Kinh Đời
Đây là lý do vì sao bạn nên dạy cho con mình biết 2 từ “chia sẻ”
Người xưa vẫn thường nói: “Nhân chí sơ, tính bổn thiện”, con người sinh ra ai cũng đều lương thiện, chính “thùng thuốc nhuộm” xã hội mới là nhân tố biến đổi con người ta.
Đây là lý do vì sao bạn nên dạy cho con mình biết 2 từ “chia sẻ”
Người xưa vẫn thường nói: “Nhân chí sơ, tính bổn thiện”, con người sinh ra ai cũng đều lương thiện, chính “thùng thuốc nhuộm” xã hội mới là nhân tố biến đổi con người ta. Cho nên, dạy con cần dạy từ thủa còn thơ, để chúng lớn lên thành người chân chính.
Muốn đứa trẻ lớn lên trở thành người chân chính, cần phải dạy con biết chia sẻ. (Ảnh: Internet)
Mẹ tôi có một chiếc bàn làm việc cũ, trong đó có một ngăn kéo mà bà luôn khóa kín. Không ai trong 6 đứa con chúng tôi biết bên trong ngăn kéo đó là thứ gì. Hai tháng sau khi mẹ tôi qua đời, chị tôi đã mở ngăn kéo đó ra. Bên trong đó không có thứ gì giá trị cả, ngoại trừ một cuốn sách nhỏ có ghi chép chi tiết ngày sinh nhật của chúng tôi, thậm chí đến từng giờ từng phút.
Mẹ tôi luôn nói rằng tài sản lớn nhất trong cuộc đời bà là những đứa con. Bà dành phần lớn cuộc đời của mình để dạy chúng tôi biết chia sẻ, có trách nhiệm, và luôn sống lạc quan.
Khi chúng tôi còn nhỏ, mẹ tôi thỉnh thoảng mua kem cho tất cả chúng tôi ăn và thường nói: “Hãy để mẹ cắn một miếng”.
Lúc đó tôi ước gì mẹ chỉ cắn một miếng nhỏ, hoặc đừng cắn miếng nào. Nhưng bà ấy vẫn cắn một miếng lớn đối với que kem của tôi. Dần dần tôi lại quen với điều đó, và bất cứ khi nào tôi có thứ gì ngon, tôi sẽ luôn cho mẹ tôi nếm thử.
Lúc mẹ không có ở nhà, nếu tôi có đồ ăn ngon, tôi sẽ chạy quanh hỏi các anh chị của mình: “Mẹ đâu rồi ạ”. Và nếu thứ gì đó không ngon thì tôi sẽ không chia sẻ nó với mẹ.
Mẹ tôi dành phần lớn cuộc đời của mình để dạy chúng tôi biết chia sẻ, có trách nhiệm, và sống lạc quan. (Ảnh: Internet)
Khi mẹ bị ốm nằm trong bệnh viện, bà thèm nước ép đậu và quả hồng. Tôi đã mua được nước ép đậu, nhưng không thể tìm ra nơi nào bán hồng, vì thời điểm đó không phải là mùa thu hoạch.
Hôm sau, tôi phải giao một gói hàng đến nhà của thị trưởng. Sau khi tôi giao hàng xong và chuẩn bị rời đi, thì vợ của thị trưởng cũng vừa trở về từ siêu thị, trên tay bà là một giỏ hồng tươi.
Tôi vui mừng khôn siết khi bà ấy cho tôi 6 quả hồng. Tôi chạy thẳng một mạch đến bệnh viện để đưa cho mẹ. Mẹ tôi đã ăn hai quả và nói với tôi rằng: “Hồng rất ngon con à!”. Đáng buồn thay, bà đã qua đời chỉ 3 ngày sau đó.
Ngoài 6 anh chị em chúng tôi, mẹ tôi cũng chăm sóc cho ba đứa cháu khác nữa, và tất cả chúng tôi đều học được cách chia sẻ.
Chia sẻ là một truyền thống gia đình. Tôi đã dạy con trai tôi biết cách chia sẻ từ khi nó còn rất nhỏ, và bây giờ thằng bé luôn nghĩ về tôi bất cứ khi nào nó được ăn một món gì đó đặc biệt.
Một lần, lớp mẫu giáo của con trai tôi có một bữa tiệc, các giáo viên đã cho mỗi em nhỏ hai miếng chocolate. Sau khi con trai tôi nhận được phần bánh của mình, thằng bé đã chạy về phía sau căn phòng để tìm tôi và nói: “Mẹ ơi, mẹ thử một miếng bánh chocolate của con này!”.
Tôi mở miệng, và nó đưa ngay miếng bánh vào miệng tôi! Khi tôi nói với thằng bé rằng hương vị món ăn rất ngon, nó chạy về chỗ của mình với một nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt.
Tôi dạy con trai biết cách chia sẻ ngay từ khi còn rất nhỏ, và bây giờ cậu bé luôn nghĩ đến tôi bất cứ khi nào có thứ gì đặc biệt. (Ảnh: Internet)
Một người mẹ khác ngồi bên cạnh đã nói với tôi: “Con trai của chị thật biết quan tâm! Nhìn con trai tôi mà xem. Nó ăn cả 2 miếng chocolate mà không hề liếc nhìn tôi một cái”.
Tôi mỉm cười và nói: “Chia sẻ là một thói quen có thể dạy dỗ cho con trẻ ngay từ khi còn nhỏ”.
Khi con trai tôi 11 tuổi, nó đã gọi cho tôi khi tôi đang ở nơi làm việc và nói: “Mẹ ơi, hôm nay mẹ có thể về nhà sớm được không? Có một món ăn rất ngon ở nhà!”.
Tôi nói rằng có thể về sớm, nhưng cuối cùng công việc lại kết thúc khá muộn. Khi tôi về đến nhà thì đã 9h tối, con trai tôi đang nằm ngủ trên giường.
Khi bước xuống bếp, mẹ tôi đã nói: “Con đã nuôi dạy con của mình rất tốt. Nó và ông ngoại đã cùng nhau làm món tôm chiên. Nó chỉ ăn những miếng nhỏ và phần cho con những miếng lớn”.
Ngày hôm đó, tôi đã được ăn món tôm ngon nhất thế giới.
Giờ đây, con trai của tôi đã lớn và cũng đã có con. Bất cứ khi nào tôi nói: “Cho bà cái đó đi”, đứa cháu trai nhỏ của tôi ngay lập tức đưa bất cứ thứ gì nó đang cầm cho tôi.
Mẹ tôi rời bỏ thế gian trong vòng tay yêu thương của cả nhà. Mặc dù bà không để lại một xu nào cho chúng tôi, nhưng bà đã để lại cho chúng tôi những thứ còn giá trị hơn nhiều. Bà dạy chúng tôi cách cư xử đúng mực, cách tồn tại, và cách nhận ra hạnh phúc từ việc chia sẻ.
Tuệ Tâm, theo Vision Times
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Đây là lý do vì sao bạn nên dạy cho con mình biết 2 từ “chia sẻ”
Người xưa vẫn thường nói: “Nhân chí sơ, tính bổn thiện”, con người sinh ra ai cũng đều lương thiện, chính “thùng thuốc nhuộm” xã hội mới là nhân tố biến đổi con người ta.
Đây là lý do vì sao bạn nên dạy cho con mình biết 2 từ “chia sẻ”
Người xưa vẫn thường nói: “Nhân chí sơ, tính bổn thiện”, con người sinh ra ai cũng đều lương thiện, chính “thùng thuốc nhuộm” xã hội mới là nhân tố biến đổi con người ta. Cho nên, dạy con cần dạy từ thủa còn thơ, để chúng lớn lên thành người chân chính.
Muốn đứa trẻ lớn lên trở thành người chân chính, cần phải dạy con biết chia sẻ. (Ảnh: Internet)
Mẹ tôi có một chiếc bàn làm việc cũ, trong đó có một ngăn kéo mà bà luôn khóa kín. Không ai trong 6 đứa con chúng tôi biết bên trong ngăn kéo đó là thứ gì. Hai tháng sau khi mẹ tôi qua đời, chị tôi đã mở ngăn kéo đó ra. Bên trong đó không có thứ gì giá trị cả, ngoại trừ một cuốn sách nhỏ có ghi chép chi tiết ngày sinh nhật của chúng tôi, thậm chí đến từng giờ từng phút.
Mẹ tôi luôn nói rằng tài sản lớn nhất trong cuộc đời bà là những đứa con. Bà dành phần lớn cuộc đời của mình để dạy chúng tôi biết chia sẻ, có trách nhiệm, và luôn sống lạc quan.
Khi chúng tôi còn nhỏ, mẹ tôi thỉnh thoảng mua kem cho tất cả chúng tôi ăn và thường nói: “Hãy để mẹ cắn một miếng”.
Lúc đó tôi ước gì mẹ chỉ cắn một miếng nhỏ, hoặc đừng cắn miếng nào. Nhưng bà ấy vẫn cắn một miếng lớn đối với que kem của tôi. Dần dần tôi lại quen với điều đó, và bất cứ khi nào tôi có thứ gì ngon, tôi sẽ luôn cho mẹ tôi nếm thử.
Lúc mẹ không có ở nhà, nếu tôi có đồ ăn ngon, tôi sẽ chạy quanh hỏi các anh chị của mình: “Mẹ đâu rồi ạ”. Và nếu thứ gì đó không ngon thì tôi sẽ không chia sẻ nó với mẹ.
Mẹ tôi dành phần lớn cuộc đời của mình để dạy chúng tôi biết chia sẻ, có trách nhiệm, và sống lạc quan. (Ảnh: Internet)
Khi mẹ bị ốm nằm trong bệnh viện, bà thèm nước ép đậu và quả hồng. Tôi đã mua được nước ép đậu, nhưng không thể tìm ra nơi nào bán hồng, vì thời điểm đó không phải là mùa thu hoạch.
Hôm sau, tôi phải giao một gói hàng đến nhà của thị trưởng. Sau khi tôi giao hàng xong và chuẩn bị rời đi, thì vợ của thị trưởng cũng vừa trở về từ siêu thị, trên tay bà là một giỏ hồng tươi.
Tôi vui mừng khôn siết khi bà ấy cho tôi 6 quả hồng. Tôi chạy thẳng một mạch đến bệnh viện để đưa cho mẹ. Mẹ tôi đã ăn hai quả và nói với tôi rằng: “Hồng rất ngon con à!”. Đáng buồn thay, bà đã qua đời chỉ 3 ngày sau đó.
Ngoài 6 anh chị em chúng tôi, mẹ tôi cũng chăm sóc cho ba đứa cháu khác nữa, và tất cả chúng tôi đều học được cách chia sẻ.
Chia sẻ là một truyền thống gia đình. Tôi đã dạy con trai tôi biết cách chia sẻ từ khi nó còn rất nhỏ, và bây giờ thằng bé luôn nghĩ về tôi bất cứ khi nào nó được ăn một món gì đó đặc biệt.
Một lần, lớp mẫu giáo của con trai tôi có một bữa tiệc, các giáo viên đã cho mỗi em nhỏ hai miếng chocolate. Sau khi con trai tôi nhận được phần bánh của mình, thằng bé đã chạy về phía sau căn phòng để tìm tôi và nói: “Mẹ ơi, mẹ thử một miếng bánh chocolate của con này!”.
Tôi mở miệng, và nó đưa ngay miếng bánh vào miệng tôi! Khi tôi nói với thằng bé rằng hương vị món ăn rất ngon, nó chạy về chỗ của mình với một nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt.
Tôi dạy con trai biết cách chia sẻ ngay từ khi còn rất nhỏ, và bây giờ cậu bé luôn nghĩ đến tôi bất cứ khi nào có thứ gì đặc biệt. (Ảnh: Internet)
Một người mẹ khác ngồi bên cạnh đã nói với tôi: “Con trai của chị thật biết quan tâm! Nhìn con trai tôi mà xem. Nó ăn cả 2 miếng chocolate mà không hề liếc nhìn tôi một cái”.
Tôi mỉm cười và nói: “Chia sẻ là một thói quen có thể dạy dỗ cho con trẻ ngay từ khi còn nhỏ”.
Khi con trai tôi 11 tuổi, nó đã gọi cho tôi khi tôi đang ở nơi làm việc và nói: “Mẹ ơi, hôm nay mẹ có thể về nhà sớm được không? Có một món ăn rất ngon ở nhà!”.
Tôi nói rằng có thể về sớm, nhưng cuối cùng công việc lại kết thúc khá muộn. Khi tôi về đến nhà thì đã 9h tối, con trai tôi đang nằm ngủ trên giường.
Khi bước xuống bếp, mẹ tôi đã nói: “Con đã nuôi dạy con của mình rất tốt. Nó và ông ngoại đã cùng nhau làm món tôm chiên. Nó chỉ ăn những miếng nhỏ và phần cho con những miếng lớn”.
Ngày hôm đó, tôi đã được ăn món tôm ngon nhất thế giới.
Giờ đây, con trai của tôi đã lớn và cũng đã có con. Bất cứ khi nào tôi nói: “Cho bà cái đó đi”, đứa cháu trai nhỏ của tôi ngay lập tức đưa bất cứ thứ gì nó đang cầm cho tôi.
Mẹ tôi rời bỏ thế gian trong vòng tay yêu thương của cả nhà. Mặc dù bà không để lại một xu nào cho chúng tôi, nhưng bà đã để lại cho chúng tôi những thứ còn giá trị hơn nhiều. Bà dạy chúng tôi cách cư xử đúng mực, cách tồn tại, và cách nhận ra hạnh phúc từ việc chia sẻ.
Tuệ Tâm, theo Vision Times