Trang lá cải

Đến với một giọng ca

(VNTB) - Mấy mươi năm đã trôi qua!…, cho dù không ai làm cái công việc “Đãi cát tìm vàng”, nhưng thời gian tự nó chắt lọc những giá trị đích thực của cuộc sống, và lưu giữ lại những giá trị không thể vùi dập.

Đỗ Đăng Bắc

(VNTB) - Mấy mươi năm đã trôi qua!…, cho dù không ai làm cái công việc “Đãi cát tìm vàng”, nhưng thời gian tự nó chắt lọc những giá trị đích thực của cuộc sống, và lưu giữ lại những giá trị không thể vùi dập.

Kết quả hình ảnh cho hinh anh khánh ly

Nhân sự kiện khán giả trong nước đang háo hức chờ đón giọng ca huyền thoại Khánh Ly về biểu diễn tại thủ đô, có khá nhiều bài viết về sự kiện này. 

“Giữa bãi hoang ngó về đền đài”-một bài viết rất hay của Tuấn Khanh (nhạc sỹ Tuấn Khanh?) là một trong những bài viết đó. “…Giữa một nền văn nghệ hiện đại không ít hỗn loạn với những giá trị đảo lộn, thương tích, người ta vẫn tìm cách tự chữa lành mình bằng cách ngó về những đền đài đã mất!”, Tuấn Khanh viết vậy…

Một buổi tối cuối năm, khi đang dò kênh tìm bóng đá tôi bỗng ngạc nhiên và hứng thú dừng lại ở một chỗ, nơi đó đang phát một chương trình ca nhạc. Trên sân khấu, bên trên hình ảnh một chiếc cửa sổ đã mở toang hai cánh, có dòng chữ: Live show Thanh Tuyền( Chương trình truyền hình trực tiếp tiếng hát Thanh Tuyền).

Điều đặc biệt ấn tượng nữa là, chương trình được tổ chức thực hiện ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội.

Tôi thấy tiếc vì không biết chương trình đã phát từ bao giờ, và còn kéo dài bao lâu nữa. Kia, người nữ ca sỹ của live show mang tên cô, đang đứng trên sân khấu. Cận cảnh, khuôn mặt cô cho thấy cô không còn trẻ nữa. Mấy mươi năm đứng trên sân khấu, dấu vết của thời gian hiện rõ bên khóe mắt người ca sỹ. Giờ đây, vẫn cái giọng da diết vút cao, như xoáy sâu vào hồn người, nhưng dường như đã thiếu đi cái mượt mà, non tơ ngọt ngào của giọng ca một thời con gái. Vẫn chất giọng không thể trộn lẫn vào đâu, một giọng ca “Từ trong tận cùng sâu thẳm,” nhưng thanh âm đôi chỗ đã rạn vỡ, chứa chất sự mệt mỏi của cuối chặng đường!…

Tôi nhắm mắt lại, hồi tưởng một Thanh Tuyền khi xưa…hơn ba mươi năm về trước, một giọng ca thần tượng đem đến cho tôi những tuyệt tình ca; một giọng ca “…duy nhất chuyên chở được nỗi bơ vơ, lạc lõng của con người” với những Rừng lá thấp, Tình thư của lính, Không bao giờ ngăn cách, Kiếp nghèo, Hội trùng dương…

Người ta làm sao không nhớ tới Thanh Tuyền, mỗi khi nghe ai đó hát “Nỗi buồn hoa phượng”.

Và “Đà Lạt hoàng hôn” mà Thanh Tuyền mang đến, sẽ đọng lại mãi trong ký ức của mỗi ai khi đã đặt chân tới xứ Hoa anh đào…

Ngược về quá khứ, hơn ba mươi năm về trước, khi ấy tôi còn là một người lính trẻ. Không biết bao nhiêu phen tôi đã lần theo lối đường mòn trong đêm tối, vượt mấy quả đồi, để tìm đến một quán trà bên ngoài doanh trại, chỉ để nghe tiếng hát “Thanh Tuyền I”, “Thanh Tuyền II”. Bên ấm trà nóng, điếu thuốc ngún trên tay tôi thả hồn mình theo giọng ca Thanh Tuyền đang phát ra từ chiếc cassette của chủ quán. Có thể nói Thanh Tuyền là ca sỹ của lính. Giữa cái đói, cái rét nơi biên cương, tôi, một anh” Bộ đội cụ hồ” nhưng cũng đã tìm thấy niềm kiêu hãnh cho riêng mình, như niềm kiêu hãnh của người lính mà Thanh Tuyền mang đến cho người nghe: “… Giờ này anh ở đâu, Miền Trung hỏa tuyến địa đầu, giờ này anh ở đâu, vượt đường xa thiết giáp anh tung hoành…” .Có đêm, trên đường lần mò về doanh trại, tôi bị vệ binh trung đoàn bắt nhốt vào địa đạo khoét sâu trong lòng núi, vì tội bỏ doanh trại ra ngoài. Nhưng lần sau, “phi công vỗ cánh đại bàng…”, tôi lại tìm đến với Thanh Tuyền, đến với một giọng ca…

Ngược thời gian xa hơn nữa, vào những năm bảy lăm thế kỷ trước, sau khi Sài Gòn hoa lệ của Y Vân sụp đổ, khi mà người ta không còn được thấy “Từ xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay…”, mà thay vào đó là muôn vàn áo lính của “Bộ đội giải phóng” từ rừng sâu đổ về. Không còn “ Ngựa xe như nước…”, mà thay vào đó là xe tăng gầm rú ào ào trên đường phố Sài thành. Cũng nhờ có biến cố này mà dân miền Bắc, “dân Bắc kỳ”, trong đó có tôi mới được biết đến ca sỹ Thanh Tuyền (tất nhiên mới chỉ được biết đến cô qua giọng ca được thâu vào dĩa loại 45vòng/ph, cùng lắm là được nhìn hình cô trên bìa dĩa). Ngày đó có hai loại dĩa, loại 33vòng/ph thường thâu âm các vở ca kịch dài. Loại 45vòng/ph thâu các bản tân nhạc hay tân cổ. Những ấn phẩm này theo chân các anh “Bộ đội cụ hồ” ra Bắc, sau khi “Giải phóng Miền Nam”; nói chính xác hơn, nó được các anh bộ đội giải ngũ cất giấu vào ngóc ngách ba lô của họ. Nó không hẳn là chiến lợi phẩm, có thể các anh bộ đội đã mua, xin hoặc thâu lượm từ những căn nhà bỏ hoang, mà giờ này chủ nhân của những chiếc dĩa đang ở trên những chiến hạm neo đậu ngoài khơi, hay ở nơi chân trời góc bể trong dòng người di tản…

Ngày đó các sản phẩm này bị cấm đoán ghê gớm. Nhưng oái oăm là rất rất nhiều người Miền Bắc muốn sở hữu các sản phẩm này; không phải chỉ vì ham muốn cái mới, cái lạ, nhưng còn bởi người ta muốn thưởng những giọng ca, những bài ca, mà bấy lâu nay người ta chỉ nghe ai đó hát bằng giọng hát thuốc lá thuốc lào những ca khúc này, đôi khi sai bét cả ca từ hay giai điệu, giờ được nghe chính những ca khúc đó bằng những giọng ca trứ danh, trong đó có giọng ca Thanh Tuyền.

Mặc cho bao chiến dịch truy quét “Tàn dư văn hóa phẩm đồi trụy!?”… do chính quyền tổ chức, những sản phẩm này vẫn được cất giấu trong những nhà nào may mắn có được.

Mặc dầu bao chiến dịch trong thanh niên, học sinh, vận động chống lại “ thứ văn hóa lai căng”, nhưng thanh niên vẫn hát! Mấy thanh niên thời đó không biết đến “Giọt mưa thu”, đến “Nỗi buồn hoa phượng”. Và thậm chí nhiều người không biết ca vọng cổ, vẫn nghêu ngao “Lan và Điệp” bằng cái giọng Nam bộ dở ẹc…

Ngày ấy loại nhạc dân Miền Nam gọi là “tân nhạc”,bị Miền Bắc dán cho cái nhãn “ Nhạc vàng” (sau này người ta gọi nó là nhạc sến).

Cái hồn quê, cái tình người dung dị, mộc mạc trong ca từ cuả nhiêù ca khúc mặc nhiên đi vào và lắng đọng trong sâu thẳm lòng người. Ai cũng có thể biết và hát… “ nhà em có cơm rau với cà, lại có em thơ mẹ già, mẹ chiều em lắm anh ơi…” cho dù không thể hát trọn vẹn bài hát hay biết tới tác giả của nó…

Rồi những ca khúc nổi tiếng của Trịnh Công Sơn gắn với giọng ca huyền thoại Khánh Ly cứ ẩn hiện trong mỗi tâm hồn, mỗi con người Miền Bắc. Diễm xưa, Biển nhớ, Hạ trắng…thực sự là những mạch nguồn suối mát cho những cuộc đời vừa đi qua những cơn khát: Giải phóng Miền Nam, Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân, Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng, Hà nội, điện biên phủ trên không…

Mấy mươi năm đã trôi qua!…, cho dù không ai làm cái công việc “Đãi cát tìm vàng”, nhưng thời gian tự nó chắt lọc những giá trị đích thực của cuộc sống, và lưu giữ lại những giá trị không thể vùi dập.

Nhưng cuộc đời cũng có nhiều điều để phàn nàn.

Tại sao người tốt không được hưởng phước, người tài không được sử dụng hay được tôn vinh!..

Nếu cuộc đời luôn là công bằng, thì Thanh Tuyền và nhiều nghệ sỹ lớn khác của Miền Nam phải có danh hiệu( “ Nghệ sỹ nhân dân” chẳng hạn!).

Dẫu sao, danh vọng hay danh hiệu cũng chỉ là phù vân. Nghệ sỹ lớn, với tài năng và công sức họ, sự cống hiến, chính là bức chân dung họ tự tạc trong trái tim khán thính giả. Sự trân trọng và lòng ngưỡng mộ của quần chúng chính là vinh quang mà họ có được, cao hơn mọi danh vọng và danh hiệu…

Giọng ca của Thanh Tuyền là giọng ca buồn, gắn liền với những bản tình ca buồn. Nhưng, như ai đó khi dẫn chương trình âm nhạc giới thiệu nhạc sỹ Thanh Sơn có đề cập tới “Nhạc sến” đã nói: Cuộc đời cũng cần có những “dấu lặng” của nỗi buồn thì niềm vui và hạnh phúc mới trọn vẹn…”
http://www.ijavn.org/2016/11/vntb-en-voi-mot-giong-ca.html

Bàn ra tán vào (2)

quang dinh
XẠ HƯƠNG QUA ĐÈO * Đánh quả chuối đuổi bầy cá đuối Lóc trê mè bèo muỗi đập Bình ruồi Ba mươi ba bị vú hổ nuôi Lành làm gáo vỡ làm muôi mươi Đỗ Mười * Tháng tư đen đít khỉ lười nồi ngồi trên cốc Tole cười hé lè le Đi B bưng vác con xe Cái đài đổng đạp áp phe về Ba Đình Tặc cầu Toilet Nguyễn Văn Linh làm sao cho Nguyễn Thị Bình Hồ Chí Minh * Xây lò Tôn Nữ Thị Ninh tinh Sầm Đức Xương nhục chiếu Bắc Kinh Nguyễn Trường Tô lớn Trung Nam Hải Thị Doan Tòng Thị Phóng cửa mình * Đinh La Thăng Đinh Thế Huynh Tô Lâm Huy Rứa hiến sinh Đặng Tiều Bình Bành Lệ Viện Tập Cận Bình Sài Gòn thất thủ lập trình Hồ Tập Chương Tam nương Hà Nội chiếu giường Formosa ngã xạ hương treo tại đường * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

quang dinh
LÝ KHANH MINH TUẤN * Ăn dùa thua chạy Cai lậy Tiền giang Bạc Liêu ngân hàng bảo tàng Kim Tiến Tô Lâm vốn liếng đảng Nguyễn Trường Tô Sầm Đức Xương cô Cát Bà hiếp pháp * Y chang bản nháp Quang Hồ Phùng Xuân Nhạ nhá tiền đồ Formosa Hoàng sa cóc tía Kê Gà Ếch bà nhái mén cổng ta đóng cửa mình Tam quy dứt cháo hiến sinh tháo giầy Hồng Lĩnh xôi vinh dự bồi bàn * X đi A đến cũng dã man Dạ sói lòng lang ngự hỗn làng Disco Đảo Mắt Tòng Thị Phóng Xây lò Tôn Nữ Thị Ninh nang * Nguyễn như Phong Vũ huy Hoàng phấn vàng son bạc địa đàng Hoàng văn Hoan Nguyễn Viết Thanh pháo ba càng Bá Thanh Qúy Ngọ suối vàng Phùng Quang Thanh Bích câu kì ngộ Lý Khanh Trương Minh Tuấn tú đá banh con đầm già * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Đến với một giọng ca

(VNTB) - Mấy mươi năm đã trôi qua!…, cho dù không ai làm cái công việc “Đãi cát tìm vàng”, nhưng thời gian tự nó chắt lọc những giá trị đích thực của cuộc sống, và lưu giữ lại những giá trị không thể vùi dập.

Đỗ Đăng Bắc

(VNTB) - Mấy mươi năm đã trôi qua!…, cho dù không ai làm cái công việc “Đãi cát tìm vàng”, nhưng thời gian tự nó chắt lọc những giá trị đích thực của cuộc sống, và lưu giữ lại những giá trị không thể vùi dập.

Kết quả hình ảnh cho hinh anh khánh ly

Nhân sự kiện khán giả trong nước đang háo hức chờ đón giọng ca huyền thoại Khánh Ly về biểu diễn tại thủ đô, có khá nhiều bài viết về sự kiện này. 

“Giữa bãi hoang ngó về đền đài”-một bài viết rất hay của Tuấn Khanh (nhạc sỹ Tuấn Khanh?) là một trong những bài viết đó. “…Giữa một nền văn nghệ hiện đại không ít hỗn loạn với những giá trị đảo lộn, thương tích, người ta vẫn tìm cách tự chữa lành mình bằng cách ngó về những đền đài đã mất!”, Tuấn Khanh viết vậy…

Một buổi tối cuối năm, khi đang dò kênh tìm bóng đá tôi bỗng ngạc nhiên và hứng thú dừng lại ở một chỗ, nơi đó đang phát một chương trình ca nhạc. Trên sân khấu, bên trên hình ảnh một chiếc cửa sổ đã mở toang hai cánh, có dòng chữ: Live show Thanh Tuyền( Chương trình truyền hình trực tiếp tiếng hát Thanh Tuyền).

Điều đặc biệt ấn tượng nữa là, chương trình được tổ chức thực hiện ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội.

Tôi thấy tiếc vì không biết chương trình đã phát từ bao giờ, và còn kéo dài bao lâu nữa. Kia, người nữ ca sỹ của live show mang tên cô, đang đứng trên sân khấu. Cận cảnh, khuôn mặt cô cho thấy cô không còn trẻ nữa. Mấy mươi năm đứng trên sân khấu, dấu vết của thời gian hiện rõ bên khóe mắt người ca sỹ. Giờ đây, vẫn cái giọng da diết vút cao, như xoáy sâu vào hồn người, nhưng dường như đã thiếu đi cái mượt mà, non tơ ngọt ngào của giọng ca một thời con gái. Vẫn chất giọng không thể trộn lẫn vào đâu, một giọng ca “Từ trong tận cùng sâu thẳm,” nhưng thanh âm đôi chỗ đã rạn vỡ, chứa chất sự mệt mỏi của cuối chặng đường!…

Tôi nhắm mắt lại, hồi tưởng một Thanh Tuyền khi xưa…hơn ba mươi năm về trước, một giọng ca thần tượng đem đến cho tôi những tuyệt tình ca; một giọng ca “…duy nhất chuyên chở được nỗi bơ vơ, lạc lõng của con người” với những Rừng lá thấp, Tình thư của lính, Không bao giờ ngăn cách, Kiếp nghèo, Hội trùng dương…

Người ta làm sao không nhớ tới Thanh Tuyền, mỗi khi nghe ai đó hát “Nỗi buồn hoa phượng”.

Và “Đà Lạt hoàng hôn” mà Thanh Tuyền mang đến, sẽ đọng lại mãi trong ký ức của mỗi ai khi đã đặt chân tới xứ Hoa anh đào…

Ngược về quá khứ, hơn ba mươi năm về trước, khi ấy tôi còn là một người lính trẻ. Không biết bao nhiêu phen tôi đã lần theo lối đường mòn trong đêm tối, vượt mấy quả đồi, để tìm đến một quán trà bên ngoài doanh trại, chỉ để nghe tiếng hát “Thanh Tuyền I”, “Thanh Tuyền II”. Bên ấm trà nóng, điếu thuốc ngún trên tay tôi thả hồn mình theo giọng ca Thanh Tuyền đang phát ra từ chiếc cassette của chủ quán. Có thể nói Thanh Tuyền là ca sỹ của lính. Giữa cái đói, cái rét nơi biên cương, tôi, một anh” Bộ đội cụ hồ” nhưng cũng đã tìm thấy niềm kiêu hãnh cho riêng mình, như niềm kiêu hãnh của người lính mà Thanh Tuyền mang đến cho người nghe: “… Giờ này anh ở đâu, Miền Trung hỏa tuyến địa đầu, giờ này anh ở đâu, vượt đường xa thiết giáp anh tung hoành…” .Có đêm, trên đường lần mò về doanh trại, tôi bị vệ binh trung đoàn bắt nhốt vào địa đạo khoét sâu trong lòng núi, vì tội bỏ doanh trại ra ngoài. Nhưng lần sau, “phi công vỗ cánh đại bàng…”, tôi lại tìm đến với Thanh Tuyền, đến với một giọng ca…

Ngược thời gian xa hơn nữa, vào những năm bảy lăm thế kỷ trước, sau khi Sài Gòn hoa lệ của Y Vân sụp đổ, khi mà người ta không còn được thấy “Từ xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay…”, mà thay vào đó là muôn vàn áo lính của “Bộ đội giải phóng” từ rừng sâu đổ về. Không còn “ Ngựa xe như nước…”, mà thay vào đó là xe tăng gầm rú ào ào trên đường phố Sài thành. Cũng nhờ có biến cố này mà dân miền Bắc, “dân Bắc kỳ”, trong đó có tôi mới được biết đến ca sỹ Thanh Tuyền (tất nhiên mới chỉ được biết đến cô qua giọng ca được thâu vào dĩa loại 45vòng/ph, cùng lắm là được nhìn hình cô trên bìa dĩa). Ngày đó có hai loại dĩa, loại 33vòng/ph thường thâu âm các vở ca kịch dài. Loại 45vòng/ph thâu các bản tân nhạc hay tân cổ. Những ấn phẩm này theo chân các anh “Bộ đội cụ hồ” ra Bắc, sau khi “Giải phóng Miền Nam”; nói chính xác hơn, nó được các anh bộ đội giải ngũ cất giấu vào ngóc ngách ba lô của họ. Nó không hẳn là chiến lợi phẩm, có thể các anh bộ đội đã mua, xin hoặc thâu lượm từ những căn nhà bỏ hoang, mà giờ này chủ nhân của những chiếc dĩa đang ở trên những chiến hạm neo đậu ngoài khơi, hay ở nơi chân trời góc bể trong dòng người di tản…

Ngày đó các sản phẩm này bị cấm đoán ghê gớm. Nhưng oái oăm là rất rất nhiều người Miền Bắc muốn sở hữu các sản phẩm này; không phải chỉ vì ham muốn cái mới, cái lạ, nhưng còn bởi người ta muốn thưởng những giọng ca, những bài ca, mà bấy lâu nay người ta chỉ nghe ai đó hát bằng giọng hát thuốc lá thuốc lào những ca khúc này, đôi khi sai bét cả ca từ hay giai điệu, giờ được nghe chính những ca khúc đó bằng những giọng ca trứ danh, trong đó có giọng ca Thanh Tuyền.

Mặc cho bao chiến dịch truy quét “Tàn dư văn hóa phẩm đồi trụy!?”… do chính quyền tổ chức, những sản phẩm này vẫn được cất giấu trong những nhà nào may mắn có được.

Mặc dầu bao chiến dịch trong thanh niên, học sinh, vận động chống lại “ thứ văn hóa lai căng”, nhưng thanh niên vẫn hát! Mấy thanh niên thời đó không biết đến “Giọt mưa thu”, đến “Nỗi buồn hoa phượng”. Và thậm chí nhiều người không biết ca vọng cổ, vẫn nghêu ngao “Lan và Điệp” bằng cái giọng Nam bộ dở ẹc…

Ngày ấy loại nhạc dân Miền Nam gọi là “tân nhạc”,bị Miền Bắc dán cho cái nhãn “ Nhạc vàng” (sau này người ta gọi nó là nhạc sến).

Cái hồn quê, cái tình người dung dị, mộc mạc trong ca từ cuả nhiêù ca khúc mặc nhiên đi vào và lắng đọng trong sâu thẳm lòng người. Ai cũng có thể biết và hát… “ nhà em có cơm rau với cà, lại có em thơ mẹ già, mẹ chiều em lắm anh ơi…” cho dù không thể hát trọn vẹn bài hát hay biết tới tác giả của nó…

Rồi những ca khúc nổi tiếng của Trịnh Công Sơn gắn với giọng ca huyền thoại Khánh Ly cứ ẩn hiện trong mỗi tâm hồn, mỗi con người Miền Bắc. Diễm xưa, Biển nhớ, Hạ trắng…thực sự là những mạch nguồn suối mát cho những cuộc đời vừa đi qua những cơn khát: Giải phóng Miền Nam, Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân, Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng, Hà nội, điện biên phủ trên không…

Mấy mươi năm đã trôi qua!…, cho dù không ai làm cái công việc “Đãi cát tìm vàng”, nhưng thời gian tự nó chắt lọc những giá trị đích thực của cuộc sống, và lưu giữ lại những giá trị không thể vùi dập.

Nhưng cuộc đời cũng có nhiều điều để phàn nàn.

Tại sao người tốt không được hưởng phước, người tài không được sử dụng hay được tôn vinh!..

Nếu cuộc đời luôn là công bằng, thì Thanh Tuyền và nhiều nghệ sỹ lớn khác của Miền Nam phải có danh hiệu( “ Nghệ sỹ nhân dân” chẳng hạn!).

Dẫu sao, danh vọng hay danh hiệu cũng chỉ là phù vân. Nghệ sỹ lớn, với tài năng và công sức họ, sự cống hiến, chính là bức chân dung họ tự tạc trong trái tim khán thính giả. Sự trân trọng và lòng ngưỡng mộ của quần chúng chính là vinh quang mà họ có được, cao hơn mọi danh vọng và danh hiệu…

Giọng ca của Thanh Tuyền là giọng ca buồn, gắn liền với những bản tình ca buồn. Nhưng, như ai đó khi dẫn chương trình âm nhạc giới thiệu nhạc sỹ Thanh Sơn có đề cập tới “Nhạc sến” đã nói: Cuộc đời cũng cần có những “dấu lặng” của nỗi buồn thì niềm vui và hạnh phúc mới trọn vẹn…”
http://www.ijavn.org/2016/11/vntb-en-voi-mot-giong-ca.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm