Văn Học & Nghệ Thuật

Dịch thuật: đi tìm sự tương đương

Trong giới cầm bút Việt Nam tại Úc cũng như ở hải ngoại nói chung, nhiều người vừa sáng tác vừa dịch thuật. Hỏi lý do, nhiều người đáp: dịch để học hỏi. Nhưng theo tôi, đó không phải là lý do chính:
bởi Nguyễn Hưng Quốc

Trong giới cầm bút Việt Nam tại Úc cũng như ở hải ngoại nói chung, nhiều người vừa sáng tác vừa dịch thuật. Hỏi lý do, nhiều người đáp: dịch để học hỏi. Nhưng theo tôi, đó không phải là lý do chính: Người ta có thể học hỏi về tư tưởng và kỹ thuật viết lách bằng cách đọc thẳng từ trong nguyên tác chứ không nhất thiết phải dịch sang tiếng Việt.

Theo tôi, khi quyết định dịch một tác phẩm văn học từ một ngôn ngữ nào đó sang tiếng mẹ đẻ của mình, có lẽ người ta xuất phát từ một nhu cầu muốn ngắm nghía cái đẹp của tác phẩm ấy từ góc độ tiếng mẹ đẻ của mình. Nhu cầu ấy ở đâu cũng có, nhưng trong môi trường song ngữ có lẽ nó dễ nẩy nở hơn. Tôi mường tượng: Đọc một bài thơ tiếng Anh, người ta thấy hay, từ đó, nảy sinh ra một thắc mắc: những cái hay ấy sẽ như thế nào nếu được chuyển dịch sang tiếng Việt? Từ thắc mắc đến hành động dịch thực sự, người ta đối diện với một thử thách mới: đi tìm cái tương đương. Trong nhiều trường hợp, với tiếng Anh: người ta hiểu; với tiếng Việt: người ta biết; nhưng người ta lại không thể, hoặc mất rất nhiều thì giờ để có thể, tìm ra điểm nối giữa cái điều người ta hiểu và cái điều người ta biết, từ đó, tìm ra được một cách dịch có thể chấp nhận được.

Tôi dùng chữ “có thể chấp nhận được” chứ không phải chữ “hoàn hảo”. Không bao giờ có bản dịch hoàn hảo. Jacques Derrida cho “một mặt, không có gì không dịch được, nhưng mặt khác, mọi thứ đều không thể dịch; dịch là tên gọi khác của sự bất khả” (1). Lý do là vì không có sự tương đương tuyệt đối. Theo Umberto Eco, “từ góc độ thơ, không có trường hợp nào mà hai cách nói khác nhau có thể được xem là tương đương.” (2) Giữa ngôn ngữ này và ngôn ngữ khác bao giờ cũng có những độ lệch nhất định.

Theo tôi, có mấy độ lệch chính. Một, lệch ở từ vựng: Mỗi ngôn ngữ có một hệ thống từ vựng phản ánh một cách chia cắt thế giới riêng. Hai, lệch ở cú pháp: Cú pháp không phải chỉ là một cách tổ chức câu mà còn là một cách phạm trù hoá hiện thực. Ba, lệch ở tu từ: Mỗi ngôn ngữ có những cách biện pháp tu từ, từ cách điệp âm, điệp vần đến cách so sánh, ẩn dụ và hoán dụ, vừa giống lại vừa không giống nhau hẳn. Bốn, lệch ở tính liên văn bản: Mỗi từ và mỗi ẩn dụ đều có tính lịch sử, ở đó, nó có cuộc sống riêng với các quan hệ với nhiều từ và nhiều ẩn dụ khác, từ đó, nó được vây bọc bởi một khí quyển riêng và gợi lên những trường liên tưởng riêng.

Trong văn học, đặc biệt trong thơ, ngôn ngữ còn có một đặc điểm nữa: tính nhạc điệu. Nhạc điệu nằm, một phần, trong bản thân từng từ, phần khác, nhiều hơn, ở sự kết hợp của các từ. Chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, dù muốn hay không, người ta cũng phá vỡ sự kết hợp ấy, do đó, cũng phá vỡ nhạc tính của câu hay của đoạn, và từ đó, của cả bài. Với các độ lệch trên, người ta có thể tìm cách bù trừ được. Với nhạc điệu, khi dịch, người ta chỉ có hai lựa chọn và lựa chọn nào cũng bất toàn: hoặc bỏ hẳn (chỉ giữ ý) hoặc thay thế bằng một thứ nhạc điệu khác tương ứng trong ngôn ngữ đích (target language).

Thay thế, thật ra, cũng là một hình thức sáng tạo. Chính vì thế Octavio Paz mới cho “chỉ các nhà thơ mới nên dịch thơ; [nhưng] trên thực tế, các nhà thơ hiếm khi là dịch giả giỏi. Họ hầu như chỉ dùng bài thơ ngoại quốc như một điểm khởi đầu cho một bài thơ riêng của họ.” (3) Cũng chính vì thế, nhiều người cho văn học, đặc biệt là thơ, không thể dịch được. Nhưng ở đây lại có một nghịch lý: Biết là không thể dịch được, nhưng người ta vẫn phải dịch. Khi trên thế giới có cả mấy ngàn ngôn ngữ khác nhau, trong đó, có cả mấy chục ngôn ngữ có truyền thống thi ca lớn, những mất mát do việc từ chối dịch hoặc đọc các bản dịch thơ chắc chắn là lớn hơn việc chấp nhận các bản dịch thơ bất toàn rất nhiều.

Dịch, do đó, vừa là điều cần thiết vừa là một quyết định đối diện với cái bất khả. Dịch, cũng do đó, là một cách chấp nhận những giới hạn, không những giới hạn của ngôn ngữ mà còn những giới hạn của chính mình: Với công việc dịch, người ta đi từ kinh nghiệm về cái bất khả đến kinh nghiệm về sự bất toàn. Trước những giới hạn ấy, người ta phải biết tương nhượng: nhường cái này để đạt được cái khác. Các lý thuyết dịch thuật thường nêu lên hai kiểu tương nhượng chính: hoặc chọn con đường “ngoại hoá” (foreignization), tức giữ nguyên phong cách và sau nó, văn hoá của văn bản gốc (source-oriented), hoặc “nội hoá” (domestication) nó để phù hợp với văn hoá đích và với thị hiếu thẩm mỹ của những người tiếp nhận bản dịch (target-oriented).

Cần lưu ý, nói theo Umberto Eco, với mỗi văn bản, người ta cần có một giải pháp riêng (4) chứ không có nguyên tắc chung nhất và bất biến nào để căn cứ vào đó, dịch giả lựa chọn cả. Hắn phải quyết định ngả theo hướng này hoặc hướng khác tuỳ từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp nào thì dịch cũng là một cách đánh đu giữa hai ngôn ngữ và, hơn nữa, giữa hai văn hoá. Công việc đánh đu ấy, ở người mới bắt đầu dịch, khá ì ạch; ở người giỏi và giàu kinh nghiệm, thoải mái hơn; nhưng với ai thì bản chất của vấn đề vẫn là một: Dịch, một mặt, là tiến hành một cuộc đàm phán văn hoá, ở đó, người ta đối chiếu hai ngôn ngữ ở những khía cạnh và những góc độ khác nhau để lựa chọn một cách dịch được xem là tối ưu; mặt khác, như là hệ quả của sự đàm phán ấy, dịch trở thành một động tác xuyên ngôn ngữ, xuyên văn hoá, và thậm chí, xuyên quốc gia.

Chú thích:

  1. Jacques Derrida (1998), Monolingualism of the Other or the Prosthesis of Origin (Patrick Mensah dịch), Stanford: Stanford University Press, tr. 56-7.
  2. Umberto Eco (2001), Experiences on Translation, Toronto: University of Toronto Press, tr. 11.
  3. Dẫn theo José María Rodríguez García, “Literary into Cultural Translation”, Diacritics số mùa thu – đông 2004, tr. 14.
  4. Umberto Eco (2001), sđd., tr. 39.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Dịch thuật: đi tìm sự tương đương

Trong giới cầm bút Việt Nam tại Úc cũng như ở hải ngoại nói chung, nhiều người vừa sáng tác vừa dịch thuật. Hỏi lý do, nhiều người đáp: dịch để học hỏi. Nhưng theo tôi, đó không phải là lý do chính:
bởi Nguyễn Hưng Quốc

Trong giới cầm bút Việt Nam tại Úc cũng như ở hải ngoại nói chung, nhiều người vừa sáng tác vừa dịch thuật. Hỏi lý do, nhiều người đáp: dịch để học hỏi. Nhưng theo tôi, đó không phải là lý do chính: Người ta có thể học hỏi về tư tưởng và kỹ thuật viết lách bằng cách đọc thẳng từ trong nguyên tác chứ không nhất thiết phải dịch sang tiếng Việt.

Theo tôi, khi quyết định dịch một tác phẩm văn học từ một ngôn ngữ nào đó sang tiếng mẹ đẻ của mình, có lẽ người ta xuất phát từ một nhu cầu muốn ngắm nghía cái đẹp của tác phẩm ấy từ góc độ tiếng mẹ đẻ của mình. Nhu cầu ấy ở đâu cũng có, nhưng trong môi trường song ngữ có lẽ nó dễ nẩy nở hơn. Tôi mường tượng: Đọc một bài thơ tiếng Anh, người ta thấy hay, từ đó, nảy sinh ra một thắc mắc: những cái hay ấy sẽ như thế nào nếu được chuyển dịch sang tiếng Việt? Từ thắc mắc đến hành động dịch thực sự, người ta đối diện với một thử thách mới: đi tìm cái tương đương. Trong nhiều trường hợp, với tiếng Anh: người ta hiểu; với tiếng Việt: người ta biết; nhưng người ta lại không thể, hoặc mất rất nhiều thì giờ để có thể, tìm ra điểm nối giữa cái điều người ta hiểu và cái điều người ta biết, từ đó, tìm ra được một cách dịch có thể chấp nhận được.

Tôi dùng chữ “có thể chấp nhận được” chứ không phải chữ “hoàn hảo”. Không bao giờ có bản dịch hoàn hảo. Jacques Derrida cho “một mặt, không có gì không dịch được, nhưng mặt khác, mọi thứ đều không thể dịch; dịch là tên gọi khác của sự bất khả” (1). Lý do là vì không có sự tương đương tuyệt đối. Theo Umberto Eco, “từ góc độ thơ, không có trường hợp nào mà hai cách nói khác nhau có thể được xem là tương đương.” (2) Giữa ngôn ngữ này và ngôn ngữ khác bao giờ cũng có những độ lệch nhất định.

Theo tôi, có mấy độ lệch chính. Một, lệch ở từ vựng: Mỗi ngôn ngữ có một hệ thống từ vựng phản ánh một cách chia cắt thế giới riêng. Hai, lệch ở cú pháp: Cú pháp không phải chỉ là một cách tổ chức câu mà còn là một cách phạm trù hoá hiện thực. Ba, lệch ở tu từ: Mỗi ngôn ngữ có những cách biện pháp tu từ, từ cách điệp âm, điệp vần đến cách so sánh, ẩn dụ và hoán dụ, vừa giống lại vừa không giống nhau hẳn. Bốn, lệch ở tính liên văn bản: Mỗi từ và mỗi ẩn dụ đều có tính lịch sử, ở đó, nó có cuộc sống riêng với các quan hệ với nhiều từ và nhiều ẩn dụ khác, từ đó, nó được vây bọc bởi một khí quyển riêng và gợi lên những trường liên tưởng riêng.

Trong văn học, đặc biệt trong thơ, ngôn ngữ còn có một đặc điểm nữa: tính nhạc điệu. Nhạc điệu nằm, một phần, trong bản thân từng từ, phần khác, nhiều hơn, ở sự kết hợp của các từ. Chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, dù muốn hay không, người ta cũng phá vỡ sự kết hợp ấy, do đó, cũng phá vỡ nhạc tính của câu hay của đoạn, và từ đó, của cả bài. Với các độ lệch trên, người ta có thể tìm cách bù trừ được. Với nhạc điệu, khi dịch, người ta chỉ có hai lựa chọn và lựa chọn nào cũng bất toàn: hoặc bỏ hẳn (chỉ giữ ý) hoặc thay thế bằng một thứ nhạc điệu khác tương ứng trong ngôn ngữ đích (target language).

Thay thế, thật ra, cũng là một hình thức sáng tạo. Chính vì thế Octavio Paz mới cho “chỉ các nhà thơ mới nên dịch thơ; [nhưng] trên thực tế, các nhà thơ hiếm khi là dịch giả giỏi. Họ hầu như chỉ dùng bài thơ ngoại quốc như một điểm khởi đầu cho một bài thơ riêng của họ.” (3) Cũng chính vì thế, nhiều người cho văn học, đặc biệt là thơ, không thể dịch được. Nhưng ở đây lại có một nghịch lý: Biết là không thể dịch được, nhưng người ta vẫn phải dịch. Khi trên thế giới có cả mấy ngàn ngôn ngữ khác nhau, trong đó, có cả mấy chục ngôn ngữ có truyền thống thi ca lớn, những mất mát do việc từ chối dịch hoặc đọc các bản dịch thơ chắc chắn là lớn hơn việc chấp nhận các bản dịch thơ bất toàn rất nhiều.

Dịch, do đó, vừa là điều cần thiết vừa là một quyết định đối diện với cái bất khả. Dịch, cũng do đó, là một cách chấp nhận những giới hạn, không những giới hạn của ngôn ngữ mà còn những giới hạn của chính mình: Với công việc dịch, người ta đi từ kinh nghiệm về cái bất khả đến kinh nghiệm về sự bất toàn. Trước những giới hạn ấy, người ta phải biết tương nhượng: nhường cái này để đạt được cái khác. Các lý thuyết dịch thuật thường nêu lên hai kiểu tương nhượng chính: hoặc chọn con đường “ngoại hoá” (foreignization), tức giữ nguyên phong cách và sau nó, văn hoá của văn bản gốc (source-oriented), hoặc “nội hoá” (domestication) nó để phù hợp với văn hoá đích và với thị hiếu thẩm mỹ của những người tiếp nhận bản dịch (target-oriented).

Cần lưu ý, nói theo Umberto Eco, với mỗi văn bản, người ta cần có một giải pháp riêng (4) chứ không có nguyên tắc chung nhất và bất biến nào để căn cứ vào đó, dịch giả lựa chọn cả. Hắn phải quyết định ngả theo hướng này hoặc hướng khác tuỳ từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp nào thì dịch cũng là một cách đánh đu giữa hai ngôn ngữ và, hơn nữa, giữa hai văn hoá. Công việc đánh đu ấy, ở người mới bắt đầu dịch, khá ì ạch; ở người giỏi và giàu kinh nghiệm, thoải mái hơn; nhưng với ai thì bản chất của vấn đề vẫn là một: Dịch, một mặt, là tiến hành một cuộc đàm phán văn hoá, ở đó, người ta đối chiếu hai ngôn ngữ ở những khía cạnh và những góc độ khác nhau để lựa chọn một cách dịch được xem là tối ưu; mặt khác, như là hệ quả của sự đàm phán ấy, dịch trở thành một động tác xuyên ngôn ngữ, xuyên văn hoá, và thậm chí, xuyên quốc gia.

Chú thích:

  1. Jacques Derrida (1998), Monolingualism of the Other or the Prosthesis of Origin (Patrick Mensah dịch), Stanford: Stanford University Press, tr. 56-7.
  2. Umberto Eco (2001), Experiences on Translation, Toronto: University of Toronto Press, tr. 11.
  3. Dẫn theo José María Rodríguez García, “Literary into Cultural Translation”, Diacritics số mùa thu – đông 2004, tr. 14.
  4. Umberto Eco (2001), sđd., tr. 39.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm