Xe cán chó

'Để báo Bưu điện VN nhanh như điện'

Phát biểu của Cục trưởng Cục Báo chí ông Hoàng Hữu Lượng đại ý rằng "Bộ giữ lại báo Bưu điện Việt Nam cũng với hy vọng báo sẽ tạo được uy tín và danh tiếng như các tờ Washington Post, Bangkok Post" đã gây ra nhiều tranh luận.


Phát biểu của Cục trưởng Cục Báo chí ông Hoàng Hữu Lượng đại ý rằng "Bộ giữ lại báo Bưu điện Việt Nam cũng với hy vọng báo sẽ tạo được uy tín và danh tiếng như các tờ Washington Post, Bangkok Post" đã gây ra nhiều tranh luận.

Một số bạn đã nêu rằng báo nước ngoài có chữ 'Post' trong tên của chúng nhưng không liên quan gì đến ngành bưu điện.

Ở đây, tôi chỉ nói thêm hai ý, về nguồn gốc tư nhân của đa số các tờ báo nổi tiếng cũng có chữ 'Post' và về tham vọng quốc tế của báo chí Việt Nam đang bị trói lại bằng chính những thói quen của Nhà nước.

Nhưng cũng cần trở lại ngữ nghĩa từ 'Post' trong câu chuyện.

Lịch sử báo chí trên thế giới, theo Jim Bernhard trong cuốn sách kinh điển về ngành này, có thể truy nguyên tới tận thời La Mã khi Hoàng đế Julius Ceasar (thế kỷ 1 trước Công nguyên) lập ra 'Acta Diurna Populi Romani' (Nhật trình của người La Mã).

Đây là một thứ văn bản ghi chép lại các sự kiện của thành Rome và được gửi đến các tỉnh của đế chế, phục vụ quan chức và bạn đọc hàng ngày, cả quý tộc lẫn bình dân.

Từ đó, tên các báo chí châu Âu thường chỉ ngày: Journal, Giornale, Dziennik, Daily...hoặc chỉ thời gian, tính thời sự: Times, News, Currant, Chronicle...

Ngoài ra, các tiếng Pháp và Ý cũng đóng góp cho nghề báo tên 'Gazette' sau thành Gazeta ở một số tiếng Đông Âu.

Cũng có các báo mang tên Tribune, Citizen, Register, Observer, Mirror (Spiegel trong tiếng Đức) nhấn vào góc độ phục vụ công chúng, là diễn đàn, là điểm quan sát, là tấm gương phản ảnh các sự việc, sự kiện.

Một dạng tên khác liên quan đến quá trình vận chuyển báo qua bưu chính là Mail, Post.

Tờ Washington Post ra đời năm 1877 và ban đầu chủ yếu lưu hành tại khu vực hành chính Washington, D.C., sau này mới có uy tín trên cả nước và trên thế giới.

Ở Anh, tờ Daily Mail ra đời năm 1896 và ngay từ đầu đã nhắm tới giới bình dân với giá buổi sơ khai chỉ một nửa xu Anh (pence), bằng 1/2 giá tờ The Times tại London.

Một trong những tờ báo đầu tiên ở Đức có chữ Post là Berliner Morgenpost (1898) và từng có tiếng về các tin địa phương.

null
Washington Post dưới thời Ben Bradlee (phải) và Katharine Graham đã đăng bài trong vụ Watergate

Nhưng đúng như nhiều người đã nói, các tờ báo trên không có liên quan gì đến ngành bưu điện.

Đấy chỉ là cách đặt tên gắn liền với cách thức chuyển phát bưu kiện một thời, hoặc chỉ mang tính biểu tượng, hoặc hàm ý chuyển tin nhanh: Express, Messenger, Courrier, Dispatch.

Cùng sự thay đổi của công nghệ, báo chí chỉ còn gắn với tin tức, bất kể cách phát hành ra sao.

Lấy ví dụ gần đây, người ta còn muốn bỏ hẳn chữ 'paper' trong 'newspaper' vì báo không còn liên quan gì đến ngành in nữa mà chủ yếu xuất bản trên mạng, phục vụ bạn đọc trên các phương tiện di động.

Tham vọng và thực tế

Phát biểu của Cục trưởng Hoàng Hữu Lượng xét cho cùng không sai về ngôn từ dù không còn chính xác vào thời điểm này.

Tuy thế, ta cũng nên ghi nhận ông đã thừa nhận uy tín của hai tờ báo nước ngoài, ở Mỹ và ở Thái Lan, cho thấy Việt Nam luôn có tham vọng để báo chí vươn lên một đẳng cấp cao hơn.

Nhưng để làm được điều đó thì giải pháp trên thế giới lại là để báo chí tách ra khỏi nhà nước.

Không chỉ hai tờ Washington Post và Bangkok Post mà tất cả các báo lớn trên thế giới đều do tư nhân lập ra.

Washington Post dưới thời của ông Ben Bradlee làm chủ đã nổi tiếng với các phóng sự về vụ Watergate, khiến tổng thống Richard Nixon phải từ chức.

Còn tại châu Á, tờ Bangkok Post, được lập ra năm 1946, tuy muộn hơn nhiều báo tiếng Việt và tiếng Pháp thời Đông Dương thuộc Pháp, nhưng cũng là của chủ tư nhân, hai ông Alexander MacDonald và Prasit Lulitanond.

Bên Hong Kong, tờ South China Morning Post (tiếng Trung là 'Nanhua Zaobao - báo buổi sáng, không hề có nghĩa bưu điện), cũng do hai nhà đầu tư Anh và Trung Hoa lập ra năm 1903.

Nhìn chung, trên thế giới, nhà nước cùng lắm chỉ nắm ngành phát thanh truyền hình, còn các tờ báo đều do công ty tư hoặc tập đoàn truyền thông làm chủ.

Báo là một doanh nghiệp nên cũng xuất hiện tại các thị trường chứng khoán để gọi vốn và chỉ hoạt động theo luật là đủ.

Trong khi đó, ở Việt Nam chính quyền không cho báo tư nhân ra đời nhưng lại duy trì tình trạng bất bình đẳng: các 'siêu bộ' nắm các 'siêu báo', và tiếp tục định hướng cho báo chí.

Nếu như Cục trưởng Hoàng Hữu Lượng mong báo Bưu điện Việt Nam sẽ "tạo được uy tín và danh tiếng" như báo nước ngoài, thì Thứ trưởng Trương Minh Tuấn lại nói:

"Nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, chúc Báo Bưu điện Việt Nam, Infonet tiếp tục phát triển. Rất mong các đồng chí luôn giữ đúng tôn chỉ mục đích, đặc biệt, tờ Bưu điện Việt Nam phải chuyên về bưu điện."

null
                        Mạng Internet khiến báo không còn liên quan nhiều đến giấy in như xưa

Đây quả là 'mission impossible' vì nếu chỉ "chuyên về bưu điện" và giữ vai trò đưa tin về hoạt động của một ngành nghề thì hỏi làm sao tờ báo có thể vươn ra thế giới được?

Như đã nói ở trên, tờ báo nào cũng muốn đến với bạn đọc nhanh nhất, và ước vọng 'nhanh như điện tín' thể hiện trong tên của nhiều tờ báo.

Báo Bưu điện Việt Nam có làm nổi như Washington Post năm 1971 để 'hạ bệ một tổng thống' hay không?

Báo chí cũng còn cần có chính kiến và viễn kiến, như tờ Bangkok Post ghi rõ đây là 'Cửa sổ cho thế giới nhìn vào Thái Lan' (The World's Window into Thailand).

Các tờ báo Việt Nam hiện thiếu hẳn một viễn kiến tương tự và điều này không phải vì Việt Nam không có nhà báo giỏi hay vì thiếu vốn kinh doanh ngành báo chí, truyền thông.

Hiển nhiên để cho tư nhân làm báo không phải là giải pháp hoàn hảo gì nhưng ít ra là xu hướng tự nhiên, chủ báo, nhà đầu tư phải làm cho tốt để tồn tại, nếu phá sản cũng là chuyện bình thường.

Còn hiện nay, chừng nào báo chí vẫn tiếp tục phải đóng vai trò 'báo bộ, báo ngành' thì tham vọng để báo chí Việt Nam có uy tín và danh tiếng quốc tế có lẽ chỉ vẫn ở quanh quẩn trong 'vùng mơ tưởng' (dreamland) mà thôi.

Nguyễn Giang

(BBC)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

'Để báo Bưu điện VN nhanh như điện'

Phát biểu của Cục trưởng Cục Báo chí ông Hoàng Hữu Lượng đại ý rằng "Bộ giữ lại báo Bưu điện Việt Nam cũng với hy vọng báo sẽ tạo được uy tín và danh tiếng như các tờ Washington Post, Bangkok Post" đã gây ra nhiều tranh luận.


Phát biểu của Cục trưởng Cục Báo chí ông Hoàng Hữu Lượng đại ý rằng "Bộ giữ lại báo Bưu điện Việt Nam cũng với hy vọng báo sẽ tạo được uy tín và danh tiếng như các tờ Washington Post, Bangkok Post" đã gây ra nhiều tranh luận.

Một số bạn đã nêu rằng báo nước ngoài có chữ 'Post' trong tên của chúng nhưng không liên quan gì đến ngành bưu điện.

Ở đây, tôi chỉ nói thêm hai ý, về nguồn gốc tư nhân của đa số các tờ báo nổi tiếng cũng có chữ 'Post' và về tham vọng quốc tế của báo chí Việt Nam đang bị trói lại bằng chính những thói quen của Nhà nước.

Nhưng cũng cần trở lại ngữ nghĩa từ 'Post' trong câu chuyện.

Lịch sử báo chí trên thế giới, theo Jim Bernhard trong cuốn sách kinh điển về ngành này, có thể truy nguyên tới tận thời La Mã khi Hoàng đế Julius Ceasar (thế kỷ 1 trước Công nguyên) lập ra 'Acta Diurna Populi Romani' (Nhật trình của người La Mã).

Đây là một thứ văn bản ghi chép lại các sự kiện của thành Rome và được gửi đến các tỉnh của đế chế, phục vụ quan chức và bạn đọc hàng ngày, cả quý tộc lẫn bình dân.

Từ đó, tên các báo chí châu Âu thường chỉ ngày: Journal, Giornale, Dziennik, Daily...hoặc chỉ thời gian, tính thời sự: Times, News, Currant, Chronicle...

Ngoài ra, các tiếng Pháp và Ý cũng đóng góp cho nghề báo tên 'Gazette' sau thành Gazeta ở một số tiếng Đông Âu.

Cũng có các báo mang tên Tribune, Citizen, Register, Observer, Mirror (Spiegel trong tiếng Đức) nhấn vào góc độ phục vụ công chúng, là diễn đàn, là điểm quan sát, là tấm gương phản ảnh các sự việc, sự kiện.

Một dạng tên khác liên quan đến quá trình vận chuyển báo qua bưu chính là Mail, Post.

Tờ Washington Post ra đời năm 1877 và ban đầu chủ yếu lưu hành tại khu vực hành chính Washington, D.C., sau này mới có uy tín trên cả nước và trên thế giới.

Ở Anh, tờ Daily Mail ra đời năm 1896 và ngay từ đầu đã nhắm tới giới bình dân với giá buổi sơ khai chỉ một nửa xu Anh (pence), bằng 1/2 giá tờ The Times tại London.

Một trong những tờ báo đầu tiên ở Đức có chữ Post là Berliner Morgenpost (1898) và từng có tiếng về các tin địa phương.

null
Washington Post dưới thời Ben Bradlee (phải) và Katharine Graham đã đăng bài trong vụ Watergate

Nhưng đúng như nhiều người đã nói, các tờ báo trên không có liên quan gì đến ngành bưu điện.

Đấy chỉ là cách đặt tên gắn liền với cách thức chuyển phát bưu kiện một thời, hoặc chỉ mang tính biểu tượng, hoặc hàm ý chuyển tin nhanh: Express, Messenger, Courrier, Dispatch.

Cùng sự thay đổi của công nghệ, báo chí chỉ còn gắn với tin tức, bất kể cách phát hành ra sao.

Lấy ví dụ gần đây, người ta còn muốn bỏ hẳn chữ 'paper' trong 'newspaper' vì báo không còn liên quan gì đến ngành in nữa mà chủ yếu xuất bản trên mạng, phục vụ bạn đọc trên các phương tiện di động.

Tham vọng và thực tế

Phát biểu của Cục trưởng Hoàng Hữu Lượng xét cho cùng không sai về ngôn từ dù không còn chính xác vào thời điểm này.

Tuy thế, ta cũng nên ghi nhận ông đã thừa nhận uy tín của hai tờ báo nước ngoài, ở Mỹ và ở Thái Lan, cho thấy Việt Nam luôn có tham vọng để báo chí vươn lên một đẳng cấp cao hơn.

Nhưng để làm được điều đó thì giải pháp trên thế giới lại là để báo chí tách ra khỏi nhà nước.

Không chỉ hai tờ Washington Post và Bangkok Post mà tất cả các báo lớn trên thế giới đều do tư nhân lập ra.

Washington Post dưới thời của ông Ben Bradlee làm chủ đã nổi tiếng với các phóng sự về vụ Watergate, khiến tổng thống Richard Nixon phải từ chức.

Còn tại châu Á, tờ Bangkok Post, được lập ra năm 1946, tuy muộn hơn nhiều báo tiếng Việt và tiếng Pháp thời Đông Dương thuộc Pháp, nhưng cũng là của chủ tư nhân, hai ông Alexander MacDonald và Prasit Lulitanond.

Bên Hong Kong, tờ South China Morning Post (tiếng Trung là 'Nanhua Zaobao - báo buổi sáng, không hề có nghĩa bưu điện), cũng do hai nhà đầu tư Anh và Trung Hoa lập ra năm 1903.

Nhìn chung, trên thế giới, nhà nước cùng lắm chỉ nắm ngành phát thanh truyền hình, còn các tờ báo đều do công ty tư hoặc tập đoàn truyền thông làm chủ.

Báo là một doanh nghiệp nên cũng xuất hiện tại các thị trường chứng khoán để gọi vốn và chỉ hoạt động theo luật là đủ.

Trong khi đó, ở Việt Nam chính quyền không cho báo tư nhân ra đời nhưng lại duy trì tình trạng bất bình đẳng: các 'siêu bộ' nắm các 'siêu báo', và tiếp tục định hướng cho báo chí.

Nếu như Cục trưởng Hoàng Hữu Lượng mong báo Bưu điện Việt Nam sẽ "tạo được uy tín và danh tiếng" như báo nước ngoài, thì Thứ trưởng Trương Minh Tuấn lại nói:

"Nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, chúc Báo Bưu điện Việt Nam, Infonet tiếp tục phát triển. Rất mong các đồng chí luôn giữ đúng tôn chỉ mục đích, đặc biệt, tờ Bưu điện Việt Nam phải chuyên về bưu điện."

null
                        Mạng Internet khiến báo không còn liên quan nhiều đến giấy in như xưa

Đây quả là 'mission impossible' vì nếu chỉ "chuyên về bưu điện" và giữ vai trò đưa tin về hoạt động của một ngành nghề thì hỏi làm sao tờ báo có thể vươn ra thế giới được?

Như đã nói ở trên, tờ báo nào cũng muốn đến với bạn đọc nhanh nhất, và ước vọng 'nhanh như điện tín' thể hiện trong tên của nhiều tờ báo.

Báo Bưu điện Việt Nam có làm nổi như Washington Post năm 1971 để 'hạ bệ một tổng thống' hay không?

Báo chí cũng còn cần có chính kiến và viễn kiến, như tờ Bangkok Post ghi rõ đây là 'Cửa sổ cho thế giới nhìn vào Thái Lan' (The World's Window into Thailand).

Các tờ báo Việt Nam hiện thiếu hẳn một viễn kiến tương tự và điều này không phải vì Việt Nam không có nhà báo giỏi hay vì thiếu vốn kinh doanh ngành báo chí, truyền thông.

Hiển nhiên để cho tư nhân làm báo không phải là giải pháp hoàn hảo gì nhưng ít ra là xu hướng tự nhiên, chủ báo, nhà đầu tư phải làm cho tốt để tồn tại, nếu phá sản cũng là chuyện bình thường.

Còn hiện nay, chừng nào báo chí vẫn tiếp tục phải đóng vai trò 'báo bộ, báo ngành' thì tham vọng để báo chí Việt Nam có uy tín và danh tiếng quốc tế có lẽ chỉ vẫn ở quanh quẩn trong 'vùng mơ tưởng' (dreamland) mà thôi.

Nguyễn Giang

(BBC)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm