Nhân Vật
Đây là chuyện của ông, thưa ông Phùng Quang Thanh
Đóng ở Trường Sa nhưng Nguyễn Quốc Đức thường xuyên được cha mẹ đến thăm. Cha đi tàu, mẹ dùng trực thăng. Cậu đãi cả phân đội pháo của mình bằng Chivas 18.
Tờ Người Cao tuổi vừa “tự ý đục bỏ” phóng sự “Sự thật về công tử Hà thành ra Trường Sa”.
Phóng sự này vạch trần sự kiện Nguyễn Quốc Đức, “thiếu gia” của ông Nguyễn Quốc Thanh, người trở thành tỉ phú nhờ buôn phế liệu, vào lính không phải vì yêu nước, tình nguyện ra Trường Sa không phải vì muốn “bảo vệ chủ quyền biển đảo” như nhiều cơ quan truyền thông, trong đó có cả Đài Truyền hình Việt Nam ca ngợi, mà do bất trị, chỉ ăn chơi, chẳng lo học hành. Mục tiêu thật của chuyện vào lính, ra Trường Sa chỉ nhằm giúp đương sự “tu tâm, dưỡng tánh”.
Ai muốn biết thêm về sự kiện Nguyễn Quốc Đức, xin dùng Google, search tên phóng sự mà Người Cao tuổi mới “tự ý đục bỏ”.
Điều khiến mình bận tâm qua câu chuyện của Nguyễn Quốc Đức là hoạt động của hệ thống quân đội, thuộc phạm vi trách nhiệm của ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng.
***
Theo mô tả của tờ Người Cao tuổi, dù chỉ là binh nhì nhưng trên đảo Trường Sa Lớn, Nguyễn Quốc Đức hành xử như một ông trời con. Thường xuyên say sưa, quậy phá mà vẫn bình an vô sự vì cha mẹ có nhiều “hỗ trợ” cho đơn vị. Một số nhà báo khi đến thăm đảo Trường Sa Lớn, chỉ muốn gặp Nguyễn Quốc Đức để chụp ảnh, viết bài ca ngợi như một tấm gương mà thanh niên Việt Nam cần noi theo.
Đóng ở Trường Sa nhưng Nguyễn Quốc Đức thường xuyên được cha mẹ đến thăm. Cha đi tàu, mẹ dùng trực thăng. Cậu đãi cả phân đội pháo của mình bằng Chivas 18. Hãnh tiến, vô kỷ luật nhưng Nguyễn Quốc Đức đang được báo chí xem như một tấm gương.
Tuy nhiên với mình, điểm đáng chú ý nhất trong phóng sự “Sự thật về công tử Hà thành ra Trường Sa” của tờ Người Cao tuổi là trong khi trước nay, việc tuyển quân ở Việt Nam chỉ được thực hiện theo đợt thì không rõ vì sao, tuy chẳng phải là cá nhân có khả năng đặc biệt, Nguyễn Quốc Đức lại được tuyển chọn riêng lẻ, không theo đợt nào cả. Bất kể theo các quy định hiện hành, ngoài yếu tố có khả năng đặc biệt, việc tuyển chọn riêng lẻ như vậy còn phải do Tổng Tham mưu trưởng quyết định.
Tờ Người Cao tuổi còn tiết lộ thêm rằng, những năm gần đây, nhờ gia đình có quan hệ nào đó, một số thanh niên nghiện ma túy đã được đưa vào các đơn vị đóng ở quần đảo Trường Sa để cai nghiện, rèn luyện!
***
Ai cũng biết Trường Sa là một tiền đồn giữa biển. Trong bối cảnh như hiện nay, lính Trường Sa không chỉ đối diện với gian khổ mà phải chuẩn bị cả tâm lý để đối đầu với lựa chọn giữa sống và chết khi cần. Cũng vì vậy mà lính Trường Sa được quan tâm và trân trọng.
Sự quan tâm và trân trọng đó trở thành vô nghĩa khi ở đó có những “thiếu gia” như Nguyễn Quốc Đức.
Phân biệt đối xử giữa nghèo và giàu, giữa quyền thế và cô thân có thể nhan nhản ở đất liền nhưng không được phép tồn tại ở các tiền đồn như Trường Sa, nơi mà chắc chắn từ sĩ quan, hạ sĩ quan đến lính trơn đều phải tự hỏi tại sao lại là họ phải ở đó, giữa sống với chết thì họ cần lựa chọn ra sao, vì lẽ gì (?).
Xét về phương diện tâm lý, không có gì khiến sĩ quan, hạ sĩ quan, lính tráng đang đóng ở Trường Sa thối chí, tủi thân, hoang mang, thậm chí bất mãn nhanh và nhiều hơn qua việc đặc cách tuyển chọn, biệt đãi, thậm chí tung hô những thiếu gia như Nguyễn Quốc Đức.
Nhiều nhà báo và nhiều cá nhân đã đến thăm Trường Sa. Mình tin họ thấy nhưng không kể nhiều điều. Vì sao vậy?
Ca ngợi và lờ đi những điểm bất ổn không phải là cách để củng cố những tiền đồn như Trường Sa. Đó là tiếp tay với kẻ thù bào mòn nhuệ khí của lính Trường Sa.
Có thể tờ Người Cao tuổi bị buộc đục bỏ phóng sự “Sự thật về công tử Hà thành ra Trường Sa” chứ không phải “tự ý đục bỏ”. Nếu đúng thì điều này quá tệ. Những kẻ ra lệnh này có thể bưng bít, che giấu sự thật với đa số công chúng song làm sao có thể tẩy rửa nhận thức của lính Trường Sa khi họ đã chung đụng, đang và sẽ còn chịu đựng sự thật trần trụi đáng nguyền rủa đó. Dù tinh vi đến đâu thì tuyên truyền cũng thành vô nghĩa.
Đó cũng là lý do mình muốn hỏi ông Phùng Quang Thanh rằng ông đã biết chuyện chưa? Chưa biết thì thật đáng ngại khi ông còn đảm nhận vai trò Bộ trưởng Quốc phòng. Còn biết rồi thì ông thật sự muốn gì, khi thay vì phải điều tra, xử lý rạch ròi để những người lính vững tâm, ông lại chấp nhận bưng bít cho họ thêm nản lòng.
Đồng Phụng Việt
(Dân News)
Phóng sự này vạch trần sự kiện Nguyễn Quốc Đức, “thiếu gia” của ông Nguyễn Quốc Thanh, người trở thành tỉ phú nhờ buôn phế liệu, vào lính không phải vì yêu nước, tình nguyện ra Trường Sa không phải vì muốn “bảo vệ chủ quyền biển đảo” như nhiều cơ quan truyền thông, trong đó có cả Đài Truyền hình Việt Nam ca ngợi, mà do bất trị, chỉ ăn chơi, chẳng lo học hành. Mục tiêu thật của chuyện vào lính, ra Trường Sa chỉ nhằm giúp đương sự “tu tâm, dưỡng tánh”.
Ai muốn biết thêm về sự kiện Nguyễn Quốc Đức, xin dùng Google, search tên phóng sự mà Người Cao tuổi mới “tự ý đục bỏ”.
Điều khiến mình bận tâm qua câu chuyện của Nguyễn Quốc Đức là hoạt động của hệ thống quân đội, thuộc phạm vi trách nhiệm của ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng.
***
Theo mô tả của tờ Người Cao tuổi, dù chỉ là binh nhì nhưng trên đảo Trường Sa Lớn, Nguyễn Quốc Đức hành xử như một ông trời con. Thường xuyên say sưa, quậy phá mà vẫn bình an vô sự vì cha mẹ có nhiều “hỗ trợ” cho đơn vị. Một số nhà báo khi đến thăm đảo Trường Sa Lớn, chỉ muốn gặp Nguyễn Quốc Đức để chụp ảnh, viết bài ca ngợi như một tấm gương mà thanh niên Việt Nam cần noi theo.
Đóng ở Trường Sa nhưng Nguyễn Quốc Đức thường xuyên được cha mẹ đến thăm. Cha đi tàu, mẹ dùng trực thăng. Cậu đãi cả phân đội pháo của mình bằng Chivas 18. Hãnh tiến, vô kỷ luật nhưng Nguyễn Quốc Đức đang được báo chí xem như một tấm gương.
Tuy nhiên với mình, điểm đáng chú ý nhất trong phóng sự “Sự thật về công tử Hà thành ra Trường Sa” của tờ Người Cao tuổi là trong khi trước nay, việc tuyển quân ở Việt Nam chỉ được thực hiện theo đợt thì không rõ vì sao, tuy chẳng phải là cá nhân có khả năng đặc biệt, Nguyễn Quốc Đức lại được tuyển chọn riêng lẻ, không theo đợt nào cả. Bất kể theo các quy định hiện hành, ngoài yếu tố có khả năng đặc biệt, việc tuyển chọn riêng lẻ như vậy còn phải do Tổng Tham mưu trưởng quyết định.
Tờ Người Cao tuổi còn tiết lộ thêm rằng, những năm gần đây, nhờ gia đình có quan hệ nào đó, một số thanh niên nghiện ma túy đã được đưa vào các đơn vị đóng ở quần đảo Trường Sa để cai nghiện, rèn luyện!
***
Ai cũng biết Trường Sa là một tiền đồn giữa biển. Trong bối cảnh như hiện nay, lính Trường Sa không chỉ đối diện với gian khổ mà phải chuẩn bị cả tâm lý để đối đầu với lựa chọn giữa sống và chết khi cần. Cũng vì vậy mà lính Trường Sa được quan tâm và trân trọng.
Sự quan tâm và trân trọng đó trở thành vô nghĩa khi ở đó có những “thiếu gia” như Nguyễn Quốc Đức.
Phân biệt đối xử giữa nghèo và giàu, giữa quyền thế và cô thân có thể nhan nhản ở đất liền nhưng không được phép tồn tại ở các tiền đồn như Trường Sa, nơi mà chắc chắn từ sĩ quan, hạ sĩ quan đến lính trơn đều phải tự hỏi tại sao lại là họ phải ở đó, giữa sống với chết thì họ cần lựa chọn ra sao, vì lẽ gì (?).
Xét về phương diện tâm lý, không có gì khiến sĩ quan, hạ sĩ quan, lính tráng đang đóng ở Trường Sa thối chí, tủi thân, hoang mang, thậm chí bất mãn nhanh và nhiều hơn qua việc đặc cách tuyển chọn, biệt đãi, thậm chí tung hô những thiếu gia như Nguyễn Quốc Đức.
Nhiều nhà báo và nhiều cá nhân đã đến thăm Trường Sa. Mình tin họ thấy nhưng không kể nhiều điều. Vì sao vậy?
Ca ngợi và lờ đi những điểm bất ổn không phải là cách để củng cố những tiền đồn như Trường Sa. Đó là tiếp tay với kẻ thù bào mòn nhuệ khí của lính Trường Sa.
Có thể tờ Người Cao tuổi bị buộc đục bỏ phóng sự “Sự thật về công tử Hà thành ra Trường Sa” chứ không phải “tự ý đục bỏ”. Nếu đúng thì điều này quá tệ. Những kẻ ra lệnh này có thể bưng bít, che giấu sự thật với đa số công chúng song làm sao có thể tẩy rửa nhận thức của lính Trường Sa khi họ đã chung đụng, đang và sẽ còn chịu đựng sự thật trần trụi đáng nguyền rủa đó. Dù tinh vi đến đâu thì tuyên truyền cũng thành vô nghĩa.
Đó cũng là lý do mình muốn hỏi ông Phùng Quang Thanh rằng ông đã biết chuyện chưa? Chưa biết thì thật đáng ngại khi ông còn đảm nhận vai trò Bộ trưởng Quốc phòng. Còn biết rồi thì ông thật sự muốn gì, khi thay vì phải điều tra, xử lý rạch ròi để những người lính vững tâm, ông lại chấp nhận bưng bít cho họ thêm nản lòng.
Đồng Phụng Việt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Đây là chuyện của ông, thưa ông Phùng Quang Thanh
Đóng ở Trường Sa nhưng Nguyễn Quốc Đức thường xuyên được cha mẹ đến thăm. Cha đi tàu, mẹ dùng trực thăng. Cậu đãi cả phân đội pháo của mình bằng Chivas 18.
Phóng sự này vạch trần sự kiện Nguyễn Quốc Đức, “thiếu gia” của ông Nguyễn Quốc Thanh, người trở thành tỉ phú nhờ buôn phế liệu, vào lính không phải vì yêu nước, tình nguyện ra Trường Sa không phải vì muốn “bảo vệ chủ quyền biển đảo” như nhiều cơ quan truyền thông, trong đó có cả Đài Truyền hình Việt Nam ca ngợi, mà do bất trị, chỉ ăn chơi, chẳng lo học hành. Mục tiêu thật của chuyện vào lính, ra Trường Sa chỉ nhằm giúp đương sự “tu tâm, dưỡng tánh”.
Ai muốn biết thêm về sự kiện Nguyễn Quốc Đức, xin dùng Google, search tên phóng sự mà Người Cao tuổi mới “tự ý đục bỏ”.
Điều khiến mình bận tâm qua câu chuyện của Nguyễn Quốc Đức là hoạt động của hệ thống quân đội, thuộc phạm vi trách nhiệm của ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng.
***
Theo mô tả của tờ Người Cao tuổi, dù chỉ là binh nhì nhưng trên đảo Trường Sa Lớn, Nguyễn Quốc Đức hành xử như một ông trời con. Thường xuyên say sưa, quậy phá mà vẫn bình an vô sự vì cha mẹ có nhiều “hỗ trợ” cho đơn vị. Một số nhà báo khi đến thăm đảo Trường Sa Lớn, chỉ muốn gặp Nguyễn Quốc Đức để chụp ảnh, viết bài ca ngợi như một tấm gương mà thanh niên Việt Nam cần noi theo.
Đóng ở Trường Sa nhưng Nguyễn Quốc Đức thường xuyên được cha mẹ đến thăm. Cha đi tàu, mẹ dùng trực thăng. Cậu đãi cả phân đội pháo của mình bằng Chivas 18. Hãnh tiến, vô kỷ luật nhưng Nguyễn Quốc Đức đang được báo chí xem như một tấm gương.
Tuy nhiên với mình, điểm đáng chú ý nhất trong phóng sự “Sự thật về công tử Hà thành ra Trường Sa” của tờ Người Cao tuổi là trong khi trước nay, việc tuyển quân ở Việt Nam chỉ được thực hiện theo đợt thì không rõ vì sao, tuy chẳng phải là cá nhân có khả năng đặc biệt, Nguyễn Quốc Đức lại được tuyển chọn riêng lẻ, không theo đợt nào cả. Bất kể theo các quy định hiện hành, ngoài yếu tố có khả năng đặc biệt, việc tuyển chọn riêng lẻ như vậy còn phải do Tổng Tham mưu trưởng quyết định.
Tờ Người Cao tuổi còn tiết lộ thêm rằng, những năm gần đây, nhờ gia đình có quan hệ nào đó, một số thanh niên nghiện ma túy đã được đưa vào các đơn vị đóng ở quần đảo Trường Sa để cai nghiện, rèn luyện!
***
Ai cũng biết Trường Sa là một tiền đồn giữa biển. Trong bối cảnh như hiện nay, lính Trường Sa không chỉ đối diện với gian khổ mà phải chuẩn bị cả tâm lý để đối đầu với lựa chọn giữa sống và chết khi cần. Cũng vì vậy mà lính Trường Sa được quan tâm và trân trọng.
Sự quan tâm và trân trọng đó trở thành vô nghĩa khi ở đó có những “thiếu gia” như Nguyễn Quốc Đức.
Phân biệt đối xử giữa nghèo và giàu, giữa quyền thế và cô thân có thể nhan nhản ở đất liền nhưng không được phép tồn tại ở các tiền đồn như Trường Sa, nơi mà chắc chắn từ sĩ quan, hạ sĩ quan đến lính trơn đều phải tự hỏi tại sao lại là họ phải ở đó, giữa sống với chết thì họ cần lựa chọn ra sao, vì lẽ gì (?).
Xét về phương diện tâm lý, không có gì khiến sĩ quan, hạ sĩ quan, lính tráng đang đóng ở Trường Sa thối chí, tủi thân, hoang mang, thậm chí bất mãn nhanh và nhiều hơn qua việc đặc cách tuyển chọn, biệt đãi, thậm chí tung hô những thiếu gia như Nguyễn Quốc Đức.
Nhiều nhà báo và nhiều cá nhân đã đến thăm Trường Sa. Mình tin họ thấy nhưng không kể nhiều điều. Vì sao vậy?
Ca ngợi và lờ đi những điểm bất ổn không phải là cách để củng cố những tiền đồn như Trường Sa. Đó là tiếp tay với kẻ thù bào mòn nhuệ khí của lính Trường Sa.
Có thể tờ Người Cao tuổi bị buộc đục bỏ phóng sự “Sự thật về công tử Hà thành ra Trường Sa” chứ không phải “tự ý đục bỏ”. Nếu đúng thì điều này quá tệ. Những kẻ ra lệnh này có thể bưng bít, che giấu sự thật với đa số công chúng song làm sao có thể tẩy rửa nhận thức của lính Trường Sa khi họ đã chung đụng, đang và sẽ còn chịu đựng sự thật trần trụi đáng nguyền rủa đó. Dù tinh vi đến đâu thì tuyên truyền cũng thành vô nghĩa.
Đó cũng là lý do mình muốn hỏi ông Phùng Quang Thanh rằng ông đã biết chuyện chưa? Chưa biết thì thật đáng ngại khi ông còn đảm nhận vai trò Bộ trưởng Quốc phòng. Còn biết rồi thì ông thật sự muốn gì, khi thay vì phải điều tra, xử lý rạch ròi để những người lính vững tâm, ông lại chấp nhận bưng bít cho họ thêm nản lòng.
Đồng Phụng Việt