Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng

Mỹ bị coi là ngày càng phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, và điều này, cùng với việc giá dầu tăng cao, được nhìn nhận như một hạn chế đáng kể đối với ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ. Quyền lực đã rơi vào tay các nhà sản xuất dầu.


Nguồn: Joseph Nye, “The Changing Geopolitics of Energy”, Project Syndicate, 01/11/2017.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2008, khi Hội đồng tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (NIC) xuất bản cuốn Global Trends 2025 (Xu hướng toàn cầu năm 2025), một dự báo quan trọng là cạnh tranh năng lượng sẽ trở nên gay gắt hơn. Nhu cầu của Trung Quốc đang tăng lên, và những nguồn cung khác từ các nước không phải thành viên OPEC, như Biển Bắc, lại đang suy giảm. Sau 2 thập niên giá dầu duy trì ở mức thấp và tương đối ổn định, năm 2006, giá dầu bất ngờ tăng vọt lên mức hơn 100 đô la Mỹ một thùng. Nhiều chuyên gia đã đề cập đến “đỉnh dầu” (peak oil) – quan điểm cho rằng các nguồn dự trữ dầu đã đạt mức cao nhất – cùng dự đoán rằng sản xuất dầu sẽ tập trung vào vùng Trung Đông với chi phí thấp nhưng nguy cơ bất ổn lại cao, nơi ngay cả Ả Rập Saudi cũng được cho là đã thăm dò hết sản lượng dầu tiềm năng của mình, và không có mỏ dầu lớn nào khác nữa có thể được tìm thấy.

Mỹ bị coi là ngày càng phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, và điều này, cùng với việc giá dầu tăng cao, được nhìn nhận như một hạn chế đáng kể đối với ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ. Quyền lực đã rơi vào tay các nhà sản xuất dầu.

Các nhà phân tích của NIC đã không bỏ qua khả năng sẽ có một đột phá bất ngờ về công nghệ, nhưng họ tập trung sai vào loại công nghệ. Khi nhấn mạnh tiềm năng của những dạng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và nước, họ đã bỏ qua điều quan trọng nhất.

Đột phá công nghệ thực sự chính là cuộc cách mạng năng lượng đá phiến. Dù khoan ngang và dùng thủy lực không còn mới mẻ, ứng dụng của những công nghệ này vào khai thác dầu đá phiến lại khác. Tính đến năm 2015, hơn một nửa khí đốt tự nhiên được sản xuất tại Mỹ đến từ đá phiến.

Bước đột phá về dầu đá phiến đã biến Mỹ từ một nước nhập khẩu năng lượng thành nhà xuất khẩu năng lượng. Bộ Năng lượng Mỹ ước tính rằng với 25 nghìn tỉ mét khối khí đá phiến có thể khai thác được, cùng với những nguồn dầu và khí khác, Mỹ có thể đủ năng lượng dùng cho hai thế kỷ. Cơ quan Năng lượng Quốc tế hi vọng Bắc Mỹ sẽ tự chủ về năng lượng trong những năm 2020. Các nhà máy được xây dựng để tiếp nhận khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu đã được chuyển đổi thành các cơ sở chế biến khí hóa lỏng để xuất khẩu.

Thị trường thế giới cũng đã có nhiều biến đổi. Trước kia, thị trường khí đốt gặp nhiều hạn chế về mặt địa lý vì phải phụ thuộc vào đường ống dẫn khí. Điều này đã khiến Nga có được nhiều quyền lực, và Nga đã dùng nó để áp đặt ảnh hưởng về cả chính trị và kinh tế lên các nước láng giềng Châu Âu của mình. LNG đã làm gia tăng sự linh hoạt của thị trường khí đốt và làm suy yếu ảnh hưởng của Nga. Năm 2005, mới chỉ có 15 quốc gia nhập khẩu LNG; ngày nay, con số đó đã tăng gấp 3.

Hơn nữa, quy mô nhỏ của những giếng dầu đá phiến khiến chúng phản ứng tốt hơn với những dao động của giá cả thị trường. Trong lĩnh vực dầu và khí đốt truyền thống, sẽ rất khó để bắt đầu hoặc ngừng những khoản đầu tư nhiều năm trị giá hàng tỉ đô la, thế nhưng, các giếng dầu đá phiến lại nhỏ hơn, rẻ hơn và cũng dễ dàng hơn để bắt đầu hoặc dừng lại khi giá cả biến động. Điều này có nghĩa là Mỹ đã trở thành cái gọi là “nhà sản xuất chi phối” (swing producer) với khả năng giúp làm cân bằng cung cầu trong thị trường dầu khí thế giới.

Như Giáo sư Meghan O’Sullivan từ Đại học Harvard đã chỉ ra trong cuốn sách mới của bà Windfall, cuộc cách mạng dầu đá phiến gây ra một số tác động đối với chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Bà cho rằng sự dư thừa năng lượng này đã nâng tầm quyền lực Mỹ. Sản xuất năng lượng đá phiến đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế và tạo ra nhiều việc làm hơn. Giảm nhập khẩu giúp cân bằng cán cân thanh toán. Thu nhập đến từ các nguồn thuế mới làm giảm gánh nặng cho ngân khố quốc gia. Năng lượng rẻ hơn giúp nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, đặc biệt là đối với những ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng như hóa dầu, nhôm, thép.

Cuộc cách mạng đá phiến còn đem lại những ảnh hưởng chính trị trong nước. Một trong số đó là về mặt tâm lý. Đã từng có thời điểm rất nhiều người cả ở Mỹ và nước ngoài tin vào sự suy giảm quyền lực của Mỹ. Việc Mỹ ngày càng phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu thường được dẫn ra như một bằng chứng.  Cuộc cách mạng đá phiến đã thay đổi hoàn toàn điều đó, chứng minh sự kết hợp giữa tinh thần kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và thị trường vốn – những yếu tố làm nền tảng cho sức mạnh của Mỹ. Theo nghĩa đó, cuộc cách mạng đá phiến còn nâng cao cả quyền lực mềm của Mỹ.

Những người hoài nghi thì cho rằng việc giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu sẽ khiến Mỹ xa rời khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, đây là một sự hiểu sai về kinh tế học của năng lượng. Một biến động lớn như chiến tranh hay tấn công khủng bố ngăn cản dòng chảy dầu và khí đốt qua khu vực eo biển Hormuz sẽ đẩy giá năng lượng lên rất cao tại Mỹ cũng như các đồng minh ở Châu Âu và Nhật Bản. Hơn nữa, Mỹ có rất nhiều lợi ích khác ở khu vực này ngoài dầu mỏ, bao gồm việc chống phổ biến vũ khí hạt nhân, bảo vệ Israel, quyền con người và chống khủng bố.

Mỹ có thể thận trọng với việc mở rộng ảnh hưởng quá mức tại Trung Đông, nhưng điều này phản ánh trải nghiệm của Mỹ trong cuộc xâm lược Iraq tiêu tốn tiền của hay những rối loạn của những cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập, chứ không phải ảo tưởng rằng dầu đá phiến đã tạo ra sự độc lập về năng lượng và chính trị. Khả năng của Mỹ trong việc sử dụng cấm vận dầu mỏ để buộc Iran đàm phán kết thúc chương trình vũ khí hạt nhân của họ không chỉ phụ thuộc vào việc Ả Rập Saudi có sẵn lòng thay thế Iran xuất khẩu 1 triệu thùng dầu một ngày hay không, mà còn phụ thuộc vào những kỳ vọng chung mà cuộc cách mạng dầu đá phiến đã tạo nên.

Những lợi ích khác mà năng lượng đá phiến mang đến cho chính sách đối ngoại Mỹ còn bao gồm việc làm giảm khả năng của những quốc gia như Venezuela sử dụng dầu để mua phiếu tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức khu vực của các nước vùng Carribbean, và cả việc Nga cũng sẽ mất dần khả năng ép buộc các quốc gia láng giềng bằng cách đe dọa ngừng cung cấp khí đốt. Nói một cách ngắn gọn, địa chính trị năng lượng đang chứng kiến một sự chuyển dịch vô cùng lớn.

Mặc dù không ai có thể biết trước tương lai của giá năng lượng, có thể mức giá thấp như hiện nay sẽ kéo dài trong một thời gian nữa.  Tất nhiên, cả năng lượng và chính trị đều có khả năng làm đảo ngược dự đoán này. Các tiến bộ về công nghệ có thể làm tăng sản lượng và giảm giá thành; còn chính trị lại có khả năng làm gián đoạn nguồn cung và khiến giá tăng. Nhưng những gián đoạn này có lẽ sẽ không thực sự gây sốc và có tác động kéo dài trong bối cảnh cuộc cách mạng dầu đá phiến, điều đang tạo ra một cuộc cách mạng về địa chính trị.

Joseph S. Nye, Jr., cựu Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ và cựu Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, hiện là Giáo sư tại Đại học Harvard. Ông cũng là tác giả của cuốn “Is the American Century over?”

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng

Mỹ bị coi là ngày càng phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, và điều này, cùng với việc giá dầu tăng cao, được nhìn nhận như một hạn chế đáng kể đối với ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ. Quyền lực đã rơi vào tay các nhà sản xuất dầu.


Nguồn: Joseph Nye, “The Changing Geopolitics of Energy”, Project Syndicate, 01/11/2017.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2008, khi Hội đồng tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (NIC) xuất bản cuốn Global Trends 2025 (Xu hướng toàn cầu năm 2025), một dự báo quan trọng là cạnh tranh năng lượng sẽ trở nên gay gắt hơn. Nhu cầu của Trung Quốc đang tăng lên, và những nguồn cung khác từ các nước không phải thành viên OPEC, như Biển Bắc, lại đang suy giảm. Sau 2 thập niên giá dầu duy trì ở mức thấp và tương đối ổn định, năm 2006, giá dầu bất ngờ tăng vọt lên mức hơn 100 đô la Mỹ một thùng. Nhiều chuyên gia đã đề cập đến “đỉnh dầu” (peak oil) – quan điểm cho rằng các nguồn dự trữ dầu đã đạt mức cao nhất – cùng dự đoán rằng sản xuất dầu sẽ tập trung vào vùng Trung Đông với chi phí thấp nhưng nguy cơ bất ổn lại cao, nơi ngay cả Ả Rập Saudi cũng được cho là đã thăm dò hết sản lượng dầu tiềm năng của mình, và không có mỏ dầu lớn nào khác nữa có thể được tìm thấy.

Mỹ bị coi là ngày càng phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, và điều này, cùng với việc giá dầu tăng cao, được nhìn nhận như một hạn chế đáng kể đối với ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ. Quyền lực đã rơi vào tay các nhà sản xuất dầu.

Các nhà phân tích của NIC đã không bỏ qua khả năng sẽ có một đột phá bất ngờ về công nghệ, nhưng họ tập trung sai vào loại công nghệ. Khi nhấn mạnh tiềm năng của những dạng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và nước, họ đã bỏ qua điều quan trọng nhất.

Đột phá công nghệ thực sự chính là cuộc cách mạng năng lượng đá phiến. Dù khoan ngang và dùng thủy lực không còn mới mẻ, ứng dụng của những công nghệ này vào khai thác dầu đá phiến lại khác. Tính đến năm 2015, hơn một nửa khí đốt tự nhiên được sản xuất tại Mỹ đến từ đá phiến.

Bước đột phá về dầu đá phiến đã biến Mỹ từ một nước nhập khẩu năng lượng thành nhà xuất khẩu năng lượng. Bộ Năng lượng Mỹ ước tính rằng với 25 nghìn tỉ mét khối khí đá phiến có thể khai thác được, cùng với những nguồn dầu và khí khác, Mỹ có thể đủ năng lượng dùng cho hai thế kỷ. Cơ quan Năng lượng Quốc tế hi vọng Bắc Mỹ sẽ tự chủ về năng lượng trong những năm 2020. Các nhà máy được xây dựng để tiếp nhận khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu đã được chuyển đổi thành các cơ sở chế biến khí hóa lỏng để xuất khẩu.

Thị trường thế giới cũng đã có nhiều biến đổi. Trước kia, thị trường khí đốt gặp nhiều hạn chế về mặt địa lý vì phải phụ thuộc vào đường ống dẫn khí. Điều này đã khiến Nga có được nhiều quyền lực, và Nga đã dùng nó để áp đặt ảnh hưởng về cả chính trị và kinh tế lên các nước láng giềng Châu Âu của mình. LNG đã làm gia tăng sự linh hoạt của thị trường khí đốt và làm suy yếu ảnh hưởng của Nga. Năm 2005, mới chỉ có 15 quốc gia nhập khẩu LNG; ngày nay, con số đó đã tăng gấp 3.

Hơn nữa, quy mô nhỏ của những giếng dầu đá phiến khiến chúng phản ứng tốt hơn với những dao động của giá cả thị trường. Trong lĩnh vực dầu và khí đốt truyền thống, sẽ rất khó để bắt đầu hoặc ngừng những khoản đầu tư nhiều năm trị giá hàng tỉ đô la, thế nhưng, các giếng dầu đá phiến lại nhỏ hơn, rẻ hơn và cũng dễ dàng hơn để bắt đầu hoặc dừng lại khi giá cả biến động. Điều này có nghĩa là Mỹ đã trở thành cái gọi là “nhà sản xuất chi phối” (swing producer) với khả năng giúp làm cân bằng cung cầu trong thị trường dầu khí thế giới.

Như Giáo sư Meghan O’Sullivan từ Đại học Harvard đã chỉ ra trong cuốn sách mới của bà Windfall, cuộc cách mạng dầu đá phiến gây ra một số tác động đối với chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Bà cho rằng sự dư thừa năng lượng này đã nâng tầm quyền lực Mỹ. Sản xuất năng lượng đá phiến đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế và tạo ra nhiều việc làm hơn. Giảm nhập khẩu giúp cân bằng cán cân thanh toán. Thu nhập đến từ các nguồn thuế mới làm giảm gánh nặng cho ngân khố quốc gia. Năng lượng rẻ hơn giúp nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, đặc biệt là đối với những ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng như hóa dầu, nhôm, thép.

Cuộc cách mạng đá phiến còn đem lại những ảnh hưởng chính trị trong nước. Một trong số đó là về mặt tâm lý. Đã từng có thời điểm rất nhiều người cả ở Mỹ và nước ngoài tin vào sự suy giảm quyền lực của Mỹ. Việc Mỹ ngày càng phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu thường được dẫn ra như một bằng chứng.  Cuộc cách mạng đá phiến đã thay đổi hoàn toàn điều đó, chứng minh sự kết hợp giữa tinh thần kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và thị trường vốn – những yếu tố làm nền tảng cho sức mạnh của Mỹ. Theo nghĩa đó, cuộc cách mạng đá phiến còn nâng cao cả quyền lực mềm của Mỹ.

Những người hoài nghi thì cho rằng việc giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu sẽ khiến Mỹ xa rời khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, đây là một sự hiểu sai về kinh tế học của năng lượng. Một biến động lớn như chiến tranh hay tấn công khủng bố ngăn cản dòng chảy dầu và khí đốt qua khu vực eo biển Hormuz sẽ đẩy giá năng lượng lên rất cao tại Mỹ cũng như các đồng minh ở Châu Âu và Nhật Bản. Hơn nữa, Mỹ có rất nhiều lợi ích khác ở khu vực này ngoài dầu mỏ, bao gồm việc chống phổ biến vũ khí hạt nhân, bảo vệ Israel, quyền con người và chống khủng bố.

Mỹ có thể thận trọng với việc mở rộng ảnh hưởng quá mức tại Trung Đông, nhưng điều này phản ánh trải nghiệm của Mỹ trong cuộc xâm lược Iraq tiêu tốn tiền của hay những rối loạn của những cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập, chứ không phải ảo tưởng rằng dầu đá phiến đã tạo ra sự độc lập về năng lượng và chính trị. Khả năng của Mỹ trong việc sử dụng cấm vận dầu mỏ để buộc Iran đàm phán kết thúc chương trình vũ khí hạt nhân của họ không chỉ phụ thuộc vào việc Ả Rập Saudi có sẵn lòng thay thế Iran xuất khẩu 1 triệu thùng dầu một ngày hay không, mà còn phụ thuộc vào những kỳ vọng chung mà cuộc cách mạng dầu đá phiến đã tạo nên.

Những lợi ích khác mà năng lượng đá phiến mang đến cho chính sách đối ngoại Mỹ còn bao gồm việc làm giảm khả năng của những quốc gia như Venezuela sử dụng dầu để mua phiếu tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức khu vực của các nước vùng Carribbean, và cả việc Nga cũng sẽ mất dần khả năng ép buộc các quốc gia láng giềng bằng cách đe dọa ngừng cung cấp khí đốt. Nói một cách ngắn gọn, địa chính trị năng lượng đang chứng kiến một sự chuyển dịch vô cùng lớn.

Mặc dù không ai có thể biết trước tương lai của giá năng lượng, có thể mức giá thấp như hiện nay sẽ kéo dài trong một thời gian nữa.  Tất nhiên, cả năng lượng và chính trị đều có khả năng làm đảo ngược dự đoán này. Các tiến bộ về công nghệ có thể làm tăng sản lượng và giảm giá thành; còn chính trị lại có khả năng làm gián đoạn nguồn cung và khiến giá tăng. Nhưng những gián đoạn này có lẽ sẽ không thực sự gây sốc và có tác động kéo dài trong bối cảnh cuộc cách mạng dầu đá phiến, điều đang tạo ra một cuộc cách mạng về địa chính trị.

Joseph S. Nye, Jr., cựu Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ và cựu Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, hiện là Giáo sư tại Đại học Harvard. Ông cũng là tác giả của cuốn “Is the American Century over?”

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm