Văn Học & Nghệ Thuật

Diễn từ

Tôi rất vinh dự được Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng “Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục” năm 2017. Đây là một bất ngờ đối với tôi, vì vinh dự này quá lớn đối

Diễn từ

(Đọc trong buổi lễ trao giải thưởng Phan Châu Trinh “Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục” năm 2017)

Cao Huy Thuần

Kính thưa Bà Chủ tịch và Hội đồng Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh,

Kính thưa Quý Vị,

Thưa bạn bè, anh chị thân mến,

Tôi rất vinh dự được Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng “Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục” năm 2017. Đây là một bất ngờ đối với tôi, vì vinh dự này quá lớn đối với việc làm quá nhỏ của tôi. Tôi lại là người ở xa, luôn luôn có mặc cảm vui buồn không được trực tiếp cùng chia, ấm lạnh không được trực tiếp cùng cảm với bạn bè anh em trong nước: thiếu sự sống trực tiếp ấy, hai chữ “sự nghiệp” không khỏi làm tôi áy náy. Tôi đành nghĩ: khi trao giải thưởng này cho người ở xa, các anh chị trong Hội đồng muốn nói rằng văn hóa là văn hóa, văn hóa Việt Nam là văn hóa Việt Nam, không có văn hóa Việt kiều, cũng như không có quốc tịch Việt kiều.

Có lẽ câu nói vừa rồi của tôi là một cân nói đùa để che giấu cảm động. Nhưng quả thực, đó là một câu nói tâm tình, bởi vì có khi người ở xa cảm thấy mình là Việt Nam hơn lúc ở gần. Ở gần thì ai cũng giống ai. Ở xa thì thường xuyên thấy mình khác với xung quanh. Chính cái khác đó tạo ra cái mà ta gọi là bản sắc, bản sắc văn hóa, bản sắc dân tộc. Người ở xa không phải chỉ tha thiết với bản sắc như một khái niệm trừu tượng. Người ở xa thấy mình ăn, mặc, thương, ghét, nói, cười với cái bản sắc ấy cụ thể như cái bóng đi theo cái hình.

Tôi biết tôi động đến một khái niệm khó định nghĩa. Có người nói đó là một khái niệm không khoa học. Có người nói đó là một khái niệm ý thức hệ. Tuy vậy, có ai dám nói rằng không có bản sắc? Có ai không tự đặt ra cho mình câu hỏi đầu tiên: “tôi là ai?” Câu hỏi đặt ra là vì có “tôi” và có “người khác”. Không có “người khác” thì không có “tôi”. Rồi tôi lại tự hỏi: tôi là tôi vì tôi nhìn tôi như thế, hay tôi là tôi vì như thế người khác nhìn tôi? Nếu tôi nhìn tôi qua cái nhìn của người khác, phải chăng có người khác giữa tôi với tôi? Câu hỏi ấy chảy máu trong lòng người ở xa. Tôi xa tôi rồi chăng?

Câu hỏi ấy cũng cần chảy máu trong lòng một dân tộc khi dân tộc ấy vọng ngoại. Khi dân tộc ấy không còn thấy cần thiết phải đặt ra câu hỏi “tôi là ai?”. Khi dân tộc ấy không biết mình là khác. Khi dân tộc ấy nhập nhằng giữa tôi và người. Tôi khác anh: bản sắc bắt đầu tự định nghĩa với khẳng định quyết liệt ấy. Với chữ “khác”. Khác! Như một tiếng quát. Quát vào mặt kẻ nào muốn đồng hóa. Như một tiếng sấm. Sấm trong lịch sử. Nổ trong Bình Ngô đại cáo:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Nước non bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Cái gì là cốt lõi trong cái “khác” đó? Văn hiến. Văn hóa. Và cái gì là cốt lõi trong văn hóa? Phong tục. Anh đừng đem Khổng Mạnh ra để nói với tôi rằng tôi giống hệt anh, tôi là con đẻ của anh. Anh cũng đừng đem chữ viết ra để nói rằng tôi nhân chi sơ là sờ vú anh. Văn hóa của tôi không phải là văn hóa của anh bởi vì phong tục của tôi không phải là phong tục của anh. Và thế nào là phong tục? Là cách sống. Văn hóa là cách sống. Là cách ăn cách mặc. Là nước mắm. Là tiếng ru em. Là ca dao. Là lễ hội. Là chùa chiền. Là làng xóm. Là thói quen. Là ký ức chung. Là ý thức tập thể. Là tất cả những gì liên quan đến đời sống của một dân tộc, vật chất cũng như tinh thần. Nói “phong tục” là lấy cái khác nhất của Đại Việt so với chàng kia mà nói, chứ “phong tục” chính là “văn hiến” đã đại cáo ở trên. Và văn hiến ấy, Đại Việt ta đây đã có “từ lâu”, nghĩa là đã đi vào lịch sử, nghĩa là đã truyền lại đời này qua đời kia, truyền từ khi nhà ngươi tưởng đã nuốt sống ta trong ngót ngàn năm dằng dặc.

Trên thế giới, không có một nước nào so được với Đại Việt về cái rễ văn hóa sâu thẳm ấy. Châu Âu muốn so với ta? Châu Mỹ muốn so với ta? Có nước nào trong các bạn đẻ ra được, duy trì được, củng cố được, truyền thừa được, ấp ủ được một cái trứng văn hóa trong suốt ngàn năm đồng hóa trước khi có bờ cõi? Bản sắc là cái gì nếu không phải là cái trứng kỳ lạ ấy? Cho đến thế kỷ 18, các bạn ở châu Âu mới thấy xuất hiện cái tư tưởng rằng văn hóa là cái “tinh yếu” (“essence”) dính chặt vào một dân tộc, và từ đó mỗi dân tộc có một “thần khí” (“génie”) riêng biệt, khác với các dân tộc khác. Nhưng lúc đó các bạn đã có bờ cõi, đã thành lập xong cái mà lịch sử gọi là Etat-Nation, dân tộc nào có nhà nước ấy. Trong bờ cõi đã phân chia ranh giới địa dư, các bạn mới xây dựng dân tộc văn hóa song song với dân tộc chính trị. “Dân tộc nào có bờ cõi ấy” và “dân tộc nào có văn hóa ấy”, hai tư tưởng đó củng cố lẫn nhau. Nghĩa là lúc đó các bạn chưa có một văn hóa dân tộc, các bạn phải lần hồi xây dựng văn hóa đó, khác với Đại Việt đã có cái trứng văn hóa từ lâu trước khi nở ra thành rồng Thăng Long. Cho nên chúng tôi không phải đợi cho đến thế kỷ 18, 19 mới quan niệm, như các tư tưởng gia ở Đức, văn hóa là cái “hồn” của mỗi dân tộc, là “Volksgeist”. Định nghĩa chính xác cái “hồn” ấy là gì, đúng là khó. Nhưng khó, không có nghĩa là phủ nhận cái “hồn”. Bởi vì không có hai dân tộc nào cùng có một văn hóa giống hệt nhau. Nếu có tình trạng đó thì cả hai chỉ có thể hợp thành một dân tộc. Vì vậy, vì mỗi văn hóa có một sắc thái đặc biệt, văn hóa quyết định bản sắc của mỗi dân tộc. “Tát cạn văn hóa ra khỏi một dân tộc – nghĩa là tát cạn ký ức và sắc thái độc đáo ra khỏi dân tộc đó – tức là giết chết dân tộc đó”. Tôi mượn câu nói ấy của Milan Kundera.

Với cái “hồn” ấy, tôi hiện hữu, tôi là tôi. Tôi nhận máu huyết từ trong đó. Tôi thở với hơi thở ấy. Nhưng cái đầu của tôi dạy rằng văn hóa là một khái niệm động, vừa như thế, vừa biến chuyển với thời gian. Không văn hóa nào sống biệt lập, tách biệt với các văn hóa khác. Chung đụng, tiếp xúc với nhau, các nền văn hóa ảnh hưởng lên nhau, mỗi cái “tôi” của văn hóa này phải vừa canh chừng để đừng bị “cái khác” làm biến chất, lại vừa bị quyến rũ bởi “cái khác” khi nhận ra “cái khác” có những ưu điểm mà mình không có, cái “tôi” của mình có những nhược điểm mà mình cứ gối đầu lên ngủ, bất kể nhục vinh. Và như vậy, tôi vừa là con cháu của Nguyễn Trãi, vừa là con cháu của Phan Châu Trinh. Của Phan Châu Trinh khi Tây Hồ rơi vào thân phận Việt kiều, làm “người Việt ở nước ngoài”. Nhưng chính nhờ ở nước ngoài mà ông chạm mắt vào “cái khác” và ông thấy cái nô lệ nằm ngay trong văn hóa. Tôi mượn một câu của anh Vĩnh Sính, người bạn học giả mà tác phẩm từng được giải Phan Châu Trinh: “So với những trí thức cùng thời, kể cả Phan Bội Châu, tinh thần yêu nước của Phan Châu Trinh có điểm nổi bật là rất bén nhạy về điều hay cái lạ ở nước ngoài cũng như về những nhược điểm về văn hóa và xã hội mà con người Việt Nam cần khắc phục”. Từ đó mà bật ra phương châm “dân khí”, “dân trí”. Và dân chủ. Và dân chủ. Phan Châu Trinh là sĩ phu đầu tiên hô hào dân quyền. Huỳnh Thúc Kháng nói thế. Anh Vĩnh Sính tiếp theo: “Bởi vậy, khi đọc lại những lời Tây Hồ viết vào đầu thế kỷ trước, ta vẫn nghe sang sảng tựa hồ như tiên sinh đang đăng đàn diễn thuyết đâu đây”.

Tôi đang nghe sang sảng bên tai những Lư Thoa, những Mạnh Đức Tư Cưu, những Vạn lý Tinh pháp, những Khai Sáng thế kỷ, những Tuyên ngôn Nhân quyền, những tư tưởng mới làm choáng ngợp cái đầu rạng đông của Phan Tây Hồ. Chỉ giới hạn trong quan niệm về dân tộc mà tôi đang nói đây, tôi nghe sang sảng, như tiên sinh đã nghe, định nghĩa bất hủ của Renan, trong đó vừa có Nguyễn Trãi của tôi, vừa có Phan Châu Trinh của thời đại mới, vừa có quá khứ vừa có hiện tại, vừa có Herder của Lãng Mạn Đức, vừa có Rousseau của “Khế ước xã hội”:

“Dân tộc là một linh hồn, một nguyên tắc tâm linh. Hai yếu tố, thật ra chỉ là một, tạo nên linh hồn ấy, nguyên tắc ấy. Yếu tố thứ nhất nằm trong quá khứ, yếu tố thứ hai nằm trong hiện tại. Yếu tố thứ nhất là cùng có chung một gia tài kỷ niệm phong phú, yếu tố thứ hai là sự thỏa thuận hiện tại, ý muốn cùng sống, hoài bão cùng tiếp tục khai triển gia tài chung đã nhận. Con người không tự nhiên mà thành người. Một dân tộc, cũng như một cá nhân, là thành quả của một quá khứ lâu dài làm bằng nỗ lực, bằng hy sinh, bằng tận tụy. Thờ kính tổ tiên là chính đáng hơn tất cả; chính tổ tiên làm chúng ta thành ra chúng ta. Một quá khứ anh hùng, những vĩ nhân, vinh quang, đó là cái vốn xã hội trên đó ta tạo dựng một ý tưởng dân tộc. Cùng có những vinh quang chung trong quá khứ, một ý chí chung trong hiện tại, đã cùng nhau làm nên những công việc to lớn, vẫn còn muốn làm như thế nữa: đó là những điều kiện thiết yếu để là một dân tộc. Hy sinh đã làm càng cao, khổ sở đã chịu càng lớn, thương yêu càng nhiều. Ta thương cái nhà mà ta đã xây và đã truyền lại. “Ta bây giờ là hình ảnh của cha ông ngày trước; ta ngày mai sẽ là hình ảnh của cha ông ngày nay”, câu hát đó của dân Sparte ngày xưa đơn giản như thế nhưng tóm tắt được thế nào là tổ quốc”.

Và đây là hiện tại được nhấn mạnh. Hiện tại mà Phan Châu Trinh hoài bão qua hai chữ “dân quyền”:

“Như vậy, một dân tộc có một quá khứ, nhưng tóm gọn trong hiện tại bằng một sự việc cụ thể: thỏa thuận, ý muốn tiếp tục cùng sống chung được biểu lộ rõ ràng. Dân tộc là một cuộc bỏ phiếu hồ hởi hằng ngày”.

“Một cuộc bỏ phiếu hồ hởi hằng ngày”. “Un plébiscite de chaque jour”: lịch sử nước Pháp ghi khắc câu nói ấy. Lịch sử của các nước tiến bộ văn minh cũng ghi khắc câu nói ấy. Bởi vì câu nói ấy chứa đựng tất cả tinh túy của một văn hóa, một văn minh không riêng của một dân tộc nào mà chung cho cả mọi dân tộc. Vì câu nói ấy, vì tinh túy trong ý nghĩa của nó, mà Phan Châu Trinh khác Phan Bội Châu. Đất nước độc lập, không phải chỉ đuổi lũ cướp nước là xong. Phải đuổi cái nô lệ ra khỏi cái đầu. Bạo lực có thể đạp đổ bạo lực. Nhưng bạo lực nào cũng có khuynh hướng thay thế bạo lực cũ để thống trị bằng cách nô lệ hóa cái đầu. Phan Châu Trinh đã đi trước thời đại bằng lời lẽ thống thiết kêu gọi phải thắp sáng cái đầu của người dân. Bởi vì thời độc trị của vua chúa đã qua rồi. Cái nguyên tắc mà Renan gọi là “tâm linh” (“spirituel”) không có gì là siêu hình cả, trái lại rất cụ thể. Đó là người dân. Mỗi người dân. Mọi người dân. Mỗi người dân nắm vận mệnh của mình và của dân tộc mình. Bằng thỏa thuận. Như thỏa thuận khi ký một hợp đồng. Dân tộc là linh thiêng, bởi vì trong lòng mỗi người dân đều có cái “hồn” của tổ tiên, nhưng dân tộc chỉ trường tồn trong hiện tại, trong tương lai, khi chính người dân, chứ không phải một ai khác trên cao xanh, cùng nhau thỏa thuận về vận mệnh của đất nước. Sự thỏa thuận ấy, tất nhiên biểu lộ bằng lá phiếu, và lá phiếu chỉ là lá phiếu khi trung thực. Không có trung thực thì không có thỏa thuận. Nhưng chữ “plébiscite” của Renan không có nghĩa tầm thường của một cuộc trưng cầu dân ý. Bởi vì trưng cầu dân ý cụ thể là con số: 51%, 65%, 70%, vân vân. “Plébiscite”, trong cái nghĩa của Renan, không phải đo bằng con số. Đo trong lòng người, người dân nào cũng biết đo và đo rất chính xác, trung thực. Siêu hình chăng? Cam đoan không. Cứ hỏi mỗi người Việt Nam có biết đo không, câu trả lời sẽ rất giản dị. Đừng dối nhau làm gì, có thời chúng ta đã từng nghe: cái cột đèn cũng muốn đi. Và bây giờ lại nghe nói: ai có chút tiền đều một chân trong chân ngoài. Một dân tộc sống với cái đầu hoài nghi, cái chân bỏ phiếu, là một dân tộc đang tự thắp nhang cho mình, làm mồi cho cú vọ. Nếu ai có chút tiền đều muốn đưa con ra ngoài để học rồi để ở lại, thì tim đâu để máu chảy về? Thì đâu còn định nghĩa được tôi là ai? Thì lấy người khác làm mình. Thì đâu là “dân khí”? Cái “hồn” nằm ở đâu?

Ngoại xâm trước mắt đâu phải chỉ lấn đất lấn biển. Nó lấn cái đầu. Cái đầu ấy, ngoại xâm muốn ta giống nó. Nó rất sợ ta khác nó. Nó muốn ta giống nó bằng văn hóa, bằng ý thức hệ. Nó sợ ta khác nó với Phan Châu Trinh. Bởi vì chỉ cần ta định nghĩa ta là Phan Châu Trinh, ta có cái đầu văn hóa mở ra với những chân trời khác, những bình minh khác cùng sáng lên hai chữ “dân quyền”, chỉ cần thế thôi, chỉ cần cái đầu văn hóa ấy thôi, vận mệnh của đất nước Việt Nam sẽ đổi khác về mọi mặt, bắt đầu là mặt chiến lược. Vì sao? Vì định nghĩa ai là bạn ai là thù bắt đầu từ đâu nếu không phải là từ anh khác tôi, tôi khác anh của Nguyễn Trãi?

Chỉ cần thế thôi, một bước ấy thôi, dân tộc chờ đợi từ thời Phan Châu Trinh. Chỉ cần một câu trả lời với Renan: Vâng, đúng thế, dân tộc là sự giao thoa của hai thỏa thuận song song: thỏa thuận giữa người dân với nhau cùng sống cùng chết trên cùng mảnh đất của tổ tiên; thỏa thuận giữa người dân với chính quyền để cùng nhau đảm đương việc nước. Một bước. Cả vận mệnh nằm trong một bước. Bước đi! Cái “tôi” của ngày nay, cái “ta” kiêu hùng, cả tổ tiên nằm trong một bước.

Thưa Quý Vị,

Bạn bè anh chị thân mến,

Trong tâm tình trên đây của tôi về dân tộc, tôi xin được kết thúc, rất ngắn, với chút tâm tình về đạo Phật của tôi, vì hai tâm tình chỉ là một, hòa quyện vào nhau trong toàn bộ chữ viết của tôi. Có lần trả lời cho báo Lao Động, tôi nói: Tất cả những gì tôi viết đều là thư tình, tình thư tôi gửi về quê hương, dù khi nói về đời, dù khi nói về đạo. Có một con chim bị đâm gai, nằm chảy máu dưới một bông hoa trắng, và hoa trắng đã thành hoa hồng. Đó là hoa hồng tôi hiến tặng cho đất nước của tôi từ xa.

Dân tộc tôi, nếu muốn định nghĩa về bản sắc của mình, không thể không nói đến đạo Phật. Vì đạo Phật thiết yếu như vậy cho sự sống còn văn hóa của dân tộc tôi, nếu chùa chiền biến chất trong một hiện tại đầy hoài nghi về văn hóa và giáo dục này, nếu đạo Phật cũng héo hon theo, thì cái hồn của quá khứ cũng tủi, mà hiện tại cũng bơ vơ bản sắc. Như một con én không để mất mùa xuân, tôi không muốn thấy đạo Phật của dân tộc tôi bị lão hóa với thời đại kim tiền, tôi muốn đạo Phật của tôi vẫn là nhựa sống của tuổi trẻ, của các bậc cha mẹ, của mọi gia đình. Nhựa ấy muôn đời vẫn thế, vẫn còn đấy, nhưng để làm cho nó chảy trong cành tươi, con chim nhỏ bị gai đâm chỉ còn biết chảy máu theo mà thôi, trong chữ viết.

Trung thành với đạo Phật của tôi, trung thành với dân tộc của tôi, tất cả những gì tôi viết, dù là nước mắm, dù là tương chao, dù là văn hóa, dù là giáo dục, đều nhắm đến một lý tưởng, lý tưởng của Phan Châu Trinh: Tiến bộ. Đừng tưởng đạo Phật không cần tiến bộ. Không tiến bộ thì xa lìa đời sống. Còn dân tộc, khỏi nói, không tiến bộ thì thế giới đạp lên xác pháo. Nhưng đạo Phật biết một cái rất quý nói trong kinh Pháp Hoa: một viên ngọc giấu trong áo cũ. Áo cũ phải thay, viên ngọc vẫn giữ. Dân tộc của tôi, nghẹn ngào mà nói, có ngọc quý mà không giữ, lấy cuội của người làm ngọc của mình, gắn lên vương miện.

Thôi, tôi xin kết luận thôi. Tôi định nghĩa thế nào đây về tôi? Tôi là ai? Dân tộc tôi là ai? Là gì? Là thế nào? Nếu không định nghĩa được bằng khẳng định, thôi thì ta tạm định nghĩa bằng phủ định: Tôi không phải như thế này, tôi đáng lẽ phải là thế khác. Dân tộc tôi xứng đáng hơn thế này. Dân tộc tôi chưa xứng đáng với tổ tiên.

Vô cùng cám ơn Quý Vị.

C. H. T.

Nguồn: http://www.viet-studies.net/CaoHuyThuan_DienTuGiaiVanHoa.htm

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Diễn từ

Tôi rất vinh dự được Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng “Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục” năm 2017. Đây là một bất ngờ đối với tôi, vì vinh dự này quá lớn đối

Diễn từ

(Đọc trong buổi lễ trao giải thưởng Phan Châu Trinh “Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục” năm 2017)

Cao Huy Thuần

Kính thưa Bà Chủ tịch và Hội đồng Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh,

Kính thưa Quý Vị,

Thưa bạn bè, anh chị thân mến,

Tôi rất vinh dự được Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng “Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục” năm 2017. Đây là một bất ngờ đối với tôi, vì vinh dự này quá lớn đối với việc làm quá nhỏ của tôi. Tôi lại là người ở xa, luôn luôn có mặc cảm vui buồn không được trực tiếp cùng chia, ấm lạnh không được trực tiếp cùng cảm với bạn bè anh em trong nước: thiếu sự sống trực tiếp ấy, hai chữ “sự nghiệp” không khỏi làm tôi áy náy. Tôi đành nghĩ: khi trao giải thưởng này cho người ở xa, các anh chị trong Hội đồng muốn nói rằng văn hóa là văn hóa, văn hóa Việt Nam là văn hóa Việt Nam, không có văn hóa Việt kiều, cũng như không có quốc tịch Việt kiều.

Có lẽ câu nói vừa rồi của tôi là một cân nói đùa để che giấu cảm động. Nhưng quả thực, đó là một câu nói tâm tình, bởi vì có khi người ở xa cảm thấy mình là Việt Nam hơn lúc ở gần. Ở gần thì ai cũng giống ai. Ở xa thì thường xuyên thấy mình khác với xung quanh. Chính cái khác đó tạo ra cái mà ta gọi là bản sắc, bản sắc văn hóa, bản sắc dân tộc. Người ở xa không phải chỉ tha thiết với bản sắc như một khái niệm trừu tượng. Người ở xa thấy mình ăn, mặc, thương, ghét, nói, cười với cái bản sắc ấy cụ thể như cái bóng đi theo cái hình.

Tôi biết tôi động đến một khái niệm khó định nghĩa. Có người nói đó là một khái niệm không khoa học. Có người nói đó là một khái niệm ý thức hệ. Tuy vậy, có ai dám nói rằng không có bản sắc? Có ai không tự đặt ra cho mình câu hỏi đầu tiên: “tôi là ai?” Câu hỏi đặt ra là vì có “tôi” và có “người khác”. Không có “người khác” thì không có “tôi”. Rồi tôi lại tự hỏi: tôi là tôi vì tôi nhìn tôi như thế, hay tôi là tôi vì như thế người khác nhìn tôi? Nếu tôi nhìn tôi qua cái nhìn của người khác, phải chăng có người khác giữa tôi với tôi? Câu hỏi ấy chảy máu trong lòng người ở xa. Tôi xa tôi rồi chăng?

Câu hỏi ấy cũng cần chảy máu trong lòng một dân tộc khi dân tộc ấy vọng ngoại. Khi dân tộc ấy không còn thấy cần thiết phải đặt ra câu hỏi “tôi là ai?”. Khi dân tộc ấy không biết mình là khác. Khi dân tộc ấy nhập nhằng giữa tôi và người. Tôi khác anh: bản sắc bắt đầu tự định nghĩa với khẳng định quyết liệt ấy. Với chữ “khác”. Khác! Như một tiếng quát. Quát vào mặt kẻ nào muốn đồng hóa. Như một tiếng sấm. Sấm trong lịch sử. Nổ trong Bình Ngô đại cáo:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Nước non bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Cái gì là cốt lõi trong cái “khác” đó? Văn hiến. Văn hóa. Và cái gì là cốt lõi trong văn hóa? Phong tục. Anh đừng đem Khổng Mạnh ra để nói với tôi rằng tôi giống hệt anh, tôi là con đẻ của anh. Anh cũng đừng đem chữ viết ra để nói rằng tôi nhân chi sơ là sờ vú anh. Văn hóa của tôi không phải là văn hóa của anh bởi vì phong tục của tôi không phải là phong tục của anh. Và thế nào là phong tục? Là cách sống. Văn hóa là cách sống. Là cách ăn cách mặc. Là nước mắm. Là tiếng ru em. Là ca dao. Là lễ hội. Là chùa chiền. Là làng xóm. Là thói quen. Là ký ức chung. Là ý thức tập thể. Là tất cả những gì liên quan đến đời sống của một dân tộc, vật chất cũng như tinh thần. Nói “phong tục” là lấy cái khác nhất của Đại Việt so với chàng kia mà nói, chứ “phong tục” chính là “văn hiến” đã đại cáo ở trên. Và văn hiến ấy, Đại Việt ta đây đã có “từ lâu”, nghĩa là đã đi vào lịch sử, nghĩa là đã truyền lại đời này qua đời kia, truyền từ khi nhà ngươi tưởng đã nuốt sống ta trong ngót ngàn năm dằng dặc.

Trên thế giới, không có một nước nào so được với Đại Việt về cái rễ văn hóa sâu thẳm ấy. Châu Âu muốn so với ta? Châu Mỹ muốn so với ta? Có nước nào trong các bạn đẻ ra được, duy trì được, củng cố được, truyền thừa được, ấp ủ được một cái trứng văn hóa trong suốt ngàn năm đồng hóa trước khi có bờ cõi? Bản sắc là cái gì nếu không phải là cái trứng kỳ lạ ấy? Cho đến thế kỷ 18, các bạn ở châu Âu mới thấy xuất hiện cái tư tưởng rằng văn hóa là cái “tinh yếu” (“essence”) dính chặt vào một dân tộc, và từ đó mỗi dân tộc có một “thần khí” (“génie”) riêng biệt, khác với các dân tộc khác. Nhưng lúc đó các bạn đã có bờ cõi, đã thành lập xong cái mà lịch sử gọi là Etat-Nation, dân tộc nào có nhà nước ấy. Trong bờ cõi đã phân chia ranh giới địa dư, các bạn mới xây dựng dân tộc văn hóa song song với dân tộc chính trị. “Dân tộc nào có bờ cõi ấy” và “dân tộc nào có văn hóa ấy”, hai tư tưởng đó củng cố lẫn nhau. Nghĩa là lúc đó các bạn chưa có một văn hóa dân tộc, các bạn phải lần hồi xây dựng văn hóa đó, khác với Đại Việt đã có cái trứng văn hóa từ lâu trước khi nở ra thành rồng Thăng Long. Cho nên chúng tôi không phải đợi cho đến thế kỷ 18, 19 mới quan niệm, như các tư tưởng gia ở Đức, văn hóa là cái “hồn” của mỗi dân tộc, là “Volksgeist”. Định nghĩa chính xác cái “hồn” ấy là gì, đúng là khó. Nhưng khó, không có nghĩa là phủ nhận cái “hồn”. Bởi vì không có hai dân tộc nào cùng có một văn hóa giống hệt nhau. Nếu có tình trạng đó thì cả hai chỉ có thể hợp thành một dân tộc. Vì vậy, vì mỗi văn hóa có một sắc thái đặc biệt, văn hóa quyết định bản sắc của mỗi dân tộc. “Tát cạn văn hóa ra khỏi một dân tộc – nghĩa là tát cạn ký ức và sắc thái độc đáo ra khỏi dân tộc đó – tức là giết chết dân tộc đó”. Tôi mượn câu nói ấy của Milan Kundera.

Với cái “hồn” ấy, tôi hiện hữu, tôi là tôi. Tôi nhận máu huyết từ trong đó. Tôi thở với hơi thở ấy. Nhưng cái đầu của tôi dạy rằng văn hóa là một khái niệm động, vừa như thế, vừa biến chuyển với thời gian. Không văn hóa nào sống biệt lập, tách biệt với các văn hóa khác. Chung đụng, tiếp xúc với nhau, các nền văn hóa ảnh hưởng lên nhau, mỗi cái “tôi” của văn hóa này phải vừa canh chừng để đừng bị “cái khác” làm biến chất, lại vừa bị quyến rũ bởi “cái khác” khi nhận ra “cái khác” có những ưu điểm mà mình không có, cái “tôi” của mình có những nhược điểm mà mình cứ gối đầu lên ngủ, bất kể nhục vinh. Và như vậy, tôi vừa là con cháu của Nguyễn Trãi, vừa là con cháu của Phan Châu Trinh. Của Phan Châu Trinh khi Tây Hồ rơi vào thân phận Việt kiều, làm “người Việt ở nước ngoài”. Nhưng chính nhờ ở nước ngoài mà ông chạm mắt vào “cái khác” và ông thấy cái nô lệ nằm ngay trong văn hóa. Tôi mượn một câu của anh Vĩnh Sính, người bạn học giả mà tác phẩm từng được giải Phan Châu Trinh: “So với những trí thức cùng thời, kể cả Phan Bội Châu, tinh thần yêu nước của Phan Châu Trinh có điểm nổi bật là rất bén nhạy về điều hay cái lạ ở nước ngoài cũng như về những nhược điểm về văn hóa và xã hội mà con người Việt Nam cần khắc phục”. Từ đó mà bật ra phương châm “dân khí”, “dân trí”. Và dân chủ. Và dân chủ. Phan Châu Trinh là sĩ phu đầu tiên hô hào dân quyền. Huỳnh Thúc Kháng nói thế. Anh Vĩnh Sính tiếp theo: “Bởi vậy, khi đọc lại những lời Tây Hồ viết vào đầu thế kỷ trước, ta vẫn nghe sang sảng tựa hồ như tiên sinh đang đăng đàn diễn thuyết đâu đây”.

Tôi đang nghe sang sảng bên tai những Lư Thoa, những Mạnh Đức Tư Cưu, những Vạn lý Tinh pháp, những Khai Sáng thế kỷ, những Tuyên ngôn Nhân quyền, những tư tưởng mới làm choáng ngợp cái đầu rạng đông của Phan Tây Hồ. Chỉ giới hạn trong quan niệm về dân tộc mà tôi đang nói đây, tôi nghe sang sảng, như tiên sinh đã nghe, định nghĩa bất hủ của Renan, trong đó vừa có Nguyễn Trãi của tôi, vừa có Phan Châu Trinh của thời đại mới, vừa có quá khứ vừa có hiện tại, vừa có Herder của Lãng Mạn Đức, vừa có Rousseau của “Khế ước xã hội”:

“Dân tộc là một linh hồn, một nguyên tắc tâm linh. Hai yếu tố, thật ra chỉ là một, tạo nên linh hồn ấy, nguyên tắc ấy. Yếu tố thứ nhất nằm trong quá khứ, yếu tố thứ hai nằm trong hiện tại. Yếu tố thứ nhất là cùng có chung một gia tài kỷ niệm phong phú, yếu tố thứ hai là sự thỏa thuận hiện tại, ý muốn cùng sống, hoài bão cùng tiếp tục khai triển gia tài chung đã nhận. Con người không tự nhiên mà thành người. Một dân tộc, cũng như một cá nhân, là thành quả của một quá khứ lâu dài làm bằng nỗ lực, bằng hy sinh, bằng tận tụy. Thờ kính tổ tiên là chính đáng hơn tất cả; chính tổ tiên làm chúng ta thành ra chúng ta. Một quá khứ anh hùng, những vĩ nhân, vinh quang, đó là cái vốn xã hội trên đó ta tạo dựng một ý tưởng dân tộc. Cùng có những vinh quang chung trong quá khứ, một ý chí chung trong hiện tại, đã cùng nhau làm nên những công việc to lớn, vẫn còn muốn làm như thế nữa: đó là những điều kiện thiết yếu để là một dân tộc. Hy sinh đã làm càng cao, khổ sở đã chịu càng lớn, thương yêu càng nhiều. Ta thương cái nhà mà ta đã xây và đã truyền lại. “Ta bây giờ là hình ảnh của cha ông ngày trước; ta ngày mai sẽ là hình ảnh của cha ông ngày nay”, câu hát đó của dân Sparte ngày xưa đơn giản như thế nhưng tóm tắt được thế nào là tổ quốc”.

Và đây là hiện tại được nhấn mạnh. Hiện tại mà Phan Châu Trinh hoài bão qua hai chữ “dân quyền”:

“Như vậy, một dân tộc có một quá khứ, nhưng tóm gọn trong hiện tại bằng một sự việc cụ thể: thỏa thuận, ý muốn tiếp tục cùng sống chung được biểu lộ rõ ràng. Dân tộc là một cuộc bỏ phiếu hồ hởi hằng ngày”.

“Một cuộc bỏ phiếu hồ hởi hằng ngày”. “Un plébiscite de chaque jour”: lịch sử nước Pháp ghi khắc câu nói ấy. Lịch sử của các nước tiến bộ văn minh cũng ghi khắc câu nói ấy. Bởi vì câu nói ấy chứa đựng tất cả tinh túy của một văn hóa, một văn minh không riêng của một dân tộc nào mà chung cho cả mọi dân tộc. Vì câu nói ấy, vì tinh túy trong ý nghĩa của nó, mà Phan Châu Trinh khác Phan Bội Châu. Đất nước độc lập, không phải chỉ đuổi lũ cướp nước là xong. Phải đuổi cái nô lệ ra khỏi cái đầu. Bạo lực có thể đạp đổ bạo lực. Nhưng bạo lực nào cũng có khuynh hướng thay thế bạo lực cũ để thống trị bằng cách nô lệ hóa cái đầu. Phan Châu Trinh đã đi trước thời đại bằng lời lẽ thống thiết kêu gọi phải thắp sáng cái đầu của người dân. Bởi vì thời độc trị của vua chúa đã qua rồi. Cái nguyên tắc mà Renan gọi là “tâm linh” (“spirituel”) không có gì là siêu hình cả, trái lại rất cụ thể. Đó là người dân. Mỗi người dân. Mọi người dân. Mỗi người dân nắm vận mệnh của mình và của dân tộc mình. Bằng thỏa thuận. Như thỏa thuận khi ký một hợp đồng. Dân tộc là linh thiêng, bởi vì trong lòng mỗi người dân đều có cái “hồn” của tổ tiên, nhưng dân tộc chỉ trường tồn trong hiện tại, trong tương lai, khi chính người dân, chứ không phải một ai khác trên cao xanh, cùng nhau thỏa thuận về vận mệnh của đất nước. Sự thỏa thuận ấy, tất nhiên biểu lộ bằng lá phiếu, và lá phiếu chỉ là lá phiếu khi trung thực. Không có trung thực thì không có thỏa thuận. Nhưng chữ “plébiscite” của Renan không có nghĩa tầm thường của một cuộc trưng cầu dân ý. Bởi vì trưng cầu dân ý cụ thể là con số: 51%, 65%, 70%, vân vân. “Plébiscite”, trong cái nghĩa của Renan, không phải đo bằng con số. Đo trong lòng người, người dân nào cũng biết đo và đo rất chính xác, trung thực. Siêu hình chăng? Cam đoan không. Cứ hỏi mỗi người Việt Nam có biết đo không, câu trả lời sẽ rất giản dị. Đừng dối nhau làm gì, có thời chúng ta đã từng nghe: cái cột đèn cũng muốn đi. Và bây giờ lại nghe nói: ai có chút tiền đều một chân trong chân ngoài. Một dân tộc sống với cái đầu hoài nghi, cái chân bỏ phiếu, là một dân tộc đang tự thắp nhang cho mình, làm mồi cho cú vọ. Nếu ai có chút tiền đều muốn đưa con ra ngoài để học rồi để ở lại, thì tim đâu để máu chảy về? Thì đâu còn định nghĩa được tôi là ai? Thì lấy người khác làm mình. Thì đâu là “dân khí”? Cái “hồn” nằm ở đâu?

Ngoại xâm trước mắt đâu phải chỉ lấn đất lấn biển. Nó lấn cái đầu. Cái đầu ấy, ngoại xâm muốn ta giống nó. Nó rất sợ ta khác nó. Nó muốn ta giống nó bằng văn hóa, bằng ý thức hệ. Nó sợ ta khác nó với Phan Châu Trinh. Bởi vì chỉ cần ta định nghĩa ta là Phan Châu Trinh, ta có cái đầu văn hóa mở ra với những chân trời khác, những bình minh khác cùng sáng lên hai chữ “dân quyền”, chỉ cần thế thôi, chỉ cần cái đầu văn hóa ấy thôi, vận mệnh của đất nước Việt Nam sẽ đổi khác về mọi mặt, bắt đầu là mặt chiến lược. Vì sao? Vì định nghĩa ai là bạn ai là thù bắt đầu từ đâu nếu không phải là từ anh khác tôi, tôi khác anh của Nguyễn Trãi?

Chỉ cần thế thôi, một bước ấy thôi, dân tộc chờ đợi từ thời Phan Châu Trinh. Chỉ cần một câu trả lời với Renan: Vâng, đúng thế, dân tộc là sự giao thoa của hai thỏa thuận song song: thỏa thuận giữa người dân với nhau cùng sống cùng chết trên cùng mảnh đất của tổ tiên; thỏa thuận giữa người dân với chính quyền để cùng nhau đảm đương việc nước. Một bước. Cả vận mệnh nằm trong một bước. Bước đi! Cái “tôi” của ngày nay, cái “ta” kiêu hùng, cả tổ tiên nằm trong một bước.

Thưa Quý Vị,

Bạn bè anh chị thân mến,

Trong tâm tình trên đây của tôi về dân tộc, tôi xin được kết thúc, rất ngắn, với chút tâm tình về đạo Phật của tôi, vì hai tâm tình chỉ là một, hòa quyện vào nhau trong toàn bộ chữ viết của tôi. Có lần trả lời cho báo Lao Động, tôi nói: Tất cả những gì tôi viết đều là thư tình, tình thư tôi gửi về quê hương, dù khi nói về đời, dù khi nói về đạo. Có một con chim bị đâm gai, nằm chảy máu dưới một bông hoa trắng, và hoa trắng đã thành hoa hồng. Đó là hoa hồng tôi hiến tặng cho đất nước của tôi từ xa.

Dân tộc tôi, nếu muốn định nghĩa về bản sắc của mình, không thể không nói đến đạo Phật. Vì đạo Phật thiết yếu như vậy cho sự sống còn văn hóa của dân tộc tôi, nếu chùa chiền biến chất trong một hiện tại đầy hoài nghi về văn hóa và giáo dục này, nếu đạo Phật cũng héo hon theo, thì cái hồn của quá khứ cũng tủi, mà hiện tại cũng bơ vơ bản sắc. Như một con én không để mất mùa xuân, tôi không muốn thấy đạo Phật của dân tộc tôi bị lão hóa với thời đại kim tiền, tôi muốn đạo Phật của tôi vẫn là nhựa sống của tuổi trẻ, của các bậc cha mẹ, của mọi gia đình. Nhựa ấy muôn đời vẫn thế, vẫn còn đấy, nhưng để làm cho nó chảy trong cành tươi, con chim nhỏ bị gai đâm chỉ còn biết chảy máu theo mà thôi, trong chữ viết.

Trung thành với đạo Phật của tôi, trung thành với dân tộc của tôi, tất cả những gì tôi viết, dù là nước mắm, dù là tương chao, dù là văn hóa, dù là giáo dục, đều nhắm đến một lý tưởng, lý tưởng của Phan Châu Trinh: Tiến bộ. Đừng tưởng đạo Phật không cần tiến bộ. Không tiến bộ thì xa lìa đời sống. Còn dân tộc, khỏi nói, không tiến bộ thì thế giới đạp lên xác pháo. Nhưng đạo Phật biết một cái rất quý nói trong kinh Pháp Hoa: một viên ngọc giấu trong áo cũ. Áo cũ phải thay, viên ngọc vẫn giữ. Dân tộc của tôi, nghẹn ngào mà nói, có ngọc quý mà không giữ, lấy cuội của người làm ngọc của mình, gắn lên vương miện.

Thôi, tôi xin kết luận thôi. Tôi định nghĩa thế nào đây về tôi? Tôi là ai? Dân tộc tôi là ai? Là gì? Là thế nào? Nếu không định nghĩa được bằng khẳng định, thôi thì ta tạm định nghĩa bằng phủ định: Tôi không phải như thế này, tôi đáng lẽ phải là thế khác. Dân tộc tôi xứng đáng hơn thế này. Dân tộc tôi chưa xứng đáng với tổ tiên.

Vô cùng cám ơn Quý Vị.

C. H. T.

Nguồn: http://www.viet-studies.net/CaoHuyThuan_DienTuGiaiVanHoa.htm

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm