Văn Học & Nghệ Thuật
Đầu xuân cảm khái về 2 bài thơ của Cao Bá Quát
Bauxite Việt Nam
Nguyễn Huệ Chi
26-02-2015
Cao Bá Quát (1908 – 1855) như ta biết là một thi hào lừng lẫy ở nửa đầu thế kỷ XIX, tài thơ không chỉ bạn bè trong Nam ngoài Bắc mà đến hai vị vua Thiệu Trị và Tự Đức đều phải nể phục. Nhưng phải nói ông là một nhà thơ độc sáng ở ý thức về khát vọng tự do. Chính sự tìm kiếm một khoảng trời tự do không nản không mỏi trong suốt cuộc đời – trong thời đại nhà thơ sống – mà không bao giờ đạt được, theo chúng tôi, mới làm nên nét phong cách ưu mỹ của thơ ông.
Năm 1847, đang bị giam lỏng trên bờ con sông Trà Khúc (Quảng Ngãi), vào một buổi tối ngày rằm tháng Chín, gặp người bạn đồng hương được bổ đi làm quan ở Cần Giờ ghé thăm, ông làm bài thơ Trăng thu trên sông Trà (Trà Giang thu nguyệt ca) tặng bạn, cũng là để tặng mình:
Trăng thu trên sông Trà
Đêm nay vì ai mà trong sáng?
Muôn dặm quan san trắng xóa một màu,
Khắp nơi vương vấn tình người xa nhau.
Cất chén thử mời trăng
Trăng đi vào trong chén
Đỡ chén lên môi trăng vụt biến,
Chỉ còn bóng người đang dọc ngang…
(Vũ Khiêu dịch)
Nhân dịp đầu xuân Ất Mùi, bạn bè gần xa đều khai bút trong khi bản thân không kiếm được ý tưởng gì, để gạt đi cái cảm giác tắc tị rất không hay, xin mượn hai bài thơ của Cao Bá Quát từ lâu vẫn tâm đắc để gửi “chút lòng” mình với bạn đọc. Hai bài thơ có lẽ được sáng tác vào hai thời điểm khác nhau, song khi đặt bên nhau thì hình như lại có một mối liên hệ nội tại, là hai khổ thơ liên hoàn nhắm tới cùng một đích.
Bài thứ nhất, Cảm xúc mới một ngày sau tiết lập xuân (Lập xuân hậu nhất nhật tân tình立 春 後 一 日 新 情) một bài thơ cảm tác về sự đột hiện của mùa xuân, nhưng ẩn sau nó là một ý tưởng bứt phá mãnh liệt:
昨 夜 春 來 破 舊 寒
今 朝 紅 紫 斗 千 斑
何 當 世 事 如 花 事
風 雨 江 山 盡 改 觀
Tạc dạ xuân lai phá cựu hàn,
Kim triêu hồng tử đấu thiên ban;
Hà đương thế sự như hoa sự,
Phong vũ, giang sơn tận cải quan.
Xuân đến xua tan rét cuối đông,
Sáng nay đua nở, tía chen hồng.
Việc đời sao được như hoa nhỉ?
Mưa gió – rạng ngời khắp núi sông.
(Huệ Chi dịch)
Mới nhìn về hình thức, bài thơ có vẻ như là sự mong mỏi một cuộc cách mạng hoa hồng hay hoa nhài nào đấy. Nhưng đọc kỹ sẽ thấy ngay, một người có tầm nhìn viễn kiến như Cao Bá Quát không bao giờ lại nhận lầm hoa hồng hay hoa nhài tự nó là bản chất của mọi sự thay đổi. Điều kiện cốt yếu để giang sơn đổi sắc, có sự đua nở của hoa hồng hoa nhài, phải bắt đầu từ một cuộc vần vũ gió mưa: Mưa gió – rạng ngời khắp núi sông. Cao Bá Quát chỉ gọi tắt là “mưa gió” (phong vũ) nhưng phải hiểu đây là “bạo phong sậu vũ”: mưa sa gió táp. Hai chữ “phong vũ” ngắt thành một nhịp, mở đầu câu thơ bảy chữ kết cấu liền một mạch, có giá trị như một sự bùng nổ. Phong vũ – giang sơn tận cải quan: Sau một phen mưa sa gió táp, giang sơn thảy đều đổi mới.
Và với nguyện vọng nung nấu đến cao độ ấy, Cao Bá Quát hầu như đã tập trung hết tinh lực vào việc làm sao cho trời nổi những cơn giông. Bài Nghe tiếng ễnh ương (Văn hà mô聞蝦 蟆) bộc lộ sự sốt ruột mong mưa của nhà thơ:
蝦 蟆 為 民 乎
一 聲 在 深 處
汝 鳴 何 遲 遲
昨 夜 望 甘 雨
Hà mô vị dân hồ?
Nhất thanh tại thâm xứ.
Nhữ minh hà trì trì?
Tạc dạ vọng cam vũ.
Ễnh ương há cũng vì dân?
Náu trong bụi rậm bất thần kêu vang.
Sao ngươi kêu quá muộn màng?
Khát mưa từ lúc còn đang tối trời.
(Huệ Chi dịch)
Tất nhiên, thời đại Cao Bá Quát không cho phép ông tìm thấy những cơn mưa. Ông tìm khắp mọi nơi. Từ ngoài Bắc cho đến kinh thành. Ở trong nước rồi ra hải ngoại. Tìm bằng bút và tìm bằng gươm. Rốt cùng ông đã thất bại:
Ta muốn lên ngọn cao,
Hát vang mây nước dậy.
Hẹn thế mà được đâu,
Phàm việc đều như vậy.
(Lên chơi núi Thầy – Du Sài Sơn. Trúc Khê dịch)
Có thể nói, Cao Bá Quát trong tư cách một thực thể tự do đã không vượt được cái giới hạn mà sau này Jean-Paul Sartre nói: “Là thực thể tự do, không phải là có thể làm những gì ta muốn, mà là muốn cái ta có thể làm” (Être libre, ce n’est pas pouvoir faire ce que l’on veut, mais c’est vouloir ce que l’on peut).
Vậy thì thời đại chúng ta, soi trong khát vọng cháy bỏng của Cao Bá Quát và trong giới hạn triết học mà Jean-Paul Sartre xác định, chúng ta có thể làm được gì. Phải chăng đến giữa thập kỷ thứ hai thế kỷ XXI, đất nước Việt Nam vẫn có khả năng lùi trở về với không-thời gian của nửa đầu thế kỷ XIX?
Để giải đáp cho câu hỏi khó khăn muôn vàn ấy, và cũng chẳng lấy gì làm lạc quan ấy, cũng tức là tìm lấy một hướng đi khả dĩ, trong mùa xuân Ât Mùi lắm bi hài này, tôi tin rằng có người rất muốn (hoặc đã) gọi điện hỏi ngay vị hoàng đế phương Đông họ Tập. Số đông hơn, tôi dám chắc không ít người lại định vấn kế ở vị Tổng thống xứ Cờ hoa. Còn nếu thận trọng và để cho có vẻ khách quan, không tìm đến cả hai nhân vật quyền lực kia, cũng không muốn tỏ ra ngạo nghễ chỉ lắng nghe chú ễnh ương như chàng hàn sĩ họ Cao “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” xưa kia, thì biết đâu… nhiều trí thức nhân sĩ đang ra sức truy tầm di sản của nhà vật lý thiên tài Einstein mà loay hoay tra khảo.
Bản thân tôi, trước câu hỏi hắc búa ở trên, tôi chỉ thấy hiện đang là một lời thách đố bất khả giải.
N.H.C.
Bàn ra tán vào (0)
Đầu xuân cảm khái về 2 bài thơ của Cao Bá Quát
Bauxite Việt Nam
Nguyễn Huệ Chi
26-02-2015
Cao Bá Quát (1908 – 1855) như ta biết là một thi hào lừng lẫy ở nửa đầu thế kỷ XIX, tài thơ không chỉ bạn bè trong Nam ngoài Bắc mà đến hai vị vua Thiệu Trị và Tự Đức đều phải nể phục. Nhưng phải nói ông là một nhà thơ độc sáng ở ý thức về khát vọng tự do. Chính sự tìm kiếm một khoảng trời tự do không nản không mỏi trong suốt cuộc đời – trong thời đại nhà thơ sống – mà không bao giờ đạt được, theo chúng tôi, mới làm nên nét phong cách ưu mỹ của thơ ông.
Năm 1847, đang bị giam lỏng trên bờ con sông Trà Khúc (Quảng Ngãi), vào một buổi tối ngày rằm tháng Chín, gặp người bạn đồng hương được bổ đi làm quan ở Cần Giờ ghé thăm, ông làm bài thơ Trăng thu trên sông Trà (Trà Giang thu nguyệt ca) tặng bạn, cũng là để tặng mình:
Trăng thu trên sông Trà
Đêm nay vì ai mà trong sáng?
Muôn dặm quan san trắng xóa một màu,
Khắp nơi vương vấn tình người xa nhau.
Cất chén thử mời trăng
Trăng đi vào trong chén
Đỡ chén lên môi trăng vụt biến,
Chỉ còn bóng người đang dọc ngang…
(Vũ Khiêu dịch)
Nhân dịp đầu xuân Ất Mùi, bạn bè gần xa đều khai bút trong khi bản thân không kiếm được ý tưởng gì, để gạt đi cái cảm giác tắc tị rất không hay, xin mượn hai bài thơ của Cao Bá Quát từ lâu vẫn tâm đắc để gửi “chút lòng” mình với bạn đọc. Hai bài thơ có lẽ được sáng tác vào hai thời điểm khác nhau, song khi đặt bên nhau thì hình như lại có một mối liên hệ nội tại, là hai khổ thơ liên hoàn nhắm tới cùng một đích.
Bài thứ nhất, Cảm xúc mới một ngày sau tiết lập xuân (Lập xuân hậu nhất nhật tân tình立 春 後 一 日 新 情) một bài thơ cảm tác về sự đột hiện của mùa xuân, nhưng ẩn sau nó là một ý tưởng bứt phá mãnh liệt:
昨 夜 春 來 破 舊 寒
今 朝 紅 紫 斗 千 斑
何 當 世 事 如 花 事
風 雨 江 山 盡 改 觀
Tạc dạ xuân lai phá cựu hàn,
Kim triêu hồng tử đấu thiên ban;
Hà đương thế sự như hoa sự,
Phong vũ, giang sơn tận cải quan.
Xuân đến xua tan rét cuối đông,
Sáng nay đua nở, tía chen hồng.
Việc đời sao được như hoa nhỉ?
Mưa gió – rạng ngời khắp núi sông.
(Huệ Chi dịch)
Mới nhìn về hình thức, bài thơ có vẻ như là sự mong mỏi một cuộc cách mạng hoa hồng hay hoa nhài nào đấy. Nhưng đọc kỹ sẽ thấy ngay, một người có tầm nhìn viễn kiến như Cao Bá Quát không bao giờ lại nhận lầm hoa hồng hay hoa nhài tự nó là bản chất của mọi sự thay đổi. Điều kiện cốt yếu để giang sơn đổi sắc, có sự đua nở của hoa hồng hoa nhài, phải bắt đầu từ một cuộc vần vũ gió mưa: Mưa gió – rạng ngời khắp núi sông. Cao Bá Quát chỉ gọi tắt là “mưa gió” (phong vũ) nhưng phải hiểu đây là “bạo phong sậu vũ”: mưa sa gió táp. Hai chữ “phong vũ” ngắt thành một nhịp, mở đầu câu thơ bảy chữ kết cấu liền một mạch, có giá trị như một sự bùng nổ. Phong vũ – giang sơn tận cải quan: Sau một phen mưa sa gió táp, giang sơn thảy đều đổi mới.
Và với nguyện vọng nung nấu đến cao độ ấy, Cao Bá Quát hầu như đã tập trung hết tinh lực vào việc làm sao cho trời nổi những cơn giông. Bài Nghe tiếng ễnh ương (Văn hà mô聞蝦 蟆) bộc lộ sự sốt ruột mong mưa của nhà thơ:
蝦 蟆 為 民 乎
一 聲 在 深 處
汝 鳴 何 遲 遲
昨 夜 望 甘 雨
Hà mô vị dân hồ?
Nhất thanh tại thâm xứ.
Nhữ minh hà trì trì?
Tạc dạ vọng cam vũ.
Ễnh ương há cũng vì dân?
Náu trong bụi rậm bất thần kêu vang.
Sao ngươi kêu quá muộn màng?
Khát mưa từ lúc còn đang tối trời.
(Huệ Chi dịch)
Tất nhiên, thời đại Cao Bá Quát không cho phép ông tìm thấy những cơn mưa. Ông tìm khắp mọi nơi. Từ ngoài Bắc cho đến kinh thành. Ở trong nước rồi ra hải ngoại. Tìm bằng bút và tìm bằng gươm. Rốt cùng ông đã thất bại:
Ta muốn lên ngọn cao,
Hát vang mây nước dậy.
Hẹn thế mà được đâu,
Phàm việc đều như vậy.
(Lên chơi núi Thầy – Du Sài Sơn. Trúc Khê dịch)
Có thể nói, Cao Bá Quát trong tư cách một thực thể tự do đã không vượt được cái giới hạn mà sau này Jean-Paul Sartre nói: “Là thực thể tự do, không phải là có thể làm những gì ta muốn, mà là muốn cái ta có thể làm” (Être libre, ce n’est pas pouvoir faire ce que l’on veut, mais c’est vouloir ce que l’on peut).
Vậy thì thời đại chúng ta, soi trong khát vọng cháy bỏng của Cao Bá Quát và trong giới hạn triết học mà Jean-Paul Sartre xác định, chúng ta có thể làm được gì. Phải chăng đến giữa thập kỷ thứ hai thế kỷ XXI, đất nước Việt Nam vẫn có khả năng lùi trở về với không-thời gian của nửa đầu thế kỷ XIX?
Để giải đáp cho câu hỏi khó khăn muôn vàn ấy, và cũng chẳng lấy gì làm lạc quan ấy, cũng tức là tìm lấy một hướng đi khả dĩ, trong mùa xuân Ât Mùi lắm bi hài này, tôi tin rằng có người rất muốn (hoặc đã) gọi điện hỏi ngay vị hoàng đế phương Đông họ Tập. Số đông hơn, tôi dám chắc không ít người lại định vấn kế ở vị Tổng thống xứ Cờ hoa. Còn nếu thận trọng và để cho có vẻ khách quan, không tìm đến cả hai nhân vật quyền lực kia, cũng không muốn tỏ ra ngạo nghễ chỉ lắng nghe chú ễnh ương như chàng hàn sĩ họ Cao “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” xưa kia, thì biết đâu… nhiều trí thức nhân sĩ đang ra sức truy tầm di sản của nhà vật lý thiên tài Einstein mà loay hoay tra khảo.
Bản thân tôi, trước câu hỏi hắc búa ở trên, tôi chỉ thấy hiện đang là một lời thách đố bất khả giải.
N.H.C.