Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Đi không ai tìm xác rơi

Trong khi quân lực VNCH quyết chiến để chiếm lại thành phố Quảng Trị dù chỉ còn là một đống gạch vụn hoang tàn nát sau nhiều trận mưa pháo của người anh
 
Đi không ai tìm xác rơi

Trong khi quân lực VNCH quyết chiến để chiếm lại thành phố Quảng Trị dù chỉ còn là một đống gạch vụn hoang tàn nát sau nhiều trận mưa pháo của người anh em phương Bắc, thành phố Quảng Trị được dời về Mỹ Chánh. Nói là thành phố nhưng chỉ có mấy dãy nhà bằng tôle cất lên vội vã cho người dân tạm trú mà thôi và sông Mỹ Chánh là chiến tuyến địa đầu của miền Nam lúc bấy giờ.

Tháng năm, năm 1972 đoàn trực thăng vận Phi đoàn 213 gồm có bốn chiếc Slick UH-1 (trực thăng vận) và hai gunship AH-1 (trực thăng võ trang) đến làm việc cho Sư Đoàn Dù mà Bộ Tư Lệnh tiền phương đóng tại căn cứ Sully thuộc xã An Hòa, thường gọi là cây số 17 cách Huế 17 cây số. Chúng tôi bị bắt buộc phải hành quân trực thăng vận đổ bộ một trung đội thuộc Tiểu đoàn 81 Biệt kích Dù vào tận sào huyệt của đối phương, đặt đại bản doanh phía tây đại lộ Kinh hoàng và phía bắc sông Mỹ Chánh.

Đây là một vụ "nướng quân" mà chúng tôi đành chấp nhận hy sinh, vì người ta - thượng cấp - cố bắt chước Hoa Kỳ đổ bộ vào Sơn Tây cướp tù binh. Nhưng trước khi Người Mỹ làm việc nguy hiểm ấy họ có đủ tin tức tình báo, không ảnh chính xác và những pilote thi hành nhiệm vụ được thực tập trên địa hình gần với sự thật một cách kỹ càng và phân nhiệm của từng phi hành đoàn trong mỗi giai đoạn. Ngoài ra họ còn có thám thính cơ U 2 siêu đẳng quan sát và theo dõi trên không, cũng như toàn bộ lực lượng không quân Thái Bình Dương và Đông Nam Á sẵn sàng trên trời để kịp thời can thiệp và tiếp cứu. Còn chúng tôi nếu được như Kinh Kha sang Tần còn dễ hơn vì ít ra Kinh Kha cũng là một sứ thần làm thượng khách và biết rõ hang hùm ổ cọp, biết đối thủ là ai. Trái lại chúng tôi hoàn toàn không có bất cứ tin tức hay không ảnh nào, cũng không có sa bàn để tìm một hành lang an toàn, áp dụng kỹ thuật bay phù hợp với địa thế dù phải bay xa hơn, lại nữa chúng tôi càng không hiểu biết gì về đối phương cũng như lực lượng của họ, như thể chúng tôi đi trong đêm giữa ban ngày chung quanh toàn bóng ma quái tử thấn xuất hiện bất cứ lúc nào.

Khi vào họp với Thiếu tướng Lê Văn Lưỡng, Tư lệnh Binh chủng Dù, trong lúc họp Tướng Lưỡng nói  rằng: 

- Các anh có hai phi tuần B52 đánh trước và khu trục cơ A37 cùng với Cobra của quân đội Hoa Kỳ yểm trợ (sic).

Còn một vị Trung Tá thì phác họa chương trình hành quân chưa từng có trong quân sử:

- Bây giờ chúng ta bay tới điểm xuất phát, từ đó bắt đầu xâm nhập vào đất địch.

Chúng tôi hỏi:

- Điểm xuất phát là đâu?

Ông trả lời:

- Khi tới Mỹ Chánh rồi từ đó các anh xuất phát.

Trời ơi, điểm xuất phát vậy đó sao, lồ lộ trước mắt mọi người còn đâu là bí mật. "Điểm xuất phát là nơi bí mật mà các cánh quân từ các nơi âm thầm di chuyển về để từ đó tung ra cuộc hành quân tấn công chớp nhoáng vào quân địch. Chẳng hạn điểm xuất phát của không quân khi đánh ra Quảng Trị là căn cứ Đà Nẵng mà ban đêm những phi đoàn khu trục cơ từ Biên Hòa, Pleiku hay những nơi khác âm thầm hội tụ về đó để có đủ lực lượng rồi mở cuộc hành quân ồ ạt tấn công. Hoặc điểm xuất phát của không quân Hoa Kỳ là ở Thái Lan, Phi Luật Tân, Đệ thất hạm đội cùng xuất phát để tập trung vào chiến trường nào đó. Còn chúng tôi có cái gì là bí mật đâu khi sáu chiếc trực thăng rầm rộ đáp tại căn cứ Dù, rồi cũng rầm rộ cất cánh ai mà không thấy, không biết. Vậy đâu là điểm bí mật để đồng loạt mở cuộc tấn công. Cũng không có ai theo dõi để sẵn sàng tiếp ứng. Về phía địch tình hoàn toàn bị bưng bít "nơi đó không có gì hết, chúng ta chỉ đổ quân vào lấy tin tức mà thôi!". Phải có địch hoạt động mới có tin tức chứ chỗ không người thì lấy tin tức của ai (?)

Sau khi họp xong chúng tôi lặng lẽ ra tàu biết rằng bị người ta xếp đặt đưa lên giàn hỏa thiêu tàn nhẫn nhất của những vị chỉ huy. Bốn chiếc slick chở bốn tiểu đội thuộc TĐ 81 Biệt kich Dù và hai gunship yểm trợ mà không có một phi tuần B52 hay bóng dáng khu trục cơ, Cobra nào hết như lời hứa "ẩu".Khi ra tàu, hai chiếc gunship AH-1H (Attack Helicopter) đậu cuối dãy và khi đi ngang qua bốn chiếc slick (trực thăng vận) trong số những copilote và phi hành đoàn đang chờ đợi ở đó, đặc biệt Thiếu úy Nguyễn Duy Khương, người copi cùng tôi hành quân vào Bastogne tháng trước, đứng chào tôi theo quân kỷ. Điều nầy làm tôi khá ngạc nhiên, tôi nói:

- Sao hôm nay anh khách sáo quá vậy?

Chúng tôi cùng trao nhau vài câu hỏi thông thường với nụ cười héo hắt vì tôi hiểu phi vụ nầy nguy hiểm còn hơn đội đá vá trời. Nhưng sau đó tôi bất giác chợt rùng mình tự hỏi "Có chuyện gì đây, anh giã biệt tôi hay tôi giã biệt anh?".Trong quân đội có rất nhiều chuyện xảy ra trùng hợp với nhau thường gây ra cảnh gãy cánh giữa đường. Có thể nói chúng tôi rất tin dị đoan và sợ những cảnh chào hỏi không thông thường đó. Nếu chẳng thế thì SĐ 10 BB không đổi thành SĐ 18 và Phi đoàn 213 chúng tôi (hai lần con số xui 13) cũng xém bị xóa sổ vì hy sinh quá nhiều trong mùa hè 72 mà Bộ Tư lệnh KQ có đề nghị đổi phi đoàn thành PĐ 216 (chín nút) trái với thông thường hai số sau cùng phải là số lẻ và cũng không thể xếp hàng sau phi đoàn 215.

Xin cho tôi kể thêm chuyện bên lề về một tấm hình được chụp đón mừng chúng tôi trở về từ Biên Hòa sau khi biệt phái theo bước chân người lính Dù tham dự chiến truờng Cao Miên năm 1971. Những người có mặt trong tấm hình đó hy sinh từ trên xuống dưới gần hai chục phi công kéo theo những phi hành đoàn của họ, có khi mang theo sinh mạng của nhiều quân nhân chuyên chở trên tàu. May mắn tôi kéo anh Nguyễn Quang Minh đang trong hàng thứ hai hay thứ ba bỏ hàng đi ra ngoài nên hai đứa tôi không có trong tấm hình oan nghiệt đó và hôm nay anh Nguyễn Quang Minh làm copi của tôi .Bây giờ thì chẳng phải "chín tầng gươm báu trao tay" nhưng quân lệnh nặng như núi và chúng tôi đành phải "gieo thái sơn nhẹ tự hồng mao" thôi. Sáu con tàu bắt đầu cất cánh bay theo đội hình hàng dọc phía tây quốc lộ 1. Đại úy Ng văn Chiến, leader, bay chiếc gunship một bên trái đi hình phía rừng núi, tôi bay chiếc gunship thứ hai yểm trợ phía sau bên phải, phía quốc lộ. Bay như vậy tôi được an toàn hơn nhưng nghĩ nếu có chuyện gì xảy ra anh em sẽ quẹo gắt ra quốc lộ vòng trở về thì không tránh khỏi đụng nhau, nên tôi báo với anh Chiến:

- Charlie, tôi bay qua bên trái sau anh đó, để cho có hai cái Gun vững hơn.Chiến trả lời:

- OK.

Thế là tôi bay sang bên cùng với Gun một bảo vệ cánh nặng nề nhất.Vị Trung Tá nói trên bay CNC là cánh chim đầu đàn, nhiệm vụ Commandant và control phải dẫn dắt chúng tôi đến nơi đến chốn thi hành nhiệm vụ; thế nhưng khi đoàn tàu bay gần tới Mỹ Chánh thì ông tuyên bố:

"Bây giờ các anh xuất phát!" và ông ta âm thầm rút lui.

Vừa bay sang qua bên trái tôi bị một tràng AK bắn lên, mặc dầu hai xạ thủ Mini-gun trả đũa kiệp thời nhưng tàu vẫn bị trúng đạn. Anh Minh và hai người xạ thủ phía sau cùng nói:

- Mình trúng đạn rồi! Tôi trả lời:

- Ừ tôi cũng nghe nhưng không biết trúng đâu? Minh, mầy kiểm soát lại toàn bộ phi kế và instrument, còn hai anh ở sau tìm xem coi có thấy dấu vết trúng đâu không.

Tôi cũng tự mình kiểm soát lại toàn bộ cockpit. Tất cả bình thường nên không báo với leader vì sợ anh em mất tinh thần mà vẫn tiếp tục cuộc hành quân. Điều nầy làm tôi ân hận mãi đến bây giờ vì sau đó vài phút hai chiếc bị bắn nổ tung trên trời. Như vậy là toán tiền sát của địch quân đã đột nhập vào khu vực phòng thủ của Bộ Tư lệnh tiền phương Dù rồi và bắn tràng đạn AK báo động. Nếu tràng đạn bắn vu vơ ấy gây ít nhiều nguy hiễm cho tôi, hay cần phải force landing, hay nếu tôi lạnh cẳng hèn nhát một chút báo cáo lên leader rồi quay trở về kiễm soát lại tàu, viên đạn AK trúng vô compressor của động cơ bán phản lực nhưng chưa xuyên thấu được còn kẹt lại, với chứng cớ đó chúng tôi có thể bỏ cuộc; hoặc vì không có B52, A37, Cobra yểm trợ như thượng cấp đã hứa thì chúng tôi có thể từ chối phi vụ và như vậy anh em chúng tôi và hai phi hành đoàn cùng hai Tiểu đội thuộc TĐ 81 BK Dù đâu phải hy sinh một cách phi lý. Nhưng Phi đoàn 213 chúng tôi là phi đoàn trấn thủ biên cương vùng hỏa tuyến và đã trực tiếp tham chiến trong chiến dịch Lam Sơn 719 Hạ Lào, đã từng theo chân quân Dù về quậy trên chiến trường Cao Miên, từng giáp mặt với những địa danh Khe Sanh, Cồn Tiên, Gio Linh và nhất là Bastogne v.v... Với truyền thống hào hùng bất khuất của đơn vị ấy chúng tôi chấp nhận tất cả vì núi sông.

Đoàn tàu đang tiến dần vào tử địa mà tôi tin chắc rằng hai vị chỉ huy kể trên điều biết rõ. Chẳng bao lâu, một vệt lửa xanh dờn từ phía bên kia bờ Mỹ Chánh vọt lên. Anh Chiến vội la lên:

- Sam Sam Break!

Những phản lực cơ bay nhanh xé gió còn không tránh nổi được loại hỏa tiễn tầm nhiệt SA 7 ác ôn nầy mà vận tốc vượt xa vận tốc mấy bức tường âm thanh, còn chúng tôi chậm chạp như rùa bò làm mục tiêu ngon lành quá. Trong khi hợp đoàn slick bay sát nhau để hai chiếc gunship dễ dàng cover (bảo vệ). Bay như vậy quờ quạng đụng nhau cũng chết còn nói gì tránh hỏa tiễn. Tiếng hét báo động của Charlie chưa dứt, một chiếc phát nổ ngay lập tức bên cạnh chúng tôi nhanh đến nỗi ngỡ ngàng mà sự sợ hãi còn lãng du đâu đó chưa kip về. Bản năng tự nhiên của những người bay Gunship, anh Chiến chúi xuống đánh thẳng một loạt rocket vào nơi hỏa tiễn SA 7 vừa bay lên còn để lại đám bụi mờ với làn khói mỏng như vòng tròn khói thuốc lá chưa kịp tan trong không khí còn lành lạnh hơi sương. Tiếng đồng hồ vừa gõ "tíc" mà chưa kịp gõ tiếng "tắc" trước mặt chúng tôi là một vách tường lửa đối phương vội vàng dựng thẳng lên trời hay lửa của hằng trăm miệng núi lửa vùng quần đảo Hawaii đồng loạt phun lên đúng là một biển lửa. Đạn phòng không tự hủy nổ trên cao như pháo bông dĩ nhiên họ không quên chiếu cố chúng tôi. Con tàu của anh Chiến bây giờ bị đạn phòng không bao phủ với cả ngàn ánh lửa chớp tắt lung linh như cây mùa xuân giữa ban ngày. Tôi thầm nói :

- Trời ơi vậy mà chưa chết!

Trước mắt tôi bày ra một cảnh vừa ngoạn mục vừa hùng vĩ kinh hoàng. Tôi cứ tưởng như đang chứng kiến cảnh thần tiên đánh phép với nhau trong truyện Phong Thần. Bên kia hô biến tung ra hàng ngàn con độc trùng bên nầy cũng mở hồ lô ra hô thâu những con độc trùng đó, rồi tuốt Dương quang kiếm tung ra đánh trả. Nếu người ngoại cuộc nhìn cảnh ấy chắc hẳn đẹp vô cùng kèm theo những mảnh vụn của con tàu vừa nổ còn bốc lửa tủa ra trong không gian. Hình như trời chưa đủ sáng nên sai mười hai vị thiên thần mũ đỏ và bốn phi hành đoàn slick của anh On và Phấn làm mười sáu ngọn đuốc thắp sáng lên cho ngày thêm tươi khi chưa kịp gọi hai tiếng cấp cứu "may day".

Bây giờ tới phiên tôi gặp đại họa. Tôi nhảy vào cuộc tung rocket đánh dọc theo vách tường lửa ấy để đỡ đòn cho Charlie. Khi đánh rocket tôi không ngờ nó như Lệnh Xé Xác khi gặp "kỳ phùng địch thủ" tự động xuất chiêu đánh rafale không cần lệnh chủ nhân nữa nên mấy chục trái nối đuôi nhau ồ ạt tuôn ra không ngừng khiến con tàu khựng lại như chiếc lá thu rơi vì sức phản hồi của mấy chục trái rocket đó, dù tôi muốn ngưng để dọt cũng không được. Phóng lao đành phải theo lao, tôi đẩy thêm cyclic tới trước để tàu không bị giảm tốc độ. Cùng lúc chiếc slick thứ hai bên cạnh tôi bốc cháy thành cột khói trắng kéo dài chừng hai ngàn thước mới nổ như chiếc phi thuyền Chalenger lâm nạn nổ tung trên trời, thêm mười sáu cây đuốc nữa.

Những chiếc trực thăng võ trang của chúng tôi không có chiếc nào có cửa nẻo gì hết, ngay cả cửa cokpit cũng được gỡ ra để pilot tiện bề thoát ra trong trường hợp đáp khẩn cấp. Không như những chiếc khu trục skyraider hay A37 rocket được gắng trên cánh, ít ra cũng cách pilote vài sải tay, trên trực thăng, hai dàn rocket gắng phía sau sát hông tàu và khi khai hỏa, rocket từ sau lưng lao tới chỉ cách pilote chừng hai gang tay. Khi rời dàn phóng nó bung bốn cánh sau đuôi vừa bay tới vừa xoáy với vận tốc cực mạnh tạo ra tiếng rú kinh hồn cũng như khối lửa xoáy hình trôn ốc sáng lòa trước mặt, nhất là ban đêm những khối lửa ấy càng khủng khiếp hơn. Cũng vì không có cửa nên tàn rocket bay túi bụi vô tàu mà có thằng pilote gunship nào chiến bào không bị cháy nhiều lỗ. Có khi nó còn chui vô cổ áo, lọt xuống lưng như bị tàn thuốc lá dúi vào da đành phải trân mình chịu trận, may mà có nón bay nếu không trên đầu chúng tôi phải có nhiều dấu đốt như những vị Cao Tăng đắc đạo. Bây giờ đây mấy chục trái rocket điên khùng đó đủ làm tôi bấn loạn mà chỉ biết đẩy cần lái tới chống lại sức phản hồi. Con tàu như bị cuốn theo hằng chục khối lửa xoay mòng mòng trước mặt, mặc kệ khói ùa vào tàu mịt mù và tàn rocket chớp nháng như bầy đom đóm đêm khuya, tôi cũng không dám làm bất cứ maneuvre nào khác, chỉ cần tàu nghiêng nghiêng một chút thì rocket thụi sau lưng liền.

Có lẽ nhờ trận rafale bất đắc dĩ ấy mà bầy rocket bao một vùng rộng lớn, đối phương cũng phải từ chết tới bị thương hay ít ra cũng quăng súng bò càng dưới đất làm giảm đi phần nào áp lực, nên tôi mới còn có dịp ngồi đây viết lại đôi dòng nầy. Khi trái rocket cuối cùng rời dàn phóng lao ra tôi tạt ngang qua chui vào làn khói của chiếc thứ hai của anh Sỹ và anh Khương còn để lại, hình như linh hồn các anh chưa muốn vội tan mà kết thành bức màn mây dầy đặc bảo vệ cho những phi hành đoàn còn lại và nhất là tôi. Vừa chui ra khỏi làn mây "linh khí" nhưng vẫn còn trong vùng hiểm địa (death mam zone), dù đối phương không thấy tôi nhưng vẫn bắn bổng đuổi theo, đạn bay vòng cầu trên cao rơi xuống chung quanh như người ta rải hoa confective mừng đại hội, vừa lúc ấy anh Chiến vòng trở lại đánh gỡ cho tôi tháo lui.

Con ngựa chứng nầy đánh rocket khỏi chê mà cũng thường hay đánh bán mạng. Không biết sau nầy có bà nào cỡi được trên lưng con ngựa chứng ấy không ?

Hai chiếc chúng tôi đang bay ngược chiều mà từ xa, ổng cứ phóng rocket ào ào từng cặp bay ra sát bên cạnh tàu làm tôi phải thất kinh hồn vía, khiến người tôi cứng như khúc gỗ dẫu có mấy lớp da gà cũng nổi lên hết. Tôi vội hét lên:

- Trời ơi đánh cái kiểu gì kỳ vậy!

 Giọng Huế đặc sệt:- Mẹ "nọ" đang đuổi theo mầy!

Bay về đến vùng an toàn, xót xa hai phi hành đoàn gãy cánh, Anh Sỹ, Phấn, On và anh Khương, người copi chào vĩnh biệt tôi hồi nãy, thân thể các anh và bao nhiêu người nữa biến thành làn mây trắng cuồn cuộn trong ánh bình minh các anh đã tròn ước nguyện khi lựa chọn cuộc đời ĐI KHÔNG AI TÌM XÁC RƠI (còn xác đâu mà tìm!).

Chúng tôi bay vài vòng nhìn về phía chiến trường để xác định nơi nào "đạn vụt bay đến nhanh, đàn chim chưa tung cánh xác rơi trên đất lành" để những con chim còn lại bay vòng ủ rũ những cánh chim lìa đàn. Phía đối phương còn nhiều tiếng nổ và khói cuồn cuộn bốc lên cao.Anh Chiến nói:

- Rocket mầy "bặn" đó, chắc trúng kho đạn gì của nó rồi. Mầy gan dữ quá hỉ!

Tôi trả lời:

- Định đánh vài trái dứt thằng đang thổi vô hông của ông thôi, ai dè rocket ở vị trí rafale, hoảng quá!

Về căn cứ Dù cả hai chiếc cùng bị trúng đạn nhiều nơi và vài đầu đạn AK hay RPD gì đó còn kẹt lại. Tuy chưa đến đỗi nào nhưng cũng phải nằm ụ vài ngày vá víu.

Bạn bè chúng tôi hy sinh trên chiến trường đã đành, nhưng bị nướng quân như thế nầy cũng không ít. Cố Thiếu Tá Trần Lê Tiến hy sinh trên đỉnh Checkmate phía Tây Nam Cố Đô Huế để sau đó nghe Đại Tá Toàn, Tham mưu trưởng SĐ 1 BB nói:

- Các anh rớt một chiếc là may, tụi nó đầy dưới đất, tôi chỉ cần một chiếc đáp được trên đỉnh thôi.

Như vậy người ta quyết định nướng hết sáu chiếc chúng tôi trong ngày đó rồi. Nếu người ta chân thành một chút, đừng che giấu sự thật để chúng tôi áp dụng chiến thuật và kỹ thuật bay riêng để hoàn thành trách nhiệm dù phải hy sinh, cũng như chúng tôi tiếp tế tiền đồn Bastogne giữa vòng vây của địch mà Tướng Phạm Văn Phú nói:

- Bây giờ C 130 cũng không thể thả dù tiếp tế được, tôi không dám ra lệnh cho anh em nhưng nếu thấy cách nào có thể giúp được anh em mình trong đó cầm hơi kéo dài được lúc nào hay lúc ấy...

Tiếc thay và anh hùng thay! Ông đã tuẫn tiết cho tròn khí tiết của bậc anh hùng vốn rộng lòng hiếu sinh.Chỉ lời nói chân tình và biết quý mạng sống của sĩ tốt, nên chúng tôi đột nhập vào Bastogne bắt chấp mọi hiễm nguy để chứng tỏ rằng chúng tôi không hèn nhát trốn tránh trách nhiệm. Còn che đậy, gạt gẫm để chúng tôi phải chết oan uổng trong những cuộc hành quân trong khi đó các vị chỉ huy lại đang nặng đầu óc trên bàn mạc chược hay bữa tiệc linh đình... Trên đỉnh núi Cối Xay ở Thượng Đức tỉnh Quảng Nam, người ta cũng nói tình hình yên tĩnh, nhưng bị phục kích ngay bãi đáp và chiến sĩ Biệt Động Quân phải lao mình ra đánh cận chiến với đối phương ngay lập tức khi bốn con tàu vừa chạm đất, phi hành đoàn Thiếu uý Lưu và Lãm bị VC đâm chết!!!

Còn vụ nướng quân khác mà vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng thuộc SĐ 2 BB của tướng Trần Văn Nhựt, hớt hãi chạy kiếm tôi nói:

- Trời ơi anh làm sao cứu đàn con tôi với, đưa tụi nó vô đó chết hết, trong đó có cả Sư đoàn Việt Cộng đông như kiến. Tôi nói:

- Cuộc hành quân nầy ở cấp Sư đoàn do 72 điều động (72 là biệt danh của tướng Trần Văn Nhựt) ngoài khả năng quyết định của chúng tôi. Trên chúng tôi còn có CNC nữa. 

Khi viết lại những dòng nầy tôi còn nhớ rõ dù đã hơn ba mươi năm qua, hình ảnh người chiến sĩ dày dặn chiến trường, dạm nắng phong sương thất thiểu những bước đi não nề, sau khi tôi từ chối lời cầu cứu đàn con anh. Người chỉ huy đáng kính và thương lính mình như con dại ấy bây giờ hồn ở nơi đâu? Chính tôi cũng có ý muốn cứu Tiểu đoàn ấy bằng cách yêu cầu chiếc đầu tiên sau khi đáp xuống, bỏ tàu chạy ra để tôi cấp cứu thì xem như cuộc hành quân phải hủy bỏ. Nhưng mà đâu có pilote nào dám bỏ con tàu lại chiến trường và chính bản thân chúng tôi rồi không biết sẽ ra sao nữa, nếu có người biết được, tôi đành phải ra tòa án quân sự thì cuộc đời và binh nghiệp xem như cáo chung.

Tôi cũng ngỡ ngàng cuộc hành quân cấp tiểu đoàn (64 tiểu đội) chỉ có 5 chiếc slick và 2 gunship thôi. Đúng ra chúng tôi cần có pháo binh, khu trục oanh tạt dọn bãi trước và ít nhất cũng 20 chiếc slick chuyển quân và 4 gunship bảo vệ để đợt đổ quân đầu tiên ít ra cũng được một đại đội tương đối đủ khả năng làm bàn đạp và bảo vệ bãi đáp cho những đợt theo sau. Hơn nữa tiểu đoàn phải hành quân nghi binh vừa bảo mật trong vùng nào đó để chúng tôi đến từng nơi bốc đi thay vì gom hết lại tại phi trường Đức Phổ là vùng xôi đậu bất an ninh- ban ngày quốc gia ban đêm cộng sản. Chỉ cần đối phương có một khẩu cối 82 ly đâu đó khai hỏa thì cả ngàn người quy tụ tại phi trường Đức Phổ chắc xảy ra cảnh tắm máu. 7 giờ 30 sáng chúng tôi có mặt mà mãi đến 11 giờ trưa cuộc hành quân cũng chưa thể bắt đầu được, làm chúng tôi phải chờ đợi trong nao núng vì sợ bị pháo kích vào phi trường nên tôi yêu cầu phi hành đoàn không được rời khỏi tàu để kịp thời di tản nếu bị pháo.

Chúng tôi cầm vận mạng của tiểu đoàn gần bốn trăm người trong tay mà không được briefing để hiểu biết tình hình diện địa hầu tìm cách bay bổng riêng theo chiến thuật trực thăng vận với từng địa hình thế trận. Khiến tôi phải tự hỏi chúng tôi có phải là những quân nhân đầu đội "Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm" cũng như ai hay chỉ là hạng tài xế xe đò, chắc hẳn bề trên cũng nghĩ như vậy. Chúng tôi không gặp bất cứ quan chức nào có thẩm quyền để hỏi tình hình đối phương trong cuộc hành quân phi chiến thuật phi binh pháp nầy, mặc dầu người người tới lui tấp nập với nhiều bông mai trên vai, huy chuơng đầy trên ngực, ngay cả CNC Thiếu Tá Trương Văn H. là đàn anh PĐ 213 của chúng tôi cũng không thấy đâu hết. Tôi nóng ruột lấy hai chiếc gunship lên vùng quan sát địa thế và bãi đáp chuẩn bị cuộc chuyển quân.

Bãi được cấp chỉ định là một khoảng trống eo hẹp nằm trong thung lũng giữa rừng thiêng núi thẳm, với bãi đáp như vậy chúng tôi không thể nào áp dụng được hết tuyệt kỷ cách đáp nhanh chóng nhảy diều hâu được. Hơn nữa rất dễ dàng bị phục kích tại bãi đáp thập phần nguy hiểm khi con tàu và bộ binh nhảy xuống ngoài khoảng trống. Tôi quyết định chọn bãi đáp là khoảng trống cuối lưng của dãy núi dài hẹp không xa. Như vậy xem như chúng tôi thực hiện một chút gì để nghi binh đánh lạc hướng đối phương và những phi công của chốn núi rừng cũng dễ dàng phát huy hết sở trường của họ với cách bay thấp rare mote tùy theo cây rừng cao thấp để tránh né phòng không hạng nặng vì loại nầy nòng dài, tầm bắn cao và xa nên cần phải có xạ trường. Bay thấp như vậy chúng tôi đã làm mất hiệu năng của họ rồi chỉ còn chấp nhận loại súng cá nhân của địch mà thôi, còn pilote cũng chỉ cần một vài giây đồng hồ họ có thể giảm tốc độ từ hai trăm cây số còn vài chục cây số giờ để vào bãi đáp. Hơn nữa bộ binh ở trên đồi cao nhiều lợi thế dẫu đối phương có gan trời cũng không dám liều lĩnh tấn công từ dưới lên. Hai chiếc gunship ngoài việc quanh vùng bảo vệ chặt chẽ bãi đáp và lúc nào cũng bao vùng để sẵn sàng giúp đỡ quân bạn vừa nhảy xuống. Sau khi quyết định chọn bãi đáp ấy tôi thận trọng tìm một hành lang tương đối an toàn cho đoàn trực thăng vận cũng như ghi nhận những nơi khả nghi địch có thể trí súng phòng không tầm xa và những nơi tàu lâm nạn có thể đáp an toàn và dễ dàng bảo vệ cũng như cấp cứu phi hành đoàn. Xong đâu đó tôi trở về hướng dẫn đoàn trực thăng chuyển quân vào. Đoàn trực thăng vận bay theo đội hình bậc thang và bay sát vào dãy núi dài phía sau quận Đức Phổ rồi lại bay thật thấp trên ngọn cây rừng vượt qua nhiều thung lũng hẹp rồi bay cao theo dãy núi khác và sắp xếp thời gian cho những chiếc trực thăng chuyển quân đáp từng chiếc một, chiếc nầy vừa cất cánh thì chiếc khác nhanh chóng nhảy vô liền để không mất nhiều thời gian. Cứ như thế đoàn trực thăng vận phải bay liên tục nhiều đợt chuyển quân, còn hai chiếc Gun thay phiên nhau về lấy xăng và tiếp load thêm đạn dược, chiếc kia ở lại trên vòm trời sẵn sàng yểm trợ quân bạn khi cần. Tôi lạy trời cho tất cả được bình yên về phía chúng tôi cũng như phía quân bạn. Cuộc hành quân đổ bộ mãi đến tối mịt vẫn chưa xong. Lại một lần nữa cuộc hành quân phi chiến thuật binh pháp phơi bày quá rõ, vì hành quân trực thăng vận phải xong ít nhất vài giờ trước khi trời tối để bộ binh vừa nhảy xuống có đủ thời gian thám sát, di chuyển đào hố cá nhân và bố trí phòng thủ. Đằng nầy họ vừa nhảy xuống giữa rừng thẫm âm u trong bóng tối đưa bàn tay ra còn không thấy chẵng khác nào thả đàn dê trước miệng hổ. Tội nghiệp!

Tôi thật sự ngao ngán quá cho cuộc hành quân không có yếu tố quân sự sơ đẳng theo những bài học ở quân trường từ sự bí mật, bất ngờ, nhanh chóng và ồ ạt đều không có. Đêm bắt đầu buông xuống, những con tàu đáp khó khăn và tôi phát hiện có nhiều tiếng súng gần xa báo tình hình bất ổn, hơn nữa vì trời tối chúng tôi không còn thấy rõ bãi đáp nên không thể bay nhanh đáp bạo được. Tôi báo cáo lên CNC yêu cầu ngưng phi vụ nhưng CNC ra lệnh chúng tôi tiếp tục chuyến cuối cùng mà cuối cùng vẫn không thấy CNC ở đâu hết. Chuyến cuối cùng hoàn tất trong mọi sự bình yên nhưng nào ngờ trên đường rời chiến địa những tiếng "Mayday, mayday" theo làn sóng vô tuyến vang trong nón bay... Tôi rùng mình nhìn qua bên cạnh một khối lửa xanh dờn đang vùn vụt lướt trong màn đêm trời không "xanh như màu áo". Tôi hét lên:

- Tắt máy làm Force landing.

Lời tôi lạc lõng trong bóng đêm vô tình. Thiên ưng 7 của phi đoàn 239 tăng cường cho chúng tôi biến thành ánh sao băng. Một vì sao rơi, rơi về với lòng đất mẹ.

Nhớ lại, từ khi Không quân có cả ngàn chiếc trực thăng đủ loại đứng vào hàng thứ ba trên thế giới, những tưởng quân lực VNCH nắm được thế thượng phong chủ động chiến trường tung những cuộc hành quân với lực lượng hùng hậu đuổi hổ về rừng hay tìm địch vây địch mà đánh; trái lại càng lúc càng co cụm chiếm những đỉnh cao mà không thấy địch, xây thành làm mục tiêu cho địch pháo kích, tấn công cũng phi binh pháp. Mỗi ngày trực thăng phải phân tán mỏng thành từng nhóm nhỏ năm sáu chiếc cho các Sư đoàn điều chi để tiếp tế cho những tiền đồn, mà không biết quy tụ thành lực lượng mạnh khi cần thiết. Nếu biết và am tường chiến thuật trực thăng vận, tập trung lực lượng trong vài giờ gần 100 chiếc slick và trực thăng gunship tại Đà Nẵng bảo vệ cùng khu trục ngăn cản đối phương chắc hẳn cuộc triệt thoái Thủy Quân Lục Chiến ở Thừa Thiên không đến đỗi tắm máu. Tiếc thay!!!

Sau mùa hè đỏ lửa Phi đoàn 213 khánh tận, chịu sự hy sinh quá nhiều đến đỗi từ đó mỗi chiều vợ con thân nhân của chúng tôi kéo nhau tới cổng phi trường hay tới phi đoàn dõi mắt trông chờ từng chiếc trực thăng đập cánh tành tạch trở về với những nỗi vui mừng và run sợ trộn lẫn:

"Thuở trời đất nổi cơn gió bụi

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên"

mà trong đó bao người thiếu phụ biến thành "tượng đá ôm con".

Khi viết những dòng nầy không biết vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng thương lính như con cái ấy và những người lính trong tiểu đoàn đó còn ai không nữa!

Xin chia buồn với thân nhân, gia đình hai Phi hành đoàn và hai Tiểu đội thuộc TĐ 81 Biệt Kích Dù vượt tuyến Mỹ Chánh. Thân nhân Thiên Ưng 7, Tiểu Đoàn thuộc SĐ 2 BB kể trên. Tôi xin cúi đầu tưởng niệm tất cả anh linh của những anh hồn người tử sĩ nhập với hồn thiêng sông núi...

 Song Chùy 11

Biên Hùng chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đi không ai tìm xác rơi

Trong khi quân lực VNCH quyết chiến để chiếm lại thành phố Quảng Trị dù chỉ còn là một đống gạch vụn hoang tàn nát sau nhiều trận mưa pháo của người anh
 
Đi không ai tìm xác rơi

Trong khi quân lực VNCH quyết chiến để chiếm lại thành phố Quảng Trị dù chỉ còn là một đống gạch vụn hoang tàn nát sau nhiều trận mưa pháo của người anh em phương Bắc, thành phố Quảng Trị được dời về Mỹ Chánh. Nói là thành phố nhưng chỉ có mấy dãy nhà bằng tôle cất lên vội vã cho người dân tạm trú mà thôi và sông Mỹ Chánh là chiến tuyến địa đầu của miền Nam lúc bấy giờ.

Tháng năm, năm 1972 đoàn trực thăng vận Phi đoàn 213 gồm có bốn chiếc Slick UH-1 (trực thăng vận) và hai gunship AH-1 (trực thăng võ trang) đến làm việc cho Sư Đoàn Dù mà Bộ Tư Lệnh tiền phương đóng tại căn cứ Sully thuộc xã An Hòa, thường gọi là cây số 17 cách Huế 17 cây số. Chúng tôi bị bắt buộc phải hành quân trực thăng vận đổ bộ một trung đội thuộc Tiểu đoàn 81 Biệt kích Dù vào tận sào huyệt của đối phương, đặt đại bản doanh phía tây đại lộ Kinh hoàng và phía bắc sông Mỹ Chánh.

Đây là một vụ "nướng quân" mà chúng tôi đành chấp nhận hy sinh, vì người ta - thượng cấp - cố bắt chước Hoa Kỳ đổ bộ vào Sơn Tây cướp tù binh. Nhưng trước khi Người Mỹ làm việc nguy hiểm ấy họ có đủ tin tức tình báo, không ảnh chính xác và những pilote thi hành nhiệm vụ được thực tập trên địa hình gần với sự thật một cách kỹ càng và phân nhiệm của từng phi hành đoàn trong mỗi giai đoạn. Ngoài ra họ còn có thám thính cơ U 2 siêu đẳng quan sát và theo dõi trên không, cũng như toàn bộ lực lượng không quân Thái Bình Dương và Đông Nam Á sẵn sàng trên trời để kịp thời can thiệp và tiếp cứu. Còn chúng tôi nếu được như Kinh Kha sang Tần còn dễ hơn vì ít ra Kinh Kha cũng là một sứ thần làm thượng khách và biết rõ hang hùm ổ cọp, biết đối thủ là ai. Trái lại chúng tôi hoàn toàn không có bất cứ tin tức hay không ảnh nào, cũng không có sa bàn để tìm một hành lang an toàn, áp dụng kỹ thuật bay phù hợp với địa thế dù phải bay xa hơn, lại nữa chúng tôi càng không hiểu biết gì về đối phương cũng như lực lượng của họ, như thể chúng tôi đi trong đêm giữa ban ngày chung quanh toàn bóng ma quái tử thấn xuất hiện bất cứ lúc nào.

Khi vào họp với Thiếu tướng Lê Văn Lưỡng, Tư lệnh Binh chủng Dù, trong lúc họp Tướng Lưỡng nói  rằng: 

- Các anh có hai phi tuần B52 đánh trước và khu trục cơ A37 cùng với Cobra của quân đội Hoa Kỳ yểm trợ (sic).

Còn một vị Trung Tá thì phác họa chương trình hành quân chưa từng có trong quân sử:

- Bây giờ chúng ta bay tới điểm xuất phát, từ đó bắt đầu xâm nhập vào đất địch.

Chúng tôi hỏi:

- Điểm xuất phát là đâu?

Ông trả lời:

- Khi tới Mỹ Chánh rồi từ đó các anh xuất phát.

Trời ơi, điểm xuất phát vậy đó sao, lồ lộ trước mắt mọi người còn đâu là bí mật. "Điểm xuất phát là nơi bí mật mà các cánh quân từ các nơi âm thầm di chuyển về để từ đó tung ra cuộc hành quân tấn công chớp nhoáng vào quân địch. Chẳng hạn điểm xuất phát của không quân khi đánh ra Quảng Trị là căn cứ Đà Nẵng mà ban đêm những phi đoàn khu trục cơ từ Biên Hòa, Pleiku hay những nơi khác âm thầm hội tụ về đó để có đủ lực lượng rồi mở cuộc hành quân ồ ạt tấn công. Hoặc điểm xuất phát của không quân Hoa Kỳ là ở Thái Lan, Phi Luật Tân, Đệ thất hạm đội cùng xuất phát để tập trung vào chiến trường nào đó. Còn chúng tôi có cái gì là bí mật đâu khi sáu chiếc trực thăng rầm rộ đáp tại căn cứ Dù, rồi cũng rầm rộ cất cánh ai mà không thấy, không biết. Vậy đâu là điểm bí mật để đồng loạt mở cuộc tấn công. Cũng không có ai theo dõi để sẵn sàng tiếp ứng. Về phía địch tình hoàn toàn bị bưng bít "nơi đó không có gì hết, chúng ta chỉ đổ quân vào lấy tin tức mà thôi!". Phải có địch hoạt động mới có tin tức chứ chỗ không người thì lấy tin tức của ai (?)

Sau khi họp xong chúng tôi lặng lẽ ra tàu biết rằng bị người ta xếp đặt đưa lên giàn hỏa thiêu tàn nhẫn nhất của những vị chỉ huy. Bốn chiếc slick chở bốn tiểu đội thuộc TĐ 81 Biệt kich Dù và hai gunship yểm trợ mà không có một phi tuần B52 hay bóng dáng khu trục cơ, Cobra nào hết như lời hứa "ẩu".Khi ra tàu, hai chiếc gunship AH-1H (Attack Helicopter) đậu cuối dãy và khi đi ngang qua bốn chiếc slick (trực thăng vận) trong số những copilote và phi hành đoàn đang chờ đợi ở đó, đặc biệt Thiếu úy Nguyễn Duy Khương, người copi cùng tôi hành quân vào Bastogne tháng trước, đứng chào tôi theo quân kỷ. Điều nầy làm tôi khá ngạc nhiên, tôi nói:

- Sao hôm nay anh khách sáo quá vậy?

Chúng tôi cùng trao nhau vài câu hỏi thông thường với nụ cười héo hắt vì tôi hiểu phi vụ nầy nguy hiểm còn hơn đội đá vá trời. Nhưng sau đó tôi bất giác chợt rùng mình tự hỏi "Có chuyện gì đây, anh giã biệt tôi hay tôi giã biệt anh?".Trong quân đội có rất nhiều chuyện xảy ra trùng hợp với nhau thường gây ra cảnh gãy cánh giữa đường. Có thể nói chúng tôi rất tin dị đoan và sợ những cảnh chào hỏi không thông thường đó. Nếu chẳng thế thì SĐ 10 BB không đổi thành SĐ 18 và Phi đoàn 213 chúng tôi (hai lần con số xui 13) cũng xém bị xóa sổ vì hy sinh quá nhiều trong mùa hè 72 mà Bộ Tư lệnh KQ có đề nghị đổi phi đoàn thành PĐ 216 (chín nút) trái với thông thường hai số sau cùng phải là số lẻ và cũng không thể xếp hàng sau phi đoàn 215.

Xin cho tôi kể thêm chuyện bên lề về một tấm hình được chụp đón mừng chúng tôi trở về từ Biên Hòa sau khi biệt phái theo bước chân người lính Dù tham dự chiến truờng Cao Miên năm 1971. Những người có mặt trong tấm hình đó hy sinh từ trên xuống dưới gần hai chục phi công kéo theo những phi hành đoàn của họ, có khi mang theo sinh mạng của nhiều quân nhân chuyên chở trên tàu. May mắn tôi kéo anh Nguyễn Quang Minh đang trong hàng thứ hai hay thứ ba bỏ hàng đi ra ngoài nên hai đứa tôi không có trong tấm hình oan nghiệt đó và hôm nay anh Nguyễn Quang Minh làm copi của tôi .Bây giờ thì chẳng phải "chín tầng gươm báu trao tay" nhưng quân lệnh nặng như núi và chúng tôi đành phải "gieo thái sơn nhẹ tự hồng mao" thôi. Sáu con tàu bắt đầu cất cánh bay theo đội hình hàng dọc phía tây quốc lộ 1. Đại úy Ng văn Chiến, leader, bay chiếc gunship một bên trái đi hình phía rừng núi, tôi bay chiếc gunship thứ hai yểm trợ phía sau bên phải, phía quốc lộ. Bay như vậy tôi được an toàn hơn nhưng nghĩ nếu có chuyện gì xảy ra anh em sẽ quẹo gắt ra quốc lộ vòng trở về thì không tránh khỏi đụng nhau, nên tôi báo với anh Chiến:

- Charlie, tôi bay qua bên trái sau anh đó, để cho có hai cái Gun vững hơn.Chiến trả lời:

- OK.

Thế là tôi bay sang bên cùng với Gun một bảo vệ cánh nặng nề nhất.Vị Trung Tá nói trên bay CNC là cánh chim đầu đàn, nhiệm vụ Commandant và control phải dẫn dắt chúng tôi đến nơi đến chốn thi hành nhiệm vụ; thế nhưng khi đoàn tàu bay gần tới Mỹ Chánh thì ông tuyên bố:

"Bây giờ các anh xuất phát!" và ông ta âm thầm rút lui.

Vừa bay sang qua bên trái tôi bị một tràng AK bắn lên, mặc dầu hai xạ thủ Mini-gun trả đũa kiệp thời nhưng tàu vẫn bị trúng đạn. Anh Minh và hai người xạ thủ phía sau cùng nói:

- Mình trúng đạn rồi! Tôi trả lời:

- Ừ tôi cũng nghe nhưng không biết trúng đâu? Minh, mầy kiểm soát lại toàn bộ phi kế và instrument, còn hai anh ở sau tìm xem coi có thấy dấu vết trúng đâu không.

Tôi cũng tự mình kiểm soát lại toàn bộ cockpit. Tất cả bình thường nên không báo với leader vì sợ anh em mất tinh thần mà vẫn tiếp tục cuộc hành quân. Điều nầy làm tôi ân hận mãi đến bây giờ vì sau đó vài phút hai chiếc bị bắn nổ tung trên trời. Như vậy là toán tiền sát của địch quân đã đột nhập vào khu vực phòng thủ của Bộ Tư lệnh tiền phương Dù rồi và bắn tràng đạn AK báo động. Nếu tràng đạn bắn vu vơ ấy gây ít nhiều nguy hiễm cho tôi, hay cần phải force landing, hay nếu tôi lạnh cẳng hèn nhát một chút báo cáo lên leader rồi quay trở về kiễm soát lại tàu, viên đạn AK trúng vô compressor của động cơ bán phản lực nhưng chưa xuyên thấu được còn kẹt lại, với chứng cớ đó chúng tôi có thể bỏ cuộc; hoặc vì không có B52, A37, Cobra yểm trợ như thượng cấp đã hứa thì chúng tôi có thể từ chối phi vụ và như vậy anh em chúng tôi và hai phi hành đoàn cùng hai Tiểu đội thuộc TĐ 81 BK Dù đâu phải hy sinh một cách phi lý. Nhưng Phi đoàn 213 chúng tôi là phi đoàn trấn thủ biên cương vùng hỏa tuyến và đã trực tiếp tham chiến trong chiến dịch Lam Sơn 719 Hạ Lào, đã từng theo chân quân Dù về quậy trên chiến trường Cao Miên, từng giáp mặt với những địa danh Khe Sanh, Cồn Tiên, Gio Linh và nhất là Bastogne v.v... Với truyền thống hào hùng bất khuất của đơn vị ấy chúng tôi chấp nhận tất cả vì núi sông.

Đoàn tàu đang tiến dần vào tử địa mà tôi tin chắc rằng hai vị chỉ huy kể trên điều biết rõ. Chẳng bao lâu, một vệt lửa xanh dờn từ phía bên kia bờ Mỹ Chánh vọt lên. Anh Chiến vội la lên:

- Sam Sam Break!

Những phản lực cơ bay nhanh xé gió còn không tránh nổi được loại hỏa tiễn tầm nhiệt SA 7 ác ôn nầy mà vận tốc vượt xa vận tốc mấy bức tường âm thanh, còn chúng tôi chậm chạp như rùa bò làm mục tiêu ngon lành quá. Trong khi hợp đoàn slick bay sát nhau để hai chiếc gunship dễ dàng cover (bảo vệ). Bay như vậy quờ quạng đụng nhau cũng chết còn nói gì tránh hỏa tiễn. Tiếng hét báo động của Charlie chưa dứt, một chiếc phát nổ ngay lập tức bên cạnh chúng tôi nhanh đến nỗi ngỡ ngàng mà sự sợ hãi còn lãng du đâu đó chưa kip về. Bản năng tự nhiên của những người bay Gunship, anh Chiến chúi xuống đánh thẳng một loạt rocket vào nơi hỏa tiễn SA 7 vừa bay lên còn để lại đám bụi mờ với làn khói mỏng như vòng tròn khói thuốc lá chưa kịp tan trong không khí còn lành lạnh hơi sương. Tiếng đồng hồ vừa gõ "tíc" mà chưa kịp gõ tiếng "tắc" trước mặt chúng tôi là một vách tường lửa đối phương vội vàng dựng thẳng lên trời hay lửa của hằng trăm miệng núi lửa vùng quần đảo Hawaii đồng loạt phun lên đúng là một biển lửa. Đạn phòng không tự hủy nổ trên cao như pháo bông dĩ nhiên họ không quên chiếu cố chúng tôi. Con tàu của anh Chiến bây giờ bị đạn phòng không bao phủ với cả ngàn ánh lửa chớp tắt lung linh như cây mùa xuân giữa ban ngày. Tôi thầm nói :

- Trời ơi vậy mà chưa chết!

Trước mắt tôi bày ra một cảnh vừa ngoạn mục vừa hùng vĩ kinh hoàng. Tôi cứ tưởng như đang chứng kiến cảnh thần tiên đánh phép với nhau trong truyện Phong Thần. Bên kia hô biến tung ra hàng ngàn con độc trùng bên nầy cũng mở hồ lô ra hô thâu những con độc trùng đó, rồi tuốt Dương quang kiếm tung ra đánh trả. Nếu người ngoại cuộc nhìn cảnh ấy chắc hẳn đẹp vô cùng kèm theo những mảnh vụn của con tàu vừa nổ còn bốc lửa tủa ra trong không gian. Hình như trời chưa đủ sáng nên sai mười hai vị thiên thần mũ đỏ và bốn phi hành đoàn slick của anh On và Phấn làm mười sáu ngọn đuốc thắp sáng lên cho ngày thêm tươi khi chưa kịp gọi hai tiếng cấp cứu "may day".

Bây giờ tới phiên tôi gặp đại họa. Tôi nhảy vào cuộc tung rocket đánh dọc theo vách tường lửa ấy để đỡ đòn cho Charlie. Khi đánh rocket tôi không ngờ nó như Lệnh Xé Xác khi gặp "kỳ phùng địch thủ" tự động xuất chiêu đánh rafale không cần lệnh chủ nhân nữa nên mấy chục trái nối đuôi nhau ồ ạt tuôn ra không ngừng khiến con tàu khựng lại như chiếc lá thu rơi vì sức phản hồi của mấy chục trái rocket đó, dù tôi muốn ngưng để dọt cũng không được. Phóng lao đành phải theo lao, tôi đẩy thêm cyclic tới trước để tàu không bị giảm tốc độ. Cùng lúc chiếc slick thứ hai bên cạnh tôi bốc cháy thành cột khói trắng kéo dài chừng hai ngàn thước mới nổ như chiếc phi thuyền Chalenger lâm nạn nổ tung trên trời, thêm mười sáu cây đuốc nữa.

Những chiếc trực thăng võ trang của chúng tôi không có chiếc nào có cửa nẻo gì hết, ngay cả cửa cokpit cũng được gỡ ra để pilot tiện bề thoát ra trong trường hợp đáp khẩn cấp. Không như những chiếc khu trục skyraider hay A37 rocket được gắng trên cánh, ít ra cũng cách pilote vài sải tay, trên trực thăng, hai dàn rocket gắng phía sau sát hông tàu và khi khai hỏa, rocket từ sau lưng lao tới chỉ cách pilote chừng hai gang tay. Khi rời dàn phóng nó bung bốn cánh sau đuôi vừa bay tới vừa xoáy với vận tốc cực mạnh tạo ra tiếng rú kinh hồn cũng như khối lửa xoáy hình trôn ốc sáng lòa trước mặt, nhất là ban đêm những khối lửa ấy càng khủng khiếp hơn. Cũng vì không có cửa nên tàn rocket bay túi bụi vô tàu mà có thằng pilote gunship nào chiến bào không bị cháy nhiều lỗ. Có khi nó còn chui vô cổ áo, lọt xuống lưng như bị tàn thuốc lá dúi vào da đành phải trân mình chịu trận, may mà có nón bay nếu không trên đầu chúng tôi phải có nhiều dấu đốt như những vị Cao Tăng đắc đạo. Bây giờ đây mấy chục trái rocket điên khùng đó đủ làm tôi bấn loạn mà chỉ biết đẩy cần lái tới chống lại sức phản hồi. Con tàu như bị cuốn theo hằng chục khối lửa xoay mòng mòng trước mặt, mặc kệ khói ùa vào tàu mịt mù và tàn rocket chớp nháng như bầy đom đóm đêm khuya, tôi cũng không dám làm bất cứ maneuvre nào khác, chỉ cần tàu nghiêng nghiêng một chút thì rocket thụi sau lưng liền.

Có lẽ nhờ trận rafale bất đắc dĩ ấy mà bầy rocket bao một vùng rộng lớn, đối phương cũng phải từ chết tới bị thương hay ít ra cũng quăng súng bò càng dưới đất làm giảm đi phần nào áp lực, nên tôi mới còn có dịp ngồi đây viết lại đôi dòng nầy. Khi trái rocket cuối cùng rời dàn phóng lao ra tôi tạt ngang qua chui vào làn khói của chiếc thứ hai của anh Sỹ và anh Khương còn để lại, hình như linh hồn các anh chưa muốn vội tan mà kết thành bức màn mây dầy đặc bảo vệ cho những phi hành đoàn còn lại và nhất là tôi. Vừa chui ra khỏi làn mây "linh khí" nhưng vẫn còn trong vùng hiểm địa (death mam zone), dù đối phương không thấy tôi nhưng vẫn bắn bổng đuổi theo, đạn bay vòng cầu trên cao rơi xuống chung quanh như người ta rải hoa confective mừng đại hội, vừa lúc ấy anh Chiến vòng trở lại đánh gỡ cho tôi tháo lui.

Con ngựa chứng nầy đánh rocket khỏi chê mà cũng thường hay đánh bán mạng. Không biết sau nầy có bà nào cỡi được trên lưng con ngựa chứng ấy không ?

Hai chiếc chúng tôi đang bay ngược chiều mà từ xa, ổng cứ phóng rocket ào ào từng cặp bay ra sát bên cạnh tàu làm tôi phải thất kinh hồn vía, khiến người tôi cứng như khúc gỗ dẫu có mấy lớp da gà cũng nổi lên hết. Tôi vội hét lên:

- Trời ơi đánh cái kiểu gì kỳ vậy!

 Giọng Huế đặc sệt:- Mẹ "nọ" đang đuổi theo mầy!

Bay về đến vùng an toàn, xót xa hai phi hành đoàn gãy cánh, Anh Sỹ, Phấn, On và anh Khương, người copi chào vĩnh biệt tôi hồi nãy, thân thể các anh và bao nhiêu người nữa biến thành làn mây trắng cuồn cuộn trong ánh bình minh các anh đã tròn ước nguyện khi lựa chọn cuộc đời ĐI KHÔNG AI TÌM XÁC RƠI (còn xác đâu mà tìm!).

Chúng tôi bay vài vòng nhìn về phía chiến trường để xác định nơi nào "đạn vụt bay đến nhanh, đàn chim chưa tung cánh xác rơi trên đất lành" để những con chim còn lại bay vòng ủ rũ những cánh chim lìa đàn. Phía đối phương còn nhiều tiếng nổ và khói cuồn cuộn bốc lên cao.Anh Chiến nói:

- Rocket mầy "bặn" đó, chắc trúng kho đạn gì của nó rồi. Mầy gan dữ quá hỉ!

Tôi trả lời:

- Định đánh vài trái dứt thằng đang thổi vô hông của ông thôi, ai dè rocket ở vị trí rafale, hoảng quá!

Về căn cứ Dù cả hai chiếc cùng bị trúng đạn nhiều nơi và vài đầu đạn AK hay RPD gì đó còn kẹt lại. Tuy chưa đến đỗi nào nhưng cũng phải nằm ụ vài ngày vá víu.

Bạn bè chúng tôi hy sinh trên chiến trường đã đành, nhưng bị nướng quân như thế nầy cũng không ít. Cố Thiếu Tá Trần Lê Tiến hy sinh trên đỉnh Checkmate phía Tây Nam Cố Đô Huế để sau đó nghe Đại Tá Toàn, Tham mưu trưởng SĐ 1 BB nói:

- Các anh rớt một chiếc là may, tụi nó đầy dưới đất, tôi chỉ cần một chiếc đáp được trên đỉnh thôi.

Như vậy người ta quyết định nướng hết sáu chiếc chúng tôi trong ngày đó rồi. Nếu người ta chân thành một chút, đừng che giấu sự thật để chúng tôi áp dụng chiến thuật và kỹ thuật bay riêng để hoàn thành trách nhiệm dù phải hy sinh, cũng như chúng tôi tiếp tế tiền đồn Bastogne giữa vòng vây của địch mà Tướng Phạm Văn Phú nói:

- Bây giờ C 130 cũng không thể thả dù tiếp tế được, tôi không dám ra lệnh cho anh em nhưng nếu thấy cách nào có thể giúp được anh em mình trong đó cầm hơi kéo dài được lúc nào hay lúc ấy...

Tiếc thay và anh hùng thay! Ông đã tuẫn tiết cho tròn khí tiết của bậc anh hùng vốn rộng lòng hiếu sinh.Chỉ lời nói chân tình và biết quý mạng sống của sĩ tốt, nên chúng tôi đột nhập vào Bastogne bắt chấp mọi hiễm nguy để chứng tỏ rằng chúng tôi không hèn nhát trốn tránh trách nhiệm. Còn che đậy, gạt gẫm để chúng tôi phải chết oan uổng trong những cuộc hành quân trong khi đó các vị chỉ huy lại đang nặng đầu óc trên bàn mạc chược hay bữa tiệc linh đình... Trên đỉnh núi Cối Xay ở Thượng Đức tỉnh Quảng Nam, người ta cũng nói tình hình yên tĩnh, nhưng bị phục kích ngay bãi đáp và chiến sĩ Biệt Động Quân phải lao mình ra đánh cận chiến với đối phương ngay lập tức khi bốn con tàu vừa chạm đất, phi hành đoàn Thiếu uý Lưu và Lãm bị VC đâm chết!!!

Còn vụ nướng quân khác mà vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng thuộc SĐ 2 BB của tướng Trần Văn Nhựt, hớt hãi chạy kiếm tôi nói:

- Trời ơi anh làm sao cứu đàn con tôi với, đưa tụi nó vô đó chết hết, trong đó có cả Sư đoàn Việt Cộng đông như kiến. Tôi nói:

- Cuộc hành quân nầy ở cấp Sư đoàn do 72 điều động (72 là biệt danh của tướng Trần Văn Nhựt) ngoài khả năng quyết định của chúng tôi. Trên chúng tôi còn có CNC nữa. 

Khi viết lại những dòng nầy tôi còn nhớ rõ dù đã hơn ba mươi năm qua, hình ảnh người chiến sĩ dày dặn chiến trường, dạm nắng phong sương thất thiểu những bước đi não nề, sau khi tôi từ chối lời cầu cứu đàn con anh. Người chỉ huy đáng kính và thương lính mình như con dại ấy bây giờ hồn ở nơi đâu? Chính tôi cũng có ý muốn cứu Tiểu đoàn ấy bằng cách yêu cầu chiếc đầu tiên sau khi đáp xuống, bỏ tàu chạy ra để tôi cấp cứu thì xem như cuộc hành quân phải hủy bỏ. Nhưng mà đâu có pilote nào dám bỏ con tàu lại chiến trường và chính bản thân chúng tôi rồi không biết sẽ ra sao nữa, nếu có người biết được, tôi đành phải ra tòa án quân sự thì cuộc đời và binh nghiệp xem như cáo chung.

Tôi cũng ngỡ ngàng cuộc hành quân cấp tiểu đoàn (64 tiểu đội) chỉ có 5 chiếc slick và 2 gunship thôi. Đúng ra chúng tôi cần có pháo binh, khu trục oanh tạt dọn bãi trước và ít nhất cũng 20 chiếc slick chuyển quân và 4 gunship bảo vệ để đợt đổ quân đầu tiên ít ra cũng được một đại đội tương đối đủ khả năng làm bàn đạp và bảo vệ bãi đáp cho những đợt theo sau. Hơn nữa tiểu đoàn phải hành quân nghi binh vừa bảo mật trong vùng nào đó để chúng tôi đến từng nơi bốc đi thay vì gom hết lại tại phi trường Đức Phổ là vùng xôi đậu bất an ninh- ban ngày quốc gia ban đêm cộng sản. Chỉ cần đối phương có một khẩu cối 82 ly đâu đó khai hỏa thì cả ngàn người quy tụ tại phi trường Đức Phổ chắc xảy ra cảnh tắm máu. 7 giờ 30 sáng chúng tôi có mặt mà mãi đến 11 giờ trưa cuộc hành quân cũng chưa thể bắt đầu được, làm chúng tôi phải chờ đợi trong nao núng vì sợ bị pháo kích vào phi trường nên tôi yêu cầu phi hành đoàn không được rời khỏi tàu để kịp thời di tản nếu bị pháo.

Chúng tôi cầm vận mạng của tiểu đoàn gần bốn trăm người trong tay mà không được briefing để hiểu biết tình hình diện địa hầu tìm cách bay bổng riêng theo chiến thuật trực thăng vận với từng địa hình thế trận. Khiến tôi phải tự hỏi chúng tôi có phải là những quân nhân đầu đội "Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm" cũng như ai hay chỉ là hạng tài xế xe đò, chắc hẳn bề trên cũng nghĩ như vậy. Chúng tôi không gặp bất cứ quan chức nào có thẩm quyền để hỏi tình hình đối phương trong cuộc hành quân phi chiến thuật phi binh pháp nầy, mặc dầu người người tới lui tấp nập với nhiều bông mai trên vai, huy chuơng đầy trên ngực, ngay cả CNC Thiếu Tá Trương Văn H. là đàn anh PĐ 213 của chúng tôi cũng không thấy đâu hết. Tôi nóng ruột lấy hai chiếc gunship lên vùng quan sát địa thế và bãi đáp chuẩn bị cuộc chuyển quân.

Bãi được cấp chỉ định là một khoảng trống eo hẹp nằm trong thung lũng giữa rừng thiêng núi thẳm, với bãi đáp như vậy chúng tôi không thể nào áp dụng được hết tuyệt kỷ cách đáp nhanh chóng nhảy diều hâu được. Hơn nữa rất dễ dàng bị phục kích tại bãi đáp thập phần nguy hiểm khi con tàu và bộ binh nhảy xuống ngoài khoảng trống. Tôi quyết định chọn bãi đáp là khoảng trống cuối lưng của dãy núi dài hẹp không xa. Như vậy xem như chúng tôi thực hiện một chút gì để nghi binh đánh lạc hướng đối phương và những phi công của chốn núi rừng cũng dễ dàng phát huy hết sở trường của họ với cách bay thấp rare mote tùy theo cây rừng cao thấp để tránh né phòng không hạng nặng vì loại nầy nòng dài, tầm bắn cao và xa nên cần phải có xạ trường. Bay thấp như vậy chúng tôi đã làm mất hiệu năng của họ rồi chỉ còn chấp nhận loại súng cá nhân của địch mà thôi, còn pilote cũng chỉ cần một vài giây đồng hồ họ có thể giảm tốc độ từ hai trăm cây số còn vài chục cây số giờ để vào bãi đáp. Hơn nữa bộ binh ở trên đồi cao nhiều lợi thế dẫu đối phương có gan trời cũng không dám liều lĩnh tấn công từ dưới lên. Hai chiếc gunship ngoài việc quanh vùng bảo vệ chặt chẽ bãi đáp và lúc nào cũng bao vùng để sẵn sàng giúp đỡ quân bạn vừa nhảy xuống. Sau khi quyết định chọn bãi đáp ấy tôi thận trọng tìm một hành lang tương đối an toàn cho đoàn trực thăng vận cũng như ghi nhận những nơi khả nghi địch có thể trí súng phòng không tầm xa và những nơi tàu lâm nạn có thể đáp an toàn và dễ dàng bảo vệ cũng như cấp cứu phi hành đoàn. Xong đâu đó tôi trở về hướng dẫn đoàn trực thăng chuyển quân vào. Đoàn trực thăng vận bay theo đội hình bậc thang và bay sát vào dãy núi dài phía sau quận Đức Phổ rồi lại bay thật thấp trên ngọn cây rừng vượt qua nhiều thung lũng hẹp rồi bay cao theo dãy núi khác và sắp xếp thời gian cho những chiếc trực thăng chuyển quân đáp từng chiếc một, chiếc nầy vừa cất cánh thì chiếc khác nhanh chóng nhảy vô liền để không mất nhiều thời gian. Cứ như thế đoàn trực thăng vận phải bay liên tục nhiều đợt chuyển quân, còn hai chiếc Gun thay phiên nhau về lấy xăng và tiếp load thêm đạn dược, chiếc kia ở lại trên vòm trời sẵn sàng yểm trợ quân bạn khi cần. Tôi lạy trời cho tất cả được bình yên về phía chúng tôi cũng như phía quân bạn. Cuộc hành quân đổ bộ mãi đến tối mịt vẫn chưa xong. Lại một lần nữa cuộc hành quân phi chiến thuật binh pháp phơi bày quá rõ, vì hành quân trực thăng vận phải xong ít nhất vài giờ trước khi trời tối để bộ binh vừa nhảy xuống có đủ thời gian thám sát, di chuyển đào hố cá nhân và bố trí phòng thủ. Đằng nầy họ vừa nhảy xuống giữa rừng thẫm âm u trong bóng tối đưa bàn tay ra còn không thấy chẵng khác nào thả đàn dê trước miệng hổ. Tội nghiệp!

Tôi thật sự ngao ngán quá cho cuộc hành quân không có yếu tố quân sự sơ đẳng theo những bài học ở quân trường từ sự bí mật, bất ngờ, nhanh chóng và ồ ạt đều không có. Đêm bắt đầu buông xuống, những con tàu đáp khó khăn và tôi phát hiện có nhiều tiếng súng gần xa báo tình hình bất ổn, hơn nữa vì trời tối chúng tôi không còn thấy rõ bãi đáp nên không thể bay nhanh đáp bạo được. Tôi báo cáo lên CNC yêu cầu ngưng phi vụ nhưng CNC ra lệnh chúng tôi tiếp tục chuyến cuối cùng mà cuối cùng vẫn không thấy CNC ở đâu hết. Chuyến cuối cùng hoàn tất trong mọi sự bình yên nhưng nào ngờ trên đường rời chiến địa những tiếng "Mayday, mayday" theo làn sóng vô tuyến vang trong nón bay... Tôi rùng mình nhìn qua bên cạnh một khối lửa xanh dờn đang vùn vụt lướt trong màn đêm trời không "xanh như màu áo". Tôi hét lên:

- Tắt máy làm Force landing.

Lời tôi lạc lõng trong bóng đêm vô tình. Thiên ưng 7 của phi đoàn 239 tăng cường cho chúng tôi biến thành ánh sao băng. Một vì sao rơi, rơi về với lòng đất mẹ.

Nhớ lại, từ khi Không quân có cả ngàn chiếc trực thăng đủ loại đứng vào hàng thứ ba trên thế giới, những tưởng quân lực VNCH nắm được thế thượng phong chủ động chiến trường tung những cuộc hành quân với lực lượng hùng hậu đuổi hổ về rừng hay tìm địch vây địch mà đánh; trái lại càng lúc càng co cụm chiếm những đỉnh cao mà không thấy địch, xây thành làm mục tiêu cho địch pháo kích, tấn công cũng phi binh pháp. Mỗi ngày trực thăng phải phân tán mỏng thành từng nhóm nhỏ năm sáu chiếc cho các Sư đoàn điều chi để tiếp tế cho những tiền đồn, mà không biết quy tụ thành lực lượng mạnh khi cần thiết. Nếu biết và am tường chiến thuật trực thăng vận, tập trung lực lượng trong vài giờ gần 100 chiếc slick và trực thăng gunship tại Đà Nẵng bảo vệ cùng khu trục ngăn cản đối phương chắc hẳn cuộc triệt thoái Thủy Quân Lục Chiến ở Thừa Thiên không đến đỗi tắm máu. Tiếc thay!!!

Sau mùa hè đỏ lửa Phi đoàn 213 khánh tận, chịu sự hy sinh quá nhiều đến đỗi từ đó mỗi chiều vợ con thân nhân của chúng tôi kéo nhau tới cổng phi trường hay tới phi đoàn dõi mắt trông chờ từng chiếc trực thăng đập cánh tành tạch trở về với những nỗi vui mừng và run sợ trộn lẫn:

"Thuở trời đất nổi cơn gió bụi

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên"

mà trong đó bao người thiếu phụ biến thành "tượng đá ôm con".

Khi viết những dòng nầy không biết vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng thương lính như con cái ấy và những người lính trong tiểu đoàn đó còn ai không nữa!

Xin chia buồn với thân nhân, gia đình hai Phi hành đoàn và hai Tiểu đội thuộc TĐ 81 Biệt Kích Dù vượt tuyến Mỹ Chánh. Thân nhân Thiên Ưng 7, Tiểu Đoàn thuộc SĐ 2 BB kể trên. Tôi xin cúi đầu tưởng niệm tất cả anh linh của những anh hồn người tử sĩ nhập với hồn thiêng sông núi...

 Song Chùy 11

Biên Hùng chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm