Tham Khảo
Di Sản Mao- Hồ Giống Nhau: Nạn bạo hành trong các trại cải tạo nữ tù nhân ở Trung Quốc.
Nạn bạo hành trong các trại cải tạo nữ tù nhân
Nạn bóc lột và tra tấn nữ tù nhân ở các trại lao động cải tạo tại Trung Quốc, đánh bom khủng bố tại Boston - Hoa K ỳ, các điểm mới trong chính sách đón tiếp sinh viên nước ngoài của Pháp là những chủ đề thời sự nóng hổi nhất trên các trang báo Pháp hôm nay.
Lần đầu tiên, báo chí Trung Quốc đưa ra ánh sáng nạn bạo hành nữ tù nhân trong các trại lao động cải tạo . Theo nội dung hai bài phóng sự điều tra, được các báo trong nước đăng tải trong tháng này, nữ tù nhân ở các trại này đã bị bóc lột thậm tệ và bị tra tấn nếu có những hành vi phản đối. Sự việc được nhật báo thiên tả Libération số ra hôm nay tường thuật lại qua bài viết đề tựa "Trại cải tạo nữ tù nhân : nạn bạo hành bị phơi bày".
Thông tín viên Philippe Grangereau của báo Libération cho biết đây là kết quả điều tra tại hai trại lao động "Dalishan" ở Nam Kinh thuộc miền nam đất nước, do Hoàn Cầu thời báo thực hiện và trại "Masanjia" gần Thẩm Dương (phía đông bắc Trung Quốc) của tạp chí Lens.
Libération lưu ý là ngay sau khi đọc bài điều tra của Lens được đăng, hàng ngàn người đã biểu thị sự bất bình đến mức bài viết đã bị các nhà kiểm duyệt rút ra khỏi trang mạng. Theo tác giả bài viết trên tạp chí Lens, hơn 5000 nữ tù nhân phải làm việc trong các xưởng may và giặt ủi cho các hãng may mặc ở bên ngoài. Những người này phải làm việc từ 10 đến 14 giờ mỗi ngày, nhưng không được một đồng xu lương nào. Khẩu phần ăn ít ỏi chỉ có rau và cơm, không bao giờ được một miếng thịt. Và họ chỉ được tắm nước nóng mỗi tháng một lần.
Bài điều tra của Lens trích lời thuật của một nhân chứng cho biết là cô đã bị biệt giam trong điều kiện khắc nghiệt (tay bị còng, chân bị xích) nhiều tháng trời chỉ vì dám phàn nàn. Diện tích của « Xiaohao » - tên gọi của phòng biệt giam chừng có mấy mét vuông. Vào mùa đông, đôi khi nhiệt độ xuống đến -20°C , nhưng không có sưởi. Nhất là do không có phòng vệ sinh, phòng biệt giam dần dần tích đầy phân người. Đó là chưa kể đến 13 ngày phải hứng chịu những trận đòn tra tấn bằng dùi cui điện trên khắp thân thể. Tác giả bài báo khẳng định là trường hợp nói trên không phải là duy nhất.
Theo Libération, tại Trung Quốc hiện có đến khoảng từ 190 000 người (con số chính thức) đến 500 000 người (số do Hiệp hội Lao Cải đưa ra) đang bị « cải tạo lao động ». Hệ thống này cho phép giam giữ người mà không cần phải đưa ra xét xử những người không được xem như là tội phạm. Đôi khi, chỉ vì một từ rất đơn giản được viết trên trang blog, người đó có thể bị công an Trung Quốc kết tội mà không cần xét xử.
Nhà báo của tạp chí Lens còn cho biết là tại trại giam « Masanjia », có rất nhiều người tàn tật, phụ nữ mang thai và nhiều bệnh nhân bị giam giữ, nhưng không được điều trị. Nhiều người trong số họ còn bị còng tay nhiều ngày trong một tư thế rất là khó chịu, chỉ vì một cái cớ rất đơn giản là ủi đồ không đúng quy cách, hay đã từ chối ký vào biên bản nhận tội.
Nhiều nhân chứng đã mô tả tỉ mỉ cho các nhà báo nghe các hình thức tra tấn dã man mà họ đã trải qua. Những hình thức mà độc giả nghĩ rằng chỉ có thể tìm thấy ở thời trung cổ hay chỉ là trên phim ảnh. Tệ hơn nữa là vì không muốn bị vướng víu, đôi khi các nhà chức trách đã âm thầm vứt bỏ bên vệ đường những tù nhân nào quá tàn tạ, nhất là những người bị rối loạn tâm thần.
Cũng giống như bài điều tra của tạp chí Lens, Hoàn Cầu thời báo cho biết là tại trại Dalishan, 2100 tù nhân phải làm việc cật lực đến 14 giờ mỗi ngày để sản xuất quần jean và làm đồ chơi xuất khẩu. Đó là chưa kể đến nạn « ma cũ bắt nạt ma mới » theo như lời kể của một nữ tù nhân.
Theo Liberation, chuyện quản ngục giao phó « việc bẩn » cho các tù nhân để đổi lấy việc giảm án phạt là chuyện rất thường tình. Theo lời thuật lại của cựu nữ tù nhân, được Hoàn Cầu thời báo trích dẫn, dường như công an phải hoàn thành chỉ tiêu được giao, nhằm đảm bảo sao cho các trại -xưởng không bao giờ bị thiếu nhân công.
Chính phủ bật đèn xanh cho các bài phóng sự
Liên quan đến các bài phóng sự này, báo Liberation cho biết chính sự chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo Trung Qu ốc về chính sách cải cách các trại cải tạo đã đẩy những người ủng hộ cho tự do đến việc cho phép rò rỉ các thông tin lên báo chí.
Theo giải thích của một vị giáo sư xin giấu tên ngành báo chí Đại học Thượng Hải, sở dĩ báo chí trong nước dám cho đăng tải các phóng sự điều tra là vì « các ban biên tập đã được chính quyền trung ương bật đèn xanh … Điều đó cũng không có nghĩa là báo chí đã được tự do ».
Vị giáo sư này cho rằng « chính quyền đang bị chia rẽ đến tận thượng đỉnh và ngay cả trong nội bộ Đảng » về việc dỡ bỏ loại hình giam giữ trái luật, vốn đã tạo nên một trong những thành trì mang tính biểu tượng nhất của chủ nghĩa Mao Trạch Đông.
Một nguồn tin thân cận xác nhận với thông tín viên của báo Libération rằng « Nhiều nhân vật cao cấp trong chính phủ muốn thúc tiến hơn nữa Nhà nước Pháp quyền về vấn đề này và hủy bỏ hệ thống cải tạo lao động ».
Về mặt chính thức, chỉ đơn giản là chuyện « cải cách » hệ thống theo như tuyên bố của tân thủ tướng Lý Khắc Cường. Cũng theo nguồn tin trên « đấy chỉ là theo cách nói ngoại giao chỉ nhằm trấn an phe đối lập. Trên thực tế, chính đề án hủy bỏ mới nằm trong chương trình nghị sự ». Trước sự phản đối của phe bảo thủ, mà người đứng đầu là Chu Vĩnh Khang , cựu lãnh đạo phụ trách an ninh nội bộ, phe ủng hộ cho việc hủy bỏ hệ thống trại lao cải buộc phải sử dụng đến báo giới để triển khai các lập luận và dự định đạt đến một thỏa hiệp.
RFI
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Di Sản Mao- Hồ Giống Nhau: Nạn bạo hành trong các trại cải tạo nữ tù nhân ở Trung Quốc.
Nạn bạo hành trong các trại cải tạo nữ tù nhân
Nạn bóc lột và tra tấn nữ tù nhân ở các trại lao động cải tạo tại Trung Quốc, đánh bom khủng bố tại Boston - Hoa K ỳ, các điểm mới trong chính sách đón tiếp sinh viên nước ngoài của Pháp là những chủ đề thời sự nóng hổi nhất trên các trang báo Pháp hôm nay.
Lần đầu tiên, báo chí Trung Quốc đưa ra ánh sáng nạn bạo hành nữ tù nhân trong các trại lao động cải tạo . Theo nội dung hai bài phóng sự điều tra, được các báo trong nước đăng tải trong tháng này, nữ tù nhân ở các trại này đã bị bóc lột thậm tệ và bị tra tấn nếu có những hành vi phản đối. Sự việc được nhật báo thiên tả Libération số ra hôm nay tường thuật lại qua bài viết đề tựa "Trại cải tạo nữ tù nhân : nạn bạo hành bị phơi bày".
Thông tín viên Philippe Grangereau của báo Libération cho biết đây là kết quả điều tra tại hai trại lao động "Dalishan" ở Nam Kinh thuộc miền nam đất nước, do Hoàn Cầu thời báo thực hiện và trại "Masanjia" gần Thẩm Dương (phía đông bắc Trung Quốc) của tạp chí Lens.
Libération lưu ý là ngay sau khi đọc bài điều tra của Lens được đăng, hàng ngàn người đã biểu thị sự bất bình đến mức bài viết đã bị các nhà kiểm duyệt rút ra khỏi trang mạng. Theo tác giả bài viết trên tạp chí Lens, hơn 5000 nữ tù nhân phải làm việc trong các xưởng may và giặt ủi cho các hãng may mặc ở bên ngoài. Những người này phải làm việc từ 10 đến 14 giờ mỗi ngày, nhưng không được một đồng xu lương nào. Khẩu phần ăn ít ỏi chỉ có rau và cơm, không bao giờ được một miếng thịt. Và họ chỉ được tắm nước nóng mỗi tháng một lần.
Bài điều tra của Lens trích lời thuật của một nhân chứng cho biết là cô đã bị biệt giam trong điều kiện khắc nghiệt (tay bị còng, chân bị xích) nhiều tháng trời chỉ vì dám phàn nàn. Diện tích của « Xiaohao » - tên gọi của phòng biệt giam chừng có mấy mét vuông. Vào mùa đông, đôi khi nhiệt độ xuống đến -20°C , nhưng không có sưởi. Nhất là do không có phòng vệ sinh, phòng biệt giam dần dần tích đầy phân người. Đó là chưa kể đến 13 ngày phải hứng chịu những trận đòn tra tấn bằng dùi cui điện trên khắp thân thể. Tác giả bài báo khẳng định là trường hợp nói trên không phải là duy nhất.
Theo Libération, tại Trung Quốc hiện có đến khoảng từ 190 000 người (con số chính thức) đến 500 000 người (số do Hiệp hội Lao Cải đưa ra) đang bị « cải tạo lao động ». Hệ thống này cho phép giam giữ người mà không cần phải đưa ra xét xử những người không được xem như là tội phạm. Đôi khi, chỉ vì một từ rất đơn giản được viết trên trang blog, người đó có thể bị công an Trung Quốc kết tội mà không cần xét xử.
Nhà báo của tạp chí Lens còn cho biết là tại trại giam « Masanjia », có rất nhiều người tàn tật, phụ nữ mang thai và nhiều bệnh nhân bị giam giữ, nhưng không được điều trị. Nhiều người trong số họ còn bị còng tay nhiều ngày trong một tư thế rất là khó chịu, chỉ vì một cái cớ rất đơn giản là ủi đồ không đúng quy cách, hay đã từ chối ký vào biên bản nhận tội.
Nhiều nhân chứng đã mô tả tỉ mỉ cho các nhà báo nghe các hình thức tra tấn dã man mà họ đã trải qua. Những hình thức mà độc giả nghĩ rằng chỉ có thể tìm thấy ở thời trung cổ hay chỉ là trên phim ảnh. Tệ hơn nữa là vì không muốn bị vướng víu, đôi khi các nhà chức trách đã âm thầm vứt bỏ bên vệ đường những tù nhân nào quá tàn tạ, nhất là những người bị rối loạn tâm thần.
Cũng giống như bài điều tra của tạp chí Lens, Hoàn Cầu thời báo cho biết là tại trại Dalishan, 2100 tù nhân phải làm việc cật lực đến 14 giờ mỗi ngày để sản xuất quần jean và làm đồ chơi xuất khẩu. Đó là chưa kể đến nạn « ma cũ bắt nạt ma mới » theo như lời kể của một nữ tù nhân.
Theo Liberation, chuyện quản ngục giao phó « việc bẩn » cho các tù nhân để đổi lấy việc giảm án phạt là chuyện rất thường tình. Theo lời thuật lại của cựu nữ tù nhân, được Hoàn Cầu thời báo trích dẫn, dường như công an phải hoàn thành chỉ tiêu được giao, nhằm đảm bảo sao cho các trại -xưởng không bao giờ bị thiếu nhân công.
Chính phủ bật đèn xanh cho các bài phóng sự
Liên quan đến các bài phóng sự này, báo Liberation cho biết chính sự chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo Trung Qu ốc về chính sách cải cách các trại cải tạo đã đẩy những người ủng hộ cho tự do đến việc cho phép rò rỉ các thông tin lên báo chí.
Theo giải thích của một vị giáo sư xin giấu tên ngành báo chí Đại học Thượng Hải, sở dĩ báo chí trong nước dám cho đăng tải các phóng sự điều tra là vì « các ban biên tập đã được chính quyền trung ương bật đèn xanh … Điều đó cũng không có nghĩa là báo chí đã được tự do ».
Vị giáo sư này cho rằng « chính quyền đang bị chia rẽ đến tận thượng đỉnh và ngay cả trong nội bộ Đảng » về việc dỡ bỏ loại hình giam giữ trái luật, vốn đã tạo nên một trong những thành trì mang tính biểu tượng nhất của chủ nghĩa Mao Trạch Đông.
Một nguồn tin thân cận xác nhận với thông tín viên của báo Libération rằng « Nhiều nhân vật cao cấp trong chính phủ muốn thúc tiến hơn nữa Nhà nước Pháp quyền về vấn đề này và hủy bỏ hệ thống cải tạo lao động ».
Về mặt chính thức, chỉ đơn giản là chuyện « cải cách » hệ thống theo như tuyên bố của tân thủ tướng Lý Khắc Cường. Cũng theo nguồn tin trên « đấy chỉ là theo cách nói ngoại giao chỉ nhằm trấn an phe đối lập. Trên thực tế, chính đề án hủy bỏ mới nằm trong chương trình nghị sự ». Trước sự phản đối của phe bảo thủ, mà người đứng đầu là Chu Vĩnh Khang , cựu lãnh đạo phụ trách an ninh nội bộ, phe ủng hộ cho việc hủy bỏ hệ thống trại lao cải buộc phải sử dụng đến báo giới để triển khai các lập luận và dự định đạt đến một thỏa hiệp.
RFI