thuần về kinh tế, chỉ có chừng 2% dân số Hoa Kỳ là còn sinh hoạt trong khu vực nông nghiệp, nhưng với sản lượng canh nông và lương thực cao nhất thế giới và còn dư để nuôi sống xứ khác.
ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Trước hết, sau khi Tổng khủng hoảng xảy ra, Hoa Kỳ có gần bảy triệu nông trại, ngày nay chỉ còn hai triệu, tức là số dân sống trong lĩnh vực nông nghiệp đã giảm mạnh, là điều ta hiểu được. Thứ hai, nhờ tiến bộ về kỹ thuật canh tác và về sinh học, năng suất canh nông Hoa Kỳ đã tăng vượt bậc, gấp ba gấp bốn thời trước. Thứ ba, diện tích canh tác nói chung thì giảm, mà không nhiều bằng dân số sống về nghề nông, với kết quả là người ta có loại nông trại ngày một rộng. Tổng kết về phẩm và lượng thì số nông trại lớn, một năm đạt mức thương vụ trên 250 ngàn đô la, chỉ bằng 12% tổng số nông trại toàn quốc, nhưng sản xuất ra 84% nông sản Hoa Kỳ. Còn lại, 88% các nông trại là loại nhỏ và chỉ cung cấp 16% sản lượng. Khi nói đến trợ giúp nông gia người ta có thể quên rằng chính các nông trại lớn có doanh vụ rất cao lại được hưởng nhiều trợ cấp nhất, trong khi các gia đình có doanh vụ dưới 250 ngàn đô la một năm lại được ít hơn.
Vấn đề trợ cấp người nghèo
Vũ Hoàng: Ông nêu ra một mâu thuẫn cứ tưởng như chỉ xảy ra trong các xã hội khác mà thôi. Bây giờ, nói về lợi tức thì thành phần gọi là nông dân Mỹ ngày nay sinh sống ra sao. Liệu họ có khổ như nông dân xứ khác hay chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Bắt đầu đi vào chi tiết mà tôi mong là thính giả của chúng ta có thể mường tượng ra, nông dân Mỹ thật ra là doanh gia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, với lợi tức đồng niên cao gần bằng sản lượng của cả nước Việt Nam, năm nay có thể hơn 90 tỷ đô la. Năm ngoái thì còn lên tới gần trăm tỷ.
Khi ta thấy thế giới than vãn là giá lương thực tăng vọt thì không quên là nông trại hay doanh nghiệp canh nông của Mỹ lại đạt mức lợi tức rất cao. Đã thế, so với các doanh nghiệp khác của Hoa Kỳ, doanh nghiệp canh nông Mỹ lại có mức nợ tương đối thấp hơn cả nhờ giá đất gia tăng dù chúng là loại cơ sở sản xuất dùng nhiều thiết bị chứ không là lao động tay chân nữa.
Thứ ba là trong kinh doanh thì hiển nhiên phải có rủi ro bất trắc, khi lời khi lỗ nhưng mỗi khi có hoạn nạn vì hạn hán, lũ lụt, sâu rầy, hoặc giá nông sản lên xuống bất ngờ thì người ta lại tìm ra một biện pháp cứu vãn được viết thành luật. Thế rồi biện pháp nhất thời ấy được duy trì hay tích tụ thêm, nào là trợ giá, nào là bảo hiểm, nào là bảo đảm tín dụng, v.v.... Kết quả là một gánh nặng cho ngân sách, tức là cho người thọ thuế, mà chẳng ai dám gỡ bỏ hay tiết giảm. Ở trên cùng là các đại tổ hợp thu mua và biến chế nông sản thành lương thực, nước uống với khả năng vận động rất cao vào chính sách canh nông của nhà nước.
Cho nên, người ta có gặp hiện tượng mà kinh tế học gọi là "hậu quả bất lường" là thiện chí cứu giúp nông gia lại bảo vệ quyền lợi cho các nông trại hay doanh nghiệp lớn trong khi các cơ sở nhỏ thì lại khó cạnh tranh hơn. Khi hữu sự, như trong lúc này là vì hạn hán và tranh cử, người ta lại đặt ra yêu cầu cấp cứu nông gia với kết quả có khi lại trái ngược với mục tiêu nguyên thủy. Nhưng đấy chưa phải là vấn đề lớn nhất.
Chế độ trợ cấp lương thực cho dân nghèo hay "Phiếu Thực phẩm", tức là "Food Stamp" chiếm gần 80% của ngân sách và là vấn đề cực kỳ nhạy cảm cho mọi người.
ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng: Thế vấn đề lớn nhất trong hồ sơ rắc rối này là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trong Đạo luật Canh nông có một con voi trắng lù lù nằm giữa mà không ai xoay chuyển nổi là chế độ trợ cấp lương thực cho dân nghèo hay "Phiếu Thực phẩm", tức là "Food Stamp". Nó chiếm gần 80% của ngân sách và là vấn đề cực kỳ nhạy cảm cho mọi người. Hiện nay, bình quân thì cứ bảy người Mỹ lại có một người được cấp cho phiếu lương thực và nói đến việc cắt giảm khoản trợ cấp này trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì ai cũng ngại.
Nhưng ngoài tệ nạn lạm dụng là điều xảy ra ở mọi nơi mọi thời trong mọi thành phần dân chúng, việc ỷ lại vào một nhà nước bao cấp cũng là vấn đề. Trong kế hoạch cải tổ chế độ an sinh xã hội thời Chính quyền Bill Clinton vào năm 1996, người ta đã nói đến việc khuyến khích người dân chịu khó kiếm việc làm để khỏi lệ thuộc vào sự trợ cấp của nhà nước. Ngày nay, vấn đề ấy cũng đang xảy ra và 80% dân Mỹ cho rằng những người sống nhờ an sinh xã hội nên cố gắng tự túc. Nhưng muốn như vậy thì phải cải tổ toàn bộ chế độ tem phiếu, là điều dễ gây hiểu lầm là cắt giảm trợ cấp cho dân nghèo. Lập luận này đang được triệt để khai thác trong cuộc bầu cử khi Hoa Kỳ đang bị bội chi ngân sách quá nặng.
Vũ Hoàng: Hình như là ngoài chế độ tem phiếu cho người nghèo và tinh thần tự lực cánh sinh rất truyền thống của nước Mỹ, người ta còn nói đến chế độ dinh dưỡng và nhu cầu cấp dưỡng sữa tươi cho thiếu nhi nữa. Những chuyện ấy có nằm trong Đạo luật Canh nông hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng có. Xứ Mỹ văn minh này còn nêu ra yêu cầu là bảo đảm cho các thiếu nhi đi học là phải có sữa tươi và cây trái trong một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Kết quả lại là nhiều chương trình trợ cấp sữa cho các trường học song song cùng việc đảm bảo là giá sữa khỏi sụt, nghĩa là lại tốn vài trăm triệu. Nhưng ít ai liên hệ chuyện ấy với tình trạng mập phì của thiếu nhi vì chế độ ăn uống thật ra cẩu thả của nhiều gia đình. Nghịch lý ở đây là càng nghèo lại càng dễ mập khiến cho một thành phố như New York đã phải đề nghị biện pháp kiểm soát nước uống có quá nhiều đường và ta không quên rằng đường cũng là một nông sản cần bảo vệ!
Rốt cuộc thì Đạo luật Canh nông bao hàm nhiều tham vọng với hậu quả là cả chục mâu thuẫn giữa lý tưởng với thực tế. Khi kết hợp thêm vấn đề bảo vệ môi sinh, là một lý tưởng khác, thì ta có một con quái vật ít ai kiểm soát được.
Cần cải tổ luật canh nông?
Vũ Hoàng: Đúng như vậy vì hình như các định chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc hay Ngân hàng Thế giới có than phiền Hoa Kỳ về chuyện bảo vệ môi sinh này. Thưa ông, đầu đuôi ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hình như là năm năm về trước, khi phân tích Đạo luật Canh nông và nói về vụ khủng hoảng vì giá lương thực, diễn đàn của chúng ta có đề cập tới hồ sơ này.
Do nhu cầu bảo vệ môi sinh và giảm dần việc xe hơi tiêu thụ xăng dầu nên cứ gây ô nhiễm, người ta nghĩ đến việc chế cất nông sản như ngô bắp thành cồn cho xe chạy. Hậu quả bất lường của tinh thần phát huy công nghệ xanh là... gây thêm ô nhiễm vì muốn có một lượng cồn cho xe chạy thì các nhà máy phải chế biến rất nhiều nông sản và thải ra nhiều độc chất hơn nữa. Giới khoa học đã than phiền rằng các dự án phát triển loại năng lượng tái tạo gốc sinh học, tức là nông sản, lại gây thêm ô nhiễm môi trường.
Nhưng tai hại hơn vậy là vì yêu cầu môi sinh bên trong, kinh tế Mỹ thu mua ngô bắp hay đậu nành, là thực phẩm cho người và gia súc ở xứ khác, nên mới đẩy giá lương thực và thương phẩm trên thế giới. Vì vậy mới gặp phản ứng từ nhiều định chế quốc tế như Ngân hàng Thế giới hay Cơ quan Lương nông của Liên Hiệp Quốc.
Hoa Kỳ phải làm cuộc cách mạng về tư duy và cải tổ toàn bộ hồ sơ canh nông và trợ giá thì mới ra khỏi khó khăn lưu cữu về ngân sách và không bị các nước đả kích là chỉ nhìn vào quyền lợi của mình.
ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Hậu quả tai hại thứ nhì là vì yêu cầu chế cất ra cồn bên trong nội địa, người ta lập hàng rào bảo vệ và thí dụ như gây thiệt hại cho kỹ nghệ trồng mía để làm ra cồn của Brazil. Tổ chức Thương mại Thế giới WTO phải thụ lý nhiều hồ sơ khiếu nại về chuyện này. Nói chung, hình ảnh mà nước Mỹ toả ra ngoài có những điều đi ngược với lý tưởng hay giá trị đạo đức Hoa Kỳ. Thí dụ như vì muốn bảo vệ nông gia hay môi trường trong lành của mình, Hoa Kỳ có thể gây khó khăn cho xứ khác về giá nông sản và lượng lương thực.
Vũ Hoàng: Câu kết luận của ông cho hồ sơ này là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là năm năm một lần, Hoa Kỳ lại tranh luận về chính sách canh nông và trợ cấp bên trong, với sự tính toán và vận động của nhiều thành phần dân chúng lẫn các trung tâm về lợi ích riêng. Đây là một sinh hoạt dân chủ và cần thiết. Nhưng hậu quả kinh tế và quốc tế về những tranh luận hay quyết định trong nội bộ Hoa Kỳ minh diễn một quy luật kinh tế cơ bản.
Đó là người ta dễ nhìn thấy cái "được" nhất thời và cục bộ của một thành phần ở nơi đây mà ít thấy cái "mất" trong lâu dài của mọi thành phần khác ở trong và ngoài nước. Một thí dụ mà ta không quên được là trận chiến về cá da trơn bán vào thị trường Mỹ. Tôi cho là Hoa Kỳ phải làm cuộc cách mạng về tư duy và cải tổ toàn bộ hồ sơ canh nông và trợ giá thì mới ra khỏi khó khăn lưu cữu về ngân sách và không bị các nước đả kích là chỉ nhìn vào quyền lợi của mình.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.