Văn Học & Nghệ Thuật

Đêm hát khán giả nhiều nhứt, và đêm hát khán giả ít nhứt

Trong lịch sử cải lương có những đêm hát mà khán giả phải chen chân mua vé, và khi vào rạp rồi cũng không còn chỗ đứng để mà coi, chứ đừng nói chi có ghế ngồi.

Ngành Mai, thông tín viên RFA
Rạp Nguyễn Văn Hảo được coi như lớn nhứt ở Sài Gòn, từng được mệnh danh là “hàng không mẫu hạm” Nguyễn Văn Hảo. Rạp có đến 3 từng lầu với trên 800 chỗ ngồi.
Rạp Nguyễn Văn Hảo được coi như lớn nhứt ở Sài Gòn, từng được mệnh danh là “hàng không mẫu hạm” Nguyễn Văn Hảo. Rạp có đến 3 từng lầu với trên 800 chỗ ngồi.
 Files photos

Trong lịch sử cải lương có những đêm hát mà khán giả phải chen chân mua vé, và khi vào rạp rồi cũng không còn chỗ đứng để mà coi, chứ đừng nói chi có ghế ngồi. Và ngược lại cũng có những đêm hát khán giả lưa thưa, ghế bỏ trống nhiều. Hai hình ảnh đối nghịch trên đã nói lên sự thành bại của đêm hát, mà người trực tiếp thụ hưởng hoặc gánh chịu là bầu gánh.

Dấu hiệu thành hay bại của đêm hát

Thế nhưng, trong suốt nhiều thập niên hoạt động cải lương rất hiếm ai hiểu rõ đêm hát đông đảo khán giả nhất ở đâu, có bao nhiêu người coi, và đêm ít khán giả nhứt ở đâu, có bao người mua vé?

Trước khi có câu trả lời, người ta phải chia cải lương làm 2 thời kỳ trước và sau 1975. Sở dĩ phải chia ra làm 2 thời kỳ là do trước 1975 cải lương hát rạp, hoặc võ ca đình làng. Còn sau 1975 cải lương hát ở sân bãi, sân vận động. Khi xưa trong dân gian có câu “hát đình hát chợ” để chỉ mấy gánh nhỏ, nghèo gọi là gánh bầu tèo, thường hay hát ở đình ở nhà lồng chợ, sống vất vưởng ở nông thôn, rày đây mai đó, gạo chợ nước sông. Tuy vậy không nghe nói cải lương hát ngoài trời.

Các gánh nhỏ này không sợ trời mưa, bởi ít nhứt cũng có mái đình, mái chợ che mưa. Còn sau 1975 cải lương đa số hát ở sân bãi,lấy sân vận động làm bãi hát. Cái khác biệt là khán giả vô rạp có ghế ngồi, còn hát sân bãi thì khán giả ngồi dưới đất, nếu như đang hát mà trời đổ mưa thì khán giả chạy mưa trối chết. Ngay cả sân khấu có mái che cũng bị mưa tạt, đồ đạc hát xướng bị ướt, bị hư hỏng là thường.

Người ta phải chia cải lương làm 2 thời kỳ trước và sau 1975. Sở dĩ phải chia ra làm 2 thời kỳ là do trước 1975 cải lương hát rạp, hoặc võ ca đình làng. Còn sau 1975 cải lương hát ở sân bãi, sân vận động

Cũng như hát rạp thì khán giả bị giới hạn do diện tích của rạp, còn hát sân bãi thì quá rộng, bao nhiêu người cũng chứa hết. Khán giả cải lương sành điệu khi vào rạp hat họ chỉ nhìn quanh một vòng, rồi căn cứ vào cái rạp lớn hay nhỏ, và số khán giả hiện diện, trước khi mở màn độ 5, 10 phút là có thể biết đươc buổi hát đêm nay bầu gánh có lời nhiều hay ít, hoặc đủ sở hụi hay là bị lỗ lã.

Cũng như họ có thể ước lượng con số người đi coi là bao nhiêu. Thí du họ nói bữa nay có 3, 4 trăm khán giả, thì có nghĩa là trên 300 nhưng không quá 400.

Phân loại rạp hát

Những người am tường về hoạt động cải lương đã từng nói sở dĩ họ đoán được con số khán giả trong rạp, là do trước đó họ đã biết rạp này thuộc hạng A, B, hay C., giống như phân loại đoàn hát vậy. Họ tự chia hạng rạp hát, theo cái nhìn của họ mà thôi,chớ chẳng tranh cải với ai hết.

Nếu những ai từng đến Ngã Tư Quốc Tế, tức ngã tư đường Đề Thám – Bùi Viện, phía sau rạp hát Nguyễn Văn Hảo

trò chuyện với thiên hạ ở đây, thì biết rạp Nguyễn Văn Hảo được coi như lớn nhứt ở Sài Gòn, từng được mệnh danh là “hàng không mẫu hạm” Nguyễn Văn Hảo. Rạp có đến 3 từng lầu với trên 800 chỗ ngồi. Nhưng nếu là tuồng hay hoặc mấy ngày Tết thì ngoài số vé 800 chỗ ngồi bán ra, gánh hát còn thu “tiền cửa” thêm khoảng 400 người.

Rạp hát Nguyễn Văn Hảo thường ngày thì chiếu phim xi-nê. 
Rạp hát Nguyễn Văn Hảo thường ngày thì chiếu phim xi-nê.

Tiền cửa là chỉ đưa tiền cho người gác cửa (ngang tiền vé bạng ba) rồi vô đứng ở đàng sau, ở dọc hai bên vách tường. Như vậy sức chứa của rạp Nguyễn Văn Hảo khoảng 1200 người.

Người ta còn nhớ năm 1953 đoàn Hoa Sen hát khai trương vở tuồng Đoàn Chim Sắt tại rạp này, khán giả đông không thể tưởng tượng. Chiếc “hàngkhông mẫu hạm” Nguyễn Văn Hảo nếu là chiếc tàu thiệt chắc là phai chìm luôn, bởi ngoài số khán giả đứng đầy nghẹt ở phía sau, và hai bên vách tường rồi, họ còn đứng chật luôn lối đi ở giữa và phía trước sân khấu, che trước mặt bà con ngồi ghế thượng hạng, khiến họ la ó lên.

Tưởng như vậy thôi sao, khán giả hạng đứng này còn leo lên sân khấu và vô luôn hậu trường. Nghe nói hôm bữa hát đó, ai đưa tiền thì người gác cửa cho vô, chẳng cần biết bên trong đã hết chỗ đứng.

Những người am tường về hoạt động cải lương đã từng nói sở dĩ họ đoán được con số khán giả trong rạp, là do trước đó họ đã biết rạp này thuộc hạng A, B, hay C., giống như phân loại đoàn hát vậy

Còn những rạp khác như Thuận Thành (Đa Kao) Thành Xương (đường Phạm Ngũ Lão), Huỳnh Long (Bà Chiểu) Văn Cầm (có 2 rạp, một ở Chợ Quán và 1 ở Phú Nhuận), rạp Hòa Bình(Xóm Củi) thì các rạp này sức chứa 5, 6 trăm là đầy nghẹt rồi. Thêm mấy ngôi đình ở trong đô thành như: Đình Cầu Quan, đình Tân Kiển, đình Hòa Hưng, đình Cầu Muối, đình Phú Hòa v.v... cũng có sức chứa khoảng 3, 4 trăm khán giả là đầy nghẹt.

Gần cuối thập niên 1960, Sài Gòn có thêm 2 rạp lớn Hưng Đạo và Quốc Thanh, mỗi rạp với khoảng 1500 ghế ngồi

Còn ở các tỉnh thì hầu như tỉnh nào cũng có rạp hát lớn hoặc nhỏ, có sức chứa từ 3, 4 trăm đến 6 trăm khán giả.

Nhiều lúc cũng đầy nghẹt và nhiều khi cũng trống trơn, tùy thuộc vào đoàn hát thuộc loại A, B hay C. Thông thường rạp ở tỉnh chiếu phim, nhưng mỗi khi có gánh hát dọn đến thì ưu tiên cho cải lương.

Ngoài ra ở tỉnh còn các ngôi đình, các nhà lồng chợ cũng biến thành rạp hát mỗi khi có gánh hát dọn đến, và cũng khá đông khán giả. Hát đình chỉ có khoảng 100 ghế dành cho viên chức làng xã, còn khán giả thì ngồi dưới nền gạch.

Có những ngôi đình lớn như đình Thắng Nhì ở Vũng Tàu, mỗi lần cúng Kỳ Yên có hát bội thì khán giả gần cả ngàn. Họ lớp đứng lớp ngồi, vây quanh địa điểm trình diễn, nên khó ước lượng con số khán giả là bao nhiêu. Vậy trong lịch sử cải lương thì đêm hát nào khán giả đông nhứt, và đêm nào khán giả ít nhứt, cũng như đông nhứt là bao nhiêu, và ít nhứt là bao nhiêu. Đây là câu hỏi rất khó mà trả lời, mà chỉ những người theo dõi hoạt động cải lương liên tục thì mới biết.

Hồi đó, thời đầu thập niên 1950 những đoàn hát như Hoa Sen, với các loại tuồng chiến tranh có bắn súng, có máy bay, có xe tăng bò lổm ngổm trên sân khấu, diễn ở đâu khán giả cung rần rần, rộ rộ đi coi, Riêng đoàn Việt Kịch Năm Châu chuyên diễn tuồng tâm lý xã hội, đặt những vấn đề gai góc trong gia đình, trong mối quan hệ giữa người với người, dù cho gom tụ toàn là nghệ sĩ tài danh thượng thặng, vẫn hát ế giàn.

Có lần, tại rạp Aristo, trời mưa tầm tả, khán giả vỏn vẹn chỉ có 3 người. Đến giờ trình diễn, người quản lý đến hỏi nghệ sĩ Năm Châu:

- Có mở màn không chú Năm? Hay là mình trả vé?

Năm Châu trâm ngâm một lúc rồi nói:

- Trời mưa tầm tả thế này mà khách mộ điệu dám đến với chúng ta, tại sao mình không hát để đáp tạ lại tấm lòng của bạn tri âm! Nói thiệt, có  một người đến xem, ta cũng nên mở màn để hát.

Trời mưa tầm tả thế này mà khách mộ điệu dám đến với chúng ta, tại sao mình không hát để đáp tạ lại tấm lòng của bạn tri âm! Nói thiệt, có một người đến xem, ta cũng nên mở màn để hát

Năm Châu

Càng nhắc chuyện cũ, càng thêm buồn! Bây giờ tìm đâu ra những nghệ sĩ tài danh có tấm lòng như thế đó... Như vậy đêm hát đó chỉ có 3 khán giả.

Đó là hoạt động cải lương từ 1975 trở về trước, còn sau 1975 gánh hát cải lương được thành lập quá nhiều, ngoai các đoàn lớn ở Sài Gòn hoạt động thường xuyên hàng đêm, các tỉnh, thị xã thì phần lớn đều lập gánh hát, có tỉnh có đến 2, 3 đoàn mới đáp ứng nhu cầu giải trí của bà con thời bấy giờ.

Các tỉnh đã xử dụng các sân vận động, dựng sân khấu làm bãi hát, nên con số khán giả nhiều gấp mấy lần trong rạp hát. Giá vé bình dân rẽ hơn ở rạp, vừa túi tiền của bà con lao động ở nông thôn, có những đêm hát đáng ghi nhớ như sau:

Đoàn cải lương Huỳnh Long hợp đồng với huyện Chợ Lách, Ba Vát ở Bến Tre với 4 xuất diễn. Nhưng thật không ngờ tuồng “Sở Vân Cưới Vợ” của đoàn Huỳnh Long đã được bà con ở Chợ Lách đón tiếp nồng, nhiệt.

Đêm đầu tiên có đến khoảng 8,000 người chen nhau vào bãi hát, và các đêm sau hát ở Ba Vát ít nhứt một đêm cũng có khoảng 5,000 người xem.

Khi nghe tin này, ai nấy trong giới đều vui mưng vì cải lương vẫn còn được quần chúng ở nông thôn yêu thích và cũng có nhiều người lắc đầu, nói: Tiếc quá! Số thu của đoàn lại quá ít, chỉ bằng 1/4, 1/5 số thu của địa phương. Trong chuyến hợp đồng này, địa phương đã thu lời mấy chục triệu một xuất.

Xuất hát có lượng khán giả đông nhất vào năm 1994, đó là xuất hát cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Tây tổ chức tại sân vận động Long An, do Hội Sân Khấu thực hiện với trên 10 ngàn khán giả đến xem, đó là chưa kể hơn 3 ngàn người không mua được vé phải lội bộ về nhà. Đồng thời cũng chiếm số thu kỷ lục trong năm 1994 là 78 triệu đồng.

Xuất hát của gánh Minh Tơ tại rạp Kim Châu nhằm mùa mưa “tháng Bảy mưa ngâu”. Một đêm mưa khán giả lác đác, chỉ bán được 28 vé, nhưng anh chị em nghệ sĩ vẫn quyết tâm không trả vé, dù rằng không có lương.

Còn xuất hát chỉ bán được đúng “1” vé thuộc về một đoàn ở miền Trung, hát tại bãi hát Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Như vậy người ta có thể nói rằng, trong lịch sử cải lương đêm hát khán giả đông nhứt là 10 ngàn người ở Long An. Và đêm hát khán giả ít nhứt là 1 người ở Đại Lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đêm hát khán giả nhiều nhứt, và đêm hát khán giả ít nhứt

Trong lịch sử cải lương có những đêm hát mà khán giả phải chen chân mua vé, và khi vào rạp rồi cũng không còn chỗ đứng để mà coi, chứ đừng nói chi có ghế ngồi.

Ngành Mai, thông tín viên RFA
Rạp Nguyễn Văn Hảo được coi như lớn nhứt ở Sài Gòn, từng được mệnh danh là “hàng không mẫu hạm” Nguyễn Văn Hảo. Rạp có đến 3 từng lầu với trên 800 chỗ ngồi.
Rạp Nguyễn Văn Hảo được coi như lớn nhứt ở Sài Gòn, từng được mệnh danh là “hàng không mẫu hạm” Nguyễn Văn Hảo. Rạp có đến 3 từng lầu với trên 800 chỗ ngồi.
 Files photos

Trong lịch sử cải lương có những đêm hát mà khán giả phải chen chân mua vé, và khi vào rạp rồi cũng không còn chỗ đứng để mà coi, chứ đừng nói chi có ghế ngồi. Và ngược lại cũng có những đêm hát khán giả lưa thưa, ghế bỏ trống nhiều. Hai hình ảnh đối nghịch trên đã nói lên sự thành bại của đêm hát, mà người trực tiếp thụ hưởng hoặc gánh chịu là bầu gánh.

Dấu hiệu thành hay bại của đêm hát

Thế nhưng, trong suốt nhiều thập niên hoạt động cải lương rất hiếm ai hiểu rõ đêm hát đông đảo khán giả nhất ở đâu, có bao nhiêu người coi, và đêm ít khán giả nhứt ở đâu, có bao người mua vé?

Trước khi có câu trả lời, người ta phải chia cải lương làm 2 thời kỳ trước và sau 1975. Sở dĩ phải chia ra làm 2 thời kỳ là do trước 1975 cải lương hát rạp, hoặc võ ca đình làng. Còn sau 1975 cải lương hát ở sân bãi, sân vận động. Khi xưa trong dân gian có câu “hát đình hát chợ” để chỉ mấy gánh nhỏ, nghèo gọi là gánh bầu tèo, thường hay hát ở đình ở nhà lồng chợ, sống vất vưởng ở nông thôn, rày đây mai đó, gạo chợ nước sông. Tuy vậy không nghe nói cải lương hát ngoài trời.

Các gánh nhỏ này không sợ trời mưa, bởi ít nhứt cũng có mái đình, mái chợ che mưa. Còn sau 1975 cải lương đa số hát ở sân bãi,lấy sân vận động làm bãi hát. Cái khác biệt là khán giả vô rạp có ghế ngồi, còn hát sân bãi thì khán giả ngồi dưới đất, nếu như đang hát mà trời đổ mưa thì khán giả chạy mưa trối chết. Ngay cả sân khấu có mái che cũng bị mưa tạt, đồ đạc hát xướng bị ướt, bị hư hỏng là thường.

Người ta phải chia cải lương làm 2 thời kỳ trước và sau 1975. Sở dĩ phải chia ra làm 2 thời kỳ là do trước 1975 cải lương hát rạp, hoặc võ ca đình làng. Còn sau 1975 cải lương hát ở sân bãi, sân vận động

Cũng như hát rạp thì khán giả bị giới hạn do diện tích của rạp, còn hát sân bãi thì quá rộng, bao nhiêu người cũng chứa hết. Khán giả cải lương sành điệu khi vào rạp hat họ chỉ nhìn quanh một vòng, rồi căn cứ vào cái rạp lớn hay nhỏ, và số khán giả hiện diện, trước khi mở màn độ 5, 10 phút là có thể biết đươc buổi hát đêm nay bầu gánh có lời nhiều hay ít, hoặc đủ sở hụi hay là bị lỗ lã.

Cũng như họ có thể ước lượng con số người đi coi là bao nhiêu. Thí du họ nói bữa nay có 3, 4 trăm khán giả, thì có nghĩa là trên 300 nhưng không quá 400.

Phân loại rạp hát

Những người am tường về hoạt động cải lương đã từng nói sở dĩ họ đoán được con số khán giả trong rạp, là do trước đó họ đã biết rạp này thuộc hạng A, B, hay C., giống như phân loại đoàn hát vậy. Họ tự chia hạng rạp hát, theo cái nhìn của họ mà thôi,chớ chẳng tranh cải với ai hết.

Nếu những ai từng đến Ngã Tư Quốc Tế, tức ngã tư đường Đề Thám – Bùi Viện, phía sau rạp hát Nguyễn Văn Hảo

trò chuyện với thiên hạ ở đây, thì biết rạp Nguyễn Văn Hảo được coi như lớn nhứt ở Sài Gòn, từng được mệnh danh là “hàng không mẫu hạm” Nguyễn Văn Hảo. Rạp có đến 3 từng lầu với trên 800 chỗ ngồi. Nhưng nếu là tuồng hay hoặc mấy ngày Tết thì ngoài số vé 800 chỗ ngồi bán ra, gánh hát còn thu “tiền cửa” thêm khoảng 400 người.

Rạp hát Nguyễn Văn Hảo thường ngày thì chiếu phim xi-nê. 
Rạp hát Nguyễn Văn Hảo thường ngày thì chiếu phim xi-nê.

Tiền cửa là chỉ đưa tiền cho người gác cửa (ngang tiền vé bạng ba) rồi vô đứng ở đàng sau, ở dọc hai bên vách tường. Như vậy sức chứa của rạp Nguyễn Văn Hảo khoảng 1200 người.

Người ta còn nhớ năm 1953 đoàn Hoa Sen hát khai trương vở tuồng Đoàn Chim Sắt tại rạp này, khán giả đông không thể tưởng tượng. Chiếc “hàngkhông mẫu hạm” Nguyễn Văn Hảo nếu là chiếc tàu thiệt chắc là phai chìm luôn, bởi ngoài số khán giả đứng đầy nghẹt ở phía sau, và hai bên vách tường rồi, họ còn đứng chật luôn lối đi ở giữa và phía trước sân khấu, che trước mặt bà con ngồi ghế thượng hạng, khiến họ la ó lên.

Tưởng như vậy thôi sao, khán giả hạng đứng này còn leo lên sân khấu và vô luôn hậu trường. Nghe nói hôm bữa hát đó, ai đưa tiền thì người gác cửa cho vô, chẳng cần biết bên trong đã hết chỗ đứng.

Những người am tường về hoạt động cải lương đã từng nói sở dĩ họ đoán được con số khán giả trong rạp, là do trước đó họ đã biết rạp này thuộc hạng A, B, hay C., giống như phân loại đoàn hát vậy

Còn những rạp khác như Thuận Thành (Đa Kao) Thành Xương (đường Phạm Ngũ Lão), Huỳnh Long (Bà Chiểu) Văn Cầm (có 2 rạp, một ở Chợ Quán và 1 ở Phú Nhuận), rạp Hòa Bình(Xóm Củi) thì các rạp này sức chứa 5, 6 trăm là đầy nghẹt rồi. Thêm mấy ngôi đình ở trong đô thành như: Đình Cầu Quan, đình Tân Kiển, đình Hòa Hưng, đình Cầu Muối, đình Phú Hòa v.v... cũng có sức chứa khoảng 3, 4 trăm khán giả là đầy nghẹt.

Gần cuối thập niên 1960, Sài Gòn có thêm 2 rạp lớn Hưng Đạo và Quốc Thanh, mỗi rạp với khoảng 1500 ghế ngồi

Còn ở các tỉnh thì hầu như tỉnh nào cũng có rạp hát lớn hoặc nhỏ, có sức chứa từ 3, 4 trăm đến 6 trăm khán giả.

Nhiều lúc cũng đầy nghẹt và nhiều khi cũng trống trơn, tùy thuộc vào đoàn hát thuộc loại A, B hay C. Thông thường rạp ở tỉnh chiếu phim, nhưng mỗi khi có gánh hát dọn đến thì ưu tiên cho cải lương.

Ngoài ra ở tỉnh còn các ngôi đình, các nhà lồng chợ cũng biến thành rạp hát mỗi khi có gánh hát dọn đến, và cũng khá đông khán giả. Hát đình chỉ có khoảng 100 ghế dành cho viên chức làng xã, còn khán giả thì ngồi dưới nền gạch.

Có những ngôi đình lớn như đình Thắng Nhì ở Vũng Tàu, mỗi lần cúng Kỳ Yên có hát bội thì khán giả gần cả ngàn. Họ lớp đứng lớp ngồi, vây quanh địa điểm trình diễn, nên khó ước lượng con số khán giả là bao nhiêu. Vậy trong lịch sử cải lương thì đêm hát nào khán giả đông nhứt, và đêm nào khán giả ít nhứt, cũng như đông nhứt là bao nhiêu, và ít nhứt là bao nhiêu. Đây là câu hỏi rất khó mà trả lời, mà chỉ những người theo dõi hoạt động cải lương liên tục thì mới biết.

Hồi đó, thời đầu thập niên 1950 những đoàn hát như Hoa Sen, với các loại tuồng chiến tranh có bắn súng, có máy bay, có xe tăng bò lổm ngổm trên sân khấu, diễn ở đâu khán giả cung rần rần, rộ rộ đi coi, Riêng đoàn Việt Kịch Năm Châu chuyên diễn tuồng tâm lý xã hội, đặt những vấn đề gai góc trong gia đình, trong mối quan hệ giữa người với người, dù cho gom tụ toàn là nghệ sĩ tài danh thượng thặng, vẫn hát ế giàn.

Có lần, tại rạp Aristo, trời mưa tầm tả, khán giả vỏn vẹn chỉ có 3 người. Đến giờ trình diễn, người quản lý đến hỏi nghệ sĩ Năm Châu:

- Có mở màn không chú Năm? Hay là mình trả vé?

Năm Châu trâm ngâm một lúc rồi nói:

- Trời mưa tầm tả thế này mà khách mộ điệu dám đến với chúng ta, tại sao mình không hát để đáp tạ lại tấm lòng của bạn tri âm! Nói thiệt, có  một người đến xem, ta cũng nên mở màn để hát.

Trời mưa tầm tả thế này mà khách mộ điệu dám đến với chúng ta, tại sao mình không hát để đáp tạ lại tấm lòng của bạn tri âm! Nói thiệt, có một người đến xem, ta cũng nên mở màn để hát

Năm Châu

Càng nhắc chuyện cũ, càng thêm buồn! Bây giờ tìm đâu ra những nghệ sĩ tài danh có tấm lòng như thế đó... Như vậy đêm hát đó chỉ có 3 khán giả.

Đó là hoạt động cải lương từ 1975 trở về trước, còn sau 1975 gánh hát cải lương được thành lập quá nhiều, ngoai các đoàn lớn ở Sài Gòn hoạt động thường xuyên hàng đêm, các tỉnh, thị xã thì phần lớn đều lập gánh hát, có tỉnh có đến 2, 3 đoàn mới đáp ứng nhu cầu giải trí của bà con thời bấy giờ.

Các tỉnh đã xử dụng các sân vận động, dựng sân khấu làm bãi hát, nên con số khán giả nhiều gấp mấy lần trong rạp hát. Giá vé bình dân rẽ hơn ở rạp, vừa túi tiền của bà con lao động ở nông thôn, có những đêm hát đáng ghi nhớ như sau:

Đoàn cải lương Huỳnh Long hợp đồng với huyện Chợ Lách, Ba Vát ở Bến Tre với 4 xuất diễn. Nhưng thật không ngờ tuồng “Sở Vân Cưới Vợ” của đoàn Huỳnh Long đã được bà con ở Chợ Lách đón tiếp nồng, nhiệt.

Đêm đầu tiên có đến khoảng 8,000 người chen nhau vào bãi hát, và các đêm sau hát ở Ba Vát ít nhứt một đêm cũng có khoảng 5,000 người xem.

Khi nghe tin này, ai nấy trong giới đều vui mưng vì cải lương vẫn còn được quần chúng ở nông thôn yêu thích và cũng có nhiều người lắc đầu, nói: Tiếc quá! Số thu của đoàn lại quá ít, chỉ bằng 1/4, 1/5 số thu của địa phương. Trong chuyến hợp đồng này, địa phương đã thu lời mấy chục triệu một xuất.

Xuất hát có lượng khán giả đông nhất vào năm 1994, đó là xuất hát cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Tây tổ chức tại sân vận động Long An, do Hội Sân Khấu thực hiện với trên 10 ngàn khán giả đến xem, đó là chưa kể hơn 3 ngàn người không mua được vé phải lội bộ về nhà. Đồng thời cũng chiếm số thu kỷ lục trong năm 1994 là 78 triệu đồng.

Xuất hát của gánh Minh Tơ tại rạp Kim Châu nhằm mùa mưa “tháng Bảy mưa ngâu”. Một đêm mưa khán giả lác đác, chỉ bán được 28 vé, nhưng anh chị em nghệ sĩ vẫn quyết tâm không trả vé, dù rằng không có lương.

Còn xuất hát chỉ bán được đúng “1” vé thuộc về một đoàn ở miền Trung, hát tại bãi hát Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Như vậy người ta có thể nói rằng, trong lịch sử cải lương đêm hát khán giả đông nhứt là 10 ngàn người ở Long An. Và đêm hát khán giả ít nhứt là 1 người ở Đại Lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm