Di Sản Hồ Chí Minh
Đến Mỹ, tôi mới biết mình tưởng tượng sai...
Tôi thuộc thế hệ 7x, sinh ra ngay sau chiến tranh, thế hệ bùng nổ dân số. Bản tính thích tự do, tôi thường tự nhủ khi về già không nên sống cùng con cháu. Tôi qua Mỹ theo học bổng của chính phủ Mỹ
31/03/2016 Tâm tư nguyện vọng của người cao tuổi là được sống ở nhà mình. Việc đưa ông bà vào trại dưỡng lão, có khi chỉ là ý kiến chủ quan của con cháu.
Khi còn ở trong nước, tôi vốn hình dung phần lớn người cao tuổi ở Mỹ đều sống ở trung tâm dưỡng lão khi về già. Họ rất hạnh phúc, được ăn ở sinh hoạt cùng nhau ở trong các trung tâm dưỡng lão.
Cảnh xế chiều của Viện dưỡng lão
Trong 3 tháng đầu tôi học ở Đại học California-Davis (UCDavis), thuộc tiểu bang California, và xin làm thực tập sinh ở Trung tâm Người cao tuổi Davis. Khi không tìm thấy khu nhà ở nội trú của người cao tuổi, tôi đem thắc mắc đi hỏi, và được biết ở đây không có trung tâm dưỡng lão.
Người cao tuổi đều sống ở nhà của họ cùng với cộng đồng. Tôi tham gia các hoạt động cùng với người cao tuổi ở Trung tâm, từ chơi bingo, tập thể dục với dải băng nilon, tập thái cực quyền, múa hula truyền thống của người Hawaii, đến đan len để cho người nghèo, hoặc bán lấy tiền làm từ thiện. Các cụ đến đó sinh hoạt, ăn trưa với giá phụ cấp, rồi chiều đi xe buýt ưu tiên về nhà. Những cụ không đến được trung tâm do sức khỏe yếu, chương trình dự án Bánh xe Thức ăn sẽ mang cơm đến tận nhà.
Sau 3 tháng ở Davis, tôi chuyển về Đại học Minnesota ở Trung - Tây nước Mỹ, ở gần Canada. Bố mẹ đỡ đầu (host family) ra đón tôi ở sân bay. Hai ông bà đều đã ngoài 75, vẫn tự lái xe.
Ở buổi chào đón các học giả của chương trình, tôi thấy các bố mẹ đỡ đầu khác cũng đều đã già, cũng đều tự lái xe. Không ai sống ở trung tâm dưỡng lão.Tôi đi thăm một vài cơ sở chăm sóc người cao tuổi và nhận ra rằng dịch vụ Viện dưỡng lão đang đi đến cảnh xế chiều. Nhiều trung tâm phải đóng cửa và loay hoay không biết nên tận dụng cơ sở vật chất cho việc gì. Điều này cho thấy mô hình viện dưỡng lão để chuẩn bị cho thế hệ bùng nổ dân số khi về già ở Mỹ, đã tiêu tốn rất nhiều tiền đầu tư, là một thất bại.
Và một câu chuyện thành công
Sau quãng thời gian nghiên cứu các trung tâm dưỡng lão, các trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại nhà, tôi xin làm thực tập viên ở Trung tâm Người cao tuổi ở Công viên Di sản, thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota. Đây là mô hình một cửa dành cho người cao tuổi (one-stop-shop), lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ cách đây 3 năm và cũng là mô hình hợp tác công - tư đầu tiên về chăm sóc người cao tuổi ở trên toàn liên bang Mỹ.
Tôi nhận ra, mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động của Trung tâm Người cao tuổi ở Công viên Di sản và của chính quyền tiểu bang Minnesota nói chung, là giúp người cao tuổi để người cao tuổi giúp chính mình và giúp cộng đồng. Họ nỗ lực để giúp người cao tuổi được khỏe mạnh, sống ở nhà riêng của họ, giữa cộng đồng dân cư, chứ không phải sống nội trú trong 2 khu nhà nói trên.
Tính về chi phí ngân sách, cách tiếp cận này tiết kiệm rất nhiều cho chính phủ Mỹ. Hai gói bảo hiểm Medicare và Medicaid cùng các chính sách xã hội khác là công cụ để nhà nước thực hiện sứ mệnh này.
Đừng “nhấc” bố mẹ già khỏi nơi chốn thân thuộc
Có bạn sẽ phản biện, người cao tuổi ở Mỹ thích sống ở nhà hơn ở Viện dưỡng lão, người Việt mình lại thích sống ở viện dưỡng lão hơn thì sao? Xin thưa với các bạn rằng, văn hóa cuộc sống của người Việt Nam ngàn đời nay luôn gắn với bà con chòm xóm, láng giềng.
Nếu đủ tiền để trang trải cho các cụ ở Viện dưỡng lão, thì nghĩa là các bạn có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản đầu tiên là ăn uống ngủ nghỉ cho các cụ. Nhưng các bạn đâu thể mang không gian tinh thần vào trong Viện dưỡng lão và lên ngôi nhà đóng kín của các bạn ở phố được. Đừng nhấc các cụ ra khỏi nơi các cụ đã thân thuộc, gắn bó, nơi các cụ gọi là nhà, là quê, cho các cụ cảm giác an toàn.
Khi tôi chào tạm biệt bố mẹ đỡ đầu ở Mỹ về Việt Nam, ông bà nói năm sau ông bà không làm host family nữa, vì đang bận trợ giúp pháp lý cho một người bạn già hơn 90 tuổi ra khỏi Viện dưỡng lão. Con trai/ người bảo trợ của bạn bà tự ý đưa bà vào Viện dưỡng lão, trong khi bà chỉ muốn sống ở nhà. Muốn đưa bà bạn già ra khỏi Viện, phải có chữ ký đồng ý của người bảo trợ.
Thế mới thấy, ngay cả ở Mỹ, tâm tư nguyện vọng của người cao tuổi vẫn là được sống ở nhà mình. Việc đưa ông bà vào trại dưỡng lão, có khi chỉ là ý kiến chủ quan của con cháu.
Xã hội phát triển, cấu trúc gia đình ở Việt Nam cũng thay đổi từ nhiều thế hệ chuyển sang gia đình hạt nhân với 2 thế hệ là bố mẹ và ít con cái hơn. Việc chăm sóc bố mẹ khi về già là bài toán khó. Viện dưỡng lão là một giải pháp, nhưng không phải tối ưu. Ở Mỹ, viện dưỡng lão không nằm trong chiến lược đầu tư của nhà nước, cũng như không phải là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư.
Nguyễn Thị Thu Đông
* Nguyễn Thị Thu Đông là học giả của chương trình Fulbright-Humphrey do chính phủ Mỹ tài trợ. Cô tốt nghiệp Thạc sỹ Quản lý Phát triển ở Viện Quản lý Châu Á, Philippines và là sáng lập viên Quỹ nhân ái Người cao tuổi.
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dachieu/296673/den-my-toi-moi-biet-minh-tuong-tuong-sai.html
31/03/2016 Tâm tư nguyện vọng của người cao tuổi là được sống ở nhà mình. Việc đưa ông bà vào trại dưỡng lão, có khi chỉ là ý kiến chủ quan của con cháu.
Tác giả tập thể dục cùng với người cao tuổi ở
Trung tâm Người cao tuổi Davis. Ảnh: Nguyễn Thị Thu Đông
Tôi thuộc thế hệ 7x, sinh ra ngay sau
chiến tranh, thế hệ bùng nổ dân số. Bản tính thích tự do, tôi thường tự
nhủ khi về già không nên sống cùng con cháu. Tôi qua Mỹ theo học bổng
của chính phủ Mỹ, với mục tiêu số một là học mô hình nhà dưỡng lão. 76,4
triệu người thuộc thế hệ bùng nổ dân số ở Mỹ (chiếm gần 40% dân số nước
này) [1], sẽ đồng loạt đến tuổi nghỉ hưu từ khoảng năm 2010.Khi còn ở trong nước, tôi vốn hình dung phần lớn người cao tuổi ở Mỹ đều sống ở trung tâm dưỡng lão khi về già. Họ rất hạnh phúc, được ăn ở sinh hoạt cùng nhau ở trong các trung tâm dưỡng lão.
Cảnh xế chiều của Viện dưỡng lão
Trong 3 tháng đầu tôi học ở Đại học California-Davis (UCDavis), thuộc tiểu bang California, và xin làm thực tập sinh ở Trung tâm Người cao tuổi Davis. Khi không tìm thấy khu nhà ở nội trú của người cao tuổi, tôi đem thắc mắc đi hỏi, và được biết ở đây không có trung tâm dưỡng lão.
Người cao tuổi đều sống ở nhà của họ cùng với cộng đồng. Tôi tham gia các hoạt động cùng với người cao tuổi ở Trung tâm, từ chơi bingo, tập thể dục với dải băng nilon, tập thái cực quyền, múa hula truyền thống của người Hawaii, đến đan len để cho người nghèo, hoặc bán lấy tiền làm từ thiện. Các cụ đến đó sinh hoạt, ăn trưa với giá phụ cấp, rồi chiều đi xe buýt ưu tiên về nhà. Những cụ không đến được trung tâm do sức khỏe yếu, chương trình dự án Bánh xe Thức ăn sẽ mang cơm đến tận nhà.
Sau 3 tháng ở Davis, tôi chuyển về Đại học Minnesota ở Trung - Tây nước Mỹ, ở gần Canada. Bố mẹ đỡ đầu (host family) ra đón tôi ở sân bay. Hai ông bà đều đã ngoài 75, vẫn tự lái xe.
Ở buổi chào đón các học giả của chương trình, tôi thấy các bố mẹ đỡ đầu khác cũng đều đã già, cũng đều tự lái xe. Không ai sống ở trung tâm dưỡng lão.Tôi đi thăm một vài cơ sở chăm sóc người cao tuổi và nhận ra rằng dịch vụ Viện dưỡng lão đang đi đến cảnh xế chiều. Nhiều trung tâm phải đóng cửa và loay hoay không biết nên tận dụng cơ sở vật chất cho việc gì. Điều này cho thấy mô hình viện dưỡng lão để chuẩn bị cho thế hệ bùng nổ dân số khi về già ở Mỹ, đã tiêu tốn rất nhiều tiền đầu tư, là một thất bại.
Và một câu chuyện thành công
Sau quãng thời gian nghiên cứu các trung tâm dưỡng lão, các trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại nhà, tôi xin làm thực tập viên ở Trung tâm Người cao tuổi ở Công viên Di sản, thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota. Đây là mô hình một cửa dành cho người cao tuổi (one-stop-shop), lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ cách đây 3 năm và cũng là mô hình hợp tác công - tư đầu tiên về chăm sóc người cao tuổi ở trên toàn liên bang Mỹ.
Tôi nhận ra, mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động của Trung tâm Người cao tuổi ở Công viên Di sản và của chính quyền tiểu bang Minnesota nói chung, là giúp người cao tuổi để người cao tuổi giúp chính mình và giúp cộng đồng. Họ nỗ lực để giúp người cao tuổi được khỏe mạnh, sống ở nhà riêng của họ, giữa cộng đồng dân cư, chứ không phải sống nội trú trong 2 khu nhà nói trên.
Tính về chi phí ngân sách, cách tiếp cận này tiết kiệm rất nhiều cho chính phủ Mỹ. Hai gói bảo hiểm Medicare và Medicaid cùng các chính sách xã hội khác là công cụ để nhà nước thực hiện sứ mệnh này.
Đừng “nhấc” bố mẹ già khỏi nơi chốn thân thuộc
Có bạn sẽ phản biện, người cao tuổi ở Mỹ thích sống ở nhà hơn ở Viện dưỡng lão, người Việt mình lại thích sống ở viện dưỡng lão hơn thì sao? Xin thưa với các bạn rằng, văn hóa cuộc sống của người Việt Nam ngàn đời nay luôn gắn với bà con chòm xóm, láng giềng.
Nếu đủ tiền để trang trải cho các cụ ở Viện dưỡng lão, thì nghĩa là các bạn có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản đầu tiên là ăn uống ngủ nghỉ cho các cụ. Nhưng các bạn đâu thể mang không gian tinh thần vào trong Viện dưỡng lão và lên ngôi nhà đóng kín của các bạn ở phố được. Đừng nhấc các cụ ra khỏi nơi các cụ đã thân thuộc, gắn bó, nơi các cụ gọi là nhà, là quê, cho các cụ cảm giác an toàn.
Khi tôi chào tạm biệt bố mẹ đỡ đầu ở Mỹ về Việt Nam, ông bà nói năm sau ông bà không làm host family nữa, vì đang bận trợ giúp pháp lý cho một người bạn già hơn 90 tuổi ra khỏi Viện dưỡng lão. Con trai/ người bảo trợ của bạn bà tự ý đưa bà vào Viện dưỡng lão, trong khi bà chỉ muốn sống ở nhà. Muốn đưa bà bạn già ra khỏi Viện, phải có chữ ký đồng ý của người bảo trợ.
Thế mới thấy, ngay cả ở Mỹ, tâm tư nguyện vọng của người cao tuổi vẫn là được sống ở nhà mình. Việc đưa ông bà vào trại dưỡng lão, có khi chỉ là ý kiến chủ quan của con cháu.
Xã hội phát triển, cấu trúc gia đình ở Việt Nam cũng thay đổi từ nhiều thế hệ chuyển sang gia đình hạt nhân với 2 thế hệ là bố mẹ và ít con cái hơn. Việc chăm sóc bố mẹ khi về già là bài toán khó. Viện dưỡng lão là một giải pháp, nhưng không phải tối ưu. Ở Mỹ, viện dưỡng lão không nằm trong chiến lược đầu tư của nhà nước, cũng như không phải là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư.
Nguyễn Thị Thu Đông
* Nguyễn Thị Thu Đông là học giả của chương trình Fulbright-Humphrey do chính phủ Mỹ tài trợ. Cô tốt nghiệp Thạc sỹ Quản lý Phát triển ở Viện Quản lý Châu Á, Philippines và là sáng lập viên Quỹ nhân ái Người cao tuổi.
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dachieu/296673/den-my-toi-moi-biet-minh-tuong-tuong-sai.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Đến Mỹ, tôi mới biết mình tưởng tượng sai...
Tôi thuộc thế hệ 7x, sinh ra ngay sau chiến tranh, thế hệ bùng nổ dân số. Bản tính thích tự do, tôi thường tự nhủ khi về già không nên sống cùng con cháu. Tôi qua Mỹ theo học bổng của chính phủ Mỹ
31/03/2016 Tâm
tư nguyện vọng của người cao tuổi là được sống ở nhà mình. Việc đưa ông
bà vào trại dưỡng lão, có khi chỉ là ý kiến chủ quan của con cháu.
Khi còn ở trong nước, tôi vốn hình dung phần lớn người cao tuổi ở Mỹ đều sống ở trung tâm dưỡng lão khi về già. Họ rất hạnh phúc, được ăn ở sinh hoạt cùng nhau ở trong các trung tâm dưỡng lão.
Cảnh xế chiều của Viện dưỡng lão
Trong 3 tháng đầu tôi học ở Đại học California-Davis (UCDavis), thuộc tiểu bang California, và xin làm thực tập sinh ở Trung tâm Người cao tuổi Davis. Khi không tìm thấy khu nhà ở nội trú của người cao tuổi, tôi đem thắc mắc đi hỏi, và được biết ở đây không có trung tâm dưỡng lão.
Người cao tuổi đều sống ở nhà của họ cùng với cộng đồng. Tôi tham gia các hoạt động cùng với người cao tuổi ở Trung tâm, từ chơi bingo, tập thể dục với dải băng nilon, tập thái cực quyền, múa hula truyền thống của người Hawaii, đến đan len để cho người nghèo, hoặc bán lấy tiền làm từ thiện. Các cụ đến đó sinh hoạt, ăn trưa với giá phụ cấp, rồi chiều đi xe buýt ưu tiên về nhà. Những cụ không đến được trung tâm do sức khỏe yếu, chương trình dự án Bánh xe Thức ăn sẽ mang cơm đến tận nhà.
Sau 3 tháng ở Davis, tôi chuyển về Đại học Minnesota ở Trung - Tây nước Mỹ, ở gần Canada. Bố mẹ đỡ đầu (host family) ra đón tôi ở sân bay. Hai ông bà đều đã ngoài 75, vẫn tự lái xe.
Ở buổi chào đón các học giả của chương trình, tôi thấy các bố mẹ đỡ đầu khác cũng đều đã già, cũng đều tự lái xe. Không ai sống ở trung tâm dưỡng lão.Tôi đi thăm một vài cơ sở chăm sóc người cao tuổi và nhận ra rằng dịch vụ Viện dưỡng lão đang đi đến cảnh xế chiều. Nhiều trung tâm phải đóng cửa và loay hoay không biết nên tận dụng cơ sở vật chất cho việc gì. Điều này cho thấy mô hình viện dưỡng lão để chuẩn bị cho thế hệ bùng nổ dân số khi về già ở Mỹ, đã tiêu tốn rất nhiều tiền đầu tư, là một thất bại.
Và một câu chuyện thành công
Sau quãng thời gian nghiên cứu các trung tâm dưỡng lão, các trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại nhà, tôi xin làm thực tập viên ở Trung tâm Người cao tuổi ở Công viên Di sản, thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota. Đây là mô hình một cửa dành cho người cao tuổi (one-stop-shop), lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ cách đây 3 năm và cũng là mô hình hợp tác công - tư đầu tiên về chăm sóc người cao tuổi ở trên toàn liên bang Mỹ.
Tôi nhận ra, mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động của Trung tâm Người cao tuổi ở Công viên Di sản và của chính quyền tiểu bang Minnesota nói chung, là giúp người cao tuổi để người cao tuổi giúp chính mình và giúp cộng đồng. Họ nỗ lực để giúp người cao tuổi được khỏe mạnh, sống ở nhà riêng của họ, giữa cộng đồng dân cư, chứ không phải sống nội trú trong 2 khu nhà nói trên.
Tính về chi phí ngân sách, cách tiếp cận này tiết kiệm rất nhiều cho chính phủ Mỹ. Hai gói bảo hiểm Medicare và Medicaid cùng các chính sách xã hội khác là công cụ để nhà nước thực hiện sứ mệnh này.
Đừng “nhấc” bố mẹ già khỏi nơi chốn thân thuộc
Có bạn sẽ phản biện, người cao tuổi ở Mỹ thích sống ở nhà hơn ở Viện dưỡng lão, người Việt mình lại thích sống ở viện dưỡng lão hơn thì sao? Xin thưa với các bạn rằng, văn hóa cuộc sống của người Việt Nam ngàn đời nay luôn gắn với bà con chòm xóm, láng giềng.
Nếu đủ tiền để trang trải cho các cụ ở Viện dưỡng lão, thì nghĩa là các bạn có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản đầu tiên là ăn uống ngủ nghỉ cho các cụ. Nhưng các bạn đâu thể mang không gian tinh thần vào trong Viện dưỡng lão và lên ngôi nhà đóng kín của các bạn ở phố được. Đừng nhấc các cụ ra khỏi nơi các cụ đã thân thuộc, gắn bó, nơi các cụ gọi là nhà, là quê, cho các cụ cảm giác an toàn.
Khi tôi chào tạm biệt bố mẹ đỡ đầu ở Mỹ về Việt Nam, ông bà nói năm sau ông bà không làm host family nữa, vì đang bận trợ giúp pháp lý cho một người bạn già hơn 90 tuổi ra khỏi Viện dưỡng lão. Con trai/ người bảo trợ của bạn bà tự ý đưa bà vào Viện dưỡng lão, trong khi bà chỉ muốn sống ở nhà. Muốn đưa bà bạn già ra khỏi Viện, phải có chữ ký đồng ý của người bảo trợ.
Thế mới thấy, ngay cả ở Mỹ, tâm tư nguyện vọng của người cao tuổi vẫn là được sống ở nhà mình. Việc đưa ông bà vào trại dưỡng lão, có khi chỉ là ý kiến chủ quan của con cháu.
Xã hội phát triển, cấu trúc gia đình ở Việt Nam cũng thay đổi từ nhiều thế hệ chuyển sang gia đình hạt nhân với 2 thế hệ là bố mẹ và ít con cái hơn. Việc chăm sóc bố mẹ khi về già là bài toán khó. Viện dưỡng lão là một giải pháp, nhưng không phải tối ưu. Ở Mỹ, viện dưỡng lão không nằm trong chiến lược đầu tư của nhà nước, cũng như không phải là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư.
Nguyễn Thị Thu Đông
* Nguyễn Thị Thu Đông là học giả của chương trình Fulbright-Humphrey do chính phủ Mỹ tài trợ. Cô tốt nghiệp Thạc sỹ Quản lý Phát triển ở Viện Quản lý Châu Á, Philippines và là sáng lập viên Quỹ nhân ái Người cao tuổi.
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dachieu/296673/den-my-toi-moi-biet-minh-tuong-tuong-sai.html
Tác giả tập thể dục cùng với người cao tuổi ở
Trung tâm Người cao tuổi Davis. Ảnh: Nguyễn Thị Thu Đông
Tôi thuộc thế hệ 7x, sinh ra ngay sau
chiến tranh, thế hệ bùng nổ dân số. Bản tính thích tự do, tôi thường tự
nhủ khi về già không nên sống cùng con cháu. Tôi qua Mỹ theo học bổng
của chính phủ Mỹ, với mục tiêu số một là học mô hình nhà dưỡng lão. 76,4
triệu người thuộc thế hệ bùng nổ dân số ở Mỹ (chiếm gần 40% dân số nước
này) [1], sẽ đồng loạt đến tuổi nghỉ hưu từ khoảng năm 2010.Khi còn ở trong nước, tôi vốn hình dung phần lớn người cao tuổi ở Mỹ đều sống ở trung tâm dưỡng lão khi về già. Họ rất hạnh phúc, được ăn ở sinh hoạt cùng nhau ở trong các trung tâm dưỡng lão.
Cảnh xế chiều của Viện dưỡng lão
Trong 3 tháng đầu tôi học ở Đại học California-Davis (UCDavis), thuộc tiểu bang California, và xin làm thực tập sinh ở Trung tâm Người cao tuổi Davis. Khi không tìm thấy khu nhà ở nội trú của người cao tuổi, tôi đem thắc mắc đi hỏi, và được biết ở đây không có trung tâm dưỡng lão.
Người cao tuổi đều sống ở nhà của họ cùng với cộng đồng. Tôi tham gia các hoạt động cùng với người cao tuổi ở Trung tâm, từ chơi bingo, tập thể dục với dải băng nilon, tập thái cực quyền, múa hula truyền thống của người Hawaii, đến đan len để cho người nghèo, hoặc bán lấy tiền làm từ thiện. Các cụ đến đó sinh hoạt, ăn trưa với giá phụ cấp, rồi chiều đi xe buýt ưu tiên về nhà. Những cụ không đến được trung tâm do sức khỏe yếu, chương trình dự án Bánh xe Thức ăn sẽ mang cơm đến tận nhà.
Sau 3 tháng ở Davis, tôi chuyển về Đại học Minnesota ở Trung - Tây nước Mỹ, ở gần Canada. Bố mẹ đỡ đầu (host family) ra đón tôi ở sân bay. Hai ông bà đều đã ngoài 75, vẫn tự lái xe.
Ở buổi chào đón các học giả của chương trình, tôi thấy các bố mẹ đỡ đầu khác cũng đều đã già, cũng đều tự lái xe. Không ai sống ở trung tâm dưỡng lão.Tôi đi thăm một vài cơ sở chăm sóc người cao tuổi và nhận ra rằng dịch vụ Viện dưỡng lão đang đi đến cảnh xế chiều. Nhiều trung tâm phải đóng cửa và loay hoay không biết nên tận dụng cơ sở vật chất cho việc gì. Điều này cho thấy mô hình viện dưỡng lão để chuẩn bị cho thế hệ bùng nổ dân số khi về già ở Mỹ, đã tiêu tốn rất nhiều tiền đầu tư, là một thất bại.
Và một câu chuyện thành công
Sau quãng thời gian nghiên cứu các trung tâm dưỡng lão, các trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại nhà, tôi xin làm thực tập viên ở Trung tâm Người cao tuổi ở Công viên Di sản, thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota. Đây là mô hình một cửa dành cho người cao tuổi (one-stop-shop), lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ cách đây 3 năm và cũng là mô hình hợp tác công - tư đầu tiên về chăm sóc người cao tuổi ở trên toàn liên bang Mỹ.
Tôi nhận ra, mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động của Trung tâm Người cao tuổi ở Công viên Di sản và của chính quyền tiểu bang Minnesota nói chung, là giúp người cao tuổi để người cao tuổi giúp chính mình và giúp cộng đồng. Họ nỗ lực để giúp người cao tuổi được khỏe mạnh, sống ở nhà riêng của họ, giữa cộng đồng dân cư, chứ không phải sống nội trú trong 2 khu nhà nói trên.
Tính về chi phí ngân sách, cách tiếp cận này tiết kiệm rất nhiều cho chính phủ Mỹ. Hai gói bảo hiểm Medicare và Medicaid cùng các chính sách xã hội khác là công cụ để nhà nước thực hiện sứ mệnh này.
Đừng “nhấc” bố mẹ già khỏi nơi chốn thân thuộc
Có bạn sẽ phản biện, người cao tuổi ở Mỹ thích sống ở nhà hơn ở Viện dưỡng lão, người Việt mình lại thích sống ở viện dưỡng lão hơn thì sao? Xin thưa với các bạn rằng, văn hóa cuộc sống của người Việt Nam ngàn đời nay luôn gắn với bà con chòm xóm, láng giềng.
Nếu đủ tiền để trang trải cho các cụ ở Viện dưỡng lão, thì nghĩa là các bạn có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản đầu tiên là ăn uống ngủ nghỉ cho các cụ. Nhưng các bạn đâu thể mang không gian tinh thần vào trong Viện dưỡng lão và lên ngôi nhà đóng kín của các bạn ở phố được. Đừng nhấc các cụ ra khỏi nơi các cụ đã thân thuộc, gắn bó, nơi các cụ gọi là nhà, là quê, cho các cụ cảm giác an toàn.
Khi tôi chào tạm biệt bố mẹ đỡ đầu ở Mỹ về Việt Nam, ông bà nói năm sau ông bà không làm host family nữa, vì đang bận trợ giúp pháp lý cho một người bạn già hơn 90 tuổi ra khỏi Viện dưỡng lão. Con trai/ người bảo trợ của bạn bà tự ý đưa bà vào Viện dưỡng lão, trong khi bà chỉ muốn sống ở nhà. Muốn đưa bà bạn già ra khỏi Viện, phải có chữ ký đồng ý của người bảo trợ.
Thế mới thấy, ngay cả ở Mỹ, tâm tư nguyện vọng của người cao tuổi vẫn là được sống ở nhà mình. Việc đưa ông bà vào trại dưỡng lão, có khi chỉ là ý kiến chủ quan của con cháu.
Xã hội phát triển, cấu trúc gia đình ở Việt Nam cũng thay đổi từ nhiều thế hệ chuyển sang gia đình hạt nhân với 2 thế hệ là bố mẹ và ít con cái hơn. Việc chăm sóc bố mẹ khi về già là bài toán khó. Viện dưỡng lão là một giải pháp, nhưng không phải tối ưu. Ở Mỹ, viện dưỡng lão không nằm trong chiến lược đầu tư của nhà nước, cũng như không phải là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư.
Nguyễn Thị Thu Đông
* Nguyễn Thị Thu Đông là học giả của chương trình Fulbright-Humphrey do chính phủ Mỹ tài trợ. Cô tốt nghiệp Thạc sỹ Quản lý Phát triển ở Viện Quản lý Châu Á, Philippines và là sáng lập viên Quỹ nhân ái Người cao tuổi.
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dachieu/296673/den-my-toi-moi-biet-minh-tuong-tuong-sai.html