Cà Kê Dê Ngỗng
Đèn Hoa Kỳ
Dư luận ì xèo về cách tiếp đón ở sân bay thành phố Nữu Ước, tôi chẳng quan tâm, nhưng tôi để ý tới món quà mà thủ tướng đem theo: một chiếc đèn dầu, còn gọi là đèn Hoa Kỳ.
Hôm qua báo chí đăng tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi thăm Mỹ theo
lời mời của ông tổng thống Đônan Trăm. Dư luận ì xèo về cách tiếp đón ở
sân bay thành phố Nữu Ước, tôi chẳng quan tâm, nhưng tôi để ý tới món
quà mà thủ tướng đem theo: một chiếc đèn dầu, còn gọi là đèn Hoa Kỳ.
Thực lòng, tôi đánh giá cao việc chọn món quà này. Quà mà nguyên thủ hay
quan chức nhà nước cấp cao tặng nhau không cần phải là thứ có giá trị
tiền bạc lớn mà quan trọng ở giá trị tinh thần, ý nghĩa sâu sắc. Có tặng
tiền tỉ cho đại diện nước Mỹ cũng không làm người ta sướng bởi luật
nước này đã quy định tất cả quà cáp quan chức thu nhận đều phải khai báo
với cơ quan kiểm soát, chỉ được giữ lại những món nào trị giá tiền bạc
dưới 200 USD. Vị nào gian dối, nếu bị phát hiện là toi đời, sự nghiệp
chính trị sẽ về mo, không bao giờ có thể ngóc đầu được nữa. Người Mỹ rất
ghét sự gian dối. Tôi đã đi Mỹ lần nào đâu mà biết, nhưng nghe rất
nhiều bạn tôi bẩu thế. Con gái tôi còn bổ sung, ai vào lãnh sự quán hoặc
đại sứ quán Mỹ để phỏng vấn xin visa, nó phát hiện nói dối một lần
thôi, dù nói dối về bất cứ thứ gì, ngày tháng năm sinh chẳng hạn, thì
đừng hòng hy vọng được vào nơi đó lần thứ 2 chứ đừng nói qua Mỹ.
Đang nói chuyện quà tặng, tự dưng chệch sang chuyện Mỹ. Khen Mỹ có mà
khen cả ngày. Ở xứ ta á, quan chức sống chủ yếu bằng quà tặng các kiểu,
được gọi khéo léo thành lộc. Lộc quan là thứ hấp dẫn người ta đua tranh
vào hoạn lộ. Vừa rồi có vị đại biểu quốc hội sổ toẹt ra rằng thu nhập
của hầu hết bộ trưởng xứ này cao gấp nghìn lần lương. Lão Maddox hàng
xóm nhà tôi cằn nhằn rằng sống bằng lương thế đéo nào được. Tôi bảo ông
chả đang sống bằng lương hưu đó sao. Lão quát, nhưng tao không ngày nào
cũng tiệc tùng, xe cộ, biệt thự, em út, mát xa mát gần…
Lại chệch, cần quay về chuyện đèn điếc thôi kẻo làm mệt người đọc. Tôi
chỉ nghĩ đơn giản rằng dụng ý của ông thủ tướng Phúc là hai nước chúng
ta sẽ cùng thắp sáng hiện tại và tương lai. Có đèn mà để quan hệ tăm tối
thì coi sao được. Ông nào cố ý phùng mang trợn mặt thổi tắt phụt ngọn
lửa đèn thì xóa mẹ nó quan hệ đi còn hơn. Sực nhớ câu thơ của thi sĩ quá
cố Pghạm Tiến Duật “Ôi ngọn lửa đèn/Có nửa cuộc đời ta trong ấy/Giặc
muốn cướp đi/Giặc muốn cướp lửa tim ta đấy”. Giá tay trợ lý, tham mưu
nào mách cho ông Phúc đọc câu này kể cũng hay hay, chứ lần nào cũng
Kiều, chán bỏ mẹ.
Hồi tôi bé tí nghe thày tôi kể ngày xưa xứ ta chỉ thắp sáng bằng nến sáp
ong (bạch lạp), dầu lạc, dầu trẩu, mỡ con này con kia. Nhưng có phải
nhà nào cũng có nến thắp đâu nên chủ yếu sống trong đêm tối. Tôi thì
nghĩ nông dân hoạt động, làm việc ban ngày khi có mặt trời, còn buổi
tối, ban đêm chỉ có nhiệm vụ ngủ, và làm gì thì làm. Chính vì thế hầu
như nhà nào cũng đông con. Các anh con mấy ông bác tôi ở làng Trà Phương
quê tôi nhà có 7-8-9 đứa con là chuyện thường. Cũng lời thày kể, đến
đầu thế kỷ 20 người Phú lãng sa (Pháp) mới cho đưa dầu hỏa sang An Nam,
do mấy công ty của Mỹ khai thác và bán khắp toàn cầu. Dầu hỏa không thể
đổ vào cái đĩa đốt bằng bấc như kiểu dầu lạc, mà cũng không đúc thành
thỏi thành cục như sáp ong được, vì vậy dân ta thờ ơ không ham mua. Bọn
nhà buôn ma mãnh (thương nhân thời nào chả ma mãnh, láu cá) liền kiếm
người chế ra cái đèn đổ dầu hỏa vào đó, có ống dẫn dầu thấm qua sợi bấc
(thường làm bằng sợi bông), có cái máy vặn bánh xe nhọn bé tí xíu đẩy
sợi bấc lên xuống điều chỉnh lửa to nhỏ, trên cùng là chiếc bóng thủy
tinh che chắn gió. Hãng Shell (Mỹ) bán dầu lúc đầu phát không cho người
mua dầu nên dân chúng gọi đồ dẫn hỏa thắp sáng ấy là đèn Hoa Kỳ. Cuối
thời nhà Nguyễn, do kiêng húy chữ Hoa nên gọi thành Huê Kỳ.
Thời đó tên nước Mỹ có nhiều cách gọi, theo cách phiên âm tiếng Hán thì
là Mỹ Lợi Kiên (gọi tắt là Mỹ), nhưng theo cách nôm na của dân xứ ta,
nhìn thấy lá cờ nước này có nhiều ngôi sao, mỗi sao biểu tượng cho một
bang, bà con ta khen đẹp như hoa bèn gọi cờ ấy là hoa kỳ (hoa là bông
hoa, kỳ là cờ), từ đó chết tên Hoa Kỳ. Thực ra Hoa Kỳ là cách gọi bông
đùa, tếu táo, mỉa mai. Về sau nữa thì gọi theo kiểu Tây là American,
USA. Thời những năm 50-70 khi Việt Nam có chiến tranh với Mỹ, cách gọi
Mỹ là phổ biến. Người ta khắc lên núi đá Ninh Bình ven đường ra trận câu
khẩu hiệu thật to “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” chứ có ai đọc
thành “Hoa Kỳ xâm lược” đâu. Theo tôi, cần thống nhất lại cách gọi tên
nước này, nhất là về mặt quan hệ quốc gia, quan hệ ngoại giao có tính
toàn cầu. Gọi kiểu “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ” cũng không ổn, dở ông dở
thằng, dở nôm na dở sang trọng. Gọi là Mỹ thì mấy vị hay bới móc lại sợ
có yếu tố Tàu trong chữ ấy. Thôi thì trước khi bắt nhịp vào được với
thời đại phủ sóng toàn cầu, cứ tạm gọi là Mỹ đã, bởi nó quen rồi, ăn vào
đầu rồi. Cũng xin rụt rè có ý kiến như vậy để anh Phạm Bình Minh thượng
thư bộ Ngoại giao con cụ cựu bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch lưu ý tí nhỉ.
Cái đèn quà mà thủ tướng Phúc đem qua Mỹ bầu đèn được làm bằng gốm Bát
Tràng, trang trí khá đẹp. Tôi cam đoan ít nhất thủ tướng phải đem theo
vài ba chiếc giống nhau, lỡ chân tay lập cập đánh rơi bể thì có cái mới
thay thế ngay. Nhưng đó chỉ là chiếc đèn kiểu dáng đèn Hoa Kỳ nổi tiếng
thôi. Thày tôi sinh thời bảo đèn Hoa Kỳ làm bằng đồng cơ, cả bầu đèn lẫn
chỗ vặn bấc lắp bóng đều rặt bằng đồng. Chính mắt tôi từng thấy trên
nhà ông ngoại tôi có cây đèn như thế. Đẹp lắm. Đẹp và chuẩn không thể
tả. Bầu đèn được lau chùi hằng ngày, vả lại do tay cầm vào nên cứ bóng
loáng, ánh sắc đồng. Về sau thì người ta mới chế thêm từ những vật liệu
khác như nhôm, thủy tinh, inox, cũng vẫn gọi tên đèn Hoa Kỳ. Bây giờ mà
ai lùng ra chiếc đèn Hoa Kỳ gốc đem sang Mỹ bán cho hãng dầu con sò
Shell có khi vớ bở.
Suốt những năm 50-70, miền Bắc chống Mỹ, đánh Mỹ nhưng vẫn thắp sáng
bằng đèn Hoa Kỳ. Sau có cả đèn bão Liên Xô, đèn măng xông Trung Quốc,
đèn đốt khí đá đất đèn tự chế nhưng đèn dầu Hoa Kỳ vẫn là chủ lực. Lứa
chúng tôi xuống hầm học bài mỗi đứa đem theo cây đèn dầu hỏa trứ danh ấy
để thắp sáng tương lai. Suốt thời bao cấp những năm giữa thập niên 70
đến giữa 90 cây đèn Hoa Kỳ vẫn là nguồn sáng chính, có khi còn sáng hơn
nguồn sáng đảng, bởi hầu như tối nào cũng cúp điện. Bây giờ thì chẳng
còn mấy ai nhớ đến nó, cây đèn Hoa Kỳ ấy nữa. May mà có thủ tướng Phúc.
Nguyễn Thông
(FB Nguyễn Thông)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Đèn Hoa Kỳ
Dư luận ì xèo về cách tiếp đón ở sân bay thành phố Nữu Ước, tôi chẳng quan tâm, nhưng tôi để ý tới món quà mà thủ tướng đem theo: một chiếc đèn dầu, còn gọi là đèn Hoa Kỳ.
Hôm qua báo chí đăng tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi thăm Mỹ theo
lời mời của ông tổng thống Đônan Trăm. Dư luận ì xèo về cách tiếp đón ở
sân bay thành phố Nữu Ước, tôi chẳng quan tâm, nhưng tôi để ý tới món
quà mà thủ tướng đem theo: một chiếc đèn dầu, còn gọi là đèn Hoa Kỳ.
Thực lòng, tôi đánh giá cao việc chọn món quà này. Quà mà nguyên thủ hay
quan chức nhà nước cấp cao tặng nhau không cần phải là thứ có giá trị
tiền bạc lớn mà quan trọng ở giá trị tinh thần, ý nghĩa sâu sắc. Có tặng
tiền tỉ cho đại diện nước Mỹ cũng không làm người ta sướng bởi luật
nước này đã quy định tất cả quà cáp quan chức thu nhận đều phải khai báo
với cơ quan kiểm soát, chỉ được giữ lại những món nào trị giá tiền bạc
dưới 200 USD. Vị nào gian dối, nếu bị phát hiện là toi đời, sự nghiệp
chính trị sẽ về mo, không bao giờ có thể ngóc đầu được nữa. Người Mỹ rất
ghét sự gian dối. Tôi đã đi Mỹ lần nào đâu mà biết, nhưng nghe rất
nhiều bạn tôi bẩu thế. Con gái tôi còn bổ sung, ai vào lãnh sự quán hoặc
đại sứ quán Mỹ để phỏng vấn xin visa, nó phát hiện nói dối một lần
thôi, dù nói dối về bất cứ thứ gì, ngày tháng năm sinh chẳng hạn, thì
đừng hòng hy vọng được vào nơi đó lần thứ 2 chứ đừng nói qua Mỹ.
Đang nói chuyện quà tặng, tự dưng chệch sang chuyện Mỹ. Khen Mỹ có mà
khen cả ngày. Ở xứ ta á, quan chức sống chủ yếu bằng quà tặng các kiểu,
được gọi khéo léo thành lộc. Lộc quan là thứ hấp dẫn người ta đua tranh
vào hoạn lộ. Vừa rồi có vị đại biểu quốc hội sổ toẹt ra rằng thu nhập
của hầu hết bộ trưởng xứ này cao gấp nghìn lần lương. Lão Maddox hàng
xóm nhà tôi cằn nhằn rằng sống bằng lương thế đéo nào được. Tôi bảo ông
chả đang sống bằng lương hưu đó sao. Lão quát, nhưng tao không ngày nào
cũng tiệc tùng, xe cộ, biệt thự, em út, mát xa mát gần…
Lại chệch, cần quay về chuyện đèn điếc thôi kẻo làm mệt người đọc. Tôi
chỉ nghĩ đơn giản rằng dụng ý của ông thủ tướng Phúc là hai nước chúng
ta sẽ cùng thắp sáng hiện tại và tương lai. Có đèn mà để quan hệ tăm tối
thì coi sao được. Ông nào cố ý phùng mang trợn mặt thổi tắt phụt ngọn
lửa đèn thì xóa mẹ nó quan hệ đi còn hơn. Sực nhớ câu thơ của thi sĩ quá
cố Pghạm Tiến Duật “Ôi ngọn lửa đèn/Có nửa cuộc đời ta trong ấy/Giặc
muốn cướp đi/Giặc muốn cướp lửa tim ta đấy”. Giá tay trợ lý, tham mưu
nào mách cho ông Phúc đọc câu này kể cũng hay hay, chứ lần nào cũng
Kiều, chán bỏ mẹ.
Hồi tôi bé tí nghe thày tôi kể ngày xưa xứ ta chỉ thắp sáng bằng nến sáp
ong (bạch lạp), dầu lạc, dầu trẩu, mỡ con này con kia. Nhưng có phải
nhà nào cũng có nến thắp đâu nên chủ yếu sống trong đêm tối. Tôi thì
nghĩ nông dân hoạt động, làm việc ban ngày khi có mặt trời, còn buổi
tối, ban đêm chỉ có nhiệm vụ ngủ, và làm gì thì làm. Chính vì thế hầu
như nhà nào cũng đông con. Các anh con mấy ông bác tôi ở làng Trà Phương
quê tôi nhà có 7-8-9 đứa con là chuyện thường. Cũng lời thày kể, đến
đầu thế kỷ 20 người Phú lãng sa (Pháp) mới cho đưa dầu hỏa sang An Nam,
do mấy công ty của Mỹ khai thác và bán khắp toàn cầu. Dầu hỏa không thể
đổ vào cái đĩa đốt bằng bấc như kiểu dầu lạc, mà cũng không đúc thành
thỏi thành cục như sáp ong được, vì vậy dân ta thờ ơ không ham mua. Bọn
nhà buôn ma mãnh (thương nhân thời nào chả ma mãnh, láu cá) liền kiếm
người chế ra cái đèn đổ dầu hỏa vào đó, có ống dẫn dầu thấm qua sợi bấc
(thường làm bằng sợi bông), có cái máy vặn bánh xe nhọn bé tí xíu đẩy
sợi bấc lên xuống điều chỉnh lửa to nhỏ, trên cùng là chiếc bóng thủy
tinh che chắn gió. Hãng Shell (Mỹ) bán dầu lúc đầu phát không cho người
mua dầu nên dân chúng gọi đồ dẫn hỏa thắp sáng ấy là đèn Hoa Kỳ. Cuối
thời nhà Nguyễn, do kiêng húy chữ Hoa nên gọi thành Huê Kỳ.
Thời đó tên nước Mỹ có nhiều cách gọi, theo cách phiên âm tiếng Hán thì
là Mỹ Lợi Kiên (gọi tắt là Mỹ), nhưng theo cách nôm na của dân xứ ta,
nhìn thấy lá cờ nước này có nhiều ngôi sao, mỗi sao biểu tượng cho một
bang, bà con ta khen đẹp như hoa bèn gọi cờ ấy là hoa kỳ (hoa là bông
hoa, kỳ là cờ), từ đó chết tên Hoa Kỳ. Thực ra Hoa Kỳ là cách gọi bông
đùa, tếu táo, mỉa mai. Về sau nữa thì gọi theo kiểu Tây là American,
USA. Thời những năm 50-70 khi Việt Nam có chiến tranh với Mỹ, cách gọi
Mỹ là phổ biến. Người ta khắc lên núi đá Ninh Bình ven đường ra trận câu
khẩu hiệu thật to “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” chứ có ai đọc
thành “Hoa Kỳ xâm lược” đâu. Theo tôi, cần thống nhất lại cách gọi tên
nước này, nhất là về mặt quan hệ quốc gia, quan hệ ngoại giao có tính
toàn cầu. Gọi kiểu “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ” cũng không ổn, dở ông dở
thằng, dở nôm na dở sang trọng. Gọi là Mỹ thì mấy vị hay bới móc lại sợ
có yếu tố Tàu trong chữ ấy. Thôi thì trước khi bắt nhịp vào được với
thời đại phủ sóng toàn cầu, cứ tạm gọi là Mỹ đã, bởi nó quen rồi, ăn vào
đầu rồi. Cũng xin rụt rè có ý kiến như vậy để anh Phạm Bình Minh thượng
thư bộ Ngoại giao con cụ cựu bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch lưu ý tí nhỉ.
Cái đèn quà mà thủ tướng Phúc đem qua Mỹ bầu đèn được làm bằng gốm Bát
Tràng, trang trí khá đẹp. Tôi cam đoan ít nhất thủ tướng phải đem theo
vài ba chiếc giống nhau, lỡ chân tay lập cập đánh rơi bể thì có cái mới
thay thế ngay. Nhưng đó chỉ là chiếc đèn kiểu dáng đèn Hoa Kỳ nổi tiếng
thôi. Thày tôi sinh thời bảo đèn Hoa Kỳ làm bằng đồng cơ, cả bầu đèn lẫn
chỗ vặn bấc lắp bóng đều rặt bằng đồng. Chính mắt tôi từng thấy trên
nhà ông ngoại tôi có cây đèn như thế. Đẹp lắm. Đẹp và chuẩn không thể
tả. Bầu đèn được lau chùi hằng ngày, vả lại do tay cầm vào nên cứ bóng
loáng, ánh sắc đồng. Về sau thì người ta mới chế thêm từ những vật liệu
khác như nhôm, thủy tinh, inox, cũng vẫn gọi tên đèn Hoa Kỳ. Bây giờ mà
ai lùng ra chiếc đèn Hoa Kỳ gốc đem sang Mỹ bán cho hãng dầu con sò
Shell có khi vớ bở.
Suốt những năm 50-70, miền Bắc chống Mỹ, đánh Mỹ nhưng vẫn thắp sáng
bằng đèn Hoa Kỳ. Sau có cả đèn bão Liên Xô, đèn măng xông Trung Quốc,
đèn đốt khí đá đất đèn tự chế nhưng đèn dầu Hoa Kỳ vẫn là chủ lực. Lứa
chúng tôi xuống hầm học bài mỗi đứa đem theo cây đèn dầu hỏa trứ danh ấy
để thắp sáng tương lai. Suốt thời bao cấp những năm giữa thập niên 70
đến giữa 90 cây đèn Hoa Kỳ vẫn là nguồn sáng chính, có khi còn sáng hơn
nguồn sáng đảng, bởi hầu như tối nào cũng cúp điện. Bây giờ thì chẳng
còn mấy ai nhớ đến nó, cây đèn Hoa Kỳ ấy nữa. May mà có thủ tướng Phúc.
Nguyễn Thông
(FB Nguyễn Thông)