Di Sản Hồ Chí Minh
Dịch vụ cúng giỗ online tại Việt Nam lên báo nước ngoài
(Dân trí) - Vì quá bận rộn, có những người không thể tới tận mộ ông bà, cha mẹ để thắp hương. Nắm bắt được tâm lý này, dịch vụ “cúng giỗ online” ra đời. Ngay lập tức, nó trở thành đề tài xuất hiện trên các báo nước ngoài.
Dịch vụ cúng giỗ online tại Việt Nam lên báo nước ngoài
(Dân trí) - Vì quá bận rộn, có những người không thể tới tận mộ ông bà, cha mẹ để thắp hương. Nắm bắt được tâm lý này, dịch vụ “cúng giỗ online” ra đời. Ngay lập tức, nó trở thành đề tài xuất hiện trên các báo nước ngoài.
Nằm cách Hà Nội 50 km về phía Tây là một khu nghĩa trang rộng 98 héc-ta, tọa lạc trên một vùng đồi thuộc tỉnh Hòa Bình. Nghĩa trang Lạc Hồng Viên ở nơi đây là địa điểm tìm tới của giới nhà giàu tại Việt Nam.
Họ là những người con, người cháu sẵn sàng “mạnh tay” đầu tư để đảm bảo cho cuộc sống ở thế giới bên kia của cha mẹ, tổ tiên và sau này là của chính bản thân mình được hoàn hảo như ý.
Nghĩa trang Lạc Hồng Viên cho phép người mua được tùy ý lựa chọn kích cỡ phần mộ (tùy vào túi tiền của mình). Không ít người đã tới đây đặt trước chỗ trước cho cha mẹ, vợ chồng một “xuất yên nghỉ”.
Ghi lại hình ảnh để gửi cho khách hàng.
Khu nghĩa trang này có đủ chỗ cho khoảng 120.000 ngôi mộ, được “quy hoạch” chạy thoai thoải dọc trên các sườn đồi. Theo đánh giá của ban quản lý nghĩa trang, dự kiến 120.000 phần mộ này sẽ nhanh chóng được đặt mua trong vòng 4 năm tới.
Một khách hàng, đang tới đây tham quan, tìm hiểu – bà Bùi Mai Phương, 53 tuổi chia sẻ: “Mảnh đất này phong thủy rất tốt. Tôi đang cân nhắc mua một phần mộ giá 240 triệu cho các cụ thân sinh nhà tôi.”
Cảnh vật xung quanh nơi đây rất được chú ý chăm sóc với thảm cỏ xanh thường xuyên được cắt tỉa gọn gàng, những khóm lan và hàng rào trắng. Sau khi một phần mộ được lát đá và gắn bia, tổng giá thành của nó có thể lên tới 1 tỉ đồng.
Người Việt ngày nay thường nói đùa với nhau rằng: Cái giá để nằm xuống cũng chẳng rẻ. Điều này đúng theo nghĩa đen bởi như ở khu nghĩa trang này, đất dành để chôn cất đang đắt gấp nhiều lần đất để ở tại những thị trấn xung quanh đó.
Nhân viên nghĩa trang còn cho biết một gia đình đã chi tới 1,5 tỉ đồng để mua nguyên một quả đồi cho cả dòng họ có thể “dùng dần” về sau.
Việc kinh doanh “bất động sản dành cho người đã khuất” trở nên phát đạt, thu hút sự quan tâm của người dân, đặc biệt là những người giàu lên cho thấy một nét tâm lý truyền thống trong đa số người Việt Nam.
Người Việt thường quan niệm rằng mộ không chỉ là mộ. Nhìn vào đó, người ta có thể phần nào đoán ra địa vị xã hội của người sống khi còn tại thế và cả khả năng kinh tế của con cháu hiện giờ.
“Phú quý sinh lễ nghĩa” là vậy, khi bắt đầu giàu lên, thường người Việt Nam sẽ nhớ về tổ tiên và quan tâm, chăm sóc tới phần mộ gia tiên.
Công việc xây mộ tại nghĩa trang diễn ra liên tục.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hôm nay, có không ít những người con, người cháu vì quá bận rộn nên không thể thường xuyên tới thắp hương tại mộ ông bà, cha mẹ thường xuyên. Nắm bắt được khó khăn này, Lạc Hồng Viên là nghĩa trang đầu tiên nghĩ ra hình thức cúng giỗ online và đưa nó trở thành dịch vụ kinh doanh tại Việt Nam.
Tại đây, có dịch vụ đặt hàng cúng giỗ qua mạng Internet, người đặt hàng có thể online trên mạng để theo dõi các nghi thức cúng lễ diễn ra bên phần mộ của người thân.
Chỉ cần một cú điện thoại hoặc một cú click chuột, hoa tươi, đồ cúng sẽ được mang tới tận ngôi mộ mà khách hàng yêu cầu. Sau đó, các nhân viên nghĩa trang còn gửi ảnh hoặc ghi hình lại để gửi qua email tới khách hàng.
Phong cách thờ cúng mới này cho thấy những nét mới đã xuất hiện trong những lĩnh vực tưởng như rất truyền thống. Cổ điển giờ đây đã phải chấp nhận hòa lẫn với hiện đại để thích nghi với một xã hội đang phát triển, biến đổi chóng mặt.
Trong quan niệm của người Việt Nam, có ít nhất 3 dịp mà con cháu cần tới thăm mộ của ông bà, cha mẹ, đó là trước ngày giỗ, trước khi Tết đến và trong dịp Tết thanh minh.
Nhưng vì cuộc sống quá bận rộn và vì không ít con cháu của những người nằm yên nghỉ tại đây đã chuyển ra nước ngoài sinh sống, nên nhiều người chỉ còn cách đặt hàng cúng giỗ qua mạng.
Anh Tô Hoài Dũng, 29 tuổi, một kỹ sư xây dựng ở Hà Nội, vì công việc bận rộn tối ngày nên cũng phải đặt hàng cúng giỗ qua mạng, chia sẻ: “Dịch vụ này rất tiện lợi dù nó không thể thay thế việc thờ cúng đúng theo truyền thống, nhưng dù sao trong những tình huống bất khả kháng, nó vẫn giúp cho phận con cháu chúng tôi, những người quá bận rộn với cuộc mưu sinh, được cảm thấy thoải mái hơn trong lòng.”
Bà Bùi Mai Phương, 53 tuổi, người đang cân nhắc đặt mua phần mộ tại đây chia sẻ: “Tôi biết dịch vụ cúng giỗ online là một lựa chọn tiện lợi và hấp dẫn đối với những người trẻ nhưng đối với tôi, tôi vẫn hy vọng con cái mình sau này sẽ tới tận mộ thăm cha mẹ. Nhưng nếu cuộc sống của các con quá bận rộn, vất vả, chúng tôi cũng đành chấp nhận cách cúng giỗ mới này.”
Chị Nguyễn Lê Hoa, 38 tuổi có suy nghĩ hoàn toàn ngược lại: “Dịch vụ cúng giỗ online có thể phát huy tác dụng đối với ai đó nhưng nó hoàn toàn là vô nghĩa đối với những người tin vào ý nghĩa sâu sắc của việc thờ cúng tổ tiên. Đó là nét đẹp, là đức tin có sức ảnh hưởng lớn hơn tất cả những tiện ích hiện đại như thế này. Trong gia đình tôi, tôi không bao giờ chấp nhận cho con cái cúng giỗ ông bà, cha mẹ theo kiểu này.”
Pi Uy
Theo The Morning Journal
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Dịch vụ cúng giỗ online tại Việt Nam lên báo nước ngoài
(Dân trí) - Vì quá bận rộn, có những người không thể tới tận mộ ông bà, cha mẹ để thắp hương. Nắm bắt được tâm lý này, dịch vụ “cúng giỗ online” ra đời. Ngay lập tức, nó trở thành đề tài xuất hiện trên các báo nước ngoài.
Dịch vụ cúng giỗ online tại Việt Nam lên báo nước ngoài
(Dân trí) - Vì quá bận rộn, có những người không thể tới tận mộ ông bà, cha mẹ để thắp hương. Nắm bắt được tâm lý này, dịch vụ “cúng giỗ online” ra đời. Ngay lập tức, nó trở thành đề tài xuất hiện trên các báo nước ngoài.
Nằm cách Hà Nội 50 km về phía Tây là một khu nghĩa trang rộng 98 héc-ta, tọa lạc trên một vùng đồi thuộc tỉnh Hòa Bình. Nghĩa trang Lạc Hồng Viên ở nơi đây là địa điểm tìm tới của giới nhà giàu tại Việt Nam.
Họ là những người con, người cháu sẵn sàng “mạnh tay” đầu tư để đảm bảo cho cuộc sống ở thế giới bên kia của cha mẹ, tổ tiên và sau này là của chính bản thân mình được hoàn hảo như ý.
Nghĩa trang Lạc Hồng Viên cho phép người mua được tùy ý lựa chọn kích cỡ phần mộ (tùy vào túi tiền của mình). Không ít người đã tới đây đặt trước chỗ trước cho cha mẹ, vợ chồng một “xuất yên nghỉ”.
Ghi lại hình ảnh để gửi cho khách hàng.
Khu nghĩa trang này có đủ chỗ cho khoảng 120.000 ngôi mộ, được “quy hoạch” chạy thoai thoải dọc trên các sườn đồi. Theo đánh giá của ban quản lý nghĩa trang, dự kiến 120.000 phần mộ này sẽ nhanh chóng được đặt mua trong vòng 4 năm tới.
Một khách hàng, đang tới đây tham quan, tìm hiểu – bà Bùi Mai Phương, 53 tuổi chia sẻ: “Mảnh đất này phong thủy rất tốt. Tôi đang cân nhắc mua một phần mộ giá 240 triệu cho các cụ thân sinh nhà tôi.”
Cảnh vật xung quanh nơi đây rất được chú ý chăm sóc với thảm cỏ xanh thường xuyên được cắt tỉa gọn gàng, những khóm lan và hàng rào trắng. Sau khi một phần mộ được lát đá và gắn bia, tổng giá thành của nó có thể lên tới 1 tỉ đồng.
Người Việt ngày nay thường nói đùa với nhau rằng: Cái giá để nằm xuống cũng chẳng rẻ. Điều này đúng theo nghĩa đen bởi như ở khu nghĩa trang này, đất dành để chôn cất đang đắt gấp nhiều lần đất để ở tại những thị trấn xung quanh đó.
Nhân viên nghĩa trang còn cho biết một gia đình đã chi tới 1,5 tỉ đồng để mua nguyên một quả đồi cho cả dòng họ có thể “dùng dần” về sau.
Việc kinh doanh “bất động sản dành cho người đã khuất” trở nên phát đạt, thu hút sự quan tâm của người dân, đặc biệt là những người giàu lên cho thấy một nét tâm lý truyền thống trong đa số người Việt Nam.
Người Việt thường quan niệm rằng mộ không chỉ là mộ. Nhìn vào đó, người ta có thể phần nào đoán ra địa vị xã hội của người sống khi còn tại thế và cả khả năng kinh tế của con cháu hiện giờ.
“Phú quý sinh lễ nghĩa” là vậy, khi bắt đầu giàu lên, thường người Việt Nam sẽ nhớ về tổ tiên và quan tâm, chăm sóc tới phần mộ gia tiên.
Công việc xây mộ tại nghĩa trang diễn ra liên tục.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hôm nay, có không ít những người con, người cháu vì quá bận rộn nên không thể thường xuyên tới thắp hương tại mộ ông bà, cha mẹ thường xuyên. Nắm bắt được khó khăn này, Lạc Hồng Viên là nghĩa trang đầu tiên nghĩ ra hình thức cúng giỗ online và đưa nó trở thành dịch vụ kinh doanh tại Việt Nam.
Tại đây, có dịch vụ đặt hàng cúng giỗ qua mạng Internet, người đặt hàng có thể online trên mạng để theo dõi các nghi thức cúng lễ diễn ra bên phần mộ của người thân.
Chỉ cần một cú điện thoại hoặc một cú click chuột, hoa tươi, đồ cúng sẽ được mang tới tận ngôi mộ mà khách hàng yêu cầu. Sau đó, các nhân viên nghĩa trang còn gửi ảnh hoặc ghi hình lại để gửi qua email tới khách hàng.
Phong cách thờ cúng mới này cho thấy những nét mới đã xuất hiện trong những lĩnh vực tưởng như rất truyền thống. Cổ điển giờ đây đã phải chấp nhận hòa lẫn với hiện đại để thích nghi với một xã hội đang phát triển, biến đổi chóng mặt.
Trong quan niệm của người Việt Nam, có ít nhất 3 dịp mà con cháu cần tới thăm mộ của ông bà, cha mẹ, đó là trước ngày giỗ, trước khi Tết đến và trong dịp Tết thanh minh.
Nhưng vì cuộc sống quá bận rộn và vì không ít con cháu của những người nằm yên nghỉ tại đây đã chuyển ra nước ngoài sinh sống, nên nhiều người chỉ còn cách đặt hàng cúng giỗ qua mạng.
Anh Tô Hoài Dũng, 29 tuổi, một kỹ sư xây dựng ở Hà Nội, vì công việc bận rộn tối ngày nên cũng phải đặt hàng cúng giỗ qua mạng, chia sẻ: “Dịch vụ này rất tiện lợi dù nó không thể thay thế việc thờ cúng đúng theo truyền thống, nhưng dù sao trong những tình huống bất khả kháng, nó vẫn giúp cho phận con cháu chúng tôi, những người quá bận rộn với cuộc mưu sinh, được cảm thấy thoải mái hơn trong lòng.”
Bà Bùi Mai Phương, 53 tuổi, người đang cân nhắc đặt mua phần mộ tại đây chia sẻ: “Tôi biết dịch vụ cúng giỗ online là một lựa chọn tiện lợi và hấp dẫn đối với những người trẻ nhưng đối với tôi, tôi vẫn hy vọng con cái mình sau này sẽ tới tận mộ thăm cha mẹ. Nhưng nếu cuộc sống của các con quá bận rộn, vất vả, chúng tôi cũng đành chấp nhận cách cúng giỗ mới này.”
Chị Nguyễn Lê Hoa, 38 tuổi có suy nghĩ hoàn toàn ngược lại: “Dịch vụ cúng giỗ online có thể phát huy tác dụng đối với ai đó nhưng nó hoàn toàn là vô nghĩa đối với những người tin vào ý nghĩa sâu sắc của việc thờ cúng tổ tiên. Đó là nét đẹp, là đức tin có sức ảnh hưởng lớn hơn tất cả những tiện ích hiện đại như thế này. Trong gia đình tôi, tôi không bao giờ chấp nhận cho con cái cúng giỗ ông bà, cha mẹ theo kiểu này.”
Pi Uy
Theo The Morning Journal