Tham Khảo
Di sản bạo lực của cuộc chia cắt Ấn Độ – Pakistan ( Post rồi )
Nguồn: William Dalrymple, “The Great Divide: The Violent Legacy of Indian Partition,” The New Yorker, 29/06/2015.
Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Tháng 8 năm 1947, khi cuối cùng người Anh cũng rời khỏi Ấn Độ sau hơn 300 năm ở đây, tiểu lục địa Ấn Độ bị chia cắt thành hai quốc gia-dân tộc độc lập: Ấn Độ với người Hindu chiếm đa số, và Pakistan với đa số người Hồi giáo. Lập tức, một trong những đợt di cư lớn nhất trong lịch sử loài người bắt đầu khi hàng triệu người Hồi giáo di dời sang Tây và Đông Pakistan (Đông Pakistan nay là Bangladesh) trong khi hàng triệu người theo đạo Hindu và đạo Sikh hướng về phía ngược lại. Hàng trăm ngàn người đã không thể sống sót trong chuyến đi.
Khắp tiểu lục địa Ấn Độ, các cộng đồng vốn chung sống với nhau trong gần một thiên niên kỷ đã tấn công nhau trong một đợt bùng nổ bạo lực sắc tộc đáng sợ, một bên là người Hindu và người Sikh và một bên là người Hồi giáo – một cuộc diệt chủng lẫn nhau bất ngờ và cũng chưa có tiền lệ.
Ở Punjab và Bengal – các tỉnh nằm dọc biên giới lần lượt với Tây và Đông Pakistan – cuộc thảm sát diễn ra hết sức dữ dội, với những cuộc tàn sát, đốt phá, ép buộc cải đạo, bắt cóc hàng loạt, và bạo lực tình dục một cách man rợ. Khoảng 75 ngàn phụ nữ đã bị cưỡng hiếp, và nhiều người sau đó đã bị làm biến dạng hoặc bị xé xác.
Trong cuốn Midnight’s Furies (Houghton Mifflin Harcourt), tác phẩm lịch sử mang nhịp độ nhanh về Cuộc chia cắt và hậu quả của nó, Nisid Hajari viết, “Những băng nhóm giết người đã đốt cháy nhiều ngôi làng, chém chết đàn ông và trẻ em trong khi lôi những cô gái trẻ đi cưỡng hiếp. Một số binh sĩ và nhà báo người Anh đã chứng kiến các trại tử thần của Đức Quốc xã nói rằng sự tàn bạo của Cuộc chia cắt còn tệ hơn thế: nhiều phụ nữ có thai bị cắt vú và mổ bụng moi thai; nhiều em bé được phát hiện bị nướng cháy đen trên những chiếc xiên.”
Đến năm 1948, khi cuộc đại di cư sắp kết thúc, hơn 15 triệu người đã phải rời bỏ quê hương, và một đến hai triệu người đã chết. So sánh nó với các trại tử thần không phải là quá xa vời như nhiều người nghĩ. Cuộc chia cắt đã trở thành trọng tâm bản sắc hiện đại của tiểu lục địa Ấn Độ, giống như Holocaust đóng vai trò tương tự với bản sắc của người Do Thái, để lại dấu ấn đau đớn về những ký ức bạo lực đến mức không thể tưởng tượng được trong ý thức của khu vực. Sử gia danh tiếng người Pakistan Ayesha Jalal đã gọi Cuộc chia cắt là “sự kiện lịch sử trọng tâm của Nam Á thế kỷ 20.” Bà viết, “[Là] một thời khắc quyết định không có cả khởi đầu lẫn kết thúc, cuộc chia cắt vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến cách mà người dân và các quốc gia Nam Á hậu thuộc địa định hình quá khứ, hiện tại, và tương lai.”
Sau Thế chiến II, Anh đơn giản là đã không còn những nguồn lực để kiểm soát tài sản đế quốc lớn nhất của mình, và họ rút khỏi Ấn Độ một cách vội vã, lộn xộn, và được tổ chức một cách vụng về. Từ góc nhìn của những người thực dân ra đi, nó phần nào đã khá thành công. Mặc dù giai đoạn cai trị Ấn Độ của người Anh được đặc trưng bởi các cuộc nổi dậy bạo lực và những đợt đàn áp hung bạo, quân đội Anh đã rút quân mà không tốn một viên đạn và chỉ tổn thất bảy người. Nhưng mức độ hung bạo của cuộc tắm máu sau đó lại là điều không ai tưởng tượng được.
Câu hỏi vì sao nền văn hóa đa dạng và pha trộn sâu sắc của Ấn Độ lại sụp đổ nhanh chóng như thế đã sản sinh một lượng văn liệu lớn. Sự phân cực giữa người Hindu và người Hồi giáo diễn ra chỉ trong một vài thập niên của thế kỷ 20, nhưng đến giữa thế kỷ 20 nó đã toàn diện đến mức nhiều người ở cả hai bên đều tin rằng tín đồ của hai tôn giáo không thể chung sống một cách hòa bình. Gần đây, một loạt tác phẩm mới đã thách thức 70 năm sáng tác thần thoại mang tính dân tộc chủ nghĩa. Cũng có những nỗ lực rộng khắp nhằm ghi lại những ký ức truyền khẩu về Cuộc chia cắt trước khi thế hệ những người đã trải qua nó vốn đang ngày càng rơi rụng dần đem ký ức của mình về thế giới bên kia.
***
Các cuộc chinh phục Ấn Độ đầu tiên của người Hồi giáo diễn ra từ thế kỷ thứ 11, với việc chiếm giữ Lahore vào năm 1021. Những người Turk đã Ba Tư hóa đến từ khu vực giờ là miền trung Afghanistan giành Delhi khỏi tay những người Hindu thống trị vào năm 1192. Đến năm 1323, họ đã thiết lập một đế chế Hồi giáo trải rộng đến Madurai, gần cực nam bán đảo, và cũng có những vương quốc Hồi giáo khác trải rộng từ Gujarat ở miền Tây đến Bengal ở miền Đông.
Ngày nay, những cuộc xâm lược này thường được coi là do “người Hồi giáo” tiến hành, nhưng những ghi chép tiếng Phạn thời trung cổ không xác định những người xâm lược Trung Á bằng cách đó. Thay vào đó, những người mới đến được xác định bằng nguồn gốc ngôn ngữ và dân tộc, điển hình nhất là Turushka – người Turk – và điều này gợi ý rằng họ không thường được nhìn nhận bằng tôn giáo của mình. Tương tự, mặc dù bản thân các cuộc xâm lược đầy chém giết và tàn phá những địa danh của người Hindu và Phật giáo, Ấn Độ lại nhanh chóng đón nhận và biến đổi những người mới đến. Chỉ trong vài thế kỷ, một nền văn hóa lai giữa Ấn Độ giáo và Hồi giáo xuất hiện, cùng với các ngôn ngữ lai – nổi bật nhất là tiếng Deccani và Urdu – pha trộn những thổ ngữ bắt nguồn từ tiếng Phạn của Ấn Độ với tiếng Thổ, Ba Tư, và Ả Rập.
Cuối cùng, khoảng một phần năm dân số Nam Á bắt đầu tự xem mình là người Hồi giáo. Những đạo sĩ thần bí dòng Sufi gắn với sự truyền bá của Hồi giáo coi những cuốn sách kinh của đạo Hindu là những tác phẩm khởi nguồn từ thần thánh. Một số còn luyện yoga theo các tu sĩ Sadhu Hindu, như xát tro lên người hay treo ngược người khi cầu nguyện. Trong truyền thống dân gian ở làng, cách hành đạo của hai tôn giáo gần như trở thành một. Người Hindu thăm mộ của những đạo sĩ Sufi và người Hồi giáo dâng lễ vật tại các đền thờ Hindu. Những người theo dòng Sufi đặc biệt đông ở Punjab và Bengal, nơi có rất nhiều nông dân cải đạo và cũng là những khu vực sẽ chứng kiến bạo lực tồi tệ nhất trong vài thế kỷ sau.
Sự pha trộn văn hóa diễn ra xuyên suốt tiểu lục địa. Trong những văn bản thời trung cổ của đạo Hindu từ Nam Ấn Độ, Sultan (Quốc vương) của Delhi đôi khi được nhắc đến như hiện thân của thần Vishnu. Vào thế kỷ 17, thái tử Dara Shikoh của đế quốc Mughal đã cho dịch Bhagavad Gita, có lẽ là văn bản trọng tâm của Hindu giáo, sang tiếng Ba Tư, và viết một nghiên cứu về đạo Hindu và đạo Hồi, “Sự pha trộn của hai đại dương,” nhấn mạnh sự tương đồng của hai tôn giáo. Không phải mọi nhà cai trị của đế quốc Mughal đều có tư tưởng cởi mở như vậy. Người Hindu vẫn chưa quên những tội ác của người em mù quáng và khắt khe Aurangzeb của Dara. Nhưng vị hoàng đế cuối cùng của Mughal, lên ngôi năm 1837, đã viết rằng đạo Hindu và đạo Hồi “chia sẻ cùng bản chất,” và triều đại của ông đã noi theo lý tưởng này ở mọi cấp độ.
Trong thế kỷ 19, Ấn Độ vẫn là một nơi mà truyền thống, ngôn ngữ, và các nền văn hóa có tầm quan trọng hơn tôn giáo, và là nơi mà người dân không xác định bản sắc của mình dựa trên tôn giáo. Một thợ dệt Hồi giáo dòng Sunni ở Bengal sẽ có nhiều điểm chung về ngôn ngữ, quan điểm, và thích ăn cá như một người Hindu cùng xứ hơn là với một người Hồi giáo dòng Shia ở Karachi hay một người Pashtun dòng Sufi ở biên giới Tây Bắc.
***
Nhiều tác giả đã đổ lỗi một cách rất thuyết phục lên người Anh vì sự xói mòn của những truyền thống chung nói trên. Như Alex von Tunzelmann nhận xét trong cuốn sử Indian Summer của bà, khi “người Anh bắt đầu định nghĩa các ‘cộng đồng’ dựa trên bản sắc tôn giáo và gán sự đại diện chính trị cho nó, nhiều người Ấn Độ ngừng chấp nhận sự đa dạng trong tư tưởng của chính họ và bắt đầu tự hỏi mình thuộc về nhóm nào.” Học giả người Anh Yasmin Khan, trong cuốn sử The Great Partition được ca ngợi của bà, đánh giá rằng Cuộc chia cắt “là minh chứng cho sự dại dột của đế chế, thứ làm tan vỡ sự tiến hóa của cộng đồng, bóp méo những quỹ đạo của lịch sử, và cưỡng ép sự hình thành nhà nước một cách bạo lực từ các cộng đồng mà nếu không chúng đáng lẽ đã đi theo những con đường khác – và không thể biết được.
Tuy nhiên, các đánh giá khác nhấn mạnh rằng Cuộc chia cắt không hẳn xuất hiện một cách tất yếu từ một chính sách chia để trị, mà chủ yếu là một bước phát triển ngẫu nhiên. Đến tận năm 1940, người ta vẫn có thể tránh được Cuộc chia cắt. Một số tác phẩm cũ hơn, như tác phẩm của sử gia Patrick French, trong Liberty or Death, cho thấy sức ảnh hưởng của những xung đột cá nhân giữa các chính trị gia trong thời kỳ này, đặc biệt là giữa Muhammad Ali Jinnah, lãnh đạo của Đảng Liên đoàn Hồi giáo, với Mohandas Gandhi và Jawaharlal Nehru, hai lãnh đạo nổi bật nhất của Đảng Quốc Đại do người Hindu chiếm ưu thế. Cả ba đều là những luật sư Anh hóa đã học ít nhất một thời gian ở Anh Quốc. Jinnah và Gandhi đều là người Gujarat. Họ có khả năng trở thành đồng minh thân cận. Nhưng đến đầu những năm 1940 mối quan hệ của họ đã trở nên tồi tệ đến mức gần như không thể thuyết phục hai người ngồi chung một phòng.
Tính cách của Jinnah, người chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc xây dựng Pakistan, là trung tâm của các cuộc tranh luận. Theo những mô tả mang tính dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ, ông là nhân vật phản diện của câu chuyện; đối với người Pakistan, ông là người cha của dân tộc. Như French chỉ ra, “Cả hai bên đều đặc biệt không muốn nhìn nhận ông như một con người thực sự, người Pakistan thu hẹp ông thành một tấm ảnh trên những tờ tiền trong trang phục Hồi giáo nghiêm trang.” Một trong những điểm mạnh của tác phẩm lịch sử mới của Hajari là bức chân dung cân bằng hơn về Jinnah. Ông chắc chắn là một nhà đàm phán cứng rắn và quyết tâm với một cá tính lạnh lùng; chính trị gia Đảng Quốc Đại Sarojini Naidu từng nói đùa rằng bà phải khoác áo lông thú khi có sự hiện diện của ông. Nhưng Jinnah chủ yếu là một kiến trúc sư đáng ngạc nhiên của Cộng hòa Hồi giáo Pakistan. Là một người thế tục chủ nghĩa trung thành, ông uống whiskey, hiếm khi đến nhà thờ Hồi giáo, cạo sạch râu và ăn mặc phong cách, ông thích những bộ âu phục và cà vạt lụa được may cắt một cách đẹp đẽ ở đường Savile Row. Đáng chú ý, ông đã quyết định kết hôn với một phụ nữ không theo đạo Hồi, cô con gái quyến rũ của một doanh nhân người Parsi. Bà nổi tiếng với những bộ sari khêu gợi và có lần còn mang sandwich giăm bông cho chồng vào ngày bầu cử.
Không muốn đưa tôn giáo vào chính trị Nam Á, Jinnah rất phẫn nộ với cách Gandhi đưa sự nhạy cảm tinh thần vào thảo luận chính trị, và Jinnah từng nói với Gandhi, theo lời kể của một thống đốc thuộc địa, rằng “pha trộn tôn giáo và chính trị như cách ông ta làm là một tội ác.” Ông tin rằng làm như vậy sẽ kích động những phần tử sô vanh chủ nghĩa quá khích ở tất cả các bên. Trên thực tế, ông đã dùng phần lớn thời gian đầu của sự nghiệp chính trị của mình, trong khoảng thời gian diễn ra Thế chiến I, để cố gắng đưa Đảng Liên đoàn Hồi giáo và Đảng Quốc Đại xích lại gần nhau. “Tôi đã nói với những người bạn Hồi giáo của tôi: Đừng sợ!” ông nói, và ông mô tả ý tưởng về sự thống trị của người Hindu như “một ông kẹ mà những kẻ thù của các bạn đặt trước mặt để hù dọa các bạn, để các bạn sợ đến mức không thể hợp tác và đoàn kết, những điều tối cần thiết đối với việc thành lập chính phủ tự chủ.” Năm 1916, khi còn thuộc cả hai đảng, Jinnah đã thuyết phục thành công hai đảng đệ trình lên người Anh một tập hợp yêu sách chung, Hiệp ước Lucknow. Ông được ca ngợi là “Đại sứ của sự thống nhất Hindu-Hồi giáo.”
Nhưng Jinnah cảm thấy bị lu mờ trước sự trỗi dậy của Gandhi và Nehru sau Thế chiến I. Tháng 12 năm 1920, ông bị la ó trong một sự kiện của Đảng Quốc Đại khi ông nhất quyết gọi đối thủ của mình là “Ông Gandhi” thay vì danh hiệu tinh thần của ông, Mahatma – Linh hồn Vĩ đại. Trong những năm 1920 và 1930, sự thù ghét giữa hai người ngày càng gia tăng, và đến năm 1940 Jinnah đã dẫn dắt Đảng Liên đoàn Hồi Giáo đòi hỏi một quê hương riêng biệt cho người Hồi giáo thiểu số ở Nam Á. Đây là một lập trường mà ông trước kia vẫn phản đối, và, theo Hajari, ông “đã trấn an những người đồng nghiệp bất an rằng Cuộc chia cắt chỉ là một con bài mặc cả” với tư cách cá nhân. Ngay cả khi những đòi hỏi của ông về việc thành lập Pakistan đã được đáp ứng, ông vẫn nhấn mạnh rằng đất nước mới của ông sẽ đảm bảo tự do biểu đạt tôn giáo. Tháng 8 năm 1947, trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội Lập hiến Pakistan, ông nói, “Mọi người có thể thuộc bất kỳ tôn giáo, đẳng cấp, tín ngưỡng nào – miễn sao nó không liên quan đến việc vận hành đất nước.” Nhưng tất cả đã quá muộn: khi bài phát biểu cất lên, bạo lực giữa người Hồi giáo và Hindu đã vượt khỏi khả năng kiểm soát của bất cứ ai.
***
Người Hindu và Hồi Giáo bắt đầu quay lưng với nhau trong sự hỗn loạn mà Thế chiến II gây ra. Năm 1942, khi người Nhật chiếm Singapore và Rangoon và đang tiến quân nhanh chóng đến Ấn Độ thông qua Miến Điện, Đảng Quốc Đại bắt đầu một chiến dịch bất tuân dân sự, Phong trào Rời khỏi Ấn Độ, và những người lãnh đạo của nó, bao gồm cả Gandhi và Nehru, đã bị bắt. Trong khi họ ở trong tù, Jinnah, người tự nhận mình là một đồng minh trung thành của người Anh, củng cố ý kiến rằng ông là sự bảo hộ tốt nhất cho những lợi ích của người Hồi giáo trước sự thống trị của người Hindu. Đến khi chiến tranh kết thúc và các lãnh đạo Đảng Quốc Đại được thả, Nehru nghĩ rằng Jinnah đại diện cho “một ví dụ điển hình của sự thiếu vắng hoàn toàn một tinh thần văn minh,” và Gandhi gọi ông là một “tên điên” và “một thiên tài xấu xa.”
Từ đó trở đi, bạo lực đường phố giữa người Hindu và người Hồi giáo bắt đầu leo thang. Người ta bắt đầu tự di dời hoặc buộc phải đi khỏi những cộng đồng hỗn hợp để tìm nơi trú ngụ trong những khu ổ chuột ngày càng phân cực. Căng thẳng thường bị thổi bùng lên bởi những lãnh đạo chính trị địa phương và khu vực. H. S. Suhrawardy, vị thủ hiến tàn nhẫn ở bang Bengal của Đảng Liên đoàn Hồi Giáo, đã kích động nổi loạn chống người Hindu ở bang mình và viết trên một tờ báo rằng “bản thân đổ máu và rối loạn không nhất thiết là những điều ác, nếu phải dùng đến vì một mục đích cao quý.”
Chuỗi tàn sát mang tính tôn giáo rộng khắp đầu tiên diễn ra ở Calcutta năm 1946, một phần là do sự kích động của Suhrawardy. Cuốn sử của Von Tunzelmann kể lại những tội ác mà nhà văn Nirad C. Chaudhuri chứng kiến ở đó. Chaudhuri mô tả một người bị trói vào cột điện với một lỗ khoan nhỏ trên hộp sọ, để người đó chảy máu đến chết thật chậm. Ông cũng viết về một đám đông người Hindu lột quần áo của một cậu bé 14 tuổi để xác nhận cậu bé đã được cắt bao quy đầu, và vì thế là người Hồi giáo. Sau đó cậu bé bị ném xuống một cái ao và nhấn chìm bằng những thanh tre – “một kỹ sư người Bengal được giáo dục ở Anh tính thời gian thằng bé chết bằng đồng hồ đeo tay Rolex của ông ta, và tự hỏi rằng cuộc sống của một thằng khốn Hồi giáo thì khó khăn đến mức nào.” Năm ngàn người đã bị giết. Phóng viên ảnh người Mỹ Margaret Bourke-White, từng chứng kiến việc mở cửa một trại tập trung của Đức Quốc xã một năm trước, viết rằng đường phố của Calcutta “trông giống trại Buchenwald.”
Khi bạo loạn lan sang các thành phố khác và số người thương vong leo thang, các lãnh đạo Đảng Quốc Đại, những người ban đầu phản đối Cuộc chia cắt, bắt đầu xem nó như cách thức duy nhất để loại bỏ Jinnah phiền hà và Đảng Liên đoàn Hồi giáo của ông. Trong một bài phát biểu hồi tháng 4 năm 1947, Nehru nói, “Tôi muốn những người đứng ngáng đường chúng ta phải tránh sang đường của họ.” Tương tự, người Anh nhận ra họ đã mất hoàn toàn kiểm soát và bắt đầu đẩy nhanh chiến lược rút lui của mình. Chiều ngày 20 tháng 2 năm 1947, Thủ tướng Anh Clement Atlee tuyên bố trước Quốc hội rằng sự cai trị của Anh sẽ chấm dứt vào “một ngày không trễ hơn tháng 6 năm 1948.” Nếu Jinnah và Nehru có thể hòa giải thì khi đó quyền lực sẽ được chuyển giao cho “một hình thức nào đó của chính quyền trung ương Ấn Độ thuộc Anh.” Nếu không thì họ sẽ chuyển giao quyền lực “theo những cách thức khác có vẻ hợp lý nhất và vì lợi ích tốt nhất của người dân Ấn Độ.”
***
Tháng 3 năm 1947, một hoàng thân sang trọng tên là Louis Mountbatten bay đến Delhi với tư cách tổng đốc cuối cùng của Anh, với nhiệm vụ chuyển giao quyền lực và rời khỏi Ấn Độ càng nhanh càng tốt. Một loạt cuộc gặp tai hại với một Jinnah không khoan nhượng nhanh chóng thuyết phục Mounbatten rằng lãnh đạo của Liên đoàn Hồi Giáo là “một ca tâm thần,” và không thể đàm phán. Lo rằng nếu ông không hành động nhanh chóng thì nước Anh, như Hajari viết, rốt cuộc sẽ là “trọng tài cho một cuộc nội chiến,” Mountbatten phải sử dụng tính cách lôi cuốn đáng kể của mình để thuyết phục tất cả các bên đồng ý rằng Chia cắt là sự lựa chọn duy nhất còn lại.
Đầu tháng 6, Mountbatten khiến mọi người choáng váng khi thông báo rằng ngày 15 tháng 8 năm 1947 sẽ là ngày chuyển giao quyền lực – mười tháng sớm hơn dự kiến. Lý do cho sự vội vã này vẫn là đề tài tranh luận, nhưng có khả năng Mountbatten muốn buộc các bên đang tranh cãi nhận ra rằng họ đang đâm đầu vào một vách đá bè phái. Tuy nhiên, vội vã chỉ làm trầm trọng thêm hỗn loạn. Cyril Radcliffe, thẩm phán người Anh được phân công vẽ các đường biên giới cho hai nhà nước mới, chỉ được giao 40 ngày để vẽ lại bản đồ Nam Á. Cuối cùng các đường biên giới mới được công bố hai ngày sau khi Ấn Độ độc lập.
Không bên tranh chấp nào hài lòng với thỏa hiệp mà Mountbatten buộc lên họ. Jinnah, người thành công trong việc lập nên một quốc gia mới, coi quốc gia bị cắt ra mà ông được nhận – những mảnh đất ở cực Đông và Tây của Ấn Độ, tách biệt bởi một ngàn dặm lãnh thổ Ấn Độ – là một vùng đất “tàn phế, bị cắt xén và sâu mọt” trong đất nước mà ông đã đấu tranh để có được. Ông cảnh báo rằng sự chia cắt Punjab và Bengal “sẽ gieo mầm cho rắc rối nghiêm trọng trong tương lai.”
Tối ngày 14 tháng 8 năm 1947, tại Dinh Tổng đốc ở New Delhi, Mounbatten và vợ ông thư giãn bằng cách xem một bộ phim của Bob Hope, “My Favourite Brunette.” Cách đó không xa, dưới chân Đồi Raisina, tại Quốc hội Lập hiến Ấn Độ, Nehru đứng lên để bắt đầu bài diễn văn nổi tiếng nhất của ông. “Cách đây nhiều năm dài, chúng ta đã có một cuộc hẹn với định mệnh,” ông tuyên bố. “Lúc nửa đêm, khi thế giới đang ngủ, Ấn Độ sẽ thức dậy với cuộc sống và tự do.”
Nhưng bên ngoài những mảnh đất được canh phòng nghiêm ngặt của New Delhi, nỗi kinh hoàng đã diễn ra. Cũng buổi tối đó, khi những quan chức người Anh còn lại ở Lahore lên đường đến nhà ga xe lửa, họ phải đi qua những đường phố rải rác xác chết. Trên sân ga, họ chứng kiến cảnh các nhân viên nhà ga xịt rửa những vũng máu. Mấy tiếng trước, một nhóm người Hindu đang trốn chạy khỏi thành phố đã bị một đám đông người Hồi giáo sát hại khi họ đang ngồi chờ xe lửa. Khi chuyến tàu tốc hành Bombay rời Lahore và bắt đầu hành trình về phía Nam, các quan chức có thể thấy Punjab chìm trong lửa, lửa bốc lên từ làng này đến làng khác.
Điều diễn ra tiếp theo, đặc biệt là ở Punjab, tâm điểm của bạo lực, là một trong những thảm kịch lớn nhất của con người trong thế kỷ 20. Như Nisid Hajari viết, “Những đoàn người tị nạn khốn cùng trốn chạy bạo lực kéo dài đến hơn 50 dặm. Khi những người nông dân lê bước một cách mệt mỏi, đám du kích có súng nhào ra khỏi các cánh đồng cây cao bên đường và giết họ như giết cừu. Những đoàn xe lửa đặc biệt chở người tị nạn, nhồi nhét đến quá tải từ lúc khởi hành, bị phục kích liên tục trên đường đi. Thường thì những đoàn xe đó vượt qua biên giới trong sự im lặng như đưa đám, máu rỉ xuống qua cửa toa xe.”
Chỉ trong vài tháng, cảnh quan Nam Á đã thay đổi một cách không thể vãn hồi. Năm 1941, Karachi, được chỉ định là thủ đô đầu tiên của Pakistan, có 47,6% người Hindu. Delhi, thủ đô của Ấn Độ độc lập, có một phần ba người Hồi giáo. Đến cuối những năm 1940, gần như tất cả người Hindu ở Karachi đã di tản, trong khi 200 ngàn người Hồi giáo đã bị đuổi khỏi Delhi. Những thay đổi trong vài tháng đó vẫn không thể xóa nhòa sau 70 năm.
***
Hơn 20 năm trước, tôi đến thăm tiểu thuyết gia Ahmed Ali. Ali là tác giả cuốn Twilight in Delhi, xuất bản năm 1940 với sự hỗ trợ của Virginia Woolf và E. M. Forster, và có thể vẫn là tác phẩm hay nhất viết về thủ đô Ấn Độ. Ali lớn lên trong thế giới đa sắc tộc của Delhi cũ, nhưng khi tôi đến thăm thì ông đang sống lưu vong ở Karachi. “Nền văn minh của Delhi hình thành từ sự hòa trộn giữa hai nền văn hóa, Hindu và Hồi giáo,” ông nói với tôi. Giờ “Delhi đã chết… Tất cả những gì làm Delhi đặc biệt đã bị nhổ bật rễ và phân tán.” Ông đặc biệt buồn rầu vì sự tinh túy của tiếng Urdu ở Delhi đã bị phá hủy: “Bây giờ ngôn ngữ đã thu hẹp lại. Nhiều từ đã biến mất.”
Giống như Ali, nhà văn Saadat Hasan Manto ở Bombay xem việc tạo dựng Pakistan là một thảm họa cả cá nhân lẫn cộng đồng. Thảm kịch của Cuộc chia cắt, ông viết, không phải là giờ đây có hai quốc gia thay vì một, mà là nhận thức được rằng “người dân của hai nước là nô lệ, nô lệ của sự cố chấp… nô lệ của cuồng si tôn giáo, nô lệ của bản năng thú vật và man rợ.” Sự điên cuồng mà ông đã chứng kiến và những đau đớn ông phải chịu đựng trên đường rời Bombay và đến Lahore đã ghi dấu ấn sâu đậm đến hết cuộc đời của ông. Nhưng nó cũng biến ông thành bậc thầy tối cao của truyện ngắn tiếng Urdu. Trước Chia cắt, Manto là một người viết tiểu luận, nhà biên kịch, và nhà báo với thành công nghệ thuật nhất định. Sau đó, trong vài năm sáng tạo điên cuồng, ông trở thành một nhà văn đáng được so sánh với Chekhov, Zola, và Maupassant – những tác giả ông đã dịch và đón nhận như những hình mẫu. Mặc dù những tác phẩm của ông vẫn ít được biết đến bên ngoài Nam Á, một số bản dịch chỉn chu mới – do Astish Taseer, Matt Reeck, và Aftab Ahmad thực hiện – hứa hẹn sẽ đem ông đến với nhiều độc giả hơn.
Như được sáng tỏ gần đây trong cuốn The Pity of Partition của Ayesha Jalal – Jalal là cháu của Manto – ông trăn trở về logic của Cuộc chia cắt. “Mặc dù đã cố gắng,” ông viết, “tôi vẫn không thể nào tách biệt Ấn Độ với Pakistan, và Pakistan với Ấn Độ.” Ai, ông hỏi, sẽ sở hữu nền văn học được viết trong Ấn Độ thống nhất? Mặc dù phải đối mặt với chỉ trích và kiểm duyệt, ông vẫn viết một cách ám ảnh về bạo lực tình dục đi cùng Cuộc chia cắt. “Khi nghĩ đến những người phụ nữ được giải cứu, tôi chỉ nghĩ đến những cái bụng bầu – chuyện gì sẽ xảy ra với những cái bụng bầu đó?” ông hỏi. Những đứa trẻ ra đời như vậy “sẽ thuộc về Pakistan hay là Hindustan?”
Nét đặc trưng nhất trong tác phẩm của Manto là, bất chấp những cảm xúc của mình, ông không bao giờ phán xét. Thay vào đó, ông thúc giục chúng ta hãy cố gắng hiểu những gì đang diễn ra trong tâm trí của tất cả những nhân vật của ông, những kẻ giết người cũng như các nạn nhân, những kẻ cưỡng hiếp cũng những người bị cưỡng hiếp. Trong truyện ngắn “Colder Than Ice,” chúng ta bước vào phòng ngủ của Ishwar Singh, một kẻ giết người và cưỡng hiếp, mắc chứng bất lực kể từ khi hắn bắt cóc một cô gái Hồi giáo xinh đẹp. Khi hắn cố gắng giải thích nỗi khổ của hắn cho Kalwant Kaur, người tình hiện tại của hắn, hắn kể câu chuyện về việc phát hiện cô gái sau khi đột nhập vào nhà và sát hại gia đình của cô:
“Anh có thể cắt cổ cô ấy, nhưng anh đã không làm thế… Anh nghĩ cô ấy đã ngất, nên anh vác cô ấy đến một con kênh bên ngoài thành phố… Rồi anh đặt cô ấy xuống thảm cỏ, sau bụi cây và… thoạt đầu anh nghĩ anh sẽ vờn cô ấy một chút… nhưng rồi anh định làm luôn…”
“Rồi sao nữa?” cô hỏi.
“Anh đã làm chuyện đó… nhưng, nhưng…”
Giọng hắn chìm xuống.
Kalwant Kaur lắc người hắn dữ dội. “Rồi sao nữa?”
Ishwar Singh mở mắt. “Cô ấy đã chết… Anh đã khiêng một xác chết… một tảng thịt lạnh lẽo… jani, [em yêu] đưa tay em cho anh.”
Kalwant Kaur đặt tay cô lên tay hắn. Nó lạnh hơn băng.
Câu chuyện được ca ngợi nhất của Manto về Cuộc chia cắt, “Toba Tek Singh,” bắt đầu từ một tiền đề đơn giản, được trình bày trong những câu mở đầu:
Hai hoặc ba năm sau Cuộc chia cắt năm 1947, hai chính phủ Ấn Độ và Pakistan nghĩ đến việc trao đổi người tâm thần giống như cách họ đã làm với tội phạm. Người Hồi giáo tâm thần ở Ấn Độ sẽ được gửi sang Pakistan và người Sikh và người Hindu tâm thần trong các nhà thương ở Pakistan sẽ được bàn giao cho Ấn Độ.
Rất khó biết được đề xuất này có nghĩa lý gì hay không. Tuy nhiên, quyết định này đã được phê chuẩn ở bậc cao nhất của cả hai bên.
Chỉ một vài ngàn chữ trào phúng mơ hồ, Manto đã truyền đạt được rằng người điên lại tỉnh táo hơn những người quyết định đưa họ đi, và, như Jalal viết, “sự điên rồ của Cuộc chia cắt lớn hơn sự điên rồ của mọi bệnh nhân tâm thần cộng lại.” Truyện kết thúc với cảnh nhân vật chính cũng là nhan đề truyện kẹt giữa hai biên giới: “Đứng một bên, sau hàng rào kẽm gai, là những người tâm thần của Ấn Độ, và đứng bên kia, sau nhiều hàng rào kẽm gai hơn, là những bệnh nhân tâm thần của Pakistan. Ở giữa, trên một nhúm đất nhỏ không có tên, Toba Tek Singh nằm ở đó.”
Cuộc sống của Manto sau chia cắt tạo nên một đường song song bi thảm với sự điên rồ của các thể chế được mô tả trong “Toba Tek Singh.” Không được chào đón ở Pakistan, ông bị cộng đồng nhà văn theo khuynh hướng Marxist ở đất nước này cho là phản động. Sau khi xuất bản “Colder than Ice”, ông bị buộc tội khiêu dâm và bị phạt tù lao động khổ sai, dù sau được tha bổng khi kháng án thành công. Nhu cầu kiếm sống đã buộc ông vào một trạng thái siêu năng suất; một thời kỳ trong năm 1951, ông viết một cuốn sách mỗi tháng, với tốc độ một truyện ngắn mỗi ngày. Dưới sức ép này, ông rơi vào trầm cảm và nghiện rượu. Gia đình đưa ông vào một bệnh viện tâm thần để cố gắng giúp ông cai rượu, nhưng ông đã qua đời vì ảnh hưởng của rượu ở tuổi 42.
Cùng những yếu tố trớ trêu bi thảm trong những câu truyện của Manto và tâm trí dày vò của chính ông, thực tế của Cuộc chia cắt cũng không kém phần vô lý. Nghiên cứu xuất sắc gần đây của Vazira Zamindar, “The Long Partition and the Making of Modern South Asia,” mở đầu bằng câu chuyện về Ghulam Ali, một người Hồi giáo đến từ Lucknow, một thành phố ở Trung Bắc Ấn Độ, chuyên làm chân tay giả. Ông đã chọn ở lại Ấn Độ, nhưng đúng khoảnh khắc Cuộc chia cắt bắt đầu ông tình cờ lại đang làm việc ở một xưởng quân sự ở biên giới phía Pakistan. Chỉ trong vài tháng, hai quốc gia mới đã tham chiến vì vùng Kashmir, và Ali bị ép đi lính cho Pakistan và bị ngăn không được trở về nhà ở Ấn Độ. Năm 1950, quân đội Pakistan cho ông giải ngũ vì ông đã trở thành công dân Ấn Độ. Nhưng đến biên giới ông lại không được công nhận là người Ấn Độ và bị bắt giữ vì không có giấy thông hành. Năm 1951, sau khi thụ án ở Ấn Độ, ông bị trục xuất về Pakistan. Sáu năm sau, ông vẫn bị trục xuất qua lại giữa hai nước, trở thành con thoi giữa các nhà tù và trại tị nạn của hai quốc gia mới. Hồ sơ chính thức của ông kết thúc bằng tình tiết một người lính Hồi giáo bị giữ trong một trại tù dành cho người Hindu ở biên giới phía Pakistan.
***
Kể từ năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã nuôi dưỡng một mối hiềm khích sâu đậm với nhau. Hai bên đã tham chiến trong hai cuộc chiến không có kết quả vì tranh chấp ở Kashmir – khu vực duy nhất có người Hồi giáo chiếm đa số còn thuộc về Ấn Độ. Năm 1971, hai nước đánh nhau vì việc ly khai của Đông Pakistan và nơi này trở thành Bangladesh. Năm 1999, sau khi quân đội Pakistan tiến vào một khu vực ở Kashmir có tên là Kargil, hai nước xích gần đến chiến tranh hạt nhân ở mức đáng báo động. Bất chấp những hành động thiện chí định kỳ nhằm hướng đến đàm phán hòa bình và những khoảnh khắc xích lại gần nhau, xung đột Ấn Độ-Pakistan vẫn là thực tế địa chính trị có ảnh hưởng thống trị trong khu vực. Ở Kashmir, một cuộc nổi dậy kéo dài chống lại sự cai trị của Ấn Độ đã làm hàng ngàn người chết và đôi khi vẫn làm phát sinh bạo lực. Trong khi đó, ở Pakistan, nơi một nửa số phụ nữ vẫn mù chữ, quốc phòng lại chiếm đến một phần năm ngân sách, làm thu hẹp số tiền dành cho y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, và phát triển.
Dễ hiểu vì sao Pakistan có cảm giác bất an: dân số, ngân sách quốc phòng, và nền kinh tế của Ấn Độ lớn gấp bảy lần Pakistan. Nhưng con đường mà Pakistan đã chọn để bảo vệ mình trước ưu thế dân số và quân sự của Ấn Độ lại là thảm họa cho cả hai nước. Trong hơn 30 năm, quân đội Pakistan và ISI, cơ quan tình báo của nó, đã dựa vào các chiến binh thánh chiến để thực hiện các mục tiêu của mình. Các nhóm này gây rắc rối cho Pakistan không kém gì – nếu không nói là hơn – rắc rối đối với các quốc gia láng giềng mà ISI hy vọng làm suy yếu: Afghanistan và Ấn Độ.
Ngày nay, cả Ấn Độ lẫn Pakistan vẫn bị tê liệt bởi những câu chuyện được xây dựng xung quanh ký ức về những tội ác của Cuộc chia cắt, khi mà các chính trị gia (đặc biệt ở Ấn Độ) và quân đội (đặc biệt ở Pakistan) tiếp tục thổi bùng thù hận từ năm 1947 vì mục đích riêng. Nisid Hajari kết thúc cuốn sách bằng cách chỉ ra sự thù địch giữa Ấn Độ và Pakistan “đang trở nên nguy hiểm hơn thay vì bớt nguy hiểm đi; kho vũ khí hạt nhân của cả hai nước đều phát triển, các nhóm chiến binh ngày càng có năng lực, và những phương tiện truyền thông thái quá ở hai bên đang thu hẹp phạm vi dành cho những tiếng nói ôn hòa.” Hơn nữa, Pakistan, một nước có vũ khí hạt nhân và hết sức bất ổn, không chỉ là một mối nguy hiểm cho Ấn Độ; giờ nó đã trở thành một vấn đề cho cả thế giới, tâm điểm của rất nhiều nguy cơ an ninh đáng báo động nhất. Các trường giáo lý của Pakistan là nơi Taliban nổi lên. Chế độ đó, được xem là thoái hóa nhất trong lịch sử Hồi giáo hiện đại, đã cung cấp nơi trú ẩn cho lãnh đạo Al-Qaeda, ngay cả sau sự kiện 11/9.
Khó mà không đồng ý với kết luận của Hajari: “Thời gian đã trôi qua quá nhiều đủ để những người kế tục Nehru và Jinnah có thể cho những hận thù của năm 1947 an nghỉ.” Nhưng bức tranh hiện tại không hề sáng sủa. Ở Delhi, một chính quyền cánh hữu cứng rắn đã từ chối đối thoại với Islamabad. Cả hai nước đều dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết trước chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Nói một cách nào đó, năm 1947 vẫn chưa chấm dứt.
William Dalrymple là sử gia người Scotland. Cuốn sách gần đây nhất của ông có nhan đề Return of a King: The Battle for Afghanistan (Bloomsbury, 2012).
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Di sản bạo lực của cuộc chia cắt Ấn Độ – Pakistan ( Post rồi )
Nguồn: William Dalrymple, “The Great Divide: The Violent Legacy of Indian Partition,” The New Yorker, 29/06/2015.
Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Tháng 8 năm 1947, khi cuối cùng người Anh cũng rời khỏi Ấn Độ sau hơn 300 năm ở đây, tiểu lục địa Ấn Độ bị chia cắt thành hai quốc gia-dân tộc độc lập: Ấn Độ với người Hindu chiếm đa số, và Pakistan với đa số người Hồi giáo. Lập tức, một trong những đợt di cư lớn nhất trong lịch sử loài người bắt đầu khi hàng triệu người Hồi giáo di dời sang Tây và Đông Pakistan (Đông Pakistan nay là Bangladesh) trong khi hàng triệu người theo đạo Hindu và đạo Sikh hướng về phía ngược lại. Hàng trăm ngàn người đã không thể sống sót trong chuyến đi.
Khắp tiểu lục địa Ấn Độ, các cộng đồng vốn chung sống với nhau trong gần một thiên niên kỷ đã tấn công nhau trong một đợt bùng nổ bạo lực sắc tộc đáng sợ, một bên là người Hindu và người Sikh và một bên là người Hồi giáo – một cuộc diệt chủng lẫn nhau bất ngờ và cũng chưa có tiền lệ.
Ở Punjab và Bengal – các tỉnh nằm dọc biên giới lần lượt với Tây và Đông Pakistan – cuộc thảm sát diễn ra hết sức dữ dội, với những cuộc tàn sát, đốt phá, ép buộc cải đạo, bắt cóc hàng loạt, và bạo lực tình dục một cách man rợ. Khoảng 75 ngàn phụ nữ đã bị cưỡng hiếp, và nhiều người sau đó đã bị làm biến dạng hoặc bị xé xác.
Trong cuốn Midnight’s Furies (Houghton Mifflin Harcourt), tác phẩm lịch sử mang nhịp độ nhanh về Cuộc chia cắt và hậu quả của nó, Nisid Hajari viết, “Những băng nhóm giết người đã đốt cháy nhiều ngôi làng, chém chết đàn ông và trẻ em trong khi lôi những cô gái trẻ đi cưỡng hiếp. Một số binh sĩ và nhà báo người Anh đã chứng kiến các trại tử thần của Đức Quốc xã nói rằng sự tàn bạo của Cuộc chia cắt còn tệ hơn thế: nhiều phụ nữ có thai bị cắt vú và mổ bụng moi thai; nhiều em bé được phát hiện bị nướng cháy đen trên những chiếc xiên.”
Đến năm 1948, khi cuộc đại di cư sắp kết thúc, hơn 15 triệu người đã phải rời bỏ quê hương, và một đến hai triệu người đã chết. So sánh nó với các trại tử thần không phải là quá xa vời như nhiều người nghĩ. Cuộc chia cắt đã trở thành trọng tâm bản sắc hiện đại của tiểu lục địa Ấn Độ, giống như Holocaust đóng vai trò tương tự với bản sắc của người Do Thái, để lại dấu ấn đau đớn về những ký ức bạo lực đến mức không thể tưởng tượng được trong ý thức của khu vực. Sử gia danh tiếng người Pakistan Ayesha Jalal đã gọi Cuộc chia cắt là “sự kiện lịch sử trọng tâm của Nam Á thế kỷ 20.” Bà viết, “[Là] một thời khắc quyết định không có cả khởi đầu lẫn kết thúc, cuộc chia cắt vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến cách mà người dân và các quốc gia Nam Á hậu thuộc địa định hình quá khứ, hiện tại, và tương lai.”
Sau Thế chiến II, Anh đơn giản là đã không còn những nguồn lực để kiểm soát tài sản đế quốc lớn nhất của mình, và họ rút khỏi Ấn Độ một cách vội vã, lộn xộn, và được tổ chức một cách vụng về. Từ góc nhìn của những người thực dân ra đi, nó phần nào đã khá thành công. Mặc dù giai đoạn cai trị Ấn Độ của người Anh được đặc trưng bởi các cuộc nổi dậy bạo lực và những đợt đàn áp hung bạo, quân đội Anh đã rút quân mà không tốn một viên đạn và chỉ tổn thất bảy người. Nhưng mức độ hung bạo của cuộc tắm máu sau đó lại là điều không ai tưởng tượng được.
Câu hỏi vì sao nền văn hóa đa dạng và pha trộn sâu sắc của Ấn Độ lại sụp đổ nhanh chóng như thế đã sản sinh một lượng văn liệu lớn. Sự phân cực giữa người Hindu và người Hồi giáo diễn ra chỉ trong một vài thập niên của thế kỷ 20, nhưng đến giữa thế kỷ 20 nó đã toàn diện đến mức nhiều người ở cả hai bên đều tin rằng tín đồ của hai tôn giáo không thể chung sống một cách hòa bình. Gần đây, một loạt tác phẩm mới đã thách thức 70 năm sáng tác thần thoại mang tính dân tộc chủ nghĩa. Cũng có những nỗ lực rộng khắp nhằm ghi lại những ký ức truyền khẩu về Cuộc chia cắt trước khi thế hệ những người đã trải qua nó vốn đang ngày càng rơi rụng dần đem ký ức của mình về thế giới bên kia.
***
Các cuộc chinh phục Ấn Độ đầu tiên của người Hồi giáo diễn ra từ thế kỷ thứ 11, với việc chiếm giữ Lahore vào năm 1021. Những người Turk đã Ba Tư hóa đến từ khu vực giờ là miền trung Afghanistan giành Delhi khỏi tay những người Hindu thống trị vào năm 1192. Đến năm 1323, họ đã thiết lập một đế chế Hồi giáo trải rộng đến Madurai, gần cực nam bán đảo, và cũng có những vương quốc Hồi giáo khác trải rộng từ Gujarat ở miền Tây đến Bengal ở miền Đông.
Ngày nay, những cuộc xâm lược này thường được coi là do “người Hồi giáo” tiến hành, nhưng những ghi chép tiếng Phạn thời trung cổ không xác định những người xâm lược Trung Á bằng cách đó. Thay vào đó, những người mới đến được xác định bằng nguồn gốc ngôn ngữ và dân tộc, điển hình nhất là Turushka – người Turk – và điều này gợi ý rằng họ không thường được nhìn nhận bằng tôn giáo của mình. Tương tự, mặc dù bản thân các cuộc xâm lược đầy chém giết và tàn phá những địa danh của người Hindu và Phật giáo, Ấn Độ lại nhanh chóng đón nhận và biến đổi những người mới đến. Chỉ trong vài thế kỷ, một nền văn hóa lai giữa Ấn Độ giáo và Hồi giáo xuất hiện, cùng với các ngôn ngữ lai – nổi bật nhất là tiếng Deccani và Urdu – pha trộn những thổ ngữ bắt nguồn từ tiếng Phạn của Ấn Độ với tiếng Thổ, Ba Tư, và Ả Rập.
Cuối cùng, khoảng một phần năm dân số Nam Á bắt đầu tự xem mình là người Hồi giáo. Những đạo sĩ thần bí dòng Sufi gắn với sự truyền bá của Hồi giáo coi những cuốn sách kinh của đạo Hindu là những tác phẩm khởi nguồn từ thần thánh. Một số còn luyện yoga theo các tu sĩ Sadhu Hindu, như xát tro lên người hay treo ngược người khi cầu nguyện. Trong truyền thống dân gian ở làng, cách hành đạo của hai tôn giáo gần như trở thành một. Người Hindu thăm mộ của những đạo sĩ Sufi và người Hồi giáo dâng lễ vật tại các đền thờ Hindu. Những người theo dòng Sufi đặc biệt đông ở Punjab và Bengal, nơi có rất nhiều nông dân cải đạo và cũng là những khu vực sẽ chứng kiến bạo lực tồi tệ nhất trong vài thế kỷ sau.
Sự pha trộn văn hóa diễn ra xuyên suốt tiểu lục địa. Trong những văn bản thời trung cổ của đạo Hindu từ Nam Ấn Độ, Sultan (Quốc vương) của Delhi đôi khi được nhắc đến như hiện thân của thần Vishnu. Vào thế kỷ 17, thái tử Dara Shikoh của đế quốc Mughal đã cho dịch Bhagavad Gita, có lẽ là văn bản trọng tâm của Hindu giáo, sang tiếng Ba Tư, và viết một nghiên cứu về đạo Hindu và đạo Hồi, “Sự pha trộn của hai đại dương,” nhấn mạnh sự tương đồng của hai tôn giáo. Không phải mọi nhà cai trị của đế quốc Mughal đều có tư tưởng cởi mở như vậy. Người Hindu vẫn chưa quên những tội ác của người em mù quáng và khắt khe Aurangzeb của Dara. Nhưng vị hoàng đế cuối cùng của Mughal, lên ngôi năm 1837, đã viết rằng đạo Hindu và đạo Hồi “chia sẻ cùng bản chất,” và triều đại của ông đã noi theo lý tưởng này ở mọi cấp độ.
Trong thế kỷ 19, Ấn Độ vẫn là một nơi mà truyền thống, ngôn ngữ, và các nền văn hóa có tầm quan trọng hơn tôn giáo, và là nơi mà người dân không xác định bản sắc của mình dựa trên tôn giáo. Một thợ dệt Hồi giáo dòng Sunni ở Bengal sẽ có nhiều điểm chung về ngôn ngữ, quan điểm, và thích ăn cá như một người Hindu cùng xứ hơn là với một người Hồi giáo dòng Shia ở Karachi hay một người Pashtun dòng Sufi ở biên giới Tây Bắc.
***
Nhiều tác giả đã đổ lỗi một cách rất thuyết phục lên người Anh vì sự xói mòn của những truyền thống chung nói trên. Như Alex von Tunzelmann nhận xét trong cuốn sử Indian Summer của bà, khi “người Anh bắt đầu định nghĩa các ‘cộng đồng’ dựa trên bản sắc tôn giáo và gán sự đại diện chính trị cho nó, nhiều người Ấn Độ ngừng chấp nhận sự đa dạng trong tư tưởng của chính họ và bắt đầu tự hỏi mình thuộc về nhóm nào.” Học giả người Anh Yasmin Khan, trong cuốn sử The Great Partition được ca ngợi của bà, đánh giá rằng Cuộc chia cắt “là minh chứng cho sự dại dột của đế chế, thứ làm tan vỡ sự tiến hóa của cộng đồng, bóp méo những quỹ đạo của lịch sử, và cưỡng ép sự hình thành nhà nước một cách bạo lực từ các cộng đồng mà nếu không chúng đáng lẽ đã đi theo những con đường khác – và không thể biết được.
Tuy nhiên, các đánh giá khác nhấn mạnh rằng Cuộc chia cắt không hẳn xuất hiện một cách tất yếu từ một chính sách chia để trị, mà chủ yếu là một bước phát triển ngẫu nhiên. Đến tận năm 1940, người ta vẫn có thể tránh được Cuộc chia cắt. Một số tác phẩm cũ hơn, như tác phẩm của sử gia Patrick French, trong Liberty or Death, cho thấy sức ảnh hưởng của những xung đột cá nhân giữa các chính trị gia trong thời kỳ này, đặc biệt là giữa Muhammad Ali Jinnah, lãnh đạo của Đảng Liên đoàn Hồi giáo, với Mohandas Gandhi và Jawaharlal Nehru, hai lãnh đạo nổi bật nhất của Đảng Quốc Đại do người Hindu chiếm ưu thế. Cả ba đều là những luật sư Anh hóa đã học ít nhất một thời gian ở Anh Quốc. Jinnah và Gandhi đều là người Gujarat. Họ có khả năng trở thành đồng minh thân cận. Nhưng đến đầu những năm 1940 mối quan hệ của họ đã trở nên tồi tệ đến mức gần như không thể thuyết phục hai người ngồi chung một phòng.
Tính cách của Jinnah, người chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc xây dựng Pakistan, là trung tâm của các cuộc tranh luận. Theo những mô tả mang tính dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ, ông là nhân vật phản diện của câu chuyện; đối với người Pakistan, ông là người cha của dân tộc. Như French chỉ ra, “Cả hai bên đều đặc biệt không muốn nhìn nhận ông như một con người thực sự, người Pakistan thu hẹp ông thành một tấm ảnh trên những tờ tiền trong trang phục Hồi giáo nghiêm trang.” Một trong những điểm mạnh của tác phẩm lịch sử mới của Hajari là bức chân dung cân bằng hơn về Jinnah. Ông chắc chắn là một nhà đàm phán cứng rắn và quyết tâm với một cá tính lạnh lùng; chính trị gia Đảng Quốc Đại Sarojini Naidu từng nói đùa rằng bà phải khoác áo lông thú khi có sự hiện diện của ông. Nhưng Jinnah chủ yếu là một kiến trúc sư đáng ngạc nhiên của Cộng hòa Hồi giáo Pakistan. Là một người thế tục chủ nghĩa trung thành, ông uống whiskey, hiếm khi đến nhà thờ Hồi giáo, cạo sạch râu và ăn mặc phong cách, ông thích những bộ âu phục và cà vạt lụa được may cắt một cách đẹp đẽ ở đường Savile Row. Đáng chú ý, ông đã quyết định kết hôn với một phụ nữ không theo đạo Hồi, cô con gái quyến rũ của một doanh nhân người Parsi. Bà nổi tiếng với những bộ sari khêu gợi và có lần còn mang sandwich giăm bông cho chồng vào ngày bầu cử.
Không muốn đưa tôn giáo vào chính trị Nam Á, Jinnah rất phẫn nộ với cách Gandhi đưa sự nhạy cảm tinh thần vào thảo luận chính trị, và Jinnah từng nói với Gandhi, theo lời kể của một thống đốc thuộc địa, rằng “pha trộn tôn giáo và chính trị như cách ông ta làm là một tội ác.” Ông tin rằng làm như vậy sẽ kích động những phần tử sô vanh chủ nghĩa quá khích ở tất cả các bên. Trên thực tế, ông đã dùng phần lớn thời gian đầu của sự nghiệp chính trị của mình, trong khoảng thời gian diễn ra Thế chiến I, để cố gắng đưa Đảng Liên đoàn Hồi giáo và Đảng Quốc Đại xích lại gần nhau. “Tôi đã nói với những người bạn Hồi giáo của tôi: Đừng sợ!” ông nói, và ông mô tả ý tưởng về sự thống trị của người Hindu như “một ông kẹ mà những kẻ thù của các bạn đặt trước mặt để hù dọa các bạn, để các bạn sợ đến mức không thể hợp tác và đoàn kết, những điều tối cần thiết đối với việc thành lập chính phủ tự chủ.” Năm 1916, khi còn thuộc cả hai đảng, Jinnah đã thuyết phục thành công hai đảng đệ trình lên người Anh một tập hợp yêu sách chung, Hiệp ước Lucknow. Ông được ca ngợi là “Đại sứ của sự thống nhất Hindu-Hồi giáo.”
Nhưng Jinnah cảm thấy bị lu mờ trước sự trỗi dậy của Gandhi và Nehru sau Thế chiến I. Tháng 12 năm 1920, ông bị la ó trong một sự kiện của Đảng Quốc Đại khi ông nhất quyết gọi đối thủ của mình là “Ông Gandhi” thay vì danh hiệu tinh thần của ông, Mahatma – Linh hồn Vĩ đại. Trong những năm 1920 và 1930, sự thù ghét giữa hai người ngày càng gia tăng, và đến năm 1940 Jinnah đã dẫn dắt Đảng Liên đoàn Hồi Giáo đòi hỏi một quê hương riêng biệt cho người Hồi giáo thiểu số ở Nam Á. Đây là một lập trường mà ông trước kia vẫn phản đối, và, theo Hajari, ông “đã trấn an những người đồng nghiệp bất an rằng Cuộc chia cắt chỉ là một con bài mặc cả” với tư cách cá nhân. Ngay cả khi những đòi hỏi của ông về việc thành lập Pakistan đã được đáp ứng, ông vẫn nhấn mạnh rằng đất nước mới của ông sẽ đảm bảo tự do biểu đạt tôn giáo. Tháng 8 năm 1947, trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội Lập hiến Pakistan, ông nói, “Mọi người có thể thuộc bất kỳ tôn giáo, đẳng cấp, tín ngưỡng nào – miễn sao nó không liên quan đến việc vận hành đất nước.” Nhưng tất cả đã quá muộn: khi bài phát biểu cất lên, bạo lực giữa người Hồi giáo và Hindu đã vượt khỏi khả năng kiểm soát của bất cứ ai.
***
Người Hindu và Hồi Giáo bắt đầu quay lưng với nhau trong sự hỗn loạn mà Thế chiến II gây ra. Năm 1942, khi người Nhật chiếm Singapore và Rangoon và đang tiến quân nhanh chóng đến Ấn Độ thông qua Miến Điện, Đảng Quốc Đại bắt đầu một chiến dịch bất tuân dân sự, Phong trào Rời khỏi Ấn Độ, và những người lãnh đạo của nó, bao gồm cả Gandhi và Nehru, đã bị bắt. Trong khi họ ở trong tù, Jinnah, người tự nhận mình là một đồng minh trung thành của người Anh, củng cố ý kiến rằng ông là sự bảo hộ tốt nhất cho những lợi ích của người Hồi giáo trước sự thống trị của người Hindu. Đến khi chiến tranh kết thúc và các lãnh đạo Đảng Quốc Đại được thả, Nehru nghĩ rằng Jinnah đại diện cho “một ví dụ điển hình của sự thiếu vắng hoàn toàn một tinh thần văn minh,” và Gandhi gọi ông là một “tên điên” và “một thiên tài xấu xa.”
Từ đó trở đi, bạo lực đường phố giữa người Hindu và người Hồi giáo bắt đầu leo thang. Người ta bắt đầu tự di dời hoặc buộc phải đi khỏi những cộng đồng hỗn hợp để tìm nơi trú ngụ trong những khu ổ chuột ngày càng phân cực. Căng thẳng thường bị thổi bùng lên bởi những lãnh đạo chính trị địa phương và khu vực. H. S. Suhrawardy, vị thủ hiến tàn nhẫn ở bang Bengal của Đảng Liên đoàn Hồi Giáo, đã kích động nổi loạn chống người Hindu ở bang mình và viết trên một tờ báo rằng “bản thân đổ máu và rối loạn không nhất thiết là những điều ác, nếu phải dùng đến vì một mục đích cao quý.”
Chuỗi tàn sát mang tính tôn giáo rộng khắp đầu tiên diễn ra ở Calcutta năm 1946, một phần là do sự kích động của Suhrawardy. Cuốn sử của Von Tunzelmann kể lại những tội ác mà nhà văn Nirad C. Chaudhuri chứng kiến ở đó. Chaudhuri mô tả một người bị trói vào cột điện với một lỗ khoan nhỏ trên hộp sọ, để người đó chảy máu đến chết thật chậm. Ông cũng viết về một đám đông người Hindu lột quần áo của một cậu bé 14 tuổi để xác nhận cậu bé đã được cắt bao quy đầu, và vì thế là người Hồi giáo. Sau đó cậu bé bị ném xuống một cái ao và nhấn chìm bằng những thanh tre – “một kỹ sư người Bengal được giáo dục ở Anh tính thời gian thằng bé chết bằng đồng hồ đeo tay Rolex của ông ta, và tự hỏi rằng cuộc sống của một thằng khốn Hồi giáo thì khó khăn đến mức nào.” Năm ngàn người đã bị giết. Phóng viên ảnh người Mỹ Margaret Bourke-White, từng chứng kiến việc mở cửa một trại tập trung của Đức Quốc xã một năm trước, viết rằng đường phố của Calcutta “trông giống trại Buchenwald.”
Khi bạo loạn lan sang các thành phố khác và số người thương vong leo thang, các lãnh đạo Đảng Quốc Đại, những người ban đầu phản đối Cuộc chia cắt, bắt đầu xem nó như cách thức duy nhất để loại bỏ Jinnah phiền hà và Đảng Liên đoàn Hồi giáo của ông. Trong một bài phát biểu hồi tháng 4 năm 1947, Nehru nói, “Tôi muốn những người đứng ngáng đường chúng ta phải tránh sang đường của họ.” Tương tự, người Anh nhận ra họ đã mất hoàn toàn kiểm soát và bắt đầu đẩy nhanh chiến lược rút lui của mình. Chiều ngày 20 tháng 2 năm 1947, Thủ tướng Anh Clement Atlee tuyên bố trước Quốc hội rằng sự cai trị của Anh sẽ chấm dứt vào “một ngày không trễ hơn tháng 6 năm 1948.” Nếu Jinnah và Nehru có thể hòa giải thì khi đó quyền lực sẽ được chuyển giao cho “một hình thức nào đó của chính quyền trung ương Ấn Độ thuộc Anh.” Nếu không thì họ sẽ chuyển giao quyền lực “theo những cách thức khác có vẻ hợp lý nhất và vì lợi ích tốt nhất của người dân Ấn Độ.”
***
Tháng 3 năm 1947, một hoàng thân sang trọng tên là Louis Mountbatten bay đến Delhi với tư cách tổng đốc cuối cùng của Anh, với nhiệm vụ chuyển giao quyền lực và rời khỏi Ấn Độ càng nhanh càng tốt. Một loạt cuộc gặp tai hại với một Jinnah không khoan nhượng nhanh chóng thuyết phục Mounbatten rằng lãnh đạo của Liên đoàn Hồi Giáo là “một ca tâm thần,” và không thể đàm phán. Lo rằng nếu ông không hành động nhanh chóng thì nước Anh, như Hajari viết, rốt cuộc sẽ là “trọng tài cho một cuộc nội chiến,” Mountbatten phải sử dụng tính cách lôi cuốn đáng kể của mình để thuyết phục tất cả các bên đồng ý rằng Chia cắt là sự lựa chọn duy nhất còn lại.
Đầu tháng 6, Mountbatten khiến mọi người choáng váng khi thông báo rằng ngày 15 tháng 8 năm 1947 sẽ là ngày chuyển giao quyền lực – mười tháng sớm hơn dự kiến. Lý do cho sự vội vã này vẫn là đề tài tranh luận, nhưng có khả năng Mountbatten muốn buộc các bên đang tranh cãi nhận ra rằng họ đang đâm đầu vào một vách đá bè phái. Tuy nhiên, vội vã chỉ làm trầm trọng thêm hỗn loạn. Cyril Radcliffe, thẩm phán người Anh được phân công vẽ các đường biên giới cho hai nhà nước mới, chỉ được giao 40 ngày để vẽ lại bản đồ Nam Á. Cuối cùng các đường biên giới mới được công bố hai ngày sau khi Ấn Độ độc lập.
Không bên tranh chấp nào hài lòng với thỏa hiệp mà Mountbatten buộc lên họ. Jinnah, người thành công trong việc lập nên một quốc gia mới, coi quốc gia bị cắt ra mà ông được nhận – những mảnh đất ở cực Đông và Tây của Ấn Độ, tách biệt bởi một ngàn dặm lãnh thổ Ấn Độ – là một vùng đất “tàn phế, bị cắt xén và sâu mọt” trong đất nước mà ông đã đấu tranh để có được. Ông cảnh báo rằng sự chia cắt Punjab và Bengal “sẽ gieo mầm cho rắc rối nghiêm trọng trong tương lai.”
Tối ngày 14 tháng 8 năm 1947, tại Dinh Tổng đốc ở New Delhi, Mounbatten và vợ ông thư giãn bằng cách xem một bộ phim của Bob Hope, “My Favourite Brunette.” Cách đó không xa, dưới chân Đồi Raisina, tại Quốc hội Lập hiến Ấn Độ, Nehru đứng lên để bắt đầu bài diễn văn nổi tiếng nhất của ông. “Cách đây nhiều năm dài, chúng ta đã có một cuộc hẹn với định mệnh,” ông tuyên bố. “Lúc nửa đêm, khi thế giới đang ngủ, Ấn Độ sẽ thức dậy với cuộc sống và tự do.”
Nhưng bên ngoài những mảnh đất được canh phòng nghiêm ngặt của New Delhi, nỗi kinh hoàng đã diễn ra. Cũng buổi tối đó, khi những quan chức người Anh còn lại ở Lahore lên đường đến nhà ga xe lửa, họ phải đi qua những đường phố rải rác xác chết. Trên sân ga, họ chứng kiến cảnh các nhân viên nhà ga xịt rửa những vũng máu. Mấy tiếng trước, một nhóm người Hindu đang trốn chạy khỏi thành phố đã bị một đám đông người Hồi giáo sát hại khi họ đang ngồi chờ xe lửa. Khi chuyến tàu tốc hành Bombay rời Lahore và bắt đầu hành trình về phía Nam, các quan chức có thể thấy Punjab chìm trong lửa, lửa bốc lên từ làng này đến làng khác.
Điều diễn ra tiếp theo, đặc biệt là ở Punjab, tâm điểm của bạo lực, là một trong những thảm kịch lớn nhất của con người trong thế kỷ 20. Như Nisid Hajari viết, “Những đoàn người tị nạn khốn cùng trốn chạy bạo lực kéo dài đến hơn 50 dặm. Khi những người nông dân lê bước một cách mệt mỏi, đám du kích có súng nhào ra khỏi các cánh đồng cây cao bên đường và giết họ như giết cừu. Những đoàn xe lửa đặc biệt chở người tị nạn, nhồi nhét đến quá tải từ lúc khởi hành, bị phục kích liên tục trên đường đi. Thường thì những đoàn xe đó vượt qua biên giới trong sự im lặng như đưa đám, máu rỉ xuống qua cửa toa xe.”
Chỉ trong vài tháng, cảnh quan Nam Á đã thay đổi một cách không thể vãn hồi. Năm 1941, Karachi, được chỉ định là thủ đô đầu tiên của Pakistan, có 47,6% người Hindu. Delhi, thủ đô của Ấn Độ độc lập, có một phần ba người Hồi giáo. Đến cuối những năm 1940, gần như tất cả người Hindu ở Karachi đã di tản, trong khi 200 ngàn người Hồi giáo đã bị đuổi khỏi Delhi. Những thay đổi trong vài tháng đó vẫn không thể xóa nhòa sau 70 năm.
***
Hơn 20 năm trước, tôi đến thăm tiểu thuyết gia Ahmed Ali. Ali là tác giả cuốn Twilight in Delhi, xuất bản năm 1940 với sự hỗ trợ của Virginia Woolf và E. M. Forster, và có thể vẫn là tác phẩm hay nhất viết về thủ đô Ấn Độ. Ali lớn lên trong thế giới đa sắc tộc của Delhi cũ, nhưng khi tôi đến thăm thì ông đang sống lưu vong ở Karachi. “Nền văn minh của Delhi hình thành từ sự hòa trộn giữa hai nền văn hóa, Hindu và Hồi giáo,” ông nói với tôi. Giờ “Delhi đã chết… Tất cả những gì làm Delhi đặc biệt đã bị nhổ bật rễ và phân tán.” Ông đặc biệt buồn rầu vì sự tinh túy của tiếng Urdu ở Delhi đã bị phá hủy: “Bây giờ ngôn ngữ đã thu hẹp lại. Nhiều từ đã biến mất.”
Giống như Ali, nhà văn Saadat Hasan Manto ở Bombay xem việc tạo dựng Pakistan là một thảm họa cả cá nhân lẫn cộng đồng. Thảm kịch của Cuộc chia cắt, ông viết, không phải là giờ đây có hai quốc gia thay vì một, mà là nhận thức được rằng “người dân của hai nước là nô lệ, nô lệ của sự cố chấp… nô lệ của cuồng si tôn giáo, nô lệ của bản năng thú vật và man rợ.” Sự điên cuồng mà ông đã chứng kiến và những đau đớn ông phải chịu đựng trên đường rời Bombay và đến Lahore đã ghi dấu ấn sâu đậm đến hết cuộc đời của ông. Nhưng nó cũng biến ông thành bậc thầy tối cao của truyện ngắn tiếng Urdu. Trước Chia cắt, Manto là một người viết tiểu luận, nhà biên kịch, và nhà báo với thành công nghệ thuật nhất định. Sau đó, trong vài năm sáng tạo điên cuồng, ông trở thành một nhà văn đáng được so sánh với Chekhov, Zola, và Maupassant – những tác giả ông đã dịch và đón nhận như những hình mẫu. Mặc dù những tác phẩm của ông vẫn ít được biết đến bên ngoài Nam Á, một số bản dịch chỉn chu mới – do Astish Taseer, Matt Reeck, và Aftab Ahmad thực hiện – hứa hẹn sẽ đem ông đến với nhiều độc giả hơn.
Như được sáng tỏ gần đây trong cuốn The Pity of Partition của Ayesha Jalal – Jalal là cháu của Manto – ông trăn trở về logic của Cuộc chia cắt. “Mặc dù đã cố gắng,” ông viết, “tôi vẫn không thể nào tách biệt Ấn Độ với Pakistan, và Pakistan với Ấn Độ.” Ai, ông hỏi, sẽ sở hữu nền văn học được viết trong Ấn Độ thống nhất? Mặc dù phải đối mặt với chỉ trích và kiểm duyệt, ông vẫn viết một cách ám ảnh về bạo lực tình dục đi cùng Cuộc chia cắt. “Khi nghĩ đến những người phụ nữ được giải cứu, tôi chỉ nghĩ đến những cái bụng bầu – chuyện gì sẽ xảy ra với những cái bụng bầu đó?” ông hỏi. Những đứa trẻ ra đời như vậy “sẽ thuộc về Pakistan hay là Hindustan?”
Nét đặc trưng nhất trong tác phẩm của Manto là, bất chấp những cảm xúc của mình, ông không bao giờ phán xét. Thay vào đó, ông thúc giục chúng ta hãy cố gắng hiểu những gì đang diễn ra trong tâm trí của tất cả những nhân vật của ông, những kẻ giết người cũng như các nạn nhân, những kẻ cưỡng hiếp cũng những người bị cưỡng hiếp. Trong truyện ngắn “Colder Than Ice,” chúng ta bước vào phòng ngủ của Ishwar Singh, một kẻ giết người và cưỡng hiếp, mắc chứng bất lực kể từ khi hắn bắt cóc một cô gái Hồi giáo xinh đẹp. Khi hắn cố gắng giải thích nỗi khổ của hắn cho Kalwant Kaur, người tình hiện tại của hắn, hắn kể câu chuyện về việc phát hiện cô gái sau khi đột nhập vào nhà và sát hại gia đình của cô:
“Anh có thể cắt cổ cô ấy, nhưng anh đã không làm thế… Anh nghĩ cô ấy đã ngất, nên anh vác cô ấy đến một con kênh bên ngoài thành phố… Rồi anh đặt cô ấy xuống thảm cỏ, sau bụi cây và… thoạt đầu anh nghĩ anh sẽ vờn cô ấy một chút… nhưng rồi anh định làm luôn…”
“Rồi sao nữa?” cô hỏi.
“Anh đã làm chuyện đó… nhưng, nhưng…”
Giọng hắn chìm xuống.
Kalwant Kaur lắc người hắn dữ dội. “Rồi sao nữa?”
Ishwar Singh mở mắt. “Cô ấy đã chết… Anh đã khiêng một xác chết… một tảng thịt lạnh lẽo… jani, [em yêu] đưa tay em cho anh.”
Kalwant Kaur đặt tay cô lên tay hắn. Nó lạnh hơn băng.
Câu chuyện được ca ngợi nhất của Manto về Cuộc chia cắt, “Toba Tek Singh,” bắt đầu từ một tiền đề đơn giản, được trình bày trong những câu mở đầu:
Hai hoặc ba năm sau Cuộc chia cắt năm 1947, hai chính phủ Ấn Độ và Pakistan nghĩ đến việc trao đổi người tâm thần giống như cách họ đã làm với tội phạm. Người Hồi giáo tâm thần ở Ấn Độ sẽ được gửi sang Pakistan và người Sikh và người Hindu tâm thần trong các nhà thương ở Pakistan sẽ được bàn giao cho Ấn Độ.
Rất khó biết được đề xuất này có nghĩa lý gì hay không. Tuy nhiên, quyết định này đã được phê chuẩn ở bậc cao nhất của cả hai bên.
Chỉ một vài ngàn chữ trào phúng mơ hồ, Manto đã truyền đạt được rằng người điên lại tỉnh táo hơn những người quyết định đưa họ đi, và, như Jalal viết, “sự điên rồ của Cuộc chia cắt lớn hơn sự điên rồ của mọi bệnh nhân tâm thần cộng lại.” Truyện kết thúc với cảnh nhân vật chính cũng là nhan đề truyện kẹt giữa hai biên giới: “Đứng một bên, sau hàng rào kẽm gai, là những người tâm thần của Ấn Độ, và đứng bên kia, sau nhiều hàng rào kẽm gai hơn, là những bệnh nhân tâm thần của Pakistan. Ở giữa, trên một nhúm đất nhỏ không có tên, Toba Tek Singh nằm ở đó.”
Cuộc sống của Manto sau chia cắt tạo nên một đường song song bi thảm với sự điên rồ của các thể chế được mô tả trong “Toba Tek Singh.” Không được chào đón ở Pakistan, ông bị cộng đồng nhà văn theo khuynh hướng Marxist ở đất nước này cho là phản động. Sau khi xuất bản “Colder than Ice”, ông bị buộc tội khiêu dâm và bị phạt tù lao động khổ sai, dù sau được tha bổng khi kháng án thành công. Nhu cầu kiếm sống đã buộc ông vào một trạng thái siêu năng suất; một thời kỳ trong năm 1951, ông viết một cuốn sách mỗi tháng, với tốc độ một truyện ngắn mỗi ngày. Dưới sức ép này, ông rơi vào trầm cảm và nghiện rượu. Gia đình đưa ông vào một bệnh viện tâm thần để cố gắng giúp ông cai rượu, nhưng ông đã qua đời vì ảnh hưởng của rượu ở tuổi 42.
Cùng những yếu tố trớ trêu bi thảm trong những câu truyện của Manto và tâm trí dày vò của chính ông, thực tế của Cuộc chia cắt cũng không kém phần vô lý. Nghiên cứu xuất sắc gần đây của Vazira Zamindar, “The Long Partition and the Making of Modern South Asia,” mở đầu bằng câu chuyện về Ghulam Ali, một người Hồi giáo đến từ Lucknow, một thành phố ở Trung Bắc Ấn Độ, chuyên làm chân tay giả. Ông đã chọn ở lại Ấn Độ, nhưng đúng khoảnh khắc Cuộc chia cắt bắt đầu ông tình cờ lại đang làm việc ở một xưởng quân sự ở biên giới phía Pakistan. Chỉ trong vài tháng, hai quốc gia mới đã tham chiến vì vùng Kashmir, và Ali bị ép đi lính cho Pakistan và bị ngăn không được trở về nhà ở Ấn Độ. Năm 1950, quân đội Pakistan cho ông giải ngũ vì ông đã trở thành công dân Ấn Độ. Nhưng đến biên giới ông lại không được công nhận là người Ấn Độ và bị bắt giữ vì không có giấy thông hành. Năm 1951, sau khi thụ án ở Ấn Độ, ông bị trục xuất về Pakistan. Sáu năm sau, ông vẫn bị trục xuất qua lại giữa hai nước, trở thành con thoi giữa các nhà tù và trại tị nạn của hai quốc gia mới. Hồ sơ chính thức của ông kết thúc bằng tình tiết một người lính Hồi giáo bị giữ trong một trại tù dành cho người Hindu ở biên giới phía Pakistan.
***
Kể từ năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã nuôi dưỡng một mối hiềm khích sâu đậm với nhau. Hai bên đã tham chiến trong hai cuộc chiến không có kết quả vì tranh chấp ở Kashmir – khu vực duy nhất có người Hồi giáo chiếm đa số còn thuộc về Ấn Độ. Năm 1971, hai nước đánh nhau vì việc ly khai của Đông Pakistan và nơi này trở thành Bangladesh. Năm 1999, sau khi quân đội Pakistan tiến vào một khu vực ở Kashmir có tên là Kargil, hai nước xích gần đến chiến tranh hạt nhân ở mức đáng báo động. Bất chấp những hành động thiện chí định kỳ nhằm hướng đến đàm phán hòa bình và những khoảnh khắc xích lại gần nhau, xung đột Ấn Độ-Pakistan vẫn là thực tế địa chính trị có ảnh hưởng thống trị trong khu vực. Ở Kashmir, một cuộc nổi dậy kéo dài chống lại sự cai trị của Ấn Độ đã làm hàng ngàn người chết và đôi khi vẫn làm phát sinh bạo lực. Trong khi đó, ở Pakistan, nơi một nửa số phụ nữ vẫn mù chữ, quốc phòng lại chiếm đến một phần năm ngân sách, làm thu hẹp số tiền dành cho y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, và phát triển.
Dễ hiểu vì sao Pakistan có cảm giác bất an: dân số, ngân sách quốc phòng, và nền kinh tế của Ấn Độ lớn gấp bảy lần Pakistan. Nhưng con đường mà Pakistan đã chọn để bảo vệ mình trước ưu thế dân số và quân sự của Ấn Độ lại là thảm họa cho cả hai nước. Trong hơn 30 năm, quân đội Pakistan và ISI, cơ quan tình báo của nó, đã dựa vào các chiến binh thánh chiến để thực hiện các mục tiêu của mình. Các nhóm này gây rắc rối cho Pakistan không kém gì – nếu không nói là hơn – rắc rối đối với các quốc gia láng giềng mà ISI hy vọng làm suy yếu: Afghanistan và Ấn Độ.
Ngày nay, cả Ấn Độ lẫn Pakistan vẫn bị tê liệt bởi những câu chuyện được xây dựng xung quanh ký ức về những tội ác của Cuộc chia cắt, khi mà các chính trị gia (đặc biệt ở Ấn Độ) và quân đội (đặc biệt ở Pakistan) tiếp tục thổi bùng thù hận từ năm 1947 vì mục đích riêng. Nisid Hajari kết thúc cuốn sách bằng cách chỉ ra sự thù địch giữa Ấn Độ và Pakistan “đang trở nên nguy hiểm hơn thay vì bớt nguy hiểm đi; kho vũ khí hạt nhân của cả hai nước đều phát triển, các nhóm chiến binh ngày càng có năng lực, và những phương tiện truyền thông thái quá ở hai bên đang thu hẹp phạm vi dành cho những tiếng nói ôn hòa.” Hơn nữa, Pakistan, một nước có vũ khí hạt nhân và hết sức bất ổn, không chỉ là một mối nguy hiểm cho Ấn Độ; giờ nó đã trở thành một vấn đề cho cả thế giới, tâm điểm của rất nhiều nguy cơ an ninh đáng báo động nhất. Các trường giáo lý của Pakistan là nơi Taliban nổi lên. Chế độ đó, được xem là thoái hóa nhất trong lịch sử Hồi giáo hiện đại, đã cung cấp nơi trú ẩn cho lãnh đạo Al-Qaeda, ngay cả sau sự kiện 11/9.
Khó mà không đồng ý với kết luận của Hajari: “Thời gian đã trôi qua quá nhiều đủ để những người kế tục Nehru và Jinnah có thể cho những hận thù của năm 1947 an nghỉ.” Nhưng bức tranh hiện tại không hề sáng sủa. Ở Delhi, một chính quyền cánh hữu cứng rắn đã từ chối đối thoại với Islamabad. Cả hai nước đều dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết trước chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Nói một cách nào đó, năm 1947 vẫn chưa chấm dứt.
William Dalrymple là sử gia người Scotland. Cuốn sách gần đây nhất của ông có nhan đề Return of a King: The Battle for Afghanistan (Bloomsbury, 2012).