Cà Kê Dê Ngỗng
Điệp vụ Biển Đỏ
Điệp vụ Biển Đỏ
Bài viết đăng trên trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết “hải quân Trung Quốc tích cực ủng hộ bộ phim này”. “Trong đoạn cuối phim, còn có cảnh tàu tuần tra hải quân Trung Quốc trên vùng biển Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông), trục xuất tàu lạ nước ngoài tự ý xâm nhập vào khu vực quần đảo Nam Sa và các đảo đá liên quan: ‘Hãy lập tức rời khỏi đây’”, bài viết mô tả.
“Quần đảo Nam Sa” là cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thời gian qua, Trung Quốc đã bồi lấn phi pháp và triển khai vũ khí trên 7 đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành vi của Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế lên án là đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Ra mắt tại Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên đán 2018, Điệp vụ Biển Đỏ (Operation Red Sea) - bộ phim của đạo diễn Lâm Siêu Hiền - bán được tới hơn 562 triệu USD tiền vé, trở thành phim Hoa ngữ ăn khách thứ hai trong lịch sử, chỉ sau Chiến lang 2 (2017).
Điệp vụ Biển Đỏ là phim ăn khách thứ hai trong lịch sử phòng vé Trung Quốc. |
Là tác phẩm được Bộ Quốc phòng Trung Quốc đặt hàng, Điệp vụ Biển Đỏ mô tả câu chuyện biệt đội Giao Long của hải quân Trung Quốc giải cứu kiều dân nước này và người dân Yemen khi xung đột xảy ra ở quốc gia Trung Đông.
Bài bình phim Điệp vụ Biển Đỏ đăng trên phiên bản tiếng Anh của tờ báo Hong Kong Bưu điện Hoa Nam buổi sáng số 1/3 mô tả đoạn về Biển Đông ở cuối phim thể hiện “chủ nghĩa sô vanh hiếu chiến rõ ràng”.
“Đó là cảnh cảnh tàu tuần tra hải quân Trung Quốc xuất hiện trên vùng biển Nam Hải (Biển Đông theo cách gọi Trung Quốc), trục xuất những tàu nước ngoài chưa được Trung Quốc cho phép đi lại trên khu vực quần đảo Nam Sa và các đảo đá liên quan. Nam Sa chính là tên mà Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam" Một bộ phim cổ súy cho sự thị uy vũ lực đầy hiếu chiến, bất chấp luật pháp quốc tế và lợi ích của các quốc gia như thể hiện trong Điệp vụ Biển Đỏ, rõ ràng không nên trình chiếu tại Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao Bộ Văn hóa lại cho chiếu phim về Hải quân Trung Quốc, khi mà lực lượng này đánh chiếm Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam?
Sự thật rành rành, ấy vậy mà, Cục Điện ảnh vẫn dối dân, cho rằng, việc duyệt phim là đúng quy trình. Điều đáng sợ nhất là, trong cái “quy trình” mà Bộ Văn hóa thể thao và du lịch phát đi lại có các thành phần quan trọng: “Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện với 7/11 thành viên, trong đó có các thành viên là lãnh đạo cấp Vụ của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam cùng các nhà chuyên môn uy tín đã thẩm định đúng quy trình hiện hành”.
Chính vì thời gian qua đã xảy ra quá nhiều sai phạm trong quá trình bổ nhiệm cán bộ mà hễ nhắc đến cụm từ “bổ nhiệm đúng quy trình”, là người dân ngao ngán. Bây giờ, thêm cụm từ “thẩm định đúng quy trình” mà Cục Văn hóa biện hộ cho việc cho phép công chiếu bộ phim “Điệp vụ Biển Đỏ” của Trung Quốc sản xuất, tuyên truyền phi pháp về biển Đông, càng làm cho lòng dân hoang mang. Liệu mất nước chúng ta sẽ mất về tay Trung cộng đúng quy trình như đồn đại?
Điệp vụ Biển Đỏ được khởi chiếu tại Việt Nam từ ngày 16/3. Từ tối 24/3, nhà phát hành thông báo ngừng chiếu phim vì lý do vắng khách và muốn tập trung cho các tác phẩm khác.
Thứ đáng sợ nhất của đời người là dối trá. Bởi người dối trá khi có cơ hội sẽ trở thành kẻ lừa đảo, bán nước.
Tin tổng hợp.Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Điệp vụ Biển Đỏ
Điệp vụ Biển Đỏ
Bài viết đăng trên trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết “hải quân Trung Quốc tích cực ủng hộ bộ phim này”. “Trong đoạn cuối phim, còn có cảnh tàu tuần tra hải quân Trung Quốc trên vùng biển Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông), trục xuất tàu lạ nước ngoài tự ý xâm nhập vào khu vực quần đảo Nam Sa và các đảo đá liên quan: ‘Hãy lập tức rời khỏi đây’”, bài viết mô tả.
“Quần đảo Nam Sa” là cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thời gian qua, Trung Quốc đã bồi lấn phi pháp và triển khai vũ khí trên 7 đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành vi của Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế lên án là đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Ra mắt tại Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên đán 2018, Điệp vụ Biển Đỏ (Operation Red Sea) - bộ phim của đạo diễn Lâm Siêu Hiền - bán được tới hơn 562 triệu USD tiền vé, trở thành phim Hoa ngữ ăn khách thứ hai trong lịch sử, chỉ sau Chiến lang 2 (2017).
Điệp vụ Biển Đỏ là phim ăn khách thứ hai trong lịch sử phòng vé Trung Quốc. |
Là tác phẩm được Bộ Quốc phòng Trung Quốc đặt hàng, Điệp vụ Biển Đỏ mô tả câu chuyện biệt đội Giao Long của hải quân Trung Quốc giải cứu kiều dân nước này và người dân Yemen khi xung đột xảy ra ở quốc gia Trung Đông.
Bài bình phim Điệp vụ Biển Đỏ đăng trên phiên bản tiếng Anh của tờ báo Hong Kong Bưu điện Hoa Nam buổi sáng số 1/3 mô tả đoạn về Biển Đông ở cuối phim thể hiện “chủ nghĩa sô vanh hiếu chiến rõ ràng”.
“Đó là cảnh cảnh tàu tuần tra hải quân Trung Quốc xuất hiện trên vùng biển Nam Hải (Biển Đông theo cách gọi Trung Quốc), trục xuất những tàu nước ngoài chưa được Trung Quốc cho phép đi lại trên khu vực quần đảo Nam Sa và các đảo đá liên quan. Nam Sa chính là tên mà Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam" Một bộ phim cổ súy cho sự thị uy vũ lực đầy hiếu chiến, bất chấp luật pháp quốc tế và lợi ích của các quốc gia như thể hiện trong Điệp vụ Biển Đỏ, rõ ràng không nên trình chiếu tại Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao Bộ Văn hóa lại cho chiếu phim về Hải quân Trung Quốc, khi mà lực lượng này đánh chiếm Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam?
Sự thật rành rành, ấy vậy mà, Cục Điện ảnh vẫn dối dân, cho rằng, việc duyệt phim là đúng quy trình. Điều đáng sợ nhất là, trong cái “quy trình” mà Bộ Văn hóa thể thao và du lịch phát đi lại có các thành phần quan trọng: “Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện với 7/11 thành viên, trong đó có các thành viên là lãnh đạo cấp Vụ của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam cùng các nhà chuyên môn uy tín đã thẩm định đúng quy trình hiện hành”.
Chính vì thời gian qua đã xảy ra quá nhiều sai phạm trong quá trình bổ nhiệm cán bộ mà hễ nhắc đến cụm từ “bổ nhiệm đúng quy trình”, là người dân ngao ngán. Bây giờ, thêm cụm từ “thẩm định đúng quy trình” mà Cục Văn hóa biện hộ cho việc cho phép công chiếu bộ phim “Điệp vụ Biển Đỏ” của Trung Quốc sản xuất, tuyên truyền phi pháp về biển Đông, càng làm cho lòng dân hoang mang. Liệu mất nước chúng ta sẽ mất về tay Trung cộng đúng quy trình như đồn đại?
Điệp vụ Biển Đỏ được khởi chiếu tại Việt Nam từ ngày 16/3. Từ tối 24/3, nhà phát hành thông báo ngừng chiếu phim vì lý do vắng khách và muốn tập trung cho các tác phẩm khác.