Kinh Đời
Đêm ngắm sao trời
Cuối tuần qua chúng tôi đi cắm trại. Cùng với hơn chục gia đình bạn bè quen biết. Tất cả chừng 50 người lớn bé.
Lake Don Pedro cách San Jose 130 dặm. Đi qua ngả Manteca và Oakdale theo xa lộ 120 và 108 là tiện hơn cả. Qua những thị xã nhỏ, với nhiều vườn cây trái hai bên vì thế quãng đường từ San Francisco hay San Jose lên đây tốn gần 3 giờ lái xe.
Quanh hồ là vùng đá và đất đỏ. Triệu triệu năm trước nước ngập cao đến chục mét hơn mực nước hiện nay. Bên đường, dấu tích của thời gian còn in rõ một vạch ngang trên những ngọn đồi. Có lẽ trước đây nơi này là vùng đồng bằng phì nhiêu sau kỉ nguyên băng tan. Nay chỉ còn những đồng cỏ, trơ đá.
Con đường quanh co này, có chỗ lên xuống bồng bềnh mà tôi đã lái xe qua nhiều lần để lên công viên quốc gia Yosemite hay khu trượt tuyết Dodge Ridge. Hai chục năm về trước, lần đầu tiên đi qua vào một tối mùa đông, trời lại mù sương nên tâm trạng cũng hơi lo không biết bao giờ đến nơi. May là đường không giốc và khúc khuỷu như đường lên Lake Tahoe. Qua Sonora mới yên lòng vì đây là một thị trấn nhỏ, có đèn cửa hàng, cây xăng, khách sạn.
Mùa hè quanh đây toàn cỏ khô. Nếu đi qua vào lúc chớm xuân sau một mùa đông nhiều mưa sẽ thấy thấp thoáng hoa dại mọc trên những cánh đồng. Một phong cảnh thật dễ thương.
Khi còn cách Sonora chừng 15 dặm, rẽ phải vào liên tỉnh lộ J.59, đi chừng 10 dặm đường là tới bờ hồ Don Pedro.
Đi qua những con đường hoang vắng được trải nhựa, hai bên không có gì và thỉnh thoảng thấy dấu chỉ cho biết đó là khu vực dành cho người da đỏ, tôi thường thắc mắc việc mở đường xuyên suốt thế này có nhằm mục tiêu kinh tế hay là chính sách chung của Hoa Kỳ để giúp người da đỏ, là những cư dân nguyên thủy sống lâu đời nhất trên phần đất này, tiếp cận với đời sống văn minh.
Lake Don Pedro mới được các bạn lo tổ chức biết đến. Hồ rộng, nước trong và việc chơi thuyền không bị giới hạn như một vài hồ gần San Jose mà chúng tôi đã đến chơi. Chuyến đi cắm trại này đoàn mang theo một thuyền lớn, chở được 12 người, một thuyền mũi nhọn cao tốc chở được 4 người và 3 jetski.
Đi cắm trại là dịp để xa thành phố, được gần với thiên nhiên hơn, tạo cho con em cơ hội học hỏi ít nhiều kỷ năng sống ngoài trời. Trong đoàn, có nhiều em đã được cha mẹ cho tham gia sinh hoạt hướng đạo với các đoàn Chi Lăng, Ra Khơi, Bách Việt mà nhiều gia đình ở San Jose đã biết, vì thế việc dựng trại các em đã nhuần nhuyễn. Đến nơi, dựng lều, ổn định chỗ ngủ chỉ trong chừng nửa giờ. Em nào ít tham gia sinh hoạt thì có dịp học hỏi lẫn nhau.
Với kỹ thuật vẽ kiểu, làm mẫu từ công ti Mỹ, với may gia công từ Trung Quốc, ngày nay sắm một bộ đồ nghề đi trại không phải là khó. Lều, nệm hơi, thêm vài chiếc ghế nữa giá tổng cộng chưa tới 100 đô-la, đủ cho gia đình bốn người có nơi ngủ về đêm, có ghế ngồi chơi ban ngày.
Đồ ăn thức uống không thiếu. Bếp ga xách tay, bếp lớn cũng có và những nơi cắm trại đều có chỗ để nướng BBQ nên tha hồ nấu nướng.
Buổi tối đầu tiên không nấu gì nhiều, chỉ có bánh mì kẹp thịt làm sẵn và mì gói. Một gia đình đã đi trại nhiều lần mang theo vài chục vịt lộn, luộc ngay tại chỗ cho người lớn nhâm nhi. Với margarita.
Đã đi picnic cũng như tham gia sinh hoạt trại nhiều lần với các nhóm bạn khác nhau, tôi quan sát thấy có những món nhậu mà người Việt, dù đã sống xa quê hương mấy chục năm cũng không thể thiếu. Như vịt lộn, bê thui. Đi đâu cũng mang theo với đầy đủ rau răm, muối tiêu, tương hay nước mắm gừng.
Hột vịt lộn là đồ nhậu mà người Mỹ nếu được mời sẽ lắc đầu từ chối ngay. Còn chúng tôi, không chỉ người lớn nhậu món này, một số trẻ em sinh ra ở Mỹ cũng thích thưởng thức như cha mẹ. Đúng là mọi thứ đều đến từ gia đình. Các em sẽ thích hamburger, hot dog là điều thường tình vì đời sống xã hội Mỹ như thế, nhưng nếu được cha mẹ cho ăn cơm, phở, những món canh, món xào hay món nhậu Việt thì dần các em cũng sẽ quen. Tôi biết một gia đình thích ăn bún bò Huế có tiết heo trong đó. Một em nhỏ lên năm, không muốn ăn và hỏi đó là gì, bà nội trả lời: “sô-cô-la”. Thế là cháu ăn ngay và khen ngon. Đến giờ vẫn thích ăn.
Ăn vịt lộn, uống margarita là một tổng hợp mới với tôi, vì trước giờ chỉ nhậu món này với bia là tới bến. Tôi hỏi các bạn, người Phi hay người Việt ăn vịt lộn (balut) là thường, còn người Mễ có nhậu món này không? Hỏi thế vì mới đây đi chơi Little Saigon ở Quận Cam, thấy bảng hiệu Vịt lộn Long An treo cao gần khu Phước Lộc Thọ và có ghi cả tiếng Mễ. Các bạn cho biết người Mễ ở California ngày nay đã biết món này, có người cũng nhậu tới bến không thua gì người Việt.
Sau cơm tối là lửa trại. Đám trẻ con thích ăn marshmallow cắm que nướng với sô-cô-la, kẹp bánh qui. Gần đến ngày Lễ Độc lập nên mang pháo bông ra đốt. Người lớn ngồi kể chuyện cho nhau nghe. Vui buồn quê người, chuyện quê nhà. Khuya mới vào lều ngủ.
Đêm thật yên tĩnh. Trăng lên từ chiều đang sắp tàn ở hướng tây. Chùm đại hùng tinh hiện rõ trên bầu trời.
Mọi người đang ngủ bỗng bị đánh thức dậy bởi tiếng la khóc: “Con muốn về ngủ với mẹ.”
Bé gái lên tám hồi tối ngồi vui đùa với các chú cô. Em mang những câu đố học được từ trường ở Việt Nam ra thử người lớn, có bạn trêu chọc em là “Cháu ngoan Bác Hồ” nhưng em ngoay ngoảy phản đối. Nghe em đố vui, kể chuyện đã cho chúng tôi những trận cười vui suốt buổi tối. Nhưng cả đêm em không ngủ mà la khóc đòi về với mẹ.
Dịp hè em được mẹ cho đi theo qua Mỹ để tham gia summer camp. Ban ngày đi học, đi tham quan nhiều nơi, nhưng tối vẫn về với mẹ. Em chưa một lần xa gia đình, hôm nay theo chú đi trại lần đầu. Đêm về nhớ mẹ la khóc suốt đêm làm nhiều người mất ngủ. Không ai dỗ được.
Tôi tỉnh giấc. Tìm đèn pin đi tiểu. Trăng đã tàn để lại trên bầu trời hằng hà sa số ánh sao lấp lánh.
Ngày còn bé đi học, nghe thày cô nói sao trên trời như cát dưới biển là điều khó tin. Sống ở thành phố lung linh ánh điện chẳng bao giờ thấy được bầu trời nhiều sao như đêm nay.
Tôi chăm chăm ngó trời, ngó những ngôi sao cách xa trái đất có đến nhiều triệu năm ánh sáng. Vũ trụ bao la, không cùng và con người quả thực là một sinh vật vô cùng bé nhỏ trong chốn càn khôn này.
(ảnh trong bài của tác giả)
© 2012 Buivanphu
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Đêm ngắm sao trời
Cuối tuần qua chúng tôi đi cắm trại. Cùng với hơn chục gia đình bạn bè quen biết. Tất cả chừng 50 người lớn bé.
Lake Don Pedro cách San Jose 130 dặm. Đi qua ngả Manteca và Oakdale theo xa lộ 120 và 108 là tiện hơn cả. Qua những thị xã nhỏ, với nhiều vườn cây trái hai bên vì thế quãng đường từ San Francisco hay San Jose lên đây tốn gần 3 giờ lái xe.
Quanh hồ là vùng đá và đất đỏ. Triệu triệu năm trước nước ngập cao đến chục mét hơn mực nước hiện nay. Bên đường, dấu tích của thời gian còn in rõ một vạch ngang trên những ngọn đồi. Có lẽ trước đây nơi này là vùng đồng bằng phì nhiêu sau kỉ nguyên băng tan. Nay chỉ còn những đồng cỏ, trơ đá.
Con đường quanh co này, có chỗ lên xuống bồng bềnh mà tôi đã lái xe qua nhiều lần để lên công viên quốc gia Yosemite hay khu trượt tuyết Dodge Ridge. Hai chục năm về trước, lần đầu tiên đi qua vào một tối mùa đông, trời lại mù sương nên tâm trạng cũng hơi lo không biết bao giờ đến nơi. May là đường không giốc và khúc khuỷu như đường lên Lake Tahoe. Qua Sonora mới yên lòng vì đây là một thị trấn nhỏ, có đèn cửa hàng, cây xăng, khách sạn.
Mùa hè quanh đây toàn cỏ khô. Nếu đi qua vào lúc chớm xuân sau một mùa đông nhiều mưa sẽ thấy thấp thoáng hoa dại mọc trên những cánh đồng. Một phong cảnh thật dễ thương.
Khi còn cách Sonora chừng 15 dặm, rẽ phải vào liên tỉnh lộ J.59, đi chừng 10 dặm đường là tới bờ hồ Don Pedro.
Đi qua những con đường hoang vắng được trải nhựa, hai bên không có gì và thỉnh thoảng thấy dấu chỉ cho biết đó là khu vực dành cho người da đỏ, tôi thường thắc mắc việc mở đường xuyên suốt thế này có nhằm mục tiêu kinh tế hay là chính sách chung của Hoa Kỳ để giúp người da đỏ, là những cư dân nguyên thủy sống lâu đời nhất trên phần đất này, tiếp cận với đời sống văn minh.
Lake Don Pedro mới được các bạn lo tổ chức biết đến. Hồ rộng, nước trong và việc chơi thuyền không bị giới hạn như một vài hồ gần San Jose mà chúng tôi đã đến chơi. Chuyến đi cắm trại này đoàn mang theo một thuyền lớn, chở được 12 người, một thuyền mũi nhọn cao tốc chở được 4 người và 3 jetski.
Đi cắm trại là dịp để xa thành phố, được gần với thiên nhiên hơn, tạo cho con em cơ hội học hỏi ít nhiều kỷ năng sống ngoài trời. Trong đoàn, có nhiều em đã được cha mẹ cho tham gia sinh hoạt hướng đạo với các đoàn Chi Lăng, Ra Khơi, Bách Việt mà nhiều gia đình ở San Jose đã biết, vì thế việc dựng trại các em đã nhuần nhuyễn. Đến nơi, dựng lều, ổn định chỗ ngủ chỉ trong chừng nửa giờ. Em nào ít tham gia sinh hoạt thì có dịp học hỏi lẫn nhau.
Với kỹ thuật vẽ kiểu, làm mẫu từ công ti Mỹ, với may gia công từ Trung Quốc, ngày nay sắm một bộ đồ nghề đi trại không phải là khó. Lều, nệm hơi, thêm vài chiếc ghế nữa giá tổng cộng chưa tới 100 đô-la, đủ cho gia đình bốn người có nơi ngủ về đêm, có ghế ngồi chơi ban ngày.
Đồ ăn thức uống không thiếu. Bếp ga xách tay, bếp lớn cũng có và những nơi cắm trại đều có chỗ để nướng BBQ nên tha hồ nấu nướng.
Buổi tối đầu tiên không nấu gì nhiều, chỉ có bánh mì kẹp thịt làm sẵn và mì gói. Một gia đình đã đi trại nhiều lần mang theo vài chục vịt lộn, luộc ngay tại chỗ cho người lớn nhâm nhi. Với margarita.
Đã đi picnic cũng như tham gia sinh hoạt trại nhiều lần với các nhóm bạn khác nhau, tôi quan sát thấy có những món nhậu mà người Việt, dù đã sống xa quê hương mấy chục năm cũng không thể thiếu. Như vịt lộn, bê thui. Đi đâu cũng mang theo với đầy đủ rau răm, muối tiêu, tương hay nước mắm gừng.
Hột vịt lộn là đồ nhậu mà người Mỹ nếu được mời sẽ lắc đầu từ chối ngay. Còn chúng tôi, không chỉ người lớn nhậu món này, một số trẻ em sinh ra ở Mỹ cũng thích thưởng thức như cha mẹ. Đúng là mọi thứ đều đến từ gia đình. Các em sẽ thích hamburger, hot dog là điều thường tình vì đời sống xã hội Mỹ như thế, nhưng nếu được cha mẹ cho ăn cơm, phở, những món canh, món xào hay món nhậu Việt thì dần các em cũng sẽ quen. Tôi biết một gia đình thích ăn bún bò Huế có tiết heo trong đó. Một em nhỏ lên năm, không muốn ăn và hỏi đó là gì, bà nội trả lời: “sô-cô-la”. Thế là cháu ăn ngay và khen ngon. Đến giờ vẫn thích ăn.
Ăn vịt lộn, uống margarita là một tổng hợp mới với tôi, vì trước giờ chỉ nhậu món này với bia là tới bến. Tôi hỏi các bạn, người Phi hay người Việt ăn vịt lộn (balut) là thường, còn người Mễ có nhậu món này không? Hỏi thế vì mới đây đi chơi Little Saigon ở Quận Cam, thấy bảng hiệu Vịt lộn Long An treo cao gần khu Phước Lộc Thọ và có ghi cả tiếng Mễ. Các bạn cho biết người Mễ ở California ngày nay đã biết món này, có người cũng nhậu tới bến không thua gì người Việt.
Sau cơm tối là lửa trại. Đám trẻ con thích ăn marshmallow cắm que nướng với sô-cô-la, kẹp bánh qui. Gần đến ngày Lễ Độc lập nên mang pháo bông ra đốt. Người lớn ngồi kể chuyện cho nhau nghe. Vui buồn quê người, chuyện quê nhà. Khuya mới vào lều ngủ.
Đêm thật yên tĩnh. Trăng lên từ chiều đang sắp tàn ở hướng tây. Chùm đại hùng tinh hiện rõ trên bầu trời.
Mọi người đang ngủ bỗng bị đánh thức dậy bởi tiếng la khóc: “Con muốn về ngủ với mẹ.”
Bé gái lên tám hồi tối ngồi vui đùa với các chú cô. Em mang những câu đố học được từ trường ở Việt Nam ra thử người lớn, có bạn trêu chọc em là “Cháu ngoan Bác Hồ” nhưng em ngoay ngoảy phản đối. Nghe em đố vui, kể chuyện đã cho chúng tôi những trận cười vui suốt buổi tối. Nhưng cả đêm em không ngủ mà la khóc đòi về với mẹ.
Dịp hè em được mẹ cho đi theo qua Mỹ để tham gia summer camp. Ban ngày đi học, đi tham quan nhiều nơi, nhưng tối vẫn về với mẹ. Em chưa một lần xa gia đình, hôm nay theo chú đi trại lần đầu. Đêm về nhớ mẹ la khóc suốt đêm làm nhiều người mất ngủ. Không ai dỗ được.
Tôi tỉnh giấc. Tìm đèn pin đi tiểu. Trăng đã tàn để lại trên bầu trời hằng hà sa số ánh sao lấp lánh.
Ngày còn bé đi học, nghe thày cô nói sao trên trời như cát dưới biển là điều khó tin. Sống ở thành phố lung linh ánh điện chẳng bao giờ thấy được bầu trời nhiều sao như đêm nay.
Tôi chăm chăm ngó trời, ngó những ngôi sao cách xa trái đất có đến nhiều triệu năm ánh sáng. Vũ trụ bao la, không cùng và con người quả thực là một sinh vật vô cùng bé nhỏ trong chốn càn khôn này.
(ảnh trong bài của tác giả)
© 2012 Buivanphu