Đoạn Đường Chiến Binh
Dấu chân trên cát Qui Nhơn
Những ngày tháng chờ đợi cho những quyết định cho tương lai của chúng tôi, những y nha, dược sĩ của khoá 21 hiện dịch cũng đã đến dù biết chắc rằng con đường trước mặt sẽ chờ đón chúng tôi với nhiều chông gai hơn là con đường trải thảm. Chiến cuộc đã đến hồi cam go mà phe miền Nam đang phải chịu nhiều thiệt thòi vì sự gian trá của phe địch và sự thiếu thiện chí của phe đồng minh; chúng tôi vẫn nôn nóng muốn sớm biết tương lai của mình qua qua việc chọn nhiệm sở vào một ngày vào hạ tuần tháng 2 năm 1975 dưới sự chứng kiến của Y-sĩ Đại tá chỉ huy trưởng và các Sĩ quan cán bộ của Tiểu đoàn Sinh viên.
Tỉnh hình ngoài chiến trường đã căng thẳng, nhu cầu của quân y sĩ cho
các binh đoàn nhiều hơn các quân y viện. Chỉ có một vài nhu cầu hiếm hoi
ở Tổng Y viện Duy-Tân, Quân y viện Pleiku và Quân y viện Ban-mê-thuột
dành cho các y sĩ cựu nội trú ngoại khoa hay thần kinh giải phẩu đã qua 2
kỳ thực tập với tính cách là nội trú thực thụ. Bạch Thế Thức và Phan
Thanh Hải có đủ điều kiện và ưu tiên về TYV Duy-Tân, Trần Ngưu Tử,
Nguyễn Chi Vỹ về QYV Pleiku, Thủ khoa Nguyễn Phan Khuê cùng với Trần Văn
Cương hăm hở chọn QYV Ban Mê Thuột, Trần Trung Hoà về Quảng đức, Phạm
Hồng Hải về Đại đội giải phẩu lưu động của Liên đoằn 72. Chỉ có hai chỗ ở
các Sư đoàn miền Nam, Nguyễn Văn Quốc chọn Sư đoàn 7; Nguyễn Văn Đơ về
Sư Đoàn 9; Mai thanh Hồng về SD18 để về sau cũng đủ nếm mùi gian lao với
thiên hạ trên đường triệt thoái băng rừng từ Xuân lộc về Bà rịa. Không
có nhu cầu của không quân, chỉ có 2 chỗ ở Hải quân cho Nguyễn Văn Công
và Nguyễn Ngọc Chiếu. Xếp hạng trung bình, chúng tôi: Nguyễn Khánh Hỷ,
Thái Văn Châu, Lê Vĩnh Thịnh, Phan Ngọc Hà và một dược sĩ thuộc khoá
trưng tập 16 (trình diện trễ) đã chọn Sư đoàn 22 Bộ binh. Tuy là những
nguời lính hiện dịch nhưng trước mặt những gian nguy kề cận ít nhiều
chúng tôi cũng có những dị đoan và ít ai muốn tình nguyện đi về các đơn
vị dũng mãnh như Sư đoàn Nhảy dù và Sư đoàn Thuỷ quân lục chiến, ngoại
trừ hai trường hơp tình nguyện của Vũ Đức Giang và Nguyễn Tiến Dũng đầu
quân về Thuỷ Quân Luc Chiến (TQLC). Chúng tôi muốn xuôi theo định mệnh
theo điều mà ngày nay các người thân chung quanh tôi vẫn hay nói là “tuỳ duyên“.
Vũ Đức Giang và Nguyễn Tiến Dũng về TQLC vì thần tượng của chúng tôi
ngày ấy ở Trường Quân Y: y sĩ Thiếu tá Trần Xuân Dũng, một nghệ sĩ chơi
đàn guitare rất hay, ăn nói rất có duyên; không bao giờ qụy lụy thượng
cấp, coi thường gian nan khi đi hành quân theo tiểu đoàn ở TQLC; đã làm
Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 QY trước khi về khối huấn luyện TQY. Ông
chỉ huy trưởng và nhiều vị Sĩ quan gốc nhảy dù đã không khỏi thất vọng
khi những người có bằng nhảy dù đã không không về Dù. Chỉ hiếm hoi Trần
Duy Thanh (Thanh Khều) và Châu Hữu Hầu có bằng Dù tình nguyện về Nhảy
Dù: Không thích mạo hiểm, Nguyễn Văn Quốc, Trần Văn Cương, Lê Huy Hoè,
…không về Dù; Tuấn Voi đi Biệt Động Quân, trái lại những người chưa từng
học nhảy dù như Nguyễn Văn Liêm, Nguyễn Văn Thịnh, Nguyễn Xuân Thiều,
Nguyễn Văn Thạnh đã chọn SD Nhảy Dù; Trương văn Như xưa nay vẫn thích có
bằng nhảy dù khi hat bài Lính Thành Phố nên về Nhảy dù theo đúng sự
mong đợi. Trưởng khoá Nguyễn Tài Mai cùng Nguyễn Văn Chí, Võ Dũng, Bùi
Chí Hùng, Ngô Bá Bảo, Nguyễn Quốc Anh, Đỗ Danh Toàn, Nguyễn Trọng Nghĩa,
Hồ Sĩ Nghĩa, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Đăng Cung, “Cụ” Khoát đi Biệt động
quân; Nguyễn Văn Châu, Huỳnh Đình Đại, Nguyễn Bá Linh, Bùi Ngọc Sĩ theo
bước Vũ Đức Giang (“Giang mù”) và Nguyễn Tiến Dũng về trình diện bộ tư
lệnh SD TQLC. Dương Thanh Trắc về Liên doàn 81 Biệt Kích Dù, ” Ông Tây ”
Trịnh Nhật Toản đi Thiết giáp để rồi phải kiên cữ món cua rang muối cho
đến bây giờ mỗi khi đi nhậu với bạn bè . Nhưng,…dù là chọn đơn vị tĩnh
tại không tác chiến; đi theo binh đoàn hay tình nguyện theo đơn vị tổng
trừ bị đánh đấm thật sư, chỉ vài tuần lễ sau đó chúng tôi đã lột xác vì
hầu hết chúng tôi đã:
Về Nơi Gió Cát
Cùng chia xẻ những vui thích và âu lo trong mấy năm Đại học, gặp nhau mỗi ngày ở phòng ăn, vũ đình trường, hay trong phòng hoc, chúng tôi đã khá thân nhau, giờ này cùng nhận chung nhiệm sở năm người chúng tôi thấy gần gũi nhau hơn. Việc đầu tiên là tìm hiểu một ít về đơn vị mà chúng tôi sẽ đến. Bác sĩ Hãn nguyên y sĩ trưởng Trung đoàn 42, thuộc Sư đoàn 22 mới vừa giải ngũ vì thương tật ở mắt đã cho chúng tôi những hiểu biết ít nhiều về Tiểu đoàn 22 Quân y và bộ tư lệnh sư đoàn cũng như tính tình của các ông Trung đoàn trưởng cùng với những kinh nghiệm xử thế đối với họ. Chúng tôi hẹn ngày lên đường và ngày trình diện. Thịnh muốn đến đơn vị ngay để dễ làm việc về sau vì trong sự vụ lệnh không thấy có cho phép chúng tôi được nghỉ ngày phép nào hết trước khi đi nhận nhiệm sở. Tôi muốn ghé thăm nhà một vài ngày; Châu phải ở lại Saigon khoảng vài tuần lễ vì phải trình luận án. Hỷ và Diễm không có ý kiến. Sau cùng chúng tôi đồng ý với nhau sẽ trình diện vào ngày đầu tuần sau và Châu sẽ xin phép Cục Quân y sẽ trình diện sau ngày trình luận án. Từ giã “người bạn nhỏ” với những lời hứa hẹn đẹp đẽ; từ biệt Saigon vời những ngày hoa mộng dù trong chiến tranh đã cho người dân một cuộc sống khá thoải mái, ban đêm quán xá vẫn đèn hoa sáng rỡ, các rạp hát vẫn mở cửa thường trực để dân chúng được thưởng ngoạn những phim ảnh hàng đầu của nền điện ảnh thế giới: Quo va dis, Bác-sĩ Zhivago, … Ngoài kia là chiến trường đang sôi sục mà giờ này chúng tôi chính thức nhập cuộc.
Vài ngày nghỉ ở nhà qua thật nhanh; mấy đứa cháu nhỏ không còn làm mặt xa lạ sau khi nhận quà của chú; cha mẹ tôi hớn hở khi gặp lai con nhưng không khỏi lo âu khi biết sau lần về thăm nhà tôi sẽ không trở lai trường học nữa mà sẽ ra đơn vị. Đêm cuối cùng mọi người tụ tập ở bàn ăn và cùng cho tôi những lời khuyên nhủ. Ba người anh lớn đã từng phục vụ trong quân đội ở những đơn vị tác chiến nên những kinh nghiệm của các anh về lãnh đạo chỉ huy và ẩn núp khi bị pháo kích thật sự bổ ích nhưng lại làm cho cha mẹ tôi lo lắng nhiều hơn. Mẹ tôi khuyên tôi giữ gìn sức khoẻ và tử tế với binh sĩ, cha tôi thì nói như một lời ra lệnh: phải tận tụy với chức năng và nghề nghiệp. Sau này nhiều lần quá mệt mỏi trong những phiên trực chỉ cần nhớ đến lời dặn dò của cha mẹ tôi là tôi tránh được những xao nhãng trong công việc, tránh được những thiếu sót, và hơn thế nữa, một lần tôi đã chữa trị cho một thương binh địch với tất cả lương tâm của một y sĩ. Tôi trấn an cha mẹ, nói rằng mình vẩn chỉ làm việc ở bệnh xá hay nếu có phải đi hành quân thì cũng đi theo bộ chỉ huy của trung đoàn, nhưng nếu cha mẹ tôi biết rằng hai năm trước đây, trong mùa hè đỏ lửa chính bộ tư lệnh tiền phương của Sư đoàn 22 đã bị địch bao vây và tràn ngập ở Tân cảnh và ông Đại tá tư lệnh cũng đã bị vùi thây trong hàng rào dây kẽm; mấy bác sĩ bị bắt làm tù binh thì cha mẹ tôi sẽ lo lắng đến chừng nào.
Tôi cũng đã chào từ giã bạn bè và vài người thầy cũ. Anh Lương, anh của một người thầy cũ sốt sắng hướng dẫn tôi tìm nhà người quen ở Qui nhơn nhân dip anh trở lai dạy học ở đó vào những ngày đầu tuần. Ba lô và những thứ quân trang, quân dụng đã được gói kỹ và nhét trong một túi vải để dưới sàng xe; với áo sơ mi trắng, quần nĩ xanh đen, xắc du lịch nhỏ với vài quyển sách y khoa, ít người biết mình là dân nhà binh; nếu dọc đường xe có bị VC chặn lai thì sẽ khai là SVYK về thăm nhà. Quốc lộ I ở đoạn này khá tốt, xe chạy êm; trời dịu mát; hai bên đường đồng ruộng, đồi núi phủ một màu xanh tươi của những ngày đang mùa xuân
Niềm quyến luyến gia đình, núi Nhạn, sông Đà, đỉnh Chóp Chài gợi bao kỷ niệm thời niên thiếu chỉ còn lờ mờ sau lưng. Xe chạy theo đường vòng bên trái, leo dốc Quán-cau, Đầm Ô loan hiện ra mờ hiện trong màn sương ở hướng Đông Bắc. Phong cảnh khá ngoạn muc như một bức tranh thanh bình. Ước gì không có chiến tranh ! Nhưng sự bình thản không kéo dài bao lâu, xe đang ngon trớn bỗng chạy chậm hẳn lại. Một đám người đang tụ tập và bàn tán việc gì bên lề đường bên trái. Xe từ từ vượt qua đám đông; đủ chậm để mọi người nhìn, nghe những lời bàn tán và biết việc gì đã xảy ra: thì ra đó là xác của một du kích bị bắn chết đêm qua khi mò về làng lấy gạo. Hình ảnh của chiến tranh đã nhanh chóng xoá đi những phút giây lãng mạn và mộng mơ. Hình như phía sau nét yêu kiều của đồng ruộng Tuy-an; cầu Ngân-sơn bên dòng sông trong vắt; Sông cầu, biển xanh, lô nhô sóng vỗ về bờ cát trắng tình tự với những gành đá mộng mơ là những sự rình rập đe doạ mà tôi phải đề phòng. Xe xuống đèo Cù mông, đến ngả ba Phú tài để vào thành phố Qui-nhơn theo đường nhựa khá thơ mộng với những hàng dương liễu những cây liễu rũ. Dòng sông Qui nhơn ở bên trái và Đầm Thị nại phía bên phải nhu còn vang vọng những trận thư hùng của quân Tây-sơn và quân chúa Nguyễn ngày nào. Qui nhơn với những nét diễm kiều của thành phố biển. Bãi cát vàng bên biển xanh, những hải đảo, Gành ráng, những tà áo trắng bên trường Sư phạm dễ gợi lại ý thơ
“…Bên khóm thuỳ dương em thướt tha,
Bên này tơ liễu anh trông qua…” ( Hàn Mặc Tử).
Khi không còn xô bồ như lúc còn hiện diện của quân đội đồng minh, thành
phố đã trở lại nét đẹp ngày cũ, nét yêu kiều cùng với tình yêu đủ tạo
nguồn cảm hứng cho người nghệ sĩ (*) mà khi chiến tranh chưa đến hồi
khốc liệt, chưa có những dòng nhạc phản chiến, khi những ý thức chính
trị chưa ảnh hưởng vào sự thuần khiết đam mê, đã đủ cho chàng đưa nghệ
thuật thăng hoa với những dòng nhạc mượt mà : “Diễm Xưa“: “… Mưa vẫn mưa bay trên từng tháp cổ, dài tay em mấy thở mắt xanh xao…”; Gọi nắng cho vai em gầy, đường xa áo bay...” trong mùa “Hạ Trắng” nghe “Biển Nhớ ” bâng khuâng.
Dạo phố, đến ty xã hội đường Gia Long thăm chị Hạc bạn của những người anh lớn trong gia đình nhưng không gặp, chị đã đổi về Bộ Xã hội ở Saigon; mua huy hiệu “hắc tam sơn, bạch nhị hà” của Sư đoàn 22 về may lên vai áo thay cái huy hiệu của Trường Quân y để bớt đi cái vẻ lính mới khi đi trình diện ngày hôm sau.
Buổi sáng Thứ Hai, người quen đưa tôi đến ngả tư Phú tài, từ đó đón xe của Sư đoàn 22 vào bộ tư lệnh; trình Sự Vụ lệnh và Căn cước quân nhân cho người quân cảnh; vài phút thì may mắn có xe jeep của kho y-dược Qui nhơn vào thanh tra về y dược cua kho y dược Tiểu Đoàn 22 Quân y; tôi nhận ra dươc sĩ Văn và dược sĩ Minh khá quen mặt, các anh cũng là dân hiện dịch, niềm nỡ chỉ dẫn tôi đến văn phòng Tiểu Đoàn. Bác sĩ Thái, Tiểu đoàn phó đưa tôi đi làm vài thủ tục hành chánh cần thiết ở các ban liên hệ và đưa về giới thiệu với Bác sĩ Ý, tiểu đoàn trưởng. Y sĩ Đại uý Lê Thành Ý là người cao lớn vạm vỡ, thầm nghĩ rằng thượng cấp của tôi phải là một người giữ cung cách nhà binh lắm nên phải thận trọng chào kính và trình diện theo lễ nghi quân cách; tiến về phía bàn giấy của anh khoảng 3m, đứng nghiêm, đưa tay lên chân mày phải vừa mới xưng “y sĩ Trung uý Phan…” thì anh đã xô ghế đứng dậy, không chào lại tôi mà đến bắt tay và vỗ vai niềm nỡ: “dân hiện dịch, ngon lành nhé“. Rồi anh tự cho biết anh cũng dân hiện dịch, khoá 15, trước đã đầu quân cho Lực Lượng Đặc biệt; về Biệt Động quân trước khi về Sư đoàn 22. Trưa hôm ấy tôi được giới thiệu với Bác sĩ Đãi, Nha sĩ Bảo, Dược sĩ Văn và Dược sĩ Hưởng. Nhân sự lúc này đang lúc thiếu thốn: Bác sĩ Quát (khoá 19 HD) phụ trách phòng ngoại chẩn đang về Nhatrang để cư tang thân phụ, Bác sĩ Tuấn “Huế” đang nghỉ phép; Bác si Văn Công Tuấn (Tuấn “Bình-định”) đã được biệt phái về một chức vụ dân cử ở Hội Đồng tỉnh Bình định; Bác sĩ Lê Thành Các ở Đại đội chỉ huy công vụ đã phải tăng phái đi hành quân với Thiết đoàn14, tôi được tạm thời phụ trách phòng ngoại chẩn mỗi buổi sáng và luân phiên trực gác với Bác-sĩ Đãi ở phòng nhận bệnh và các trại bệnh của bệnh xá Sư đoàn.
Hai ngày đầu không có gì vất vả lắm, nhưng đến ngày thứ ba công việc bận rộn hơn. Số bệnh nhân ở phòng ngoại chẩn tăng lên gấp bội; ông Tiểu đoàn trưởng than phiền rằng tôi hơi dễ dãi trong việc cấp thuốc theo đòi hỏi của bệnh nhân. Buổi chiều và tối có vài đợt thương binh được đưa về. Thương tích không nặng lắm nhưng họ về một loạt trong một chuyến xe nên tôi khá lúng túng trong thứ tự ưu tiên giải quyết và nhất là phải thận trong để tránh thiếu sót và sai lầm. Nhưng rồi cũng đâu vào đó, các quân y tá đã khá quen với công viêc và họ làm việc rất lẹ làng.
Mấy ngày sau công việc mỗi ngày một nhiều hơn vì chiến trường ở Bình khê đang hồi cam go; trung đoàn 42 khá vất vả đương đầu với Sư đoàn 3 Sao vàng của Bắc Việt. Moi người gặp tôi đều phàn nàn tại sao những người bạn đồng hành của tôi Châu, Hỷ và Thịnh vẫn chưa ra trình diện. Buổi chiều và tối sau giờ làm việc trở về căn phòng mà nghe đâu trước đây là phòng hồi sức cấp cứu của đơn vị quân y sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn. Không một phương tiện giải trí, ngủ trong một mình trong một căn phòng rộng nhiều lúc cũng cảm thấy “lạnh gáy”
“An sơn Bá tước”
Thế rồi lần lượt tôi cũng đã gặp tất cả các sĩ quan quân y của tiểu đoàn, những bạn đồng hành đồng khoá: Thịnh , Hỷ, đã dền trình diện; Châu đến trễ hơn vì phải trình luận án tốt nghiệp. Sự chậm trễ của Châu tuy đã được phép của Cục Quân y, nhưng không rõ vì không nhận được văn thư của Cục Quân Y hay vì lý do nào khác mà anh Tiểu Đoàn trưỏng đã tỏ thái độ hằn học với những lời nói khá cộc cằn khi Châu trình diện khác hẳn với những cử chỉ vồn vã đối với tôi và Thịnh trong mấy ngày trước. Châu đã buồn không ít về chuyện này. Còn những người khác có người tôi đã quen hay biết mặt từ khi còn ở trong Trường Quân Y, ở các thư viện, hay giảng đường Y khoa hay ở các Bệnh viện Saigon, cũng có người tôi chưa hề gặp lần nào. Mỗi người một tâm tính, một hoàn cảnh gia đình nhưng ở đây chúng tôi có chung nhau một điều là cùng về đây phục vụ để lo cho thương bệnh binh và gia đình quân nhân của Sư đoàn 22. Bác sĩ Quát đã về và tiếp tục công việc ở phòng ngoại chẩn tuy anh còn buồn và mệt mỏi sau đám tang của thân phụ. Anh Quát trông điềm đạm hơn nhiều so với những ngày anh đã cùng với ban cán bộ SV khoá 17 “diều dắt” chúng tôi khi chúng tôi mới chập chững đi vào quân đội. Bác sĩ Tuấn cũng đã hết phép, trở về làm việc, lần đầu tiên tôi găp anh ta vì tuy chỉ hơn tôi vài khoá nhưng anh hoc ở Huế nên chưa có cơ hội gặp gỡ. Bác sĩ Huỳnh Thiện Hậu thuộc khoá 18 Hiện dịch thỉnh thoảng trực tiếp đưa thương binh của Trung đoàn 47 từ chiến trường về bệnh xá Sư-đoàn; tuy nắng gió miền núi rừng cằn cõi, bom đạn nơi chiến trường đang sôi dộng có làm cho gương mặt anh trông rắn rỏi một chút tôi vẫn nhận ra người y sĩ đàn anh tương đối điển trai với nước da trắng và sống mũi cao một thời cũng đã có lần cùng các huynh trưởng khoá 17 “chăm sóc” chúng tôi khi chúng tôi còn ngờ nghệch trong bộ quân phục của một lính mới năm nào. Lần ấy anh Hậu chỉ bắt tay tôi, nói một vài câu thăm hỏi ngắn, bàn giao thương binh, ngồi nghỉ , không nói câu gì nữa không rõ vì anh đang quá mệt mỏi hay vì không muốn nói điều gì chưa tiện nói, chỉ thấy anh hơi buồn. Sau này anh bị kẹt lại ở Tuy hoà trên đường di tản đường bộ với đơn vị từ chối vé phi cơ của Air Vietnam mà vợ anh, một nhân viên của hãng hàng không đã đươc ưu tiên mua sẵn cho anh. Bác sĩ Huỳnh Đình A (Trung đoàn 47) và Bác sĩ Nguyễn Thanh Hải (“Hải địa chỉ “ở trung đoàn 41) thuộc khoá 20 hiện dịch thỉnh thoảng về lãnh tiếp liệu y dược hay báo cáo tình trạng thương binh.
Một buổi chiều, bác sĩ Thanh, y sĩ trưởng trung đoàn 41 về văn phòng tiểu đoàn để hỏi thăm tin tức về việc thuyên chuyển, anh đang hy vọng rằng lá đơn của anh sẽ được chiếu cố vì anh đã có đủ điều kiện thâm niên ở đơn vị tác chiến và nhất là lúc này đơn vị không còn kẹt vấn đề nhân sự; đã có chúng tôi, những người đàn em thế chân anh. Nhưng anh đã thất vọng: vì nhu cầu chiến trường, mọi người vẫn án binh bất động. Anh chất hết năm người chúng tôi lên chiếc xe jeep của anh, ra phố Qui nhơn giải khát. Để tránh Quân cảnh xét giấy phép hay Sự vụ lệnh anh chạy xe theo cổng sau của trại gia binh, băng qua các đồng ruộng khô. Trong khi xe đang lắc lư qua những chỗ lồi lõm trên đường mòn anh chỉ ngón tay về phía các gốc rạ và ruộng mía nói với vẻ hằn học và bất mãn: “mấy toa thấy đó, đồng ruộng ở đây khô cằn như vậy, nhưng lúa và mía vẫn mọc được là nhờ nó được tưới bằng mồ hôi và cả máu của chúng mình đó”. Ngồi bên cạnh tôi như linh cảm một việc gì không hay qua câu nói của Bác-sĩ Thanh, Châu nói nhỏ với tôi : “Hà còn độc thân không có gì đáng ngại, nhưng tôi còn vợ, 2 đứa con và một đứa sắp sửa chào đời không biết rồi sẽ ra sao !” Lần thứ hai tôi nghe những lời nói không hay như một điềm gỡ của Châu. Lần trước khi làm lễ mãn khoá, sau khi chào quốc kỳ, đến phút mặc niệm những anh hùng tử sĩ đã bỏ mình vì tổ quốc, khi khúc nhạc Chiến Sĩ Vô Danh được tấu lên Châu nói có cảm giác ớn lạnh và thấy toàn thân nổi da gà.
Một lần khác, một buổi tối, đơn vị sinh hoạt chính huấn, nhìn những bức hoạ do Bác sĩ Ý vẽ treo trong hội trường Châu nói bên tai tôi: ‘sao mấy cây lớn trong các bức tranh đều bị đốn hết vậy”! Nhìn các bức tranh có mấy cây cao bị cưa sát gốc và những chối non đang nhú lên tôi chỉ nghĩ đến bố cục và sự tương phản màu sắc của những chiếc lá xanh non trên nền vàng nâu của các gốc cây, nhưng Châu lại lại nghĩ đến sự huỷ diệt và tang tóc. Châu là người trình diện trễ nhất trong đám chúng tôi nhưng lại là người được cử ra Trung đoàn trước nhất. Đại đội 224 Quân y của Trung đoàn 42 đang khuyết chức y sĩ đại đội phó, Châu được bổ nhiệm vào chức vụ này. Một chút lo lắng cho Châu và anh em chúng tôi vì Trung doàn 42 đang hành quân ở Bình khê và đang đương đầu với những trận tấn công biển người của Sư đoản Sao vàng, nhưng cũng có chút an ủi vì Trung đoàn 42 là trung đoàn có kỷ luật và là Trung đoàn thiện chiến nhất của Sư đoàn 22 và anh Y sĩ trưởng hiện tại: Bác sĩ Nguyễn Thọ Trường, thuộc khoá 20 hiện dịch cũng như Bác sĩ Hãn trước đó là những đàn anh rất tử tế với đàn em và binh sĩ, đã có những tiếng tốt trong đơn vị. Với hàm râu quai nón trông anh giống như một người Trung Đông hơn là một người Việt nam; dáng dấp bề thế đủ tạo cho anh uy tín của một cấp chỉ huy nên nói chuyện với ai anh cũng nhỏ nhẹ và hầu như chưa bao giờ làm phật lòng ai về bất cứ chuyện gì. Vì lý do tôn giáo, anh ăn chay trường từ nhỏ. Ngay cả những ngày phải thụ huấn quân sự ở quân trường, hay cả trong những chuyến hành quân anh Trường đều giữ giới luật rất nghiêm. Săn sóc cho thương binh anh không phân biệt cấp bực anh thương binh thuộc phe nào, bên ta hay bên địch. Nhiều lần vì chăm sóc vết thương của các cán binh Cộng sản anh suýt bị những rủi ro, có lần cùng với một y tá băng bó vết thương của tù binh, anh bị bắn sẻ, đường đạn bay ngang trước ngực, ghim vào tảng đá lớn phía sau làm toét một mảnh lớn bay nguợc lại cắt một đường dài trên trán người thương binh, một lần khác cũng đang lúc quan sát vết thương của thương binh địch một quả pháo 105 ly rơi cách anh khong xa, may mà nó rơi ngay vào một hố đạn cũ nên không ai bị hề hấn gì. Sau những lần như vậy những người lính của anh tin dị đoan và muốn tránh cho anh tiếp xúc với thương binh phía bên kia, nhưng anh thì suy nghĩ và nói ngược lại vì mình chưa làm hết thiên chức của y sĩ nên những “đấng bề trên” cảnh cáo . Dù suy nghĩ thế nào thì những việc làm của anh quả tình đã đúng theo châm ngôn Tổ quốc_ Nhân loại của ngành Quân y. Buổi sáng chia tay với Châu, chúng tôi không có “rượu tiễn” mà chỉ co’ những tô bún bò Huế thật cay ở khu gia binh; biết Châu không còn tiền vì vừa phải trang trải mọi chi phí cho việc trình luận án, chia cho Châu một ít tiền, Châu không nhận, nói rằng không có tiêu xài gì và cơm nước thì đã có phần ở đại đội rồi, nhưng tôi cứ nhét đại vào túi áo vì làm sao biết được biết trước mọi việc sẽ thế nào, tình thế đang hồi căng thẳng. Chúng tôi ràn rụa nước mắt vì cay chứ không phải vì những giọt lệ chia tay vì vẫn nghĩ rằng mặc dù chiến tranh đang khốc liệt chúng tôi vẫn phải hy vong còn phải cố gắng để trở về với gia đình. Châu được Bác sĩ Ý đưa thẳng ra vùng hành quân, hôm ấy Thịnh có đi theo “hộ tống” vì theo sự sắp xếp của bộ chỉ huy Tiểu đoàn thì Thịnh sẽ ra đại đội 221 Quân y của Trung đoàn 40, phụ tá cho Bác sĩ Minh; còn Hỷ thì sẽ thay thế anh Lê Thành Các ở Thiết đoàn 14. Bác sĩ Các là người hiền lành, và ham học hỏi, mới ngày nào gặp anh ở Bệnh viện Bình dân khi đi thực tập ở trại Niệu khoa của giáo sư Ngô Gia Hy anh đã tận tình chỉ dẫn cho tôi những điều hay ho cơ bản trong bộ môn này, giờ đây người thư sinh bị “bắt phong trần” cũng đã phong trần dày dạn như ai; anh kể lại chuyện thoát chết trong đường tơ kẽ tóc vào buổi sáng khi anh mới thức dậy đang làm vài động tác thể duc, quả đạn pháo 105 ly rơi cách nơi anh không đầy 5m nhưng nhờ chiếc xe command car đã che chắn cho anh. Lần ấy tôi mừng cho anh đã không gặp nguy hiểm trong cuộc “baptêmme de feu“. Nha sỉ Bảo thì nói rằng nhờ công đức của anh trong việc tận tụy tìm kiếm các con Trichomonas ở phòng khám phụ khoa của bệnh xá Sư đoàn đã cứu anh. Tình thế biến chuyển thật nhanh; vài ngày sau đó Châu cùng với anh Đệ (phu quân của chị Yến, cùng khoá với chúng tôi) về văn phòng Tiểu đoàn quân y để lãnh thuốc men và những thứ hàng nhu yếu khác đang thiếu hụt. Hỏi thăm về tình hình chiến sự anh cho biết trận chiến chưa ngã ngũ nhưng tin tình báo cho biết công binh của phe Cộng đang thiết lập một con đường tắt để đánh bọc hậu. Thấy Châu tương đối dày dạn và không than cực, chúng tôi yên tâm là Châu đã thích ứng phần nào với hoàn cảnh mới và mọi việc cũng không đến nỗi nào. Nhưng tình thế xoay chuyển quá lẹ làng. Quyết định triệt thoái khỏi cao nguyên sau trận Ban Mê Thuột là một một việc ngu xuẩn cả về chiến lược, chiến thuật lẫn những tính toán trên bàn cờ chính trị. Hằng ngày sau giờ cơm chiều chúng tôi thường tập trung trong căn phòng chung của chúng tôi hay ở các bực xi-măng ở trườc văn phòng bộ chỉ huy, cùng nhau nghe dài BBC và VOA, nhận định về tình hình chiến sự nhưng chỉ nghe toàn những tin không vui. Không còn là một sự linh cảm nữa mà là một đe doạ thật sự về một trận đánh mà tôi không biết đâu là giới tuyến. Thương binh về mỗi ngày một nhiều, Quân y viện Qui nhơn đã quá khả năng nhận bệnh, trả về cho chúng tôi những trường hơp bị thương ở các phần mềm và ngay cả những trường hợp thương tổn đến xương khớp. Họ chỉ nhận những thương binh với vết thương cần phải giải phẩu ở bụng ngực. Phòng mổ của bệnh xá Sư đoàn mà lâu nay chúng tôi chỉ dùng để giải quyết các trường hợp tiểu phẩu được chỉnh đốn lại để có thể đón nhận những trường hợp trung phẩu. May mà hầu hết anh em quân y sĩ chúng tôi đều là những cựu nội trú ngoại khoa nên việc này không đến nỗi vất vả lắm còn chuyên viên gây mê thì trong Tiểu đoàn cũng đã có sẵn vài người. Thịnh, Hỷ và tôi vì nhu cầu của phòng mổ được giữ lại làm việc ở bệnh xá sư đoàn tạm thời chưa phải phân phối về các đai đội quân y của các trung đoàn; hình như việc này có gây một vài dị nghị ở các y sĩ đàn anh của chúng tôi ở các trung đoàn vì theo lẽ thông thường thì chúng tôi phải thay thế họ. Nhưng chúng tôi cũng không làm gì khác hơn chúng tôi không xin xỏ, chúng tôi chỉ làm theo lệnh và là nhu cầu trong lúc chiến trận đang hồi sôi bỏng.
Dược sĩ Văn nhờ có quen thân với những sĩ quan truyền tin và các sĩ quan ở phòng 2 và phòng 3 của Sư đoàn nên có biết một vài tin thức thật sự của chiến trường. Địch quận đã né, không muốn trực diện đối đầu với Trung đoàn 42 và 47, đã đi đường vòng về áp sát phòng tuyến của Sư đoàn và điều này cũng dễ nhận biết qua những quả đạn pháo kích ngày càng nhiều vào doanh trại của chúng tôi vào ban đêm [những điều mà “ông Cò (2*)” của chúng tôi vẫn biết trong những buổi họp tham mưu với bộ tham mưu sư đoàn nhưng vẫn cố dấu chúng tôi vì sợ tinh thần sa sút]. Ban ngày chúng tôi phải luôn trong tình trạng báo động, làm việc với áo giáp, nón sắt, súng M16 với một cấp số đạn và bi đông đầy nước.
Một hôm trong phiên trực tôi và Thịnh “điếc ” đang làm sạch vết thương phần mềm của một anh khinh binh, tôi phụ trách vết thương ở tay và mặt còn Thịnh phụ trách vết thương ở chân phải của thương binh. Người thương binh bị thương nhiều nơi do mảnh của lựu đan nhưng không mất maú nhiều lắm. Tôi cố gằng lấy hết các mảnh kim khí và khâu thật đẹp ở mặt như một việc làm quen thuộc trước đây ở Bệnh viện Nguyễn Văn Học hay Bình Dân. Hỷ mở cửa phòng mổ bước vào nói nhỏ vào tai tôi: “Đà nẵng mất rồi“. Tôi nghe như rụng rời. Đà nẵng từ trước đến nay vẫn là thành trì kiên cố trong những lần tấn công của Cộng quân, là hậu cứ vững chắc của quân đoàn I, quân khu I nếu không muốn nói là cả miền Trung. Giờ đây hơn một trăm ngàn quận và gia đình họ ra sao? Trong đó chắc chắn có những người bạn của chúng tôi. Thịnh vẫn chưa biết tin, vẫn cặm cụi với việc khâu vá vết thương, lấy cớ chóng mặt tôi giao hết phần việc còn lại cho Thịnh, theo Hỷ ra ngoài vì không còn lòng dạ nào tiếp tục làm việc.
Sáng hôm sau chúng tôi mở lại giấy sự vụ lệnh bổ nhiệm lúc trước để điểm danh những người bạn có thể đang bị kẹt ở Đa nẵng và Huế. Tiểu đoàn I và Tiểu đoàn II, Tiểu đoàn III Quân y có Chu Kỳ Đức, Phan Tiếc , Vũ Quốc Cường, Phạm Anh Dũng, Lê Bình Đẳng và nghe đâu tất cả các quân y sĩ mới về Thuỷ quân lục chiến cũng đã được phân phối về các tiểu đoàn đang tham chiến ở miền Trung; như vậy số phận của Vũ Đức Giang, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Bá Linh, Nguyễn Văn Châu, Hồ Đinh Dư, Huỳnh Đình Đại, Trương Ngọc Hiền không biết sẽ ra sao. Đã đành các bạn theo các đơn vị tác chiến phải vất vả, hai người bạn: Bạch Thế Thức và Phan Thanh Hải được ưu tiên chọn Tổng Y viện Duy Tân tưởng sẽ được an nhàn hơn chắc cũng không ngờ giờ này cũng phải bôn tẩu. Chúng tôi ra bờ rào dây kẽm và đốt tất cả những giấy tờ loại này, chỉ giữ lại những tờ căn cước cá nhân vì nghĩ rằng nếu có sa cơ bị bắt thì họ sẽ không có những tài liệu để khai thác hay tuyên truyền phóng đại. Buổi trưa sau giờ cơm, dược sĩ Diễm đưa chúng tôi vào thăm kho y dược và y cụ. Thuốc men vẫn còn khá đầy đủ trên các kệ thuốc, các tap chí Y học như JAMA, Lancette, Schwartz’s Surgery vẫn còn nguyên trong bao bì vì chưa ai rảnh để đọc, các tủ đựng y cụ vẫn còn nguyên với những món hàng tương đối có giá: những chiếc ophthalmosope, sthetoscope còn mới nguyên trong họp, những thứ mà vào thời kỳ sinh viên chúng tôi phải đắn đo khi khi mua sắm sao cho vừa với túi tiền của mình và của gia đình, giờ này Dược sĩ Diễm muốn biếu không cho chúng tôi. Tôi ướm thử một chiếc tensionmetre, chắc nặng cỡ 3 gói mì ăn liền, thôi không cần đâu 3 gói mì sẽ có giá hơn chiếc tensionmetre trong ba lô trên đường mưu sinh thoát hiểm mà tôi đang mường tượng trong đầu.
Ngày chúa nhật có lệnh cấm trại trăm phần trăm mọi sự xuất trai kể cả có sự vụ lệnh đều phải được sự xác nhận của đơn vị trưởng. Dược sĩ Diễm xin phép được đi lễ nhà thờ do cha tuyên uý làm chủ lễ trong khuôn viên của bộ tư lệnh sư đoàn. Tôi không có đạo nhưng vẫn muốn cầu xin ơn trên che chở nên đã theo Diễm di nhà thờ. Diễm cầu nguyện rất thành tâm và trong một lúc nào đó tôi thấy anh có rơm rớm nước mắt, có thể anh đang nghĩ đến gia đình trong khi cầu nguyện.
Tối hôm ấy Bác sĩ Ý, tiểu đoàn trưởng tập họp tất cả các sĩ quan trong tiểu đoàn trong văn phòng tiểu đoàn, nói rằng có một phiên họp. Nói là họp nhưng chẳng có gì để bàn thảo hay thông báo; hình như “ông cò” muốn dò xét những suy nghĩ của chúng tôi trước tình hình căng thẳng này. Ông mở chai Champagne, hộp bánh Luz, rót cho mỗi người một ly rượu và một chiếc bánh và dõng dạc nói:” tình thế có khẩn trương nhưng các anh em nên giữ vững tinh thần, chúng ta là những sĩ quan quí tộc- vào thời của Napoléon sĩ quan quân y thường được phong là những bá tước…” Ngồi bên tôi Dược sĩ Diễm nói nhỏ: chúng mình là những An sơn Bá tước đấy“. Từ đó về sau mỗi khi gặp nhau chúng tôi hay gọi đùa nhau là Bá tước Thịnh, Bá tước Hỷ, bá tước Diễm, … Riêng về Bác sĩ Ý sau này có dịp tiếp xúc với những y sĩ đàn anh , họ cho biết anh Ý là một người có năng khiếu hội hoạ, giỏi ngọai ngữ và khá về chuyên môn nhưng vì thích mạo hiểm nên không chọn nhiệm sở ở các Quân y viện mà chỉ thích làm Y-sĩ tiền tuyến. Chính anh đã thiết lập một phòng mổ dã chiến tại một tiền đồn của Biệt Động Quân biên phòng để mổ gắp đầu đạn M79 trong cơ thể một thương binh khi phi công của trưc thăng MEDIVAC từ chối tản thương người thương binh này vì sợ nguy hiểm: đầu đạn M 79 có thể nổ bất cứ lúc nào. Biết anh giỏi ngoại ngữ tuy nhiên chưa nghe anh nói tiếng Anh hay tiếng Pháp với lính mà chỉ nghe anh noi tiếng Đan-mạch nhiều, nhiều khi anh gọi những người lính bằng những tiếng như: ” thằng b.c”, thằng c.c.”, … Ngoài các “An Sơn Bá tước” tôi cũng đã có dip làm quen với vài sĩ quan hành chánh và trợ y trong đơn vị. Thiếu uý Chánh lo hồ sơ nhân viên, Thiếu uý Lộc lo tiếp liệu y dược và tổng quát, Thiếu uý Ẩn không nhớ coi về phần việc gì tôi chỉ nhớ rằng anh có biết chút ít vế việc xem bói và tử vi có biệt danh là “thầy bói Lợn“, Thiếu Uý Giàu người sĩ quan trẻ nhất đơn vị, còn dáng dấp học trò mà chúng tôi vẫn gọi một cách thân thương là “Út Giàu“, và Thiếu Uý Chiến, người bạn mới quen đã vĩnh biệt chúng tôi khá sớm trong chiến cuộc
Đêm hôm ấy mọi người được lệnh phải ứng trực và nghỉ ngơi tại bộ chỉ huy của tiểu đoàn. Nửa đêm thanh vắng bổng có tiếng sáo của ai thổi từ bên phòng hộ sinh, người thổi sáo đã tấu bài Hận Đồ bàn nghe não nuột và tưc tưởi, tôi nói nhỏ với Nha sĩ Bảo hay là kẻ nào muốn dùng tiếng sáo Trương Lương để làm nản lòng binh sĩ? Bảo bực mình ra ngoài cầm một viên đá thật lớn ném mạnh lên mái tôn nhà hộ sinh; tiếng sáo ngưng một lúc nhưng sau đó lại vang lên, cũng với tấu khúc Hận Đồ bàn. Bảo xách súng lên đạn lắc cắc và cầm một viên đá lón hơn đến chọi thẳng vào cửa sổ tiếng sáo mới chịu im.
Buổi chào cờ sáng đầu tuần hôm sau được bãi bỏ vì tình hình đặc biệt, có lẽ không ai muốn những hàng quân đang nghiêm chỉnh chào quốc kỳ lại là mục tiêu ngon lành của những quả đạn pháo kích giống như những hàng quân của Mỹ trong những bộ đồ tiểu lễ chào cờ là mục tiêu của những oanh tạc cơ Zero của Nhật trong trận Trân châu cảng.
Nhưng đúng 8 giờ chúng tôi được lệnh tập họp để nhận lệnh hành quân đặc biệt: ba bác sĩ tân binh chúng tôi Hà, Thịnh , Hỷ cùng với Dược sĩ Diễm dưới quyền điều động của Bác sĩ Đãi đưa tất cả thương bệnh binh ra quân cảng Qui nhơn chờ lệnh. Tôi đã hiểu ra việc gì rồi nhưng muốn nói đùa với Hỷ và Thịnh: “sao hành quân gì kỳ vậy? Đang giao tranh ở miền Tây theo phương giác 270 thì mình lại di chuyển theo phương giác 90 về miền Đông vậy thì tăng cường và yểm trợ cho ai?”
Thịnh vỗ vào lưng tôi : “mày còn lèm bèm gì nữa? thi hành trước, khiếu nại sau“. Chúng tôi được cho lên một chiếc xe jeep trành mà hạ sĩ Hải, tài xế nói rằng xe này là xe nằm ụ đang chờ tân trang. Quả vậy chiếc xe trông thật bệ rạc: mui vải thì rách tả tơi, những chiếc ghế đã rách hết nệm, được lót bằng những miếng ván giấy carton và hình nhu bình xăng chỉ đủ xăng để chạy đến quân cảng. Nhưng dù cà rịch cà tang, chiếc xe cũng đã đưa chúng tôi đến đúng điểm hẹn lúc 9 giờ sáng. Bác sĩ Đãi đến trước ngồi chờ chúng tôi. Chiếc tàu lớn của Hải quân tôi không nhớ số đang đậu sẵn ở cầu tàu. Thương binh không cần chờ lệnh đã xuống xe theo đường cầu vòng leo lên tàu. Theo lệnh của Bác sĩ Đãi chúng tôi và các quân y tá vẫn yên tâm chờ đợi nhưng rồi không biết chờ đến bao lâu, một vài y tá đi loanh quanh trong bến cảng và luc lạo những chiếc valises của những người đã lên tàu vội vã bỏ lại, có lẽ vì đồ đạc lỉnh kỉnh nặng và không đáng giá, phần lớn là những thứ sách vở báo chí hay vật lưu niệm chỉ có giá trị đối với người liên quan và trong những lúc bình yên. Hạ sĩ Hải người tài xế của chúng tôi phát giác ra rằng có một chiếc xe jeep khác không có ai lái, trên xe cũng không có đồ đạc gì, mang bảng số của SD 22, chìa khoá xe còn gắn trên ổ khoá và bình xăng còn đầy, hỏi chúng tôi có cần đổi xe không? Ai cũng nghĩ rằng mình sẽ lên tàu Hải quân nên xe cộ giờ này có ích gì nhưng có lẽ vì lý do nghề nghiệp Hải thích những chiếc xe mới, còn tốt hơn những chiếc xe cũ ọp ẹp như chiếc xe của chúng tôi lúc ấy nên bảo mọi người chuyển đồ lên chiếc xe mới. Không ai phản đối gì, và Hải đã đúng: còn đứng trên mặt đất thì cón cần xe”.
Mặt trời đã ngã về hướng Tây, 1 giờ; rồi 2 giờ rồi 3 giờ chúng tôi vẫn trông ngóng nhưng không thấy bóng dáng của người lính nào hay cấp chỉ huy của đơn vị. Bốn giờ. Tàu Hải quân nhổ neo và chậm rãi rẽ sóng ra khơi, nhưng tàu không đi xa, chỉ ra đậu ngoài khơi, còn trong tầm mắt đủ để khiêu khích sự nuối tiếc của chúng tôi.
Đang lay hoay chưa biết tính toán thế nào; đã 5 giờ chiều thỉnh thoảng vài tiếng súng nổ đó đây trong thành phố đủ tạo tình trạng hoang mang. Xe của Bác sĩ Quát và Bác sĩ Thái đến cùng với vài y tá. Anh Thái nhìn chúng tôi ngạc nhiên hỏi: “sao chúng mày còn ở đây? Ra ngoài này từ sáng sớm không lên tàu chần chừ ở đây làm gì?”. Một người nào đó đáp rằng: vì chúng em chỉ nhận được lệnh đến đây chờ Bộ chỉ huy của tiểu đoàn“.
-“sao chúng mày ngu thế!”. Bực dọc vì những lệnh lạc rời rạc, thiếu minh bạch của anh Tiểu Đoàn trưởng và sự ngây thơ đến mức ngu si của chúng tôi anh Thái đã không còn giữ phong thái lịch sự thường ngày. Anh lai than phiền rằng anh Tiểu đoàn trưởng đã ra lệnh di chuyển quá trễ để giờ này không còn tàu Hải quân, và trời cũng đã tối làm sao có thể đi đường bộ được. Nhìn mặt trời còn đủ sáng, thấy cảnh nhốn nháo của mọi người, tôi cảm thấy nếu phải qua đêm ở đây thật là bất tiện và chắc gì ngày mai tình hình có thể sáng sủa hơn, đề nghị với anh Thái rằng phải rời Qui nhơn càng sớm càng tốt; nếu cần thì cũng liều mà chạy đường bộ còn hơn là nằm ở đây đêm nay trong tình trạng không có vi trí phòng thủ an toàn như thế này. Mọi người đều đồng ý chọn giải pháp này, quay đầu xe về hướng quốc lộ I; đến ngả ba Phú tài, trực chỉ về hướng Nhatrang chạy với vận tốc tối đa mà xe có thể chạy.
Vĩnh biệt Qui nhơn, chiều đã sắp tàn, tuy không phải là quê hương của mình nhưng là nơi mà trong một thời gian ngắn đầu đời binh nghiệp tôi đã sống; đã hy vọng; nơi đây có những người quen thân trong gia đình tôi và chính nơi đây quê hương của những người bạn đồng khoá của tôi: Nguyễn Chi Vỹ, Hồ Sĩ Nghĩa, Lê Minh Châu, Trương Thế Phiệt… Bác sĩ Quát đi đầu, những động tác thuần thục trên tay lái; gió thổi mạnh làm phất phơ vài sợi tóc dưới chiếc nón sắt trông anh thật oai vệ làm tôi chợt nhớ đến hính ảnh của chính anh trong phim “Chân Trời Tím” ; nhưng giờ này là hình ảnh sống thật sự, không có nét gượng ép giả tạo nào. Tiếc thay việc rong chơi ở ngoài đời cũng như trong phim ảnh của anh đã sớm tàn cuộc mà phần thua thiệt đã về phía chúng ta (3*). Xe chúng tôi chiếc xe mà Hạ sĩ Hải vừa mới nhặt được ở quân cảng chạy khá tốt theo đuôi xe anh Quát, bác sĩ Đãi và bác sĩ Thái chạy sau. Đường chiều vắng và buồn; dọc đường trông thấy vài chiếc xe khác bị hỏng máy, nằm ụ nhưng không ai dám đoái hoài vì chính họ cũng chưa biết số mệnh họ như thế nào; chưa biết chuyến đi sẽ về đâu. Có lúc tôi thấy mắt cay cay…
Xe chạy qua Tuy hoà, tôi cố nhìn và ghi lại những hình ảnh của quê hương vì biết đâu mình sẽ không còn cơ hội trở lại. Hàng trăm người đứng dọc theo quốc lộ I ở ngả ba Trần Hưng Đạo, nơi rẽ vào thành phố để chờ và hỏi thăm tin tức của thân nhân di tản từ Cao nguyên và các tỉnh miền Trung. May mắn tôi gặp đươc người anh cả trong gia đình tôi, tôi gọi tên anh nhưng anh không nghe, Thịnh, Diễm và người khác trong xe cùng gọi lớn, anh quay về phía chúng tôi, nhìn thấy tôi và đưa tay khoát nhiều lần ra dấu bảo chúng tôi nên chạy nhanh đi, nhưng đoàn xe bị nghẽn đường ở cầu Đà rằng, chạy đủ chậm, anh tôi chay đến bên xe bảo: “Chạy nhanh đi đừng quyến luyến gì, cha mẹ già yếu không chịu di tản, Cô em Út và mấy đứa cháu đã vào Nhatrang. Vào đó đi, anh P. và anh D. sẽ cùng em tính toán mọi việc, còn việc nhà để anh lo”. Đoàn xe tiếp tục di chuyển, tôi thật ngậm ngùi … Anh tôi đứng nhìn theo, tôi nhìn anh nghẹn ngào. Phải, tôi may mắn sinh ra trong một gia đình đông anh em nhưng mọi người đều thương yêu và bảo bọc nhau, nhất là người anh cả của gia đình tôi đã rất nhiều lần thừa hành cha mẹ để lo lắng và quyết định mọi việc của anh em chúng tôi.
Nhìn lại quê hương một lần nữa, vẫn còn đó sừng sững núi Chóp chài, Núi Nhạn , và dòng sông Ba … Nhưng sao cảm thấy xót xa:
Khổng miếu sao hoang tàn,
Nhạn Tháp sầu u tịch,
Quê hương một màu tang…
Nha trang, điểm hẹn và niềm hy vong cũng đã về đêm, không còn vui nhộn như mấy tháng trước đây khi tôi ghé qua. Các dãy nhà phố đóng cửa sớm. Cảm thấy đã an toàn chúng tôi vào một quán café ở góc đường Độc lập gần chợ Đầm còn đang mở. Nhưng café sao thật đắng và chủ quán lại cho hát bài ” Compagnon Dispraru”(chiến hữu mất tích) tôi linh cảm như có một sự mất mác. Không sai, đã có mấy ngưới bạn của tôi: Thái Văn Châu, Đoàn Trung Bửu, Vũ Đức Giang, vài người bạn mới quen như Thiếu Uý Chiến, anh Đệ chồng chị Yến đã không bao giờ trở về. Mợi sự mong đợi cũng chỉ đem đến những thất vọng, Đoàn quân di tản từ Cao nguyên và từ các tỉnh ở phía Bắc chẳng những không tăng cường cho nền an ninh ở Nhatrang mà còn gây thêm hoang mang và những xáo trộn khác. Nhửng giới chức ở Bưu điện hay ở những trạm viễn liên đã di tản hay vì vấn đề gì đã không đến nhiệm sở; mất liên lạc viễn thông Nhatrang được đánh giá như đã thất thủ trong khi chưa hề có bóng dáng một cán binh Cộng sản nào trong thành phố. Một lần nữa tôi lại phải xa những nguời anh em thân yêu trong gia đình, để cố vượt thoát vòng kiểm soát của Cộng quân như một sự bất lực và ích kỷ, Nhatrang với biết bao kỷ niệm chói chang linh hồn phượng vỉ trong những ngày hè, những mùa thi, giờ đây tôi phải bỏ lại sau lưng thành một vùng non nước hữu tình với biển xanh bờ cát trắng.
Và rồi chỉ một thời gian ngắn ngay sau đó mọi sự đã xảy ra cho tôi và các bạn tôi như một sự trùng hợp mà một nghệ sĩ (4*) đã viết trong lời tựa giới thiệu những tác phẩm nghệ thuật của mình: “… nhưng khi đàn bướm bay xa, tiếng ca vừa dứt là câu chuyện lưu đày xót xa hơn bao giờ hết…” và cũng đã đôi lần tôi cố gắng sống với thứ triết lý quý giá này của người nghệ sĩ tài ba ấy trong cuộc lưu đày trong các trại tập trung rằng:
” .. câu chuyện lưu đày chỉ là một cuộc hành hương vô tận”
và dấu chân xưa chắc chỉ còn như là tro tàn của nén hương đưa tiễn những người thân đã đi xa
(Bác sĩ Phan Ngọc Hà)
(*) Nhac sĩ Trịnh Công Sơn, thời còn học sư pham ở Qui nhơn
(2*)cò, tiếng lóng của chúng tôi để gọi cấp chỉ huy, đọc trại từ chữ commander.
(3*) Bác Sĩ Lê Bá Quát về sau đi tu, thọ giới tỳ kheo, và đã viên tịch vài năm trước đây ở California như là nhân chứng của những vô thường trong thế cuộc phù sinh.
(4*)Hoạ sĩ Thái Tuấn
Bàn ra tán vào (0)
Dấu chân trên cát Qui Nhơn
Những ngày tháng chờ đợi cho những quyết định cho tương lai của chúng tôi, những y nha, dược sĩ của khoá 21 hiện dịch cũng đã đến dù biết chắc rằng con đường trước mặt sẽ chờ đón chúng tôi với nhiều chông gai hơn là con đường trải thảm. Chiến cuộc đã đến hồi cam go mà phe miền Nam đang phải chịu nhiều thiệt thòi vì sự gian trá của phe địch và sự thiếu thiện chí của phe đồng minh; chúng tôi vẫn nôn nóng muốn sớm biết tương lai của mình qua qua việc chọn nhiệm sở vào một ngày vào hạ tuần tháng 2 năm 1975 dưới sự chứng kiến của Y-sĩ Đại tá chỉ huy trưởng và các Sĩ quan cán bộ của Tiểu đoàn Sinh viên.
Tỉnh hình ngoài chiến trường đã căng thẳng, nhu cầu của quân y sĩ cho
các binh đoàn nhiều hơn các quân y viện. Chỉ có một vài nhu cầu hiếm hoi
ở Tổng Y viện Duy-Tân, Quân y viện Pleiku và Quân y viện Ban-mê-thuột
dành cho các y sĩ cựu nội trú ngoại khoa hay thần kinh giải phẩu đã qua 2
kỳ thực tập với tính cách là nội trú thực thụ. Bạch Thế Thức và Phan
Thanh Hải có đủ điều kiện và ưu tiên về TYV Duy-Tân, Trần Ngưu Tử,
Nguyễn Chi Vỹ về QYV Pleiku, Thủ khoa Nguyễn Phan Khuê cùng với Trần Văn
Cương hăm hở chọn QYV Ban Mê Thuột, Trần Trung Hoà về Quảng đức, Phạm
Hồng Hải về Đại đội giải phẩu lưu động của Liên đoằn 72. Chỉ có hai chỗ ở
các Sư đoàn miền Nam, Nguyễn Văn Quốc chọn Sư đoàn 7; Nguyễn Văn Đơ về
Sư Đoàn 9; Mai thanh Hồng về SD18 để về sau cũng đủ nếm mùi gian lao với
thiên hạ trên đường triệt thoái băng rừng từ Xuân lộc về Bà rịa. Không
có nhu cầu của không quân, chỉ có 2 chỗ ở Hải quân cho Nguyễn Văn Công
và Nguyễn Ngọc Chiếu. Xếp hạng trung bình, chúng tôi: Nguyễn Khánh Hỷ,
Thái Văn Châu, Lê Vĩnh Thịnh, Phan Ngọc Hà và một dược sĩ thuộc khoá
trưng tập 16 (trình diện trễ) đã chọn Sư đoàn 22 Bộ binh. Tuy là những
nguời lính hiện dịch nhưng trước mặt những gian nguy kề cận ít nhiều
chúng tôi cũng có những dị đoan và ít ai muốn tình nguyện đi về các đơn
vị dũng mãnh như Sư đoàn Nhảy dù và Sư đoàn Thuỷ quân lục chiến, ngoại
trừ hai trường hơp tình nguyện của Vũ Đức Giang và Nguyễn Tiến Dũng đầu
quân về Thuỷ Quân Luc Chiến (TQLC). Chúng tôi muốn xuôi theo định mệnh
theo điều mà ngày nay các người thân chung quanh tôi vẫn hay nói là “tuỳ duyên“.
Vũ Đức Giang và Nguyễn Tiến Dũng về TQLC vì thần tượng của chúng tôi
ngày ấy ở Trường Quân Y: y sĩ Thiếu tá Trần Xuân Dũng, một nghệ sĩ chơi
đàn guitare rất hay, ăn nói rất có duyên; không bao giờ qụy lụy thượng
cấp, coi thường gian nan khi đi hành quân theo tiểu đoàn ở TQLC; đã làm
Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 QY trước khi về khối huấn luyện TQY. Ông
chỉ huy trưởng và nhiều vị Sĩ quan gốc nhảy dù đã không khỏi thất vọng
khi những người có bằng nhảy dù đã không không về Dù. Chỉ hiếm hoi Trần
Duy Thanh (Thanh Khều) và Châu Hữu Hầu có bằng Dù tình nguyện về Nhảy
Dù: Không thích mạo hiểm, Nguyễn Văn Quốc, Trần Văn Cương, Lê Huy Hoè,
…không về Dù; Tuấn Voi đi Biệt Động Quân, trái lại những người chưa từng
học nhảy dù như Nguyễn Văn Liêm, Nguyễn Văn Thịnh, Nguyễn Xuân Thiều,
Nguyễn Văn Thạnh đã chọn SD Nhảy Dù; Trương văn Như xưa nay vẫn thích có
bằng nhảy dù khi hat bài Lính Thành Phố nên về Nhảy dù theo đúng sự
mong đợi. Trưởng khoá Nguyễn Tài Mai cùng Nguyễn Văn Chí, Võ Dũng, Bùi
Chí Hùng, Ngô Bá Bảo, Nguyễn Quốc Anh, Đỗ Danh Toàn, Nguyễn Trọng Nghĩa,
Hồ Sĩ Nghĩa, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Đăng Cung, “Cụ” Khoát đi Biệt động
quân; Nguyễn Văn Châu, Huỳnh Đình Đại, Nguyễn Bá Linh, Bùi Ngọc Sĩ theo
bước Vũ Đức Giang (“Giang mù”) và Nguyễn Tiến Dũng về trình diện bộ tư
lệnh SD TQLC. Dương Thanh Trắc về Liên doàn 81 Biệt Kích Dù, ” Ông Tây ”
Trịnh Nhật Toản đi Thiết giáp để rồi phải kiên cữ món cua rang muối cho
đến bây giờ mỗi khi đi nhậu với bạn bè . Nhưng,…dù là chọn đơn vị tĩnh
tại không tác chiến; đi theo binh đoàn hay tình nguyện theo đơn vị tổng
trừ bị đánh đấm thật sư, chỉ vài tuần lễ sau đó chúng tôi đã lột xác vì
hầu hết chúng tôi đã:
Về Nơi Gió Cát
Cùng chia xẻ những vui thích và âu lo trong mấy năm Đại học, gặp nhau mỗi ngày ở phòng ăn, vũ đình trường, hay trong phòng hoc, chúng tôi đã khá thân nhau, giờ này cùng nhận chung nhiệm sở năm người chúng tôi thấy gần gũi nhau hơn. Việc đầu tiên là tìm hiểu một ít về đơn vị mà chúng tôi sẽ đến. Bác sĩ Hãn nguyên y sĩ trưởng Trung đoàn 42, thuộc Sư đoàn 22 mới vừa giải ngũ vì thương tật ở mắt đã cho chúng tôi những hiểu biết ít nhiều về Tiểu đoàn 22 Quân y và bộ tư lệnh sư đoàn cũng như tính tình của các ông Trung đoàn trưởng cùng với những kinh nghiệm xử thế đối với họ. Chúng tôi hẹn ngày lên đường và ngày trình diện. Thịnh muốn đến đơn vị ngay để dễ làm việc về sau vì trong sự vụ lệnh không thấy có cho phép chúng tôi được nghỉ ngày phép nào hết trước khi đi nhận nhiệm sở. Tôi muốn ghé thăm nhà một vài ngày; Châu phải ở lại Saigon khoảng vài tuần lễ vì phải trình luận án. Hỷ và Diễm không có ý kiến. Sau cùng chúng tôi đồng ý với nhau sẽ trình diện vào ngày đầu tuần sau và Châu sẽ xin phép Cục Quân y sẽ trình diện sau ngày trình luận án. Từ giã “người bạn nhỏ” với những lời hứa hẹn đẹp đẽ; từ biệt Saigon vời những ngày hoa mộng dù trong chiến tranh đã cho người dân một cuộc sống khá thoải mái, ban đêm quán xá vẫn đèn hoa sáng rỡ, các rạp hát vẫn mở cửa thường trực để dân chúng được thưởng ngoạn những phim ảnh hàng đầu của nền điện ảnh thế giới: Quo va dis, Bác-sĩ Zhivago, … Ngoài kia là chiến trường đang sôi sục mà giờ này chúng tôi chính thức nhập cuộc.
Vài ngày nghỉ ở nhà qua thật nhanh; mấy đứa cháu nhỏ không còn làm mặt xa lạ sau khi nhận quà của chú; cha mẹ tôi hớn hở khi gặp lai con nhưng không khỏi lo âu khi biết sau lần về thăm nhà tôi sẽ không trở lai trường học nữa mà sẽ ra đơn vị. Đêm cuối cùng mọi người tụ tập ở bàn ăn và cùng cho tôi những lời khuyên nhủ. Ba người anh lớn đã từng phục vụ trong quân đội ở những đơn vị tác chiến nên những kinh nghiệm của các anh về lãnh đạo chỉ huy và ẩn núp khi bị pháo kích thật sự bổ ích nhưng lại làm cho cha mẹ tôi lo lắng nhiều hơn. Mẹ tôi khuyên tôi giữ gìn sức khoẻ và tử tế với binh sĩ, cha tôi thì nói như một lời ra lệnh: phải tận tụy với chức năng và nghề nghiệp. Sau này nhiều lần quá mệt mỏi trong những phiên trực chỉ cần nhớ đến lời dặn dò của cha mẹ tôi là tôi tránh được những xao nhãng trong công việc, tránh được những thiếu sót, và hơn thế nữa, một lần tôi đã chữa trị cho một thương binh địch với tất cả lương tâm của một y sĩ. Tôi trấn an cha mẹ, nói rằng mình vẩn chỉ làm việc ở bệnh xá hay nếu có phải đi hành quân thì cũng đi theo bộ chỉ huy của trung đoàn, nhưng nếu cha mẹ tôi biết rằng hai năm trước đây, trong mùa hè đỏ lửa chính bộ tư lệnh tiền phương của Sư đoàn 22 đã bị địch bao vây và tràn ngập ở Tân cảnh và ông Đại tá tư lệnh cũng đã bị vùi thây trong hàng rào dây kẽm; mấy bác sĩ bị bắt làm tù binh thì cha mẹ tôi sẽ lo lắng đến chừng nào.
Tôi cũng đã chào từ giã bạn bè và vài người thầy cũ. Anh Lương, anh của một người thầy cũ sốt sắng hướng dẫn tôi tìm nhà người quen ở Qui nhơn nhân dip anh trở lai dạy học ở đó vào những ngày đầu tuần. Ba lô và những thứ quân trang, quân dụng đã được gói kỹ và nhét trong một túi vải để dưới sàng xe; với áo sơ mi trắng, quần nĩ xanh đen, xắc du lịch nhỏ với vài quyển sách y khoa, ít người biết mình là dân nhà binh; nếu dọc đường xe có bị VC chặn lai thì sẽ khai là SVYK về thăm nhà. Quốc lộ I ở đoạn này khá tốt, xe chạy êm; trời dịu mát; hai bên đường đồng ruộng, đồi núi phủ một màu xanh tươi của những ngày đang mùa xuân
Niềm quyến luyến gia đình, núi Nhạn, sông Đà, đỉnh Chóp Chài gợi bao kỷ niệm thời niên thiếu chỉ còn lờ mờ sau lưng. Xe chạy theo đường vòng bên trái, leo dốc Quán-cau, Đầm Ô loan hiện ra mờ hiện trong màn sương ở hướng Đông Bắc. Phong cảnh khá ngoạn muc như một bức tranh thanh bình. Ước gì không có chiến tranh ! Nhưng sự bình thản không kéo dài bao lâu, xe đang ngon trớn bỗng chạy chậm hẳn lại. Một đám người đang tụ tập và bàn tán việc gì bên lề đường bên trái. Xe từ từ vượt qua đám đông; đủ chậm để mọi người nhìn, nghe những lời bàn tán và biết việc gì đã xảy ra: thì ra đó là xác của một du kích bị bắn chết đêm qua khi mò về làng lấy gạo. Hình ảnh của chiến tranh đã nhanh chóng xoá đi những phút giây lãng mạn và mộng mơ. Hình như phía sau nét yêu kiều của đồng ruộng Tuy-an; cầu Ngân-sơn bên dòng sông trong vắt; Sông cầu, biển xanh, lô nhô sóng vỗ về bờ cát trắng tình tự với những gành đá mộng mơ là những sự rình rập đe doạ mà tôi phải đề phòng. Xe xuống đèo Cù mông, đến ngả ba Phú tài để vào thành phố Qui-nhơn theo đường nhựa khá thơ mộng với những hàng dương liễu những cây liễu rũ. Dòng sông Qui nhơn ở bên trái và Đầm Thị nại phía bên phải nhu còn vang vọng những trận thư hùng của quân Tây-sơn và quân chúa Nguyễn ngày nào. Qui nhơn với những nét diễm kiều của thành phố biển. Bãi cát vàng bên biển xanh, những hải đảo, Gành ráng, những tà áo trắng bên trường Sư phạm dễ gợi lại ý thơ
“…Bên khóm thuỳ dương em thướt tha,
Bên này tơ liễu anh trông qua…” ( Hàn Mặc Tử).
Khi không còn xô bồ như lúc còn hiện diện của quân đội đồng minh, thành
phố đã trở lại nét đẹp ngày cũ, nét yêu kiều cùng với tình yêu đủ tạo
nguồn cảm hứng cho người nghệ sĩ (*) mà khi chiến tranh chưa đến hồi
khốc liệt, chưa có những dòng nhạc phản chiến, khi những ý thức chính
trị chưa ảnh hưởng vào sự thuần khiết đam mê, đã đủ cho chàng đưa nghệ
thuật thăng hoa với những dòng nhạc mượt mà : “Diễm Xưa“: “… Mưa vẫn mưa bay trên từng tháp cổ, dài tay em mấy thở mắt xanh xao…”; Gọi nắng cho vai em gầy, đường xa áo bay...” trong mùa “Hạ Trắng” nghe “Biển Nhớ ” bâng khuâng.
Dạo phố, đến ty xã hội đường Gia Long thăm chị Hạc bạn của những người anh lớn trong gia đình nhưng không gặp, chị đã đổi về Bộ Xã hội ở Saigon; mua huy hiệu “hắc tam sơn, bạch nhị hà” của Sư đoàn 22 về may lên vai áo thay cái huy hiệu của Trường Quân y để bớt đi cái vẻ lính mới khi đi trình diện ngày hôm sau.
Buổi sáng Thứ Hai, người quen đưa tôi đến ngả tư Phú tài, từ đó đón xe của Sư đoàn 22 vào bộ tư lệnh; trình Sự Vụ lệnh và Căn cước quân nhân cho người quân cảnh; vài phút thì may mắn có xe jeep của kho y-dược Qui nhơn vào thanh tra về y dược cua kho y dược Tiểu Đoàn 22 Quân y; tôi nhận ra dươc sĩ Văn và dược sĩ Minh khá quen mặt, các anh cũng là dân hiện dịch, niềm nỡ chỉ dẫn tôi đến văn phòng Tiểu Đoàn. Bác sĩ Thái, Tiểu đoàn phó đưa tôi đi làm vài thủ tục hành chánh cần thiết ở các ban liên hệ và đưa về giới thiệu với Bác sĩ Ý, tiểu đoàn trưởng. Y sĩ Đại uý Lê Thành Ý là người cao lớn vạm vỡ, thầm nghĩ rằng thượng cấp của tôi phải là một người giữ cung cách nhà binh lắm nên phải thận trọng chào kính và trình diện theo lễ nghi quân cách; tiến về phía bàn giấy của anh khoảng 3m, đứng nghiêm, đưa tay lên chân mày phải vừa mới xưng “y sĩ Trung uý Phan…” thì anh đã xô ghế đứng dậy, không chào lại tôi mà đến bắt tay và vỗ vai niềm nỡ: “dân hiện dịch, ngon lành nhé“. Rồi anh tự cho biết anh cũng dân hiện dịch, khoá 15, trước đã đầu quân cho Lực Lượng Đặc biệt; về Biệt Động quân trước khi về Sư đoàn 22. Trưa hôm ấy tôi được giới thiệu với Bác sĩ Đãi, Nha sĩ Bảo, Dược sĩ Văn và Dược sĩ Hưởng. Nhân sự lúc này đang lúc thiếu thốn: Bác sĩ Quát (khoá 19 HD) phụ trách phòng ngoại chẩn đang về Nhatrang để cư tang thân phụ, Bác sĩ Tuấn “Huế” đang nghỉ phép; Bác si Văn Công Tuấn (Tuấn “Bình-định”) đã được biệt phái về một chức vụ dân cử ở Hội Đồng tỉnh Bình định; Bác sĩ Lê Thành Các ở Đại đội chỉ huy công vụ đã phải tăng phái đi hành quân với Thiết đoàn14, tôi được tạm thời phụ trách phòng ngoại chẩn mỗi buổi sáng và luân phiên trực gác với Bác-sĩ Đãi ở phòng nhận bệnh và các trại bệnh của bệnh xá Sư đoàn.
Hai ngày đầu không có gì vất vả lắm, nhưng đến ngày thứ ba công việc bận rộn hơn. Số bệnh nhân ở phòng ngoại chẩn tăng lên gấp bội; ông Tiểu đoàn trưởng than phiền rằng tôi hơi dễ dãi trong việc cấp thuốc theo đòi hỏi của bệnh nhân. Buổi chiều và tối có vài đợt thương binh được đưa về. Thương tích không nặng lắm nhưng họ về một loạt trong một chuyến xe nên tôi khá lúng túng trong thứ tự ưu tiên giải quyết và nhất là phải thận trong để tránh thiếu sót và sai lầm. Nhưng rồi cũng đâu vào đó, các quân y tá đã khá quen với công viêc và họ làm việc rất lẹ làng.
Mấy ngày sau công việc mỗi ngày một nhiều hơn vì chiến trường ở Bình khê đang hồi cam go; trung đoàn 42 khá vất vả đương đầu với Sư đoàn 3 Sao vàng của Bắc Việt. Moi người gặp tôi đều phàn nàn tại sao những người bạn đồng hành của tôi Châu, Hỷ và Thịnh vẫn chưa ra trình diện. Buổi chiều và tối sau giờ làm việc trở về căn phòng mà nghe đâu trước đây là phòng hồi sức cấp cứu của đơn vị quân y sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn. Không một phương tiện giải trí, ngủ trong một mình trong một căn phòng rộng nhiều lúc cũng cảm thấy “lạnh gáy”
“An sơn Bá tước”
Thế rồi lần lượt tôi cũng đã gặp tất cả các sĩ quan quân y của tiểu đoàn, những bạn đồng hành đồng khoá: Thịnh , Hỷ, đã dền trình diện; Châu đến trễ hơn vì phải trình luận án tốt nghiệp. Sự chậm trễ của Châu tuy đã được phép của Cục Quân y, nhưng không rõ vì không nhận được văn thư của Cục Quân Y hay vì lý do nào khác mà anh Tiểu Đoàn trưỏng đã tỏ thái độ hằn học với những lời nói khá cộc cằn khi Châu trình diện khác hẳn với những cử chỉ vồn vã đối với tôi và Thịnh trong mấy ngày trước. Châu đã buồn không ít về chuyện này. Còn những người khác có người tôi đã quen hay biết mặt từ khi còn ở trong Trường Quân Y, ở các thư viện, hay giảng đường Y khoa hay ở các Bệnh viện Saigon, cũng có người tôi chưa hề gặp lần nào. Mỗi người một tâm tính, một hoàn cảnh gia đình nhưng ở đây chúng tôi có chung nhau một điều là cùng về đây phục vụ để lo cho thương bệnh binh và gia đình quân nhân của Sư đoàn 22. Bác sĩ Quát đã về và tiếp tục công việc ở phòng ngoại chẩn tuy anh còn buồn và mệt mỏi sau đám tang của thân phụ. Anh Quát trông điềm đạm hơn nhiều so với những ngày anh đã cùng với ban cán bộ SV khoá 17 “diều dắt” chúng tôi khi chúng tôi mới chập chững đi vào quân đội. Bác sĩ Tuấn cũng đã hết phép, trở về làm việc, lần đầu tiên tôi găp anh ta vì tuy chỉ hơn tôi vài khoá nhưng anh hoc ở Huế nên chưa có cơ hội gặp gỡ. Bác sĩ Huỳnh Thiện Hậu thuộc khoá 18 Hiện dịch thỉnh thoảng trực tiếp đưa thương binh của Trung đoàn 47 từ chiến trường về bệnh xá Sư-đoàn; tuy nắng gió miền núi rừng cằn cõi, bom đạn nơi chiến trường đang sôi dộng có làm cho gương mặt anh trông rắn rỏi một chút tôi vẫn nhận ra người y sĩ đàn anh tương đối điển trai với nước da trắng và sống mũi cao một thời cũng đã có lần cùng các huynh trưởng khoá 17 “chăm sóc” chúng tôi khi chúng tôi còn ngờ nghệch trong bộ quân phục của một lính mới năm nào. Lần ấy anh Hậu chỉ bắt tay tôi, nói một vài câu thăm hỏi ngắn, bàn giao thương binh, ngồi nghỉ , không nói câu gì nữa không rõ vì anh đang quá mệt mỏi hay vì không muốn nói điều gì chưa tiện nói, chỉ thấy anh hơi buồn. Sau này anh bị kẹt lại ở Tuy hoà trên đường di tản đường bộ với đơn vị từ chối vé phi cơ của Air Vietnam mà vợ anh, một nhân viên của hãng hàng không đã đươc ưu tiên mua sẵn cho anh. Bác sĩ Huỳnh Đình A (Trung đoàn 47) và Bác sĩ Nguyễn Thanh Hải (“Hải địa chỉ “ở trung đoàn 41) thuộc khoá 20 hiện dịch thỉnh thoảng về lãnh tiếp liệu y dược hay báo cáo tình trạng thương binh.
Một buổi chiều, bác sĩ Thanh, y sĩ trưởng trung đoàn 41 về văn phòng tiểu đoàn để hỏi thăm tin tức về việc thuyên chuyển, anh đang hy vọng rằng lá đơn của anh sẽ được chiếu cố vì anh đã có đủ điều kiện thâm niên ở đơn vị tác chiến và nhất là lúc này đơn vị không còn kẹt vấn đề nhân sự; đã có chúng tôi, những người đàn em thế chân anh. Nhưng anh đã thất vọng: vì nhu cầu chiến trường, mọi người vẫn án binh bất động. Anh chất hết năm người chúng tôi lên chiếc xe jeep của anh, ra phố Qui nhơn giải khát. Để tránh Quân cảnh xét giấy phép hay Sự vụ lệnh anh chạy xe theo cổng sau của trại gia binh, băng qua các đồng ruộng khô. Trong khi xe đang lắc lư qua những chỗ lồi lõm trên đường mòn anh chỉ ngón tay về phía các gốc rạ và ruộng mía nói với vẻ hằn học và bất mãn: “mấy toa thấy đó, đồng ruộng ở đây khô cằn như vậy, nhưng lúa và mía vẫn mọc được là nhờ nó được tưới bằng mồ hôi và cả máu của chúng mình đó”. Ngồi bên cạnh tôi như linh cảm một việc gì không hay qua câu nói của Bác-sĩ Thanh, Châu nói nhỏ với tôi : “Hà còn độc thân không có gì đáng ngại, nhưng tôi còn vợ, 2 đứa con và một đứa sắp sửa chào đời không biết rồi sẽ ra sao !” Lần thứ hai tôi nghe những lời nói không hay như một điềm gỡ của Châu. Lần trước khi làm lễ mãn khoá, sau khi chào quốc kỳ, đến phút mặc niệm những anh hùng tử sĩ đã bỏ mình vì tổ quốc, khi khúc nhạc Chiến Sĩ Vô Danh được tấu lên Châu nói có cảm giác ớn lạnh và thấy toàn thân nổi da gà.
Một lần khác, một buổi tối, đơn vị sinh hoạt chính huấn, nhìn những bức hoạ do Bác sĩ Ý vẽ treo trong hội trường Châu nói bên tai tôi: ‘sao mấy cây lớn trong các bức tranh đều bị đốn hết vậy”! Nhìn các bức tranh có mấy cây cao bị cưa sát gốc và những chối non đang nhú lên tôi chỉ nghĩ đến bố cục và sự tương phản màu sắc của những chiếc lá xanh non trên nền vàng nâu của các gốc cây, nhưng Châu lại lại nghĩ đến sự huỷ diệt và tang tóc. Châu là người trình diện trễ nhất trong đám chúng tôi nhưng lại là người được cử ra Trung đoàn trước nhất. Đại đội 224 Quân y của Trung đoàn 42 đang khuyết chức y sĩ đại đội phó, Châu được bổ nhiệm vào chức vụ này. Một chút lo lắng cho Châu và anh em chúng tôi vì Trung doàn 42 đang hành quân ở Bình khê và đang đương đầu với những trận tấn công biển người của Sư đoản Sao vàng, nhưng cũng có chút an ủi vì Trung đoàn 42 là trung đoàn có kỷ luật và là Trung đoàn thiện chiến nhất của Sư đoàn 22 và anh Y sĩ trưởng hiện tại: Bác sĩ Nguyễn Thọ Trường, thuộc khoá 20 hiện dịch cũng như Bác sĩ Hãn trước đó là những đàn anh rất tử tế với đàn em và binh sĩ, đã có những tiếng tốt trong đơn vị. Với hàm râu quai nón trông anh giống như một người Trung Đông hơn là một người Việt nam; dáng dấp bề thế đủ tạo cho anh uy tín của một cấp chỉ huy nên nói chuyện với ai anh cũng nhỏ nhẹ và hầu như chưa bao giờ làm phật lòng ai về bất cứ chuyện gì. Vì lý do tôn giáo, anh ăn chay trường từ nhỏ. Ngay cả những ngày phải thụ huấn quân sự ở quân trường, hay cả trong những chuyến hành quân anh Trường đều giữ giới luật rất nghiêm. Săn sóc cho thương binh anh không phân biệt cấp bực anh thương binh thuộc phe nào, bên ta hay bên địch. Nhiều lần vì chăm sóc vết thương của các cán binh Cộng sản anh suýt bị những rủi ro, có lần cùng với một y tá băng bó vết thương của tù binh, anh bị bắn sẻ, đường đạn bay ngang trước ngực, ghim vào tảng đá lớn phía sau làm toét một mảnh lớn bay nguợc lại cắt một đường dài trên trán người thương binh, một lần khác cũng đang lúc quan sát vết thương của thương binh địch một quả pháo 105 ly rơi cách anh khong xa, may mà nó rơi ngay vào một hố đạn cũ nên không ai bị hề hấn gì. Sau những lần như vậy những người lính của anh tin dị đoan và muốn tránh cho anh tiếp xúc với thương binh phía bên kia, nhưng anh thì suy nghĩ và nói ngược lại vì mình chưa làm hết thiên chức của y sĩ nên những “đấng bề trên” cảnh cáo . Dù suy nghĩ thế nào thì những việc làm của anh quả tình đã đúng theo châm ngôn Tổ quốc_ Nhân loại của ngành Quân y. Buổi sáng chia tay với Châu, chúng tôi không có “rượu tiễn” mà chỉ co’ những tô bún bò Huế thật cay ở khu gia binh; biết Châu không còn tiền vì vừa phải trang trải mọi chi phí cho việc trình luận án, chia cho Châu một ít tiền, Châu không nhận, nói rằng không có tiêu xài gì và cơm nước thì đã có phần ở đại đội rồi, nhưng tôi cứ nhét đại vào túi áo vì làm sao biết được biết trước mọi việc sẽ thế nào, tình thế đang hồi căng thẳng. Chúng tôi ràn rụa nước mắt vì cay chứ không phải vì những giọt lệ chia tay vì vẫn nghĩ rằng mặc dù chiến tranh đang khốc liệt chúng tôi vẫn phải hy vong còn phải cố gắng để trở về với gia đình. Châu được Bác sĩ Ý đưa thẳng ra vùng hành quân, hôm ấy Thịnh có đi theo “hộ tống” vì theo sự sắp xếp của bộ chỉ huy Tiểu đoàn thì Thịnh sẽ ra đại đội 221 Quân y của Trung đoàn 40, phụ tá cho Bác sĩ Minh; còn Hỷ thì sẽ thay thế anh Lê Thành Các ở Thiết đoàn 14. Bác sĩ Các là người hiền lành, và ham học hỏi, mới ngày nào gặp anh ở Bệnh viện Bình dân khi đi thực tập ở trại Niệu khoa của giáo sư Ngô Gia Hy anh đã tận tình chỉ dẫn cho tôi những điều hay ho cơ bản trong bộ môn này, giờ đây người thư sinh bị “bắt phong trần” cũng đã phong trần dày dạn như ai; anh kể lại chuyện thoát chết trong đường tơ kẽ tóc vào buổi sáng khi anh mới thức dậy đang làm vài động tác thể duc, quả đạn pháo 105 ly rơi cách nơi anh không đầy 5m nhưng nhờ chiếc xe command car đã che chắn cho anh. Lần ấy tôi mừng cho anh đã không gặp nguy hiểm trong cuộc “baptêmme de feu“. Nha sỉ Bảo thì nói rằng nhờ công đức của anh trong việc tận tụy tìm kiếm các con Trichomonas ở phòng khám phụ khoa của bệnh xá Sư đoàn đã cứu anh. Tình thế biến chuyển thật nhanh; vài ngày sau đó Châu cùng với anh Đệ (phu quân của chị Yến, cùng khoá với chúng tôi) về văn phòng Tiểu đoàn quân y để lãnh thuốc men và những thứ hàng nhu yếu khác đang thiếu hụt. Hỏi thăm về tình hình chiến sự anh cho biết trận chiến chưa ngã ngũ nhưng tin tình báo cho biết công binh của phe Cộng đang thiết lập một con đường tắt để đánh bọc hậu. Thấy Châu tương đối dày dạn và không than cực, chúng tôi yên tâm là Châu đã thích ứng phần nào với hoàn cảnh mới và mọi việc cũng không đến nỗi nào. Nhưng tình thế xoay chuyển quá lẹ làng. Quyết định triệt thoái khỏi cao nguyên sau trận Ban Mê Thuột là một một việc ngu xuẩn cả về chiến lược, chiến thuật lẫn những tính toán trên bàn cờ chính trị. Hằng ngày sau giờ cơm chiều chúng tôi thường tập trung trong căn phòng chung của chúng tôi hay ở các bực xi-măng ở trườc văn phòng bộ chỉ huy, cùng nhau nghe dài BBC và VOA, nhận định về tình hình chiến sự nhưng chỉ nghe toàn những tin không vui. Không còn là một sự linh cảm nữa mà là một đe doạ thật sự về một trận đánh mà tôi không biết đâu là giới tuyến. Thương binh về mỗi ngày một nhiều, Quân y viện Qui nhơn đã quá khả năng nhận bệnh, trả về cho chúng tôi những trường hơp bị thương ở các phần mềm và ngay cả những trường hợp thương tổn đến xương khớp. Họ chỉ nhận những thương binh với vết thương cần phải giải phẩu ở bụng ngực. Phòng mổ của bệnh xá Sư đoàn mà lâu nay chúng tôi chỉ dùng để giải quyết các trường hợp tiểu phẩu được chỉnh đốn lại để có thể đón nhận những trường hợp trung phẩu. May mà hầu hết anh em quân y sĩ chúng tôi đều là những cựu nội trú ngoại khoa nên việc này không đến nỗi vất vả lắm còn chuyên viên gây mê thì trong Tiểu đoàn cũng đã có sẵn vài người. Thịnh, Hỷ và tôi vì nhu cầu của phòng mổ được giữ lại làm việc ở bệnh xá sư đoàn tạm thời chưa phải phân phối về các đai đội quân y của các trung đoàn; hình như việc này có gây một vài dị nghị ở các y sĩ đàn anh của chúng tôi ở các trung đoàn vì theo lẽ thông thường thì chúng tôi phải thay thế họ. Nhưng chúng tôi cũng không làm gì khác hơn chúng tôi không xin xỏ, chúng tôi chỉ làm theo lệnh và là nhu cầu trong lúc chiến trận đang hồi sôi bỏng.
Dược sĩ Văn nhờ có quen thân với những sĩ quan truyền tin và các sĩ quan ở phòng 2 và phòng 3 của Sư đoàn nên có biết một vài tin thức thật sự của chiến trường. Địch quận đã né, không muốn trực diện đối đầu với Trung đoàn 42 và 47, đã đi đường vòng về áp sát phòng tuyến của Sư đoàn và điều này cũng dễ nhận biết qua những quả đạn pháo kích ngày càng nhiều vào doanh trại của chúng tôi vào ban đêm [những điều mà “ông Cò (2*)” của chúng tôi vẫn biết trong những buổi họp tham mưu với bộ tham mưu sư đoàn nhưng vẫn cố dấu chúng tôi vì sợ tinh thần sa sút]. Ban ngày chúng tôi phải luôn trong tình trạng báo động, làm việc với áo giáp, nón sắt, súng M16 với một cấp số đạn và bi đông đầy nước.
Một hôm trong phiên trực tôi và Thịnh “điếc ” đang làm sạch vết thương phần mềm của một anh khinh binh, tôi phụ trách vết thương ở tay và mặt còn Thịnh phụ trách vết thương ở chân phải của thương binh. Người thương binh bị thương nhiều nơi do mảnh của lựu đan nhưng không mất maú nhiều lắm. Tôi cố gằng lấy hết các mảnh kim khí và khâu thật đẹp ở mặt như một việc làm quen thuộc trước đây ở Bệnh viện Nguyễn Văn Học hay Bình Dân. Hỷ mở cửa phòng mổ bước vào nói nhỏ vào tai tôi: “Đà nẵng mất rồi“. Tôi nghe như rụng rời. Đà nẵng từ trước đến nay vẫn là thành trì kiên cố trong những lần tấn công của Cộng quân, là hậu cứ vững chắc của quân đoàn I, quân khu I nếu không muốn nói là cả miền Trung. Giờ đây hơn một trăm ngàn quận và gia đình họ ra sao? Trong đó chắc chắn có những người bạn của chúng tôi. Thịnh vẫn chưa biết tin, vẫn cặm cụi với việc khâu vá vết thương, lấy cớ chóng mặt tôi giao hết phần việc còn lại cho Thịnh, theo Hỷ ra ngoài vì không còn lòng dạ nào tiếp tục làm việc.
Sáng hôm sau chúng tôi mở lại giấy sự vụ lệnh bổ nhiệm lúc trước để điểm danh những người bạn có thể đang bị kẹt ở Đa nẵng và Huế. Tiểu đoàn I và Tiểu đoàn II, Tiểu đoàn III Quân y có Chu Kỳ Đức, Phan Tiếc , Vũ Quốc Cường, Phạm Anh Dũng, Lê Bình Đẳng và nghe đâu tất cả các quân y sĩ mới về Thuỷ quân lục chiến cũng đã được phân phối về các tiểu đoàn đang tham chiến ở miền Trung; như vậy số phận của Vũ Đức Giang, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Bá Linh, Nguyễn Văn Châu, Hồ Đinh Dư, Huỳnh Đình Đại, Trương Ngọc Hiền không biết sẽ ra sao. Đã đành các bạn theo các đơn vị tác chiến phải vất vả, hai người bạn: Bạch Thế Thức và Phan Thanh Hải được ưu tiên chọn Tổng Y viện Duy Tân tưởng sẽ được an nhàn hơn chắc cũng không ngờ giờ này cũng phải bôn tẩu. Chúng tôi ra bờ rào dây kẽm và đốt tất cả những giấy tờ loại này, chỉ giữ lại những tờ căn cước cá nhân vì nghĩ rằng nếu có sa cơ bị bắt thì họ sẽ không có những tài liệu để khai thác hay tuyên truyền phóng đại. Buổi trưa sau giờ cơm, dược sĩ Diễm đưa chúng tôi vào thăm kho y dược và y cụ. Thuốc men vẫn còn khá đầy đủ trên các kệ thuốc, các tap chí Y học như JAMA, Lancette, Schwartz’s Surgery vẫn còn nguyên trong bao bì vì chưa ai rảnh để đọc, các tủ đựng y cụ vẫn còn nguyên với những món hàng tương đối có giá: những chiếc ophthalmosope, sthetoscope còn mới nguyên trong họp, những thứ mà vào thời kỳ sinh viên chúng tôi phải đắn đo khi khi mua sắm sao cho vừa với túi tiền của mình và của gia đình, giờ này Dược sĩ Diễm muốn biếu không cho chúng tôi. Tôi ướm thử một chiếc tensionmetre, chắc nặng cỡ 3 gói mì ăn liền, thôi không cần đâu 3 gói mì sẽ có giá hơn chiếc tensionmetre trong ba lô trên đường mưu sinh thoát hiểm mà tôi đang mường tượng trong đầu.
Ngày chúa nhật có lệnh cấm trại trăm phần trăm mọi sự xuất trai kể cả có sự vụ lệnh đều phải được sự xác nhận của đơn vị trưởng. Dược sĩ Diễm xin phép được đi lễ nhà thờ do cha tuyên uý làm chủ lễ trong khuôn viên của bộ tư lệnh sư đoàn. Tôi không có đạo nhưng vẫn muốn cầu xin ơn trên che chở nên đã theo Diễm di nhà thờ. Diễm cầu nguyện rất thành tâm và trong một lúc nào đó tôi thấy anh có rơm rớm nước mắt, có thể anh đang nghĩ đến gia đình trong khi cầu nguyện.
Tối hôm ấy Bác sĩ Ý, tiểu đoàn trưởng tập họp tất cả các sĩ quan trong tiểu đoàn trong văn phòng tiểu đoàn, nói rằng có một phiên họp. Nói là họp nhưng chẳng có gì để bàn thảo hay thông báo; hình như “ông cò” muốn dò xét những suy nghĩ của chúng tôi trước tình hình căng thẳng này. Ông mở chai Champagne, hộp bánh Luz, rót cho mỗi người một ly rượu và một chiếc bánh và dõng dạc nói:” tình thế có khẩn trương nhưng các anh em nên giữ vững tinh thần, chúng ta là những sĩ quan quí tộc- vào thời của Napoléon sĩ quan quân y thường được phong là những bá tước…” Ngồi bên tôi Dược sĩ Diễm nói nhỏ: chúng mình là những An sơn Bá tước đấy“. Từ đó về sau mỗi khi gặp nhau chúng tôi hay gọi đùa nhau là Bá tước Thịnh, Bá tước Hỷ, bá tước Diễm, … Riêng về Bác sĩ Ý sau này có dịp tiếp xúc với những y sĩ đàn anh , họ cho biết anh Ý là một người có năng khiếu hội hoạ, giỏi ngọai ngữ và khá về chuyên môn nhưng vì thích mạo hiểm nên không chọn nhiệm sở ở các Quân y viện mà chỉ thích làm Y-sĩ tiền tuyến. Chính anh đã thiết lập một phòng mổ dã chiến tại một tiền đồn của Biệt Động Quân biên phòng để mổ gắp đầu đạn M79 trong cơ thể một thương binh khi phi công của trưc thăng MEDIVAC từ chối tản thương người thương binh này vì sợ nguy hiểm: đầu đạn M 79 có thể nổ bất cứ lúc nào. Biết anh giỏi ngoại ngữ tuy nhiên chưa nghe anh nói tiếng Anh hay tiếng Pháp với lính mà chỉ nghe anh noi tiếng Đan-mạch nhiều, nhiều khi anh gọi những người lính bằng những tiếng như: ” thằng b.c”, thằng c.c.”, … Ngoài các “An Sơn Bá tước” tôi cũng đã có dip làm quen với vài sĩ quan hành chánh và trợ y trong đơn vị. Thiếu uý Chánh lo hồ sơ nhân viên, Thiếu uý Lộc lo tiếp liệu y dược và tổng quát, Thiếu uý Ẩn không nhớ coi về phần việc gì tôi chỉ nhớ rằng anh có biết chút ít vế việc xem bói và tử vi có biệt danh là “thầy bói Lợn“, Thiếu Uý Giàu người sĩ quan trẻ nhất đơn vị, còn dáng dấp học trò mà chúng tôi vẫn gọi một cách thân thương là “Út Giàu“, và Thiếu Uý Chiến, người bạn mới quen đã vĩnh biệt chúng tôi khá sớm trong chiến cuộc
Đêm hôm ấy mọi người được lệnh phải ứng trực và nghỉ ngơi tại bộ chỉ huy của tiểu đoàn. Nửa đêm thanh vắng bổng có tiếng sáo của ai thổi từ bên phòng hộ sinh, người thổi sáo đã tấu bài Hận Đồ bàn nghe não nuột và tưc tưởi, tôi nói nhỏ với Nha sĩ Bảo hay là kẻ nào muốn dùng tiếng sáo Trương Lương để làm nản lòng binh sĩ? Bảo bực mình ra ngoài cầm một viên đá thật lớn ném mạnh lên mái tôn nhà hộ sinh; tiếng sáo ngưng một lúc nhưng sau đó lại vang lên, cũng với tấu khúc Hận Đồ bàn. Bảo xách súng lên đạn lắc cắc và cầm một viên đá lón hơn đến chọi thẳng vào cửa sổ tiếng sáo mới chịu im.
Buổi chào cờ sáng đầu tuần hôm sau được bãi bỏ vì tình hình đặc biệt, có lẽ không ai muốn những hàng quân đang nghiêm chỉnh chào quốc kỳ lại là mục tiêu ngon lành của những quả đạn pháo kích giống như những hàng quân của Mỹ trong những bộ đồ tiểu lễ chào cờ là mục tiêu của những oanh tạc cơ Zero của Nhật trong trận Trân châu cảng.
Nhưng đúng 8 giờ chúng tôi được lệnh tập họp để nhận lệnh hành quân đặc biệt: ba bác sĩ tân binh chúng tôi Hà, Thịnh , Hỷ cùng với Dược sĩ Diễm dưới quyền điều động của Bác sĩ Đãi đưa tất cả thương bệnh binh ra quân cảng Qui nhơn chờ lệnh. Tôi đã hiểu ra việc gì rồi nhưng muốn nói đùa với Hỷ và Thịnh: “sao hành quân gì kỳ vậy? Đang giao tranh ở miền Tây theo phương giác 270 thì mình lại di chuyển theo phương giác 90 về miền Đông vậy thì tăng cường và yểm trợ cho ai?”
Thịnh vỗ vào lưng tôi : “mày còn lèm bèm gì nữa? thi hành trước, khiếu nại sau“. Chúng tôi được cho lên một chiếc xe jeep trành mà hạ sĩ Hải, tài xế nói rằng xe này là xe nằm ụ đang chờ tân trang. Quả vậy chiếc xe trông thật bệ rạc: mui vải thì rách tả tơi, những chiếc ghế đã rách hết nệm, được lót bằng những miếng ván giấy carton và hình nhu bình xăng chỉ đủ xăng để chạy đến quân cảng. Nhưng dù cà rịch cà tang, chiếc xe cũng đã đưa chúng tôi đến đúng điểm hẹn lúc 9 giờ sáng. Bác sĩ Đãi đến trước ngồi chờ chúng tôi. Chiếc tàu lớn của Hải quân tôi không nhớ số đang đậu sẵn ở cầu tàu. Thương binh không cần chờ lệnh đã xuống xe theo đường cầu vòng leo lên tàu. Theo lệnh của Bác sĩ Đãi chúng tôi và các quân y tá vẫn yên tâm chờ đợi nhưng rồi không biết chờ đến bao lâu, một vài y tá đi loanh quanh trong bến cảng và luc lạo những chiếc valises của những người đã lên tàu vội vã bỏ lại, có lẽ vì đồ đạc lỉnh kỉnh nặng và không đáng giá, phần lớn là những thứ sách vở báo chí hay vật lưu niệm chỉ có giá trị đối với người liên quan và trong những lúc bình yên. Hạ sĩ Hải người tài xế của chúng tôi phát giác ra rằng có một chiếc xe jeep khác không có ai lái, trên xe cũng không có đồ đạc gì, mang bảng số của SD 22, chìa khoá xe còn gắn trên ổ khoá và bình xăng còn đầy, hỏi chúng tôi có cần đổi xe không? Ai cũng nghĩ rằng mình sẽ lên tàu Hải quân nên xe cộ giờ này có ích gì nhưng có lẽ vì lý do nghề nghiệp Hải thích những chiếc xe mới, còn tốt hơn những chiếc xe cũ ọp ẹp như chiếc xe của chúng tôi lúc ấy nên bảo mọi người chuyển đồ lên chiếc xe mới. Không ai phản đối gì, và Hải đã đúng: còn đứng trên mặt đất thì cón cần xe”.
Mặt trời đã ngã về hướng Tây, 1 giờ; rồi 2 giờ rồi 3 giờ chúng tôi vẫn trông ngóng nhưng không thấy bóng dáng của người lính nào hay cấp chỉ huy của đơn vị. Bốn giờ. Tàu Hải quân nhổ neo và chậm rãi rẽ sóng ra khơi, nhưng tàu không đi xa, chỉ ra đậu ngoài khơi, còn trong tầm mắt đủ để khiêu khích sự nuối tiếc của chúng tôi.
Đang lay hoay chưa biết tính toán thế nào; đã 5 giờ chiều thỉnh thoảng vài tiếng súng nổ đó đây trong thành phố đủ tạo tình trạng hoang mang. Xe của Bác sĩ Quát và Bác sĩ Thái đến cùng với vài y tá. Anh Thái nhìn chúng tôi ngạc nhiên hỏi: “sao chúng mày còn ở đây? Ra ngoài này từ sáng sớm không lên tàu chần chừ ở đây làm gì?”. Một người nào đó đáp rằng: vì chúng em chỉ nhận được lệnh đến đây chờ Bộ chỉ huy của tiểu đoàn“.
-“sao chúng mày ngu thế!”. Bực dọc vì những lệnh lạc rời rạc, thiếu minh bạch của anh Tiểu Đoàn trưởng và sự ngây thơ đến mức ngu si của chúng tôi anh Thái đã không còn giữ phong thái lịch sự thường ngày. Anh lai than phiền rằng anh Tiểu đoàn trưởng đã ra lệnh di chuyển quá trễ để giờ này không còn tàu Hải quân, và trời cũng đã tối làm sao có thể đi đường bộ được. Nhìn mặt trời còn đủ sáng, thấy cảnh nhốn nháo của mọi người, tôi cảm thấy nếu phải qua đêm ở đây thật là bất tiện và chắc gì ngày mai tình hình có thể sáng sủa hơn, đề nghị với anh Thái rằng phải rời Qui nhơn càng sớm càng tốt; nếu cần thì cũng liều mà chạy đường bộ còn hơn là nằm ở đây đêm nay trong tình trạng không có vi trí phòng thủ an toàn như thế này. Mọi người đều đồng ý chọn giải pháp này, quay đầu xe về hướng quốc lộ I; đến ngả ba Phú tài, trực chỉ về hướng Nhatrang chạy với vận tốc tối đa mà xe có thể chạy.
Vĩnh biệt Qui nhơn, chiều đã sắp tàn, tuy không phải là quê hương của mình nhưng là nơi mà trong một thời gian ngắn đầu đời binh nghiệp tôi đã sống; đã hy vọng; nơi đây có những người quen thân trong gia đình tôi và chính nơi đây quê hương của những người bạn đồng khoá của tôi: Nguyễn Chi Vỹ, Hồ Sĩ Nghĩa, Lê Minh Châu, Trương Thế Phiệt… Bác sĩ Quát đi đầu, những động tác thuần thục trên tay lái; gió thổi mạnh làm phất phơ vài sợi tóc dưới chiếc nón sắt trông anh thật oai vệ làm tôi chợt nhớ đến hính ảnh của chính anh trong phim “Chân Trời Tím” ; nhưng giờ này là hình ảnh sống thật sự, không có nét gượng ép giả tạo nào. Tiếc thay việc rong chơi ở ngoài đời cũng như trong phim ảnh của anh đã sớm tàn cuộc mà phần thua thiệt đã về phía chúng ta (3*). Xe chúng tôi chiếc xe mà Hạ sĩ Hải vừa mới nhặt được ở quân cảng chạy khá tốt theo đuôi xe anh Quát, bác sĩ Đãi và bác sĩ Thái chạy sau. Đường chiều vắng và buồn; dọc đường trông thấy vài chiếc xe khác bị hỏng máy, nằm ụ nhưng không ai dám đoái hoài vì chính họ cũng chưa biết số mệnh họ như thế nào; chưa biết chuyến đi sẽ về đâu. Có lúc tôi thấy mắt cay cay…
Xe chạy qua Tuy hoà, tôi cố nhìn và ghi lại những hình ảnh của quê hương vì biết đâu mình sẽ không còn cơ hội trở lại. Hàng trăm người đứng dọc theo quốc lộ I ở ngả ba Trần Hưng Đạo, nơi rẽ vào thành phố để chờ và hỏi thăm tin tức của thân nhân di tản từ Cao nguyên và các tỉnh miền Trung. May mắn tôi gặp đươc người anh cả trong gia đình tôi, tôi gọi tên anh nhưng anh không nghe, Thịnh, Diễm và người khác trong xe cùng gọi lớn, anh quay về phía chúng tôi, nhìn thấy tôi và đưa tay khoát nhiều lần ra dấu bảo chúng tôi nên chạy nhanh đi, nhưng đoàn xe bị nghẽn đường ở cầu Đà rằng, chạy đủ chậm, anh tôi chay đến bên xe bảo: “Chạy nhanh đi đừng quyến luyến gì, cha mẹ già yếu không chịu di tản, Cô em Út và mấy đứa cháu đã vào Nhatrang. Vào đó đi, anh P. và anh D. sẽ cùng em tính toán mọi việc, còn việc nhà để anh lo”. Đoàn xe tiếp tục di chuyển, tôi thật ngậm ngùi … Anh tôi đứng nhìn theo, tôi nhìn anh nghẹn ngào. Phải, tôi may mắn sinh ra trong một gia đình đông anh em nhưng mọi người đều thương yêu và bảo bọc nhau, nhất là người anh cả của gia đình tôi đã rất nhiều lần thừa hành cha mẹ để lo lắng và quyết định mọi việc của anh em chúng tôi.
Nhìn lại quê hương một lần nữa, vẫn còn đó sừng sững núi Chóp chài, Núi Nhạn , và dòng sông Ba … Nhưng sao cảm thấy xót xa:
Khổng miếu sao hoang tàn,
Nhạn Tháp sầu u tịch,
Quê hương một màu tang…
Nha trang, điểm hẹn và niềm hy vong cũng đã về đêm, không còn vui nhộn như mấy tháng trước đây khi tôi ghé qua. Các dãy nhà phố đóng cửa sớm. Cảm thấy đã an toàn chúng tôi vào một quán café ở góc đường Độc lập gần chợ Đầm còn đang mở. Nhưng café sao thật đắng và chủ quán lại cho hát bài ” Compagnon Dispraru”(chiến hữu mất tích) tôi linh cảm như có một sự mất mác. Không sai, đã có mấy ngưới bạn của tôi: Thái Văn Châu, Đoàn Trung Bửu, Vũ Đức Giang, vài người bạn mới quen như Thiếu Uý Chiến, anh Đệ chồng chị Yến đã không bao giờ trở về. Mợi sự mong đợi cũng chỉ đem đến những thất vọng, Đoàn quân di tản từ Cao nguyên và từ các tỉnh ở phía Bắc chẳng những không tăng cường cho nền an ninh ở Nhatrang mà còn gây thêm hoang mang và những xáo trộn khác. Nhửng giới chức ở Bưu điện hay ở những trạm viễn liên đã di tản hay vì vấn đề gì đã không đến nhiệm sở; mất liên lạc viễn thông Nhatrang được đánh giá như đã thất thủ trong khi chưa hề có bóng dáng một cán binh Cộng sản nào trong thành phố. Một lần nữa tôi lại phải xa những nguời anh em thân yêu trong gia đình, để cố vượt thoát vòng kiểm soát của Cộng quân như một sự bất lực và ích kỷ, Nhatrang với biết bao kỷ niệm chói chang linh hồn phượng vỉ trong những ngày hè, những mùa thi, giờ đây tôi phải bỏ lại sau lưng thành một vùng non nước hữu tình với biển xanh bờ cát trắng.
Và rồi chỉ một thời gian ngắn ngay sau đó mọi sự đã xảy ra cho tôi và các bạn tôi như một sự trùng hợp mà một nghệ sĩ (4*) đã viết trong lời tựa giới thiệu những tác phẩm nghệ thuật của mình: “… nhưng khi đàn bướm bay xa, tiếng ca vừa dứt là câu chuyện lưu đày xót xa hơn bao giờ hết…” và cũng đã đôi lần tôi cố gắng sống với thứ triết lý quý giá này của người nghệ sĩ tài ba ấy trong cuộc lưu đày trong các trại tập trung rằng:
” .. câu chuyện lưu đày chỉ là một cuộc hành hương vô tận”
và dấu chân xưa chắc chỉ còn như là tro tàn của nén hương đưa tiễn những người thân đã đi xa
(Bác sĩ Phan Ngọc Hà)
(*) Nhac sĩ Trịnh Công Sơn, thời còn học sư pham ở Qui nhơn
(2*)cò, tiếng lóng của chúng tôi để gọi cấp chỉ huy, đọc trại từ chữ commander.
(3*) Bác Sĩ Lê Bá Quát về sau đi tu, thọ giới tỳ kheo, và đã viên tịch vài năm trước đây ở California như là nhân chứng của những vô thường trong thế cuộc phù sinh.
(4*)Hoạ sĩ Thái Tuấn