Kinh Khổ
Dạy con kiểu Lái Gió_Người Buôn Gió
Tí Hớn đọc chuyện cổ tích về Sự Tích Con Tu Hú. Chuyện kể về hai nhà tu là Năng Nhẫn và Bất Nhẫn. Năng Nhẫn thì đắc đạo luôn, còn Bất Nhẫn tu mãi thế nào
Tí Hớn đọc chuyện cổ tích về Sự Tích Con Tu Hú. Chuyện kể về hai nhà tu là Năng Nhẫn và Bất Nhẫn. Năng Nhẫn thì đắc đạo luôn, còn Bất Nhẫn tu mãi thế nào cũng không được. Ngồi thiền 3 năm , chim làm tổ trên vành tai, còn mười ngày nữa thì chim mẹ đi kiếm mồi chui vào bông sen, bông sen đêm đến khép lại thế là chim mẹ bị giam hôm sau mới về. Vợ chồng nhà chim cãi nhau ỏm tỏi trên đầu Bất Nhẫn. Khiến Bất Nhẫn nổi giận giơ tay giật phắt cái tổ chim xuống đất.
Thế là công toi, Bất Nhẫn xin Phật Bà Quan Âm cho tu lại. Lần này Bất Nhẫn làm người lái đò không công trên sông, khi nào chở xong số lượng người nhất định sẽ thành chính quả. Ngày nọ còn hai người nữa thì đến con số ấy. Đó là người phụ nữ vợ quan và cậu ấm. Hôm đây mưa to, sóng lớn , Bất Nhẫn chở hai mẹ con khó nhọc lắm mới qua sông. Đến nơi bà ta kêu quên hành lý, Bất Nhẫn quay về lấy, lấy xong bà ý kêu quên đôi giày, Bất Nhẫn quay qua sông lúc giông bão để lấy, bà ta kêu quên cái khăn. Lúc này Bất Nhẫn giận mắng bà ta mấy câu. Bà ta vội hiện nguyên hình là Phật Bà Quan Âm trách Bất Nhẫn rồi biến Bất Nhẫn thành con chim tu hú.
Lái Gió hỏi con.
- Con thấy gì ở câu chuyện.?
Tí Hớn đáp.
- Con hiểu rồi, nghĩa là mình phải kiên nhẫn, không được nóng nẩy, phải làm cho xong việc.
Lái Gió khen.
- Con nói đúng, mình sống làm gì cũng phải kiên nhẫn để được mục đích cuối cùng mình đặt ra. Nhưng câu chuyện này con ngoài điều con rút ra được, con phải xem kỹ còn cái gì đáng thắc mắc nữa chứ.?
Tí Hớn.
- Con đang nghĩ con chim Tu Hú là gì.?
Lái Gió.
- Chỉ là một loài chim trong rừng thôi con à.? Con đọc câu chuyện này, con có thấy kể Năng Nhẫn tu thế nào không.? Chả thấy đúng không, chỉ nói Năng Nhẫn cùng tu với Bất Nhẫn và thành chính quả. Giờ nói chuyện Bất Nhẫn với lần tu cuối cùng là chèo đò, thử hỏi nếu Bất Nhẫn quay lại lấy khăn rồi, lấy hành lý, lấy giầy xong thì bà kia lại bảo quên cái lược, rồi lại quên cái gương, quên hộp kim chỉ, quên trâm cài đầu...chả có gì chứng minh được là Bất Nhẫn có quay lại lấy cái gì là cuối cùng cả. Khi Bất Nhẫn mắng lại thì lâp tức bà ta biến thành Phật Bà và hoá phép ngay Bất Nhẫn thành còn Tu Hú với ý để đời chế nhạo việc tu của Bất Nhẫn.
Vậy thì Phật Bà ở đây không chắc đã đúng là Phật Bà trong đạo nhà Phật mà bà Nội thường theo. Phật Bà ở đây là đại diện cho quyền lực độc tài mà bọn viết văn của bọn độc tài tạo ra. Muốn thể hiện sự độc tài của mình, quyết định đúng sai thế nào là do độc tài . Chúng thích cho người nào được thì được, người nào không thích chúng hành hạ, hạch sách các kiểu đến lúc người ta tuyệt vọng lỡ lời. Lập tức chúng khép người ta vào tội và xử ngay, trong trường hợp này Phật Bà đã xử ngay là chấm dứt kiếp người của Bất Nhẫn và biến thành con chim Tu Hú luôn. Một cách hành xử như là có tính toán từ đầu, không cho Bất Nhẫn thành chính quả mà muốn hại Bất Nhẫn bằng được. Câu chuyện này bọn độc tài muốn gửi gắm ý của chúng là - Chúng có bảo gì thì cũng phải kiên nhẫn mà làm theo , dù vô lý, trái đạo. Còn không chịu làm theo thì sẽ bị hậu quả ngay. Đây là chúng lồng ý của chúng vào Phật Bà nhằm đe doạ nhân dân không được trái ý chúng. Chứ bố nghĩ Phật Bà thật sự không đời nào ác như vậy.
Tí Hớn trầm ngâm rồi nói.
- Vâng con cũng thấy vô lý, sao mà bắt Bất Nhẫn làm nhiều thế, rồi không được lại biến thành con chim luôn, khổ thân Bất Nhẫn. Đúng không phải là Phật Bà thật đâu bố ạ.
http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/725/725
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Dạy con kiểu Lái Gió_Người Buôn Gió
Tí Hớn đọc chuyện cổ tích về Sự Tích Con Tu Hú. Chuyện kể về hai nhà tu là Năng Nhẫn và Bất Nhẫn. Năng Nhẫn thì đắc đạo luôn, còn Bất Nhẫn tu mãi thế nào
Tí Hớn đọc chuyện cổ tích về Sự Tích Con Tu Hú. Chuyện kể về hai nhà tu là Năng Nhẫn và Bất Nhẫn. Năng Nhẫn thì đắc đạo luôn, còn Bất Nhẫn tu mãi thế nào cũng không được. Ngồi thiền 3 năm , chim làm tổ trên vành tai, còn mười ngày nữa thì chim mẹ đi kiếm mồi chui vào bông sen, bông sen đêm đến khép lại thế là chim mẹ bị giam hôm sau mới về. Vợ chồng nhà chim cãi nhau ỏm tỏi trên đầu Bất Nhẫn. Khiến Bất Nhẫn nổi giận giơ tay giật phắt cái tổ chim xuống đất.
Thế là công toi, Bất Nhẫn xin Phật Bà Quan Âm cho tu lại. Lần này Bất Nhẫn làm người lái đò không công trên sông, khi nào chở xong số lượng người nhất định sẽ thành chính quả. Ngày nọ còn hai người nữa thì đến con số ấy. Đó là người phụ nữ vợ quan và cậu ấm. Hôm đây mưa to, sóng lớn , Bất Nhẫn chở hai mẹ con khó nhọc lắm mới qua sông. Đến nơi bà ta kêu quên hành lý, Bất Nhẫn quay về lấy, lấy xong bà ý kêu quên đôi giày, Bất Nhẫn quay qua sông lúc giông bão để lấy, bà ta kêu quên cái khăn. Lúc này Bất Nhẫn giận mắng bà ta mấy câu. Bà ta vội hiện nguyên hình là Phật Bà Quan Âm trách Bất Nhẫn rồi biến Bất Nhẫn thành con chim tu hú.
Lái Gió hỏi con.
- Con thấy gì ở câu chuyện.?
Tí Hớn đáp.
- Con hiểu rồi, nghĩa là mình phải kiên nhẫn, không được nóng nẩy, phải làm cho xong việc.
Lái Gió khen.
- Con nói đúng, mình sống làm gì cũng phải kiên nhẫn để được mục đích cuối cùng mình đặt ra. Nhưng câu chuyện này con ngoài điều con rút ra được, con phải xem kỹ còn cái gì đáng thắc mắc nữa chứ.?
Tí Hớn.
- Con đang nghĩ con chim Tu Hú là gì.?
Lái Gió.
- Chỉ là một loài chim trong rừng thôi con à.? Con đọc câu chuyện này, con có thấy kể Năng Nhẫn tu thế nào không.? Chả thấy đúng không, chỉ nói Năng Nhẫn cùng tu với Bất Nhẫn và thành chính quả. Giờ nói chuyện Bất Nhẫn với lần tu cuối cùng là chèo đò, thử hỏi nếu Bất Nhẫn quay lại lấy khăn rồi, lấy hành lý, lấy giầy xong thì bà kia lại bảo quên cái lược, rồi lại quên cái gương, quên hộp kim chỉ, quên trâm cài đầu...chả có gì chứng minh được là Bất Nhẫn có quay lại lấy cái gì là cuối cùng cả. Khi Bất Nhẫn mắng lại thì lâp tức bà ta biến thành Phật Bà và hoá phép ngay Bất Nhẫn thành còn Tu Hú với ý để đời chế nhạo việc tu của Bất Nhẫn.
Vậy thì Phật Bà ở đây không chắc đã đúng là Phật Bà trong đạo nhà Phật mà bà Nội thường theo. Phật Bà ở đây là đại diện cho quyền lực độc tài mà bọn viết văn của bọn độc tài tạo ra. Muốn thể hiện sự độc tài của mình, quyết định đúng sai thế nào là do độc tài . Chúng thích cho người nào được thì được, người nào không thích chúng hành hạ, hạch sách các kiểu đến lúc người ta tuyệt vọng lỡ lời. Lập tức chúng khép người ta vào tội và xử ngay, trong trường hợp này Phật Bà đã xử ngay là chấm dứt kiếp người của Bất Nhẫn và biến thành con chim Tu Hú luôn. Một cách hành xử như là có tính toán từ đầu, không cho Bất Nhẫn thành chính quả mà muốn hại Bất Nhẫn bằng được. Câu chuyện này bọn độc tài muốn gửi gắm ý của chúng là - Chúng có bảo gì thì cũng phải kiên nhẫn mà làm theo , dù vô lý, trái đạo. Còn không chịu làm theo thì sẽ bị hậu quả ngay. Đây là chúng lồng ý của chúng vào Phật Bà nhằm đe doạ nhân dân không được trái ý chúng. Chứ bố nghĩ Phật Bà thật sự không đời nào ác như vậy.
Tí Hớn trầm ngâm rồi nói.
- Vâng con cũng thấy vô lý, sao mà bắt Bất Nhẫn làm nhiều thế, rồi không được lại biến thành con chim luôn, khổ thân Bất Nhẫn. Đúng không phải là Phật Bà thật đâu bố ạ.
http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/725/725