Nhân Vật
Đệ nhất phu nhân muốn thay chồng làm tổng thống
Vợ chồng Tổng thống Mugabe
“Không tha” chiến hữu của chồng
Những bậc lão thành này cũng muốn kế ngôi, nên chắc chắn kháng cự bà Grace, nhất là phó tổng thống thứ nhất Joice Mujuru, ứng cử viên kế ngôi số 1.
Ông Mugabe tuổi cao sức yếu, liên tục ra nước ngoài chữa bệnh, nhất là Singapore. Có tin đồn ông có thể từ chức trước năm 2018, thời điểm ông mãn nhiệm kỳ.
Ông Mugabe cũng bắn tiếng có thể “xin” thôi chức chủ tịch ZANU-PF, dù ông đã chấp nhận sự đề cử làm chủ tịch quốc hội vào tháng 12 tới.
Theo hiến pháp mới của Zimbabwe, kỳ họp quốc hội ấy sẽ là nơi bà Grace cần trở thành phó lãnh đạo thứ nhì của chồng, nhằm vươn lên ngôi tổng thống.
Bà Grace đã tỏ ra sẵn sàng theo đuổi chủ trương cứng rắn mà chồng bà đã nổi tiếng. Tại một cuộc mít-tinh mới đây, bà tuyên bố sẵn sàng “đổ máu” để bảo vệ bờ cõi, vốn đã trải qua một cuộc “cải cách ruộng đất” hỗn loạn hồi năm 2000, khi nông trại của nhiều người da trắng bị thu hồi để chia đất cho người da đen nghèo khổ.
Nhưng bà cũng có những tuyên bố “lạnh lưng” về nhiều vấn đề, gồm từng nói bóng gió về việc bà giữ một vai trò trong cái chết nhà báo nữ Heidi Holland (được cho là tự sát), người đã viết một cuốn sách phê phán chồng bà.
Bị lợi dụng gây chia rẽ trong đảng?
Cho đến gần đây, cuộc đấu đá chính trị mãnh liệt nhất ở Zimbabwe là giữ phó tổng thống Mujuru với Bộ trưởng Tư pháp Emmerson Mnangagwa. Hai ông đều là cựu binh trong cuộc chiến tranh du kích từng lật đổ chính phủ cựu Thủ tướng Ian Douglas Smith hồi năm 1980.
Nhưng sự kình chống ấy thay đổi từ khi bà Grace tuyên bố “muốn tìm một vị trí cao hơn”.
Trong chương trình vi hành “Tiếp dân” từ mùa hè năm nay vốn được báo giới đưa tin rầm rộ, bà Grace kêu gọi ông Mujuru “đứng sang một bên” và chỉ trích vị phó tổng thống là “ghen tuông, không trung thực”.
Bà nói ông Mujuru “chỉ giữ chức mà chẳng làm gì, trong khi Mugabe phục vụ nhân dân”. Bà cũng chỉ trích một “chiến hữu” thân cận của Mujuru là Didymus Mutasa, một đồng minh của chồng bà.
Nhưng bà Grace cũng bị nhiều người công khai chỉ trích bà. Trong bài xã luận “Tôi xin lỗi Grace” dăng trên báo Masvingo Mirror, cựu chỉ huy quân sự Kudzai Mbudzi viết: “Theo tôi, Amai (Đệ nhất phu nhân) chưa chín chắn, quá ích kỷ… và hoàn toàn là một kẻ cơ hội chủ nghĩa…
…Chúng ta đang tìm một lãnh đạo có thể đưa đất nước vào quỹ đạo cạnh tranh bền vững và thịnh vượng kinh tế sau một thời kỳ dài suy thoái kinh thế.
Nhà hoạt động chính trị Blessing Vava nói bà Grace chỉ là “con chốt thí” bị lợi dụng để chia rẽ đảng:
“Tôi nghĩ bà Grace không còn là chính mình, tuy nhiên, bà ấy sẽ là một nhân tố rất quan trọng vì bà gần cận tổng thống Mugabe. Bà ấy bị lợi dụng để phá hủy khả năng kế nhiệm của Mujuru. Ông này sẽ chấp nhận chuyện này dài dài khi tổng thống Mugabe vẫn còn sống, trừ phi bà ấy muốn chia rẽ đảng”. ( MTG )Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Đệ nhất phu nhân muốn thay chồng làm tổng thống
Vợ chồng Tổng thống Mugabe
“Không tha” chiến hữu của chồng
Những bậc lão thành này cũng muốn kế ngôi, nên chắc chắn kháng cự bà Grace, nhất là phó tổng thống thứ nhất Joice Mujuru, ứng cử viên kế ngôi số 1.
Ông Mugabe tuổi cao sức yếu, liên tục ra nước ngoài chữa bệnh, nhất là Singapore. Có tin đồn ông có thể từ chức trước năm 2018, thời điểm ông mãn nhiệm kỳ.
Ông Mugabe cũng bắn tiếng có thể “xin” thôi chức chủ tịch ZANU-PF, dù ông đã chấp nhận sự đề cử làm chủ tịch quốc hội vào tháng 12 tới.
Theo hiến pháp mới của Zimbabwe, kỳ họp quốc hội ấy sẽ là nơi bà Grace cần trở thành phó lãnh đạo thứ nhì của chồng, nhằm vươn lên ngôi tổng thống.
Bà Grace đã tỏ ra sẵn sàng theo đuổi chủ trương cứng rắn mà chồng bà đã nổi tiếng. Tại một cuộc mít-tinh mới đây, bà tuyên bố sẵn sàng “đổ máu” để bảo vệ bờ cõi, vốn đã trải qua một cuộc “cải cách ruộng đất” hỗn loạn hồi năm 2000, khi nông trại của nhiều người da trắng bị thu hồi để chia đất cho người da đen nghèo khổ.
Nhưng bà cũng có những tuyên bố “lạnh lưng” về nhiều vấn đề, gồm từng nói bóng gió về việc bà giữ một vai trò trong cái chết nhà báo nữ Heidi Holland (được cho là tự sát), người đã viết một cuốn sách phê phán chồng bà.
Bị lợi dụng gây chia rẽ trong đảng?
Cho đến gần đây, cuộc đấu đá chính trị mãnh liệt nhất ở Zimbabwe là giữ phó tổng thống Mujuru với Bộ trưởng Tư pháp Emmerson Mnangagwa. Hai ông đều là cựu binh trong cuộc chiến tranh du kích từng lật đổ chính phủ cựu Thủ tướng Ian Douglas Smith hồi năm 1980.
Nhưng sự kình chống ấy thay đổi từ khi bà Grace tuyên bố “muốn tìm một vị trí cao hơn”.
Trong chương trình vi hành “Tiếp dân” từ mùa hè năm nay vốn được báo giới đưa tin rầm rộ, bà Grace kêu gọi ông Mujuru “đứng sang một bên” và chỉ trích vị phó tổng thống là “ghen tuông, không trung thực”.
Bà nói ông Mujuru “chỉ giữ chức mà chẳng làm gì, trong khi Mugabe phục vụ nhân dân”. Bà cũng chỉ trích một “chiến hữu” thân cận của Mujuru là Didymus Mutasa, một đồng minh của chồng bà.
Nhưng bà Grace cũng bị nhiều người công khai chỉ trích bà. Trong bài xã luận “Tôi xin lỗi Grace” dăng trên báo Masvingo Mirror, cựu chỉ huy quân sự Kudzai Mbudzi viết: “Theo tôi, Amai (Đệ nhất phu nhân) chưa chín chắn, quá ích kỷ… và hoàn toàn là một kẻ cơ hội chủ nghĩa…
…Chúng ta đang tìm một lãnh đạo có thể đưa đất nước vào quỹ đạo cạnh tranh bền vững và thịnh vượng kinh tế sau một thời kỳ dài suy thoái kinh thế.
Nhà hoạt động chính trị Blessing Vava nói bà Grace chỉ là “con chốt thí” bị lợi dụng để chia rẽ đảng:
“Tôi nghĩ bà Grace không còn là chính mình, tuy nhiên, bà ấy sẽ là một nhân tố rất quan trọng vì bà gần cận tổng thống Mugabe. Bà ấy bị lợi dụng để phá hủy khả năng kế nhiệm của Mujuru. Ông này sẽ chấp nhận chuyện này dài dài khi tổng thống Mugabe vẫn còn sống, trừ phi bà ấy muốn chia rẽ đảng”. ( MTG )Song Phương chuyển