Văn Học & Nghệ Thuật
Dấu ấn Phan Châu Trinh
Hôm 7 tháng 2, Viện Phan Châu Trinh chính thức ra mắt tại thành phố Hội An. Vị chủ tịch Viện, nhà văn Nguyên Ngọc, cho biết sự ra đời của viện nhằm phát huy di sản tinh thần của nhà khai sáng Phan Châu Trinh.
Tại khắp các tỉnh thành của Việt Nam hiện có những con đường, trường học mang tên Phan Châu Trinh. Mục đích nhằm ghi nhớ cũng như truyền bá tư tưởng mà ông đưa ra hơn một thế kỷ qua với mục tiêu canh tân đất nước qua phong trào Duy Tân với khẩu hiệu ‘Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh’.
Nhà văn Nguyên Ngọc, Chủ tịch Viện Phan Châu Trinh mới ra mắt tóm tắt lại tư tưởng của cụ Phan:
Ông cho mình thua là vì mình lạc hậu. Lạc hậu theo nghĩa là lạc hậu về thời đại, lạc hậu hơn người ta cả một nền văn minh, vì vậy cần phải giải quyết việc nâng dân trí lên.
- Nhà văn Nguyên Ngọc
Nếu anh thua về văn hóa thì không thể lấy chiến tranh để giải quyết văn hóa, chỗ đó rất là quan trọng. Chiến tranh nó làm việc khác, chiến tranh có thể dành lại được độc lập, nhưng nếu anh không giải quyết được cái trình độ văn minh của dân tộc thì nếu anh có dành được độc lập thì việc độc lập đó cũng như vô nghĩa, không thể vững chắc được.
Phan Châu Trinh nhận ra cái nguy hiểm nhất của dân tộc mình là không phải là mất nước, mà Phan Châu Trinh thấy cái nguy cấp hơn rất nhiều là lạc hậu. Ông cho mình thua là vì mình lạc hậu. Lạc hậu theo nghĩa là lạc hậu về thời đại, lạc hậu hơn người ta cả một nền văn minh, vì vậy cần phải giải quyết việc nâng dân trí lên. Nâng dân trí lên là văn minh hóa cái dân tộc này.”
Ông cũng đưa ra nhận định về tính thời sự của tư tưởng Phan Châu Trinh mà theo ông thì vẫn có thể áp dụng cho thời đại hiện nay.
Thậm chí bây giờ mình lạc hậu không những là so với thế giới mà còn cả trong khu vực. Ngày xưa thời Phan Châu Trinh khu vực Châu Á này lạc hậu so với Châu Âu, so với Phương Tây, ngày nay mình còn lạc hậu so với cả Châu Á nữa, vì vậy tư tưởng của Phan Châu Trinh là nó vô cùng thời sự, nó hết sức cập nhật, nó y như bây giờ. Bây giờ mình vẫn chưa thoát ra được cái tình hình mà Phan Châu Trinh đã thấy cách đây 100 năm.
Nhiều ý kiến cho rằng dân trí Việt Nam vẫn lạc hậu, và thế hệ trẻ Việt Nam đang thua kém dần các bạn đồng trang lứa tại các nước trong khu vực. Sự lạc hậu là do sai lầm trong giáo dục hiện tại. Những người quản lý giáo dục tại Việt Nam phải chịu trách nhiệm.
Bây giờ mình vẫn chưa thoát ra được cái tình hình mà Phan Châu Trinh đã thấy cách đây 100 năm.
- Nhà văn Nguyên Ngọc
Sự ra đời của viện Phan Châu Trinh nhằm quảng bá lại đường lối canh tân của nhà khai sáng này mong muốn có thể đóng góp phần nào cho công tác nâng cao dân trí VN như lời nhà văn Nguyên Ngọc:
Lập viện Phan Châu Trinh thì mình chỉ là một đóng góp nhỏ thôi. Nhưng chúng tôi nghĩ nếu mình đóng góp những gì cụ thể thì mình đóng góp. Cái thứ hai là mình đặt vấn đề đó ra, khơi gợi vấn đề đó ra. Cố gắng mong muốn làm cho viện Phan Châu Trinh để khi mình tiếp tục các hoạt động về Phan Châu Trinh, để tư tưởng của Phan Châu Trinh được lan tỏa ra đất nước mình hiện nay. Thấy cho ra vấn đề, chứ hiện nay đó, mình cứ loay hoay mãi chuyện phát triển kinh tế không thì không phải.
Một đội ngũ chuyên gia và nhà nghiên cứu làm việc tại Viện sẽ giúp cho những ai đến tìm hiểu. Trong số này có những vị như giáo sư Chu Hảo – giám đốc nhà xuất bản Sự Thật, ông Vũ Thành Tự Anh – giảng viên Đại học Fulbright, nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn, nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, GS. TS. Nguyễn văn Trọng.
Bàn ra tán vào (0)
Dấu ấn Phan Châu Trinh
Hôm 7 tháng 2, Viện Phan Châu Trinh chính thức ra mắt tại thành phố Hội An. Vị chủ tịch Viện, nhà văn Nguyên Ngọc, cho biết sự ra đời của viện nhằm phát huy di sản tinh thần của nhà khai sáng Phan Châu Trinh.
Tại khắp các tỉnh thành của Việt Nam hiện có những con đường, trường học mang tên Phan Châu Trinh. Mục đích nhằm ghi nhớ cũng như truyền bá tư tưởng mà ông đưa ra hơn một thế kỷ qua với mục tiêu canh tân đất nước qua phong trào Duy Tân với khẩu hiệu ‘Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh’.
Nhà văn Nguyên Ngọc, Chủ tịch Viện Phan Châu Trinh mới ra mắt tóm tắt lại tư tưởng của cụ Phan:
Ông cho mình thua là vì mình lạc hậu. Lạc hậu theo nghĩa là lạc hậu về thời đại, lạc hậu hơn người ta cả một nền văn minh, vì vậy cần phải giải quyết việc nâng dân trí lên.
- Nhà văn Nguyên Ngọc
Nếu anh thua về văn hóa thì không thể lấy chiến tranh để giải quyết văn hóa, chỗ đó rất là quan trọng. Chiến tranh nó làm việc khác, chiến tranh có thể dành lại được độc lập, nhưng nếu anh không giải quyết được cái trình độ văn minh của dân tộc thì nếu anh có dành được độc lập thì việc độc lập đó cũng như vô nghĩa, không thể vững chắc được.
Phan Châu Trinh nhận ra cái nguy hiểm nhất của dân tộc mình là không phải là mất nước, mà Phan Châu Trinh thấy cái nguy cấp hơn rất nhiều là lạc hậu. Ông cho mình thua là vì mình lạc hậu. Lạc hậu theo nghĩa là lạc hậu về thời đại, lạc hậu hơn người ta cả một nền văn minh, vì vậy cần phải giải quyết việc nâng dân trí lên. Nâng dân trí lên là văn minh hóa cái dân tộc này.”
Ông cũng đưa ra nhận định về tính thời sự của tư tưởng Phan Châu Trinh mà theo ông thì vẫn có thể áp dụng cho thời đại hiện nay.
Thậm chí bây giờ mình lạc hậu không những là so với thế giới mà còn cả trong khu vực. Ngày xưa thời Phan Châu Trinh khu vực Châu Á này lạc hậu so với Châu Âu, so với Phương Tây, ngày nay mình còn lạc hậu so với cả Châu Á nữa, vì vậy tư tưởng của Phan Châu Trinh là nó vô cùng thời sự, nó hết sức cập nhật, nó y như bây giờ. Bây giờ mình vẫn chưa thoát ra được cái tình hình mà Phan Châu Trinh đã thấy cách đây 100 năm.
Nhiều ý kiến cho rằng dân trí Việt Nam vẫn lạc hậu, và thế hệ trẻ Việt Nam đang thua kém dần các bạn đồng trang lứa tại các nước trong khu vực. Sự lạc hậu là do sai lầm trong giáo dục hiện tại. Những người quản lý giáo dục tại Việt Nam phải chịu trách nhiệm.
Bây giờ mình vẫn chưa thoát ra được cái tình hình mà Phan Châu Trinh đã thấy cách đây 100 năm.
- Nhà văn Nguyên Ngọc
Sự ra đời của viện Phan Châu Trinh nhằm quảng bá lại đường lối canh tân của nhà khai sáng này mong muốn có thể đóng góp phần nào cho công tác nâng cao dân trí VN như lời nhà văn Nguyên Ngọc:
Lập viện Phan Châu Trinh thì mình chỉ là một đóng góp nhỏ thôi. Nhưng chúng tôi nghĩ nếu mình đóng góp những gì cụ thể thì mình đóng góp. Cái thứ hai là mình đặt vấn đề đó ra, khơi gợi vấn đề đó ra. Cố gắng mong muốn làm cho viện Phan Châu Trinh để khi mình tiếp tục các hoạt động về Phan Châu Trinh, để tư tưởng của Phan Châu Trinh được lan tỏa ra đất nước mình hiện nay. Thấy cho ra vấn đề, chứ hiện nay đó, mình cứ loay hoay mãi chuyện phát triển kinh tế không thì không phải.
Một đội ngũ chuyên gia và nhà nghiên cứu làm việc tại Viện sẽ giúp cho những ai đến tìm hiểu. Trong số này có những vị như giáo sư Chu Hảo – giám đốc nhà xuất bản Sự Thật, ông Vũ Thành Tự Anh – giảng viên Đại học Fulbright, nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn, nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, GS. TS. Nguyễn văn Trọng.