Kinh Đời

Điện thoại cầm tay

Sau bao năm kiên trì giữ vững lập trường không di dịch thề chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, tôi miễn cưỡng bắt chước Tông Tông Nguyễn Văn Thiệu vào tháng 4 1975 hứa cuội sẽ ở lại SàiGòn tử thủ

 

Sau bao năm kiên trì giữ vững lập trường không di dịch thề chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, tôi miễn cưỡng  bắt chước Tông Tông Nguyễn Văn Thiệu vào tháng 4 1975 hứa cuội sẽ ở lại SàiGòn tử thủ với đồng bào miền Nam Việt Nam nhưng chỉ vài ngày sau đó hát bài tẩu ngựa phi đường xa sang Taiwan: mặc dù tôi đã thề sông núi sẽ không bao giờ dùng smart phone, hai tuần vừa rồi tôi là chủ chiếc iPhone 4S.

Tôi biết mọi người sẽ hỉ mũi chọi cà chua trứng thối vì tưởng tôi khoe có iPhone9 mới ra chưa ai có trị giá $10,000 dollars, chứ còn iPhone4S thì có cho cũng chẳng ai lấy; nhưng đối với tôi, nó là một cái gì phức tạp như Apollo 11 đáp xuống mặt trăng mà bấy lâu nay tôi thấy không cần thiết.

Cũng giống như tôi, vợ tôi có điện thoại cổ lỗ sỉ từ thời thượng cổ mặc dù mọi người chung quanh và ngay cả mấy đứa con đứa nào cũng cập nhật hóa có xì-mạc phone để giữ đúng nhịp tiến bộ với trào lưu văn hóa. Tôi đã tưởng hai chúng tôi sẽ là những con khủng long cuối cùng khi chết chỉ có điện thoại cầm tay đơn giản, thế nhưng hơn một năm trước đây, sau khi vợ chồng của cô con gái đầu lòng cho chúng tôi hai cái iPhone4S vì chúng nó lấy phone mới, vợ tôi đã nhẫn tâm bỏ tôi một cái rụp đi theo tiếng gọi xì-mạc phone của con tim, cùng gia nhập với 4.7 tỷ người có xì-mạc phone trên thế giới. Nàng đã cố gắng chiêu hồi tôi đi theo với nàng dùng smart phone tung cánh chim tìm về tổ ấm nhưng tôi một lòng cương quyết:

        rằng không nhất định không xài, 

xin đừng thuyết phục chồng này không ham.

 

Thích thú hay mê mẩn một cái gì là kết quả của sự ham muốn.  Tôi có nhiều sự ham muốn như mọi người, nhưng không thích điện thoại tay vì đối với tôi nó quá phức tạp như trong show TV anh chàng Lỗ Tai Lừa Star Trek, và vì tôi cũng chẳng nói chuyện với ai. Họa hoằn lắm một tháng tôi có mười cuộc gọi và 99% là của người trong gia đình nên tôi nhất định không có nhu cầu dùng mobile phone.

Vì ít dùng, tôi chỉ muốn có một phone tay thật đơn giản có 10 nút cho tôi bấm số điện thoại, thế là đủ. Xì-mạc phone bây giờ bao gồm bao nhiêu kỹ thuật hiện đại hại điện và đắt tiền. Cho dù mua và đăng ký hai năm dịch vụ điện thoại, hay mua thẳng không đăng ký với hãng phone nào hết, giá của iPhone6  là một số tiền khổng lồ hơn  $700 dollars, hơn cả chiếc nhẫn hột xoàn tôi mua cho vợ  khi chúng tôi  làm đám cưới. Xin mở ngoặc đóng ngoặc ở đây là các độc giả không cần lên án tôi là tình nhân hà tiện nhất thế giới vì chính tôi xác nhận tôi là một người chồng quá tệ lậu:

        hột xoàn mua  có sáu trăm, 

iPhone chẳng tặng mần răng cho nàng.   

 

Chưa hết, xì-mạc phone bây giờ cho biết chính xác người cầm phone ở đâu. 40 năm trước tôi rời khỏi Việt Nam sang Mỹ để tìm tự do, bây giờ làm chủ một xì-mạc phone để vợ tôi theo dõi biết tôi ở nơi nào 24 giờ một ngày, mất tự do đi lại, mất tự do trốn vợ, mất tự do nói láo với vợ, thế thì có thật là ... phản cách mạng hay không? 

Năm 1983 khi vợ chồng tôi mới quen nhau thì tôi ở Los Angeles, còn nàng ở Paris. Đường xa diệu vợi nửa vòng trái đất không gặp nhau được nên hai người chỉ nói bằng phone. Thời đó cả nước Mỹ chỉ có một hãng Bell Telephone độc quyền nên giá điện thoại rất đắt, có tháng tôi trả hơn 200 dollars. Bấy giờ mình còn trong thời kỳ cua em nên có đắt đến đâu tôi cũng bấm bụng ký check;  nhưng giờ thì em đã vào lồng biết thuở nào ra thì tôi đâu có dại gì có cái phone mắc dịch để vợ  biết từng bước từng bước thầm của mình?

L'amour c'est pour rien nhưng liberté của tôi không thể nào pour rien được. Tôi phải bảo đảm liberté, hành vi không bị theo dõi bằng mọi giá nên cương quyết từ chối dùng iPhone, dù rằng nàng dụ dỗ với tôi là dịch vụ điện thoại mua  đã có sẵn ba chiếc cell phone (vợ tôi và hai con), thêm một phone cho tôi nữa giá hàng tháng rất rẻ.

Nói là đắt, thế nhưng iPhone6 hiện đại có đắt đến đâu đi nữa vẫn chưa bằng giá mobile phone khi mới tung ra thị trường. Vào năm 1973, Motorola là hãng phát minh mobile phone đầu tiên,  nặng 2 kg (4.4 lbs), và tung ra thị trường cho người tiêu thụ vào năm 1983. Tôi nhớ vào năm 1987, ông chủ tôi có một người bạn là một trong những người đầu tiên có mobile phone. Chẳng những nó to tổ bố như điện thoại bàn, ông ta còn phải mang theo cái bình điện nặng như trời giáng kè kè bên mình. Ai có phone tay loại này thì khỏi cần mua thẻ hội viên vào những club tập thể dục vì bảo đảm sau ba tuần mang bình điện charge, cánh tay của chủ nhân, dù là tiểu thơ ẻo lả như Tây Thi, cũng sẽ có bắp thịt cuồn cuộn gấp mười lần sóng thần tsunami.

Bây giờ con nít mười tuổi bố mẹ đã mua cho cell phone thế nhưng vào năm 1987, một người phải là bạn của Bill Gates hay đổi tên thành Cường Đô-La thì mới có thể làm chủ một chiếc phone tay. Chưa tính tiền bill điện thoại, giá một chiếc phone tay là $1,399 dollars, kể cả bình điện charge là $2,495 dollars. Đổi ra tiền hiện thời là $2,880 dollars và $5,137 dollars! Tưởng tượng mình quen với một nàng nào, cô ta đòi mình phải mua cho một phone tay $5,137 dollars và  một túi xách tay Chanel Messenger  $3,500 dollars thì các ông khi mua tặng bồ xong, về nhà ăn mì gói mười năm cũng chưa bình phục được ngân quỹ tài chánh.

Cell phone cũ của tôi quá rẻ vất cũng không ai nhặt, bây giờ người nghèo đến đâu cũng mua được  nên chỉ trong vòng 31 năm từ lúc tung ra thị trường, số lượng phone tay vào năm ngoái 2014 đã bắt kịp dân số thế giới.  

Một thống kê lý thú là tuy số phone tay nhiều bằng tổng dân số trên thế giới, bẩy tỷ (số xì-mạc phone là 4.77 tỷ), nhưng số người có toilette chỉ là 4.5 tỷ. Có nghĩa là 2.5 tỷ người trên thế giới không có toilette riêng, và trong số 2.5 tỷ này, 1.1 tỷ người phải đi bỏ phiếu ngoài đồng hay trên đường cái quan. Houston, we have a problem!

Ấn Độ là nước dẫn giải quán quân về chính quyền lo chuyện gì đâu mà không lo chuyện sơ đẳng cầu cống cho dân chúng của mình: Dân số Ấn Độ là 1.2 tỷ; trong số này, 600 triệu người có cell phone, nhưng chỉ 366 triệu người có phương tiện vệ sinh!

Đây là dữ kiện liên quan đến số lượng phone tay trên thế giới, lấy từ trang web http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_number_of_mobile_phones_in_use :

Danh sách các quốc gia có nhiều điện thoại cầm tay nhất:

Thứ Hạng

Quốc gia

Số lượng phone

Dân số

Tỷ lệ phone / dân số

Ngày thống kê

 

Thế giới

6,800,000,000

7,012,000,000

97

2013

1

China

1,276,660,000

1,369,811,000

93.2

Oct 2014

2

India

970,955,980

1,267,402,000

77.58

Dec 2014

3

Hoa Kỳ

327,577,529

317,874,628

103.1

Apr 2014

4

Brazil

278,480,000

201,032,714

137.14

Sep 2014

5

Russia

256,116,000

142,905,200

155.5

July 2013

6

Indonesia

236,800,000

237,556,363

99.68

Sep 2013

7

Nigeria

167,371,945

177,155,754

94.5

Feb 2014

8

Pakistan

140,000,000

180,854,784

77

July 2014

9

Japan

121,246,700

127,628,092

95.1

June 2013

17

Vietnam

 72,300,000

 90,549,390

79

Oct 2013

 

 

 

 

 

 

 

Danh sách các quốc gia có tỷ lệ mobile phone nhiều nhất trên mỗi đầu người:

Thứ Hạng

Quốc gia

Số lượng phone

Dân số

Tỷ lệ % / dân số

Ngày thống kê

1

Hong Kong

 17,098,440

7,219,700

236.8%

Mar 2014

2

United Arab Emirates

 17,132,724

 8,410,763

203.7%

Nov 2014

3

Panama

  6,900,000

3,405,813

202.5%

Jul 2013

4

Finland

  9,310,000

5,457,429

170.4%

2013

5

Saudi Arabia

46,000,000

27,137,000

169.5%

Jun 2013

 

Danh sách các quốc gia có tỷ lệ mobile phone ít nhất trên mỗi đầu người:

Thứ Hạng

Quốc gia

Số lượng phone

Dân số

Tỷ lệ % / dân số

Ngày thống kê

Chót

North Korea

 2,000,000

24,451,285

    8.3%

Apr 2013

Kế chót

Cuba

 1,300,000

11,200,000

  11.6%

Dec 2011

 

Mobile phone trở nên quá thịnh hành trong dân gian vì đã phối hợp được  bao nhiêu máy móc khác nhau thành một: điện thoại, máy chụp hình, máy quay phim, máy chơi game, CD nghe nhạc, computer, TV, GPS, đèn pin. Nếu để riêng rẽ thì những máy này nặng hơn võ sĩ sumo Nhật Bản, không cách gì một người khuân vác theo hằng ngày, thế mà gom tất cả lại nó nhỏ, nhẹ chỉ bằng nửa cái ví đàn ông. 

Tất cả sinh hoạt hàng ngày bây giờ nằm trong cell phone: liên lạc doanh thương, mua bán đồ dùng, tin tức thời tiết, tin tức thế giới, kiến thức tổng quát, chơi game giải trí, xem nhạc hay ciné...

Về phương diện thông tin liên lạc với nhau, một người có thể dùng mobile phone để liên lạc, theo dõi, trao đổi tin tức với cả trăm người khác với tốc độ sao xẹt, khác hẳn mấy chục năm về trước.

Ngày xưa trong thời gian "cua em", vì vợ tôi ở Paris khá xa và vì tiền điện thoại quá đắt, chúng tôi chỉ viết thư rồi đợi người kia trả lời. Thời gian này lâu hơn chín tháng 10 ngày:

1. Viết thư bằng tay lâu lắc không nhanh bằng đánh máy. 

2. Viết xong đôi lúc lười hoặc quên, mất 2,3 ngày mới đem ra bỏ vào thùng thư.

3. Bưu điện mất 1,2 ngày di chuyển, đóng thùng  thư đưa ra máy bay. 

4. Máy bay bay mất thêm thời gian, đến nơi bưu điện ở Paris lại mất thêm 1, 2 ngày để gửi thư đến hoa sứ nhà nàng.

5. Nàng nhận thư,  viết trả lời, và cả chu trình ấy lập lại một lần nữa. 

Viết và nhận thư trả lời ngày xưa lâu hơn đánh telex, tinh thần khủng hoảng tột độ. Vì thế, không ai có can đảm viết thư cho bạn bè, ngay cả nếu mình là văn sĩ. Bây giờ thì viết và nhận email xẩy ra trong tích tắc. Không những thế, không như xưa mỗi lần viết thư là phải vận mười thành công lực viết tràng giang đại hải Đoạn Trường Tân Thanh 28 tập, bây giờ email chỉ cần viết vài chữ là đủ. Do đó có viết cho cả chục  người cùng một lúc cũng không mất thì giờ, không cần có ý tưởng trôi chảy như nhà văn Ernest Hemingway.

Vào năm 2008, lý do chính yếu teenagers muốn có mobile phone là vì an ninh: gọi người thân trong trường hợp khẩn cấp. Năm ngoái, an ninh xuống chỉ còn là lý do thứ hai. Lý do chính yếu bây giờ teenagers muốn có mobile phone? Texting. Nhóm tuổi 14-24 gửi hơn 3,500 text trong một tháng (một ngày 120 text). Nhóm tuổi 25-34 gửi hơn 2,000 text trong một tháng.

Mấy chục năm trước khi không có cell phones, 99.99% mọi sự trong đời không có gì là quan trọng cần biết ngay lập tức. Bây giờ có cell phones, có social media, tất cả trở nên quan trọng vì chúng ta ai cũng muốn cung ứng và thu nhận tin tức  sinh hoạt đời sống liên quan đến chẳng những cá nhân của mình mà của người thân và bạn bè chung quanh.  Thời đại đợi người khác vài con trăng để họ trả lời cho mình đã bỏ qua đi Tám. Khi gửi đi một email, một text, chúng ta  mong nhận ngay câu phúc đáp. Mobile phone không còn là một vật phụ thuộc mà biến thành một phần thân thể của mình và giống như gương mặt cần chưng diện, bao tử cần ăn uống, chúng ta 24 giờ một ngày lệ thuộc nó, phải chú ý đến nó.

Một cuộc thí nghiệm với 1000 sinh viên trong nhiều đại học trên thế giới bỏ cell phone không dùng xem có chịu nổi hay không, kết quả là 50% sinh viên chỉ trong vòng 24 tiếng là bỏ cuộc, phải dùng cell phone trở lại.

Từ ngày sang Mỹ đến giờ, bao nhiêu những quan điểm và lập trường về đời sống tôi thề sẽ không bao giờ thay đổi như không tắm trước khi đi ngủ dần dần bị lật đổ sau khi lấy vợ như bức tường ô nhục Đông Bá Linh, Đức quốc,  như tượng Lenin ở Kiev, Ukraine, như tượng Saddam Hussein ở Firdos Square, Iraq.

Bây giờ thì đến smart phone. Đã cương quyết bao nhiêu năm nay không cần dùng, nhưng chính tôi cuối củng cũng dùng một iPhone 4S của con gái để lại, và lệ phí hàng tháng thì tôi khỏi lo, vì vợ tôi là người... xử lý tài chánh.

Thôi mặc kệ, có smart phone mà không dùng thì cũng uổng. Ngày mai tôi sẽ dùng nó để lên Facebook 24 giờ một ngày. 

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com

May 2015

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Điện thoại cầm tay

Sau bao năm kiên trì giữ vững lập trường không di dịch thề chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, tôi miễn cưỡng bắt chước Tông Tông Nguyễn Văn Thiệu vào tháng 4 1975 hứa cuội sẽ ở lại SàiGòn tử thủ

 

Sau bao năm kiên trì giữ vững lập trường không di dịch thề chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, tôi miễn cưỡng  bắt chước Tông Tông Nguyễn Văn Thiệu vào tháng 4 1975 hứa cuội sẽ ở lại SàiGòn tử thủ với đồng bào miền Nam Việt Nam nhưng chỉ vài ngày sau đó hát bài tẩu ngựa phi đường xa sang Taiwan: mặc dù tôi đã thề sông núi sẽ không bao giờ dùng smart phone, hai tuần vừa rồi tôi là chủ chiếc iPhone 4S.

Tôi biết mọi người sẽ hỉ mũi chọi cà chua trứng thối vì tưởng tôi khoe có iPhone9 mới ra chưa ai có trị giá $10,000 dollars, chứ còn iPhone4S thì có cho cũng chẳng ai lấy; nhưng đối với tôi, nó là một cái gì phức tạp như Apollo 11 đáp xuống mặt trăng mà bấy lâu nay tôi thấy không cần thiết.

Cũng giống như tôi, vợ tôi có điện thoại cổ lỗ sỉ từ thời thượng cổ mặc dù mọi người chung quanh và ngay cả mấy đứa con đứa nào cũng cập nhật hóa có xì-mạc phone để giữ đúng nhịp tiến bộ với trào lưu văn hóa. Tôi đã tưởng hai chúng tôi sẽ là những con khủng long cuối cùng khi chết chỉ có điện thoại cầm tay đơn giản, thế nhưng hơn một năm trước đây, sau khi vợ chồng của cô con gái đầu lòng cho chúng tôi hai cái iPhone4S vì chúng nó lấy phone mới, vợ tôi đã nhẫn tâm bỏ tôi một cái rụp đi theo tiếng gọi xì-mạc phone của con tim, cùng gia nhập với 4.7 tỷ người có xì-mạc phone trên thế giới. Nàng đã cố gắng chiêu hồi tôi đi theo với nàng dùng smart phone tung cánh chim tìm về tổ ấm nhưng tôi một lòng cương quyết:

        rằng không nhất định không xài, 

xin đừng thuyết phục chồng này không ham.

 

Thích thú hay mê mẩn một cái gì là kết quả của sự ham muốn.  Tôi có nhiều sự ham muốn như mọi người, nhưng không thích điện thoại tay vì đối với tôi nó quá phức tạp như trong show TV anh chàng Lỗ Tai Lừa Star Trek, và vì tôi cũng chẳng nói chuyện với ai. Họa hoằn lắm một tháng tôi có mười cuộc gọi và 99% là của người trong gia đình nên tôi nhất định không có nhu cầu dùng mobile phone.

Vì ít dùng, tôi chỉ muốn có một phone tay thật đơn giản có 10 nút cho tôi bấm số điện thoại, thế là đủ. Xì-mạc phone bây giờ bao gồm bao nhiêu kỹ thuật hiện đại hại điện và đắt tiền. Cho dù mua và đăng ký hai năm dịch vụ điện thoại, hay mua thẳng không đăng ký với hãng phone nào hết, giá của iPhone6  là một số tiền khổng lồ hơn  $700 dollars, hơn cả chiếc nhẫn hột xoàn tôi mua cho vợ  khi chúng tôi  làm đám cưới. Xin mở ngoặc đóng ngoặc ở đây là các độc giả không cần lên án tôi là tình nhân hà tiện nhất thế giới vì chính tôi xác nhận tôi là một người chồng quá tệ lậu:

        hột xoàn mua  có sáu trăm, 

iPhone chẳng tặng mần răng cho nàng.   

 

Chưa hết, xì-mạc phone bây giờ cho biết chính xác người cầm phone ở đâu. 40 năm trước tôi rời khỏi Việt Nam sang Mỹ để tìm tự do, bây giờ làm chủ một xì-mạc phone để vợ tôi theo dõi biết tôi ở nơi nào 24 giờ một ngày, mất tự do đi lại, mất tự do trốn vợ, mất tự do nói láo với vợ, thế thì có thật là ... phản cách mạng hay không? 

Năm 1983 khi vợ chồng tôi mới quen nhau thì tôi ở Los Angeles, còn nàng ở Paris. Đường xa diệu vợi nửa vòng trái đất không gặp nhau được nên hai người chỉ nói bằng phone. Thời đó cả nước Mỹ chỉ có một hãng Bell Telephone độc quyền nên giá điện thoại rất đắt, có tháng tôi trả hơn 200 dollars. Bấy giờ mình còn trong thời kỳ cua em nên có đắt đến đâu tôi cũng bấm bụng ký check;  nhưng giờ thì em đã vào lồng biết thuở nào ra thì tôi đâu có dại gì có cái phone mắc dịch để vợ  biết từng bước từng bước thầm của mình?

L'amour c'est pour rien nhưng liberté của tôi không thể nào pour rien được. Tôi phải bảo đảm liberté, hành vi không bị theo dõi bằng mọi giá nên cương quyết từ chối dùng iPhone, dù rằng nàng dụ dỗ với tôi là dịch vụ điện thoại mua  đã có sẵn ba chiếc cell phone (vợ tôi và hai con), thêm một phone cho tôi nữa giá hàng tháng rất rẻ.

Nói là đắt, thế nhưng iPhone6 hiện đại có đắt đến đâu đi nữa vẫn chưa bằng giá mobile phone khi mới tung ra thị trường. Vào năm 1973, Motorola là hãng phát minh mobile phone đầu tiên,  nặng 2 kg (4.4 lbs), và tung ra thị trường cho người tiêu thụ vào năm 1983. Tôi nhớ vào năm 1987, ông chủ tôi có một người bạn là một trong những người đầu tiên có mobile phone. Chẳng những nó to tổ bố như điện thoại bàn, ông ta còn phải mang theo cái bình điện nặng như trời giáng kè kè bên mình. Ai có phone tay loại này thì khỏi cần mua thẻ hội viên vào những club tập thể dục vì bảo đảm sau ba tuần mang bình điện charge, cánh tay của chủ nhân, dù là tiểu thơ ẻo lả như Tây Thi, cũng sẽ có bắp thịt cuồn cuộn gấp mười lần sóng thần tsunami.

Bây giờ con nít mười tuổi bố mẹ đã mua cho cell phone thế nhưng vào năm 1987, một người phải là bạn của Bill Gates hay đổi tên thành Cường Đô-La thì mới có thể làm chủ một chiếc phone tay. Chưa tính tiền bill điện thoại, giá một chiếc phone tay là $1,399 dollars, kể cả bình điện charge là $2,495 dollars. Đổi ra tiền hiện thời là $2,880 dollars và $5,137 dollars! Tưởng tượng mình quen với một nàng nào, cô ta đòi mình phải mua cho một phone tay $5,137 dollars và  một túi xách tay Chanel Messenger  $3,500 dollars thì các ông khi mua tặng bồ xong, về nhà ăn mì gói mười năm cũng chưa bình phục được ngân quỹ tài chánh.

Cell phone cũ của tôi quá rẻ vất cũng không ai nhặt, bây giờ người nghèo đến đâu cũng mua được  nên chỉ trong vòng 31 năm từ lúc tung ra thị trường, số lượng phone tay vào năm ngoái 2014 đã bắt kịp dân số thế giới.  

Một thống kê lý thú là tuy số phone tay nhiều bằng tổng dân số trên thế giới, bẩy tỷ (số xì-mạc phone là 4.77 tỷ), nhưng số người có toilette chỉ là 4.5 tỷ. Có nghĩa là 2.5 tỷ người trên thế giới không có toilette riêng, và trong số 2.5 tỷ này, 1.1 tỷ người phải đi bỏ phiếu ngoài đồng hay trên đường cái quan. Houston, we have a problem!

Ấn Độ là nước dẫn giải quán quân về chính quyền lo chuyện gì đâu mà không lo chuyện sơ đẳng cầu cống cho dân chúng của mình: Dân số Ấn Độ là 1.2 tỷ; trong số này, 600 triệu người có cell phone, nhưng chỉ 366 triệu người có phương tiện vệ sinh!

Đây là dữ kiện liên quan đến số lượng phone tay trên thế giới, lấy từ trang web http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_number_of_mobile_phones_in_use :

Danh sách các quốc gia có nhiều điện thoại cầm tay nhất:

Thứ Hạng

Quốc gia

Số lượng phone

Dân số

Tỷ lệ phone / dân số

Ngày thống kê

 

Thế giới

6,800,000,000

7,012,000,000

97

2013

1

China

1,276,660,000

1,369,811,000

93.2

Oct 2014

2

India

970,955,980

1,267,402,000

77.58

Dec 2014

3

Hoa Kỳ

327,577,529

317,874,628

103.1

Apr 2014

4

Brazil

278,480,000

201,032,714

137.14

Sep 2014

5

Russia

256,116,000

142,905,200

155.5

July 2013

6

Indonesia

236,800,000

237,556,363

99.68

Sep 2013

7

Nigeria

167,371,945

177,155,754

94.5

Feb 2014

8

Pakistan

140,000,000

180,854,784

77

July 2014

9

Japan

121,246,700

127,628,092

95.1

June 2013

17

Vietnam

 72,300,000

 90,549,390

79

Oct 2013

 

 

 

 

 

 

 

Danh sách các quốc gia có tỷ lệ mobile phone nhiều nhất trên mỗi đầu người:

Thứ Hạng

Quốc gia

Số lượng phone

Dân số

Tỷ lệ % / dân số

Ngày thống kê

1

Hong Kong

 17,098,440

7,219,700

236.8%

Mar 2014

2

United Arab Emirates

 17,132,724

 8,410,763

203.7%

Nov 2014

3

Panama

  6,900,000

3,405,813

202.5%

Jul 2013

4

Finland

  9,310,000

5,457,429

170.4%

2013

5

Saudi Arabia

46,000,000

27,137,000

169.5%

Jun 2013

 

Danh sách các quốc gia có tỷ lệ mobile phone ít nhất trên mỗi đầu người:

Thứ Hạng

Quốc gia

Số lượng phone

Dân số

Tỷ lệ % / dân số

Ngày thống kê

Chót

North Korea

 2,000,000

24,451,285

    8.3%

Apr 2013

Kế chót

Cuba

 1,300,000

11,200,000

  11.6%

Dec 2011

 

Mobile phone trở nên quá thịnh hành trong dân gian vì đã phối hợp được  bao nhiêu máy móc khác nhau thành một: điện thoại, máy chụp hình, máy quay phim, máy chơi game, CD nghe nhạc, computer, TV, GPS, đèn pin. Nếu để riêng rẽ thì những máy này nặng hơn võ sĩ sumo Nhật Bản, không cách gì một người khuân vác theo hằng ngày, thế mà gom tất cả lại nó nhỏ, nhẹ chỉ bằng nửa cái ví đàn ông. 

Tất cả sinh hoạt hàng ngày bây giờ nằm trong cell phone: liên lạc doanh thương, mua bán đồ dùng, tin tức thời tiết, tin tức thế giới, kiến thức tổng quát, chơi game giải trí, xem nhạc hay ciné...

Về phương diện thông tin liên lạc với nhau, một người có thể dùng mobile phone để liên lạc, theo dõi, trao đổi tin tức với cả trăm người khác với tốc độ sao xẹt, khác hẳn mấy chục năm về trước.

Ngày xưa trong thời gian "cua em", vì vợ tôi ở Paris khá xa và vì tiền điện thoại quá đắt, chúng tôi chỉ viết thư rồi đợi người kia trả lời. Thời gian này lâu hơn chín tháng 10 ngày:

1. Viết thư bằng tay lâu lắc không nhanh bằng đánh máy. 

2. Viết xong đôi lúc lười hoặc quên, mất 2,3 ngày mới đem ra bỏ vào thùng thư.

3. Bưu điện mất 1,2 ngày di chuyển, đóng thùng  thư đưa ra máy bay. 

4. Máy bay bay mất thêm thời gian, đến nơi bưu điện ở Paris lại mất thêm 1, 2 ngày để gửi thư đến hoa sứ nhà nàng.

5. Nàng nhận thư,  viết trả lời, và cả chu trình ấy lập lại một lần nữa. 

Viết và nhận thư trả lời ngày xưa lâu hơn đánh telex, tinh thần khủng hoảng tột độ. Vì thế, không ai có can đảm viết thư cho bạn bè, ngay cả nếu mình là văn sĩ. Bây giờ thì viết và nhận email xẩy ra trong tích tắc. Không những thế, không như xưa mỗi lần viết thư là phải vận mười thành công lực viết tràng giang đại hải Đoạn Trường Tân Thanh 28 tập, bây giờ email chỉ cần viết vài chữ là đủ. Do đó có viết cho cả chục  người cùng một lúc cũng không mất thì giờ, không cần có ý tưởng trôi chảy như nhà văn Ernest Hemingway.

Vào năm 2008, lý do chính yếu teenagers muốn có mobile phone là vì an ninh: gọi người thân trong trường hợp khẩn cấp. Năm ngoái, an ninh xuống chỉ còn là lý do thứ hai. Lý do chính yếu bây giờ teenagers muốn có mobile phone? Texting. Nhóm tuổi 14-24 gửi hơn 3,500 text trong một tháng (một ngày 120 text). Nhóm tuổi 25-34 gửi hơn 2,000 text trong một tháng.

Mấy chục năm trước khi không có cell phones, 99.99% mọi sự trong đời không có gì là quan trọng cần biết ngay lập tức. Bây giờ có cell phones, có social media, tất cả trở nên quan trọng vì chúng ta ai cũng muốn cung ứng và thu nhận tin tức  sinh hoạt đời sống liên quan đến chẳng những cá nhân của mình mà của người thân và bạn bè chung quanh.  Thời đại đợi người khác vài con trăng để họ trả lời cho mình đã bỏ qua đi Tám. Khi gửi đi một email, một text, chúng ta  mong nhận ngay câu phúc đáp. Mobile phone không còn là một vật phụ thuộc mà biến thành một phần thân thể của mình và giống như gương mặt cần chưng diện, bao tử cần ăn uống, chúng ta 24 giờ một ngày lệ thuộc nó, phải chú ý đến nó.

Một cuộc thí nghiệm với 1000 sinh viên trong nhiều đại học trên thế giới bỏ cell phone không dùng xem có chịu nổi hay không, kết quả là 50% sinh viên chỉ trong vòng 24 tiếng là bỏ cuộc, phải dùng cell phone trở lại.

Từ ngày sang Mỹ đến giờ, bao nhiêu những quan điểm và lập trường về đời sống tôi thề sẽ không bao giờ thay đổi như không tắm trước khi đi ngủ dần dần bị lật đổ sau khi lấy vợ như bức tường ô nhục Đông Bá Linh, Đức quốc,  như tượng Lenin ở Kiev, Ukraine, như tượng Saddam Hussein ở Firdos Square, Iraq.

Bây giờ thì đến smart phone. Đã cương quyết bao nhiêu năm nay không cần dùng, nhưng chính tôi cuối củng cũng dùng một iPhone 4S của con gái để lại, và lệ phí hàng tháng thì tôi khỏi lo, vì vợ tôi là người... xử lý tài chánh.

Thôi mặc kệ, có smart phone mà không dùng thì cũng uổng. Ngày mai tôi sẽ dùng nó để lên Facebook 24 giờ một ngày. 

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com

May 2015

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm