Nhân Vật
Điều ít biết về THAI THANH.
Nếu như nhạc Việt Nam hiện đại đã công nhận những nữ diva như: Thanh Lan, Hồng Nhung, Mỹ Linh là những giọng hát có sức sống mãnh liệt nhất trong lòng khán giả thì ngược dòng chảy
Nếu như nhạc Việt Nam hiện đại đã công nhận những nữ diva như: Thanh Lan, Hồng Nhung, Mỹ Linh là những giọng hát có sức sống mãnh liệt nhất trong lòng khán giả thì ngược dòng chảy thời gian về trước những năm 1975, nữ danh ca Thái Thanh với tầm ảnh hưởng với công chúng bằng giọng hát của mình, xứng đáng được coi là diva của Sài Gòn một thuở.
Thái Thanh vốn là con nhà nòi âm nhạc, chị gái là ca sĩ Thái Hằng, anh rể là nhạc sĩ Phạm Duy, anh trai là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, con gái là ca sĩ Ý Lan, nhưng danh ca Thái Thanh cho đến nay dù tóc đã chuyển màu trắng cước vẫn chẳng hề bị chìm lút giữa những nghệ sĩ nổi tiếng trong đại gia đình mình.
Diva Thái Thanh
Biết hát nhờ nhạc phẩm của Phạm Duy
Gia đình nữ danh ca Thái Thanh vốn là gia đình nòi âm nhạc ở Hà thành xưa. Thái Thanh là thứ nữ của ông Phạm Đình Phụng với người vợ hai. Người vợ đầu của ông Phạm Đình Phụng sinh được 2 người con là Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Người vợ thứ hai sinh ra Phạm Thị Quang Thái (ca sĩ Thái Hằng – vợ nhạc sĩ Phạm Duy), nhạc sĩ Phạm Đình Chương và con gái út Phạm Thị Băng Thanh (tức danh ca Thái Thanh). Thái Thanh còn một người chị gái lớn, sinh trước ca sĩ Thái Hằng, nhưng không may đã trúng bom chết khi còn nhỏ.
Song thân của danh ca Thái Thanh đều là những người rất sành nhạc cổ. Thân phụ của Thái Thanh vốn chơi đàn nguyệt, còn thân mẫu chơi đàn tranh và đàn tỳ bà hay có tiếng ở đất Bắc. Nên tất cả anh em của Thái Thanh đều ngấm máu văn nghệ sĩ từ khi còn nhỏ.
Quê ngoại của Thái Thanh ở Sơn Tây, quê nội ở ngay Hà Nội. Thái Thanh chào đời năm 1934 tại làng Bạch Mai, Hà Nội. Năm 1946, 12 tuổi, Thái Thanh đã được ông bà Phạm Đình Phụng đưa theo cùng các anh chị lên Sơn Tây tản cư. Cũng tại nơi đây, người chị đầu của Thái Thanh đã bị trúng bom tử nạn. Ông bà Phạm Đình Phụng lại đưa con chạy về xuôi, mở một quán phở đặt tên là Thăng Long. Tại quán Thăng Long này, các văn nghệ sĩ kháng chiến thường dừng chân, ăn phở và nghe nhạc. Chị em Phạm Đình Chương (nghệ danh Hoài Bắc), Phạm Thị Quang Thái (nghệ danh Thái Hằng) và Phạm Thị Băng Thanh (nghệ danh Thái Thanh) thường biểu diễn ngay tại quán Thăng Long. Khách đến rất vui vì được thưởng thức “cây nhà lá vườn”.
Đầu năm 1949, anh chị em Thăng Long gia nhập các ban văn nghệ quân đội của liên khu IV. Quán Thăng Long dời về chợ Neo (Thanh Hóa). Tại đây, Thái Hằng kết hôn với Phạm Duy và hành trình âm nhạc của gia đình từ nay nảy nở thêm những tài năng mới, với Duy Quang là con đầu lòng sinh năm 1951, và tiếp theo là các con Duy Cường, Thái Hiền, Thái Thảo.
Chuyện Thái Hằng gặp gỡ và nên vợ chồng với nhạc sĩ Phạm Duy không chỉ là một bước ngoặt lớn với nữ ca sĩ nổi tiếng hi sinh cho chồng con này, mà cũng là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời danh ca Thái Thanh.
Thái Thanh bắt đầu hát từ năm 13, 14 tuổi. Đến giờ, nữ danh ca không còn nhớ rõ bài hát đầu tiên mà mình trình diễn là bài nào nhưng chắc chắn là một bài hát của Phạm Duy. Lúc đó, nhạc sĩ Phạm Duy đang theo đuổi Thái Hằng nên thường dùng Thái Thanh làm cái cớ lấy điểm với chị Thái Hằng. Mà Phạm Duy nổi tiếng với tài sáng tác, nên chỉ nghĩ ra cách lấy điểm nhanh nhất và hiệu quả nhất là qua con đường âm nhạc. Phạm Duy hơn Thái Thanh chục tuổi, còn Thái Hằng hơn Thái Thanh 7 tuổi. Khi anh rể tương lai chinh phục chị gái, Thái Thanh trở thành cầu nối cho Phạm Duy. Hồi đó, có bài “Dòng sông Xanh” nhạc ngoại quốc, lời Việt rất nổi tiếng. Phạm Duy đã đặt lời Việt cho bài “Dòng sông Xanh” cho cô em gái Thái Thanh bé xíu hát để lấy điểm với cô chị Thái Hằng. Năm 1948, Thái Hằng kết hôn với Phạm Duy. Nhạc sĩ Phạm Duy chính thức trở thành người một nhà với Thái Thanh. Chẳng biết Phạm Duy và Thái Hằng nên duyên vì những lẽ gì, nhưng chắc hẳn có một phần công lớn của danh ca Thái Thanh.
Từ sau khi hát bài “Dòng sông Xanh”, Thái Thanh đã cùng chị Thái Hằng và anh trai Phạm Đình Chương đi biểu diễn ở quân khu 4. Lần đầu tiên Thái Thanh hát cho công chúng nghe là ở một vùng quê những ngày tản cư kháng chiến. Khi đó, luôn có những ban nhạc hát cho công chúng ở vùng quê nghe. Lên sân khấu ở tuổi 14, còn bé xíu mà đứng trước đông đảo bà con, nên Thái Thanh cũng sợ lắm. Nhưng sau khi cất tiếng hát, thì tiếng hát, âm nhạc không những làm Thái Thanh tan biến mọi nỗi sợ mà còn cảm thấy hứng khởi, hạnh phúc, vì lúc đó, Thái Thanh thấy mình vinh dự được đứng trong ban hợp ca gồm các anh các chị như Hoài Trung, Hoài Bắc, Thái Hằng, những thành viên của ban hợp ca “Thăng Long”.
May mắn cho Thái Thanh là song thân của cô đều là nghệ sĩ, yêu âm nhạc nên không ngăn cấm con cái theo nghiệp “xướng ca vô loài”. Các cụ chỉ dặn con nhất định phải học hành trước đã, đàn hát là chuyện phụ thôi, nhưng kể từ năm 1950, Thái Thanh đã lựa chọn đi theo con đường ca hát. Tên tuổi của Thái Thanh gắn liền với những bản nhạc của Phạm Duy. Kể từ bài “Dòng sông Xanh”, Phạm Duy đặt lời cho Thái Thanh hát, thì Phạm Duy đã biết giọng của Thái Thanh sinh ra là để hát những ca khúc do ông sáng tác. Cũng có người cho rằng, Phạm Duy vì yêu quý giọng hát của Thái Thanh nên đã sáng tác nhiều bài hát hợp với giọng của Thái Thanh. Trải qua 60 năm, Phạm Duy vẫn khẳng định: trong những người hát nhạc Phạm Duy, ông ưng nhất là Thái Thanh, Duy Quang và sau này có Đức Tuấn. Chỉ có Thái Thanh mới đủ khả năng nâng bổng nhạc của Phạm Duy lên và chỉ có nhạc của Phạm Duy mới đáng để Thái Thanh hát. Nhiều ca khúc của Phạm Duy được Thái Thanh thể hiện đúng chất và đúng tầm hơn hẳn những ca sĩ khác cùng thời - đó là nhận xét của một người làm chuyên môn bỏ công nghiên cứu về nhạc Phạm Duy và tiếng hát Thái Thanh.
Ban hợp ca Thăng Long của gia đình Thái Thanh
Thái Thanh có biệt tài “phiêu” cũng với những ca khúc của Phạm Duy. Có những nhạc phẩm của Phạm Duy, Thái Thanh tự ý đổi ca từ khi lên sân khấu, nhưng nhạc sĩ Phạm Duy phải công nhận điều đó làm cho bản nhạc của ông bỗng mang một chút “duyên lạ”.
Như nhạc phẩm “Cho nhau”, Phạm Duy viết: “Cho nhau ngòi bút cùn trơ – Cho nhau, cho những câu thơ tàn mùa – Cho nốt đêm mơ về già”. Thái Thanh lại hát thành: “Cho nhau ngòi bút còn lưa…”. “Lưa” là một từ cổ, có nghĩa là còn sót lại, nhưng mang một âm thanh u hoài, luyến lưu tiếc nuối. Như trong ca dao Bình Trị Thiên vẫn có câu hát đẫm buồn: “Trăm năm dù lỗi hẹn hò – Cây đa bến Cộ con đò vắng đưa – Cây đa bến Cộ còn lưa – Con đò đã thác năm xưa tê rồi”. Nên từ “còn lưa” đã đẩy ca khúc “Cho nhau” về một cõi xa xưa đầy u hoài, luyến tiếc, để lại một dư âm da diết trong cảm nhận về ngôn từ trong lòng thính giả. Nhờ thế mà chữ tình trong “Cho nhau” trở nên lai láng, mơ hồ về quá vãng, còn day dứt mãi trong lòng tình nhân chứ không còn xao xác, tận cùng như “ngòi bút còn trơ”. Nên dù vậy, Phạm Duy lưu ý không chỉ nhắc nhớ một câu chuyện thú vị trong bài hát chứ chưa hề trách cô em vợ một tiếng nào. Mà vì tình “còn lưa” nên Thái Thanh lại hát câu: “Cho nốt đêm mơ về già” thành “Cho nối đêm mơ về già”, sâu nặng và thủy chung, như cứu rỗi hai linh hồn chưa bao giờ an lạc vì trót nhớ thương, tình lỡ.
Phạm Duy viết: “Cho nhau thù oán hờn ghen – Cho nhau cho cõi âm ty một miền”, Thái Thanh lại hát thành: “Cho nhau cho nỗi âm ty một miền”. Vô tình mà như hữu ý, vì từ “cõi” như là một ý niệm hiện hữu về không gian, như xa anh em về cõi chết, tưởng như “cõi âm ty” rất bao la nhưng thật ra chết là hết có còn vấn vương gì. Cho em “nỗi âm ty”, từ “nỗi” dùng để diễn tả tâm trạng con người, con người tưởng như không thể sánh được với cả một “cõi” không gian nhưng nỗi lòng người lại bao la đến vô hình. “Nỗi âm ty” là sự chết đang tồn tại trong thực thể còn đang sống. Chính cái “phiêu”, cái sáng tạo rất duyên dáng của Thái Thanh đã nâng những bài hát mà Thái Thanh thể hiện, khiến cùng một nhạc phẩm, nhưng dưới sự thể hiện của Thái Thanh luôn ở tầm rất khác so với các ca sĩ cùng thời.
Thái Thanh được cho là một giọng hát “vượt thời gian”, từng bị dư luận vẽ ra đủ thứ giai thoại về bí quyết học nhạc. Có dư luận nói, Thái Thanh hát hay như thế nhờ chui đầu vào chum để tập phát âm. Lẽ thật, giọng hát Thái Thanh sống mãi vì hai điều: Thái Thanh hát với tình yêu âm nhạc và cháy hết mình khi đứng trước khán giả.
Khi còn nhỏ, Thái Thanh không theo học nhạc ở trường lớp nào. Nhạc lý cũng như là xướng âm, Thái Thanh phải đặt mua sách từ bên Pháp, theo đó tự học, có gì khó thì hỏi nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Phạm Đình Chương cũng chủ yếu là tự học rồi từ vốn kiến thức đó lại trở thành thầy của em gái. Phạm Đình Chương có lần nói: “Cô có cái đặc biệt là trước khi tôi dậy thì cô đã biết rồi”. Thái Thanh có được giọng ca sống mãi với thời gian và vẻ đẹp khiến đàn ông không thể không ngoái nhìn. Có lần ca sĩ Khánh Ly trong dịp hội ngộ Thái Thanh đã nắm bàn tay đẹp có tiếng của Thái Thanh nói: “Nếu cháu là chồng của cô, cháu đành phải để cô đi hát trước khán giả, nhưng cháu sẽ giữ hai bàn tay cô ở lại nhà, cháu không cho ai được nhìn hai bàn tay ấy khi cô hát”.
Bộ ba Khánh Ly - Lệ Thu - Thái Thanh
Danh ca, một người phụ nữ và một người mẹ
Nhớ lần ca sĩ Ý Lan trở lại hát tại Hà Nội trong một đêm nhạc tại Nhà hát Lớn, ca sĩ Ý Lan đã tâm sự, đây là nơi Ý Lan nhất định phải tìm về, vì đó là khung trời kỷ niệm của danh ca Thái Thanh – mẹ cô và tài tử Lê Quỳnh – cha cô. Dù sau này, Thái Thanh và Lê Quỳnh không còn bên nhau, nhưng mong ước được một lần quay lại khung trời kỷ niệm, nơi bắt đầu tình yêu của hai người mãi mãi là ước mơ của tài tử Lê Quỳnh. Chính tại Nhà hát Lớn, trong một buổi biểu diễn của Thái Thanh, tài tử Lê Quỳnh khi đó còn chưa nổi danh đã phải trốn vé để vào nghe giọng hát mà mình vốn hằng ái mộ, để rồi sau đó bắt đầu một mối duyên đẹp, dù mối duyên đó không trọn vẹn đến cuối đường.
Thái Thanh lập gia đình với Lê Quỳnh năm 1956 và sinh liên tiếp 5 người con, 3 gái, 2 trai. Đó là: Ý Lan sinh năm 1957, Lê Việt 1958, Quỳnh Dao tức Quỳnh Hương 1960, Thanh Loan 1962 và Lê Đại 1964. Cậu út Lê Đại nhiều lần “chê” mẹ là sinh nhiều quá, “y như gái Tầu” vậy. Lê Đại cũng là người kém may mắn nhất trong 5 chị em: khi ra đời khỏe mạnh, nhưng Lê Đại bị bệnh sốt tê liệt từ lúc 8 tháng. Tuy sống sót nhưng Lê Đại bị liệt nửa thân dưới.
Thái Thanh được biết đến là nữ danh ca có ảnh hưởng lớn ở Sài Gòn trước năm 1975 nhưng cũng là một người mẹ hết mình vì gia đình. Năm 4 tuổi, Lê Đại bị ốm, được tổ chức Terre Des Hommes đưa qua nước Ý chữa trị 3 năm liền và năm 1971, Lê Đại trở về Việt Nam khi 7 tuổi. Từ khi sang Mỹ, Thái Thanh đảm đương trách nhiệm làm mẹ với rất nhiều nghị lực. Thái Thanh tập lái xe dù không thích thú chút nào, nhưng phải tập ngay để có thể hàng ngày đưa đón Lê Đại đi học. Sau 2 năm học tại College Golden West, Lê Đại đã được vào đại học Long Beach. Sự kiên trì và nhẫn nại của bà mẹ Thái Thanh đã giúp Lê Đại (nay là Michael Đại Lê) tự tin hơn, yêu đời hơn. Lê Đại tốt nghiệp đại học năm 1996. Giờ Lê Đại đã đi làm, sống tự lập thoải mái trong một căn hộ riêng gần trường và rất ngưỡng mộ mẹ. Khi sức khỏe tốt, mỗi tuần, Thái Thanh đều đến thăm nom con trai, mang thêm vài món ăn Việt Nam nấu sẵn cho cậu út.
Thái Thanh không chỉ vất vả với Lê Đại. Khi cô bé Thanh Loan sang Mỹ thì cũng là lúc cô bắt đầu bị một dạng bệnh trầm cảm. Thái Thanh một lần nữa lại khổ đau cùng cực trước số phận khắt khe. Trong thời gian tìm hiểu về bệnh trạng của Thanh Loan, biết con không học hành bình thường như các anh chị em được, Thái Thanh đã cố gắng dìu dắt con gái, đi làm những việc thiện nguyện, mong con tìm được niềm vui sống… Nhưng bệnh tình Thanh Loan cứ nặng dần, sau cùng, Thái Thanh đành phải nghe lời bác sĩ và các bạn đồng cảnh ngộ, đưa con vào một bệnh viện chữa trị. Nhưng Thái Thanh vẫn kiên trì phấn đấu với phương tiện và hoàn cảnh của mình để giúp đỡ con yêu quay trở lại với cuộc sống. Vai trò làm mẹ của 2 con bị bệnh nặng cũng lại đòi hỏi ở Thái Thanh một thứ nghị lực bằng “thép cứng” cùng sự kiên trì lớn lao. Với hoàn cảnh như vậy, những đức tính phi thường nơi người mẹ được tôi luyện đã giúp Thái Thanh được con cái yêu kính.
Thái Thanh và con gái đầu lòng Ý Lan
Sống xa Lê Quỳnh từ năm 1965, Thái Thanh một mình đảm đương vai trò vừa là mẹ, vừa thay cha trong việc nuôi dạy con cái. Khi dịu dàng, lúc nghiêm khắc, Thái Thanh luôn mong các con có được căn bản vững chắc về văn hóa và đạo đức, để mai sau trở thành những Con Người có thể viết hoa. Dù các con của Thái Thanh đều có giọng ca thiên phú, nhất là Ý Lan và Quỳnh Hương, nhưng khi Ý Lan còn nhỏ, Thái Thanh nhất quyết không cho con theo nghề ca hát. Thái Thanh buộc con phải học hành như bao người khác. Nhưng dường như là số phận, sau này Ý Lan đi làm, lấy chồng rồi mới bước vào nghiệp xướng ca và vẫn nổi tiếng dù bước vào nghề rất muộn.
Ý Lan luôn coi mẹ là thần tượng trong cuộc sống cũng như trong âm nhạc, như Ý Lan đã tâm sự:“Mẹ tôi là một người đàn bà tình cảm và rất can đảm. Suốt thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành, hình ảnh của mẹ Thái Thanh âu yếm, chăm sóc và yêu thương các con đã ảnh hưởng đến tôi rất nhiều khi tôi làm mẹ. Tình cảm thiêng liêng của mẹ dành cho tôi là niềm hạnh phúc và cả sự may mắn vô bờ bến”.
Sự nổi tiếng của bố Lê Quỳnh và mẹ Thái Thanh là cả một gia tài dành riêng cho con cái. Ý Lan trở thành ca sĩ như ngày hôm nay là nhờ có cả hai yếu tố quan trọng mà bố mẹ đã để lại trong dòng máu của Ý Lan. Cô tâm sự: “Tôi có tiếng hát và kỹ thuật hát thừa hưởng từ mẹ, còn kỹ thuật trình diễn được thừa hưởng từ bố”. Ý Lan cho đây là điều may mắn, chứ làm sao có thể nghĩ là một áp lực cho cuộc sống của mình. Đối với riêng tình phụ tử và mẫu tử thì lúc nào gia đình Ý Lan cũng có sự yên ấm. Bố mẹ Ý Lan đã không còn sống chung với nhau từ khi Ý Lan 8 tuổi. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn rất quý nhau và trân trọng nhau, cho nên Ý Lan và các em trong gia đình đã quen một nếp sống cố định. Còn về tính tình, có những lúc bố mẹ uốn nắn các con để theo nề nếp căn bản nhưng luôn luôn đi đôi với tình cảm nhẹ nhàng.
Ngoài đời thường, Thái Thanh cũng là một người rất đỗi đàn bà. Chúng ta quen hình dung Thái Thanh trên sàn diễn, khi đang hát, hoặc qua những đĩa, băng nhạc. Chúng ta thường nhớ đến Thái Thanh như một đệ nhất và danh ca và quên mất Thái Thanh trong đời thường như một bà mẹ, một người nội trợ thích nấu ăn, một phụ nữ thích mặc đẹp, ăn ngon, kể cả ăn quà vặt. Khi 70 tuổi, Thái Thanh vẫn cần mẫn làm các món dưa chua, củ cải ngâm nước mắm, kho cá thu, làm thịt đông… Thái Thanh vẫn say sưa kể về cách làm các món ăn “Bắc Kỳ chính cống”. Cũng như khi đứng trên sân khấu, Thái Thanh dồn hết mình cho âm nhạc thì khi nấu nướng, toàn bộ con người bà, thân, trí và tâm. Thái Thanh đều chú tâm vào chuyện nấu nướng y như khi hát vậy.
Như Thái Thanh tâm sự về cách ứng xử với cây hoa lan: “Cư xử với cây khó lắm, nhất là hoa lan, không như cư xử với người đâu. Nếu mình không chăm sóc tử tế, không khéo, không làm đúng những gì mình phải làm, thì cây nó bỏ đi. Còn với người, người ta sẵn sàng chịu đựng nhau, đôi khi người ta giả dối dể vẫn liên lạc với nhau vì những điều gì đó. Còn với cây, mình có yêu cây thì cây mới ở lại với mình."
(theo Trí Huân)
( Do Truong Kim Anh chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Điều ít biết về THAI THANH.
Nếu như nhạc Việt Nam hiện đại đã công nhận những nữ diva như: Thanh Lan, Hồng Nhung, Mỹ Linh là những giọng hát có sức sống mãnh liệt nhất trong lòng khán giả thì ngược dòng chảy
Nếu như nhạc Việt Nam hiện đại đã công nhận những nữ diva như: Thanh Lan, Hồng Nhung, Mỹ Linh là những giọng hát có sức sống mãnh liệt nhất trong lòng khán giả thì ngược dòng chảy thời gian về trước những năm 1975, nữ danh ca Thái Thanh với tầm ảnh hưởng với công chúng bằng giọng hát của mình, xứng đáng được coi là diva của Sài Gòn một thuở.
Thái Thanh vốn là con nhà nòi âm nhạc, chị gái là ca sĩ Thái Hằng, anh rể là nhạc sĩ Phạm Duy, anh trai là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, con gái là ca sĩ Ý Lan, nhưng danh ca Thái Thanh cho đến nay dù tóc đã chuyển màu trắng cước vẫn chẳng hề bị chìm lút giữa những nghệ sĩ nổi tiếng trong đại gia đình mình.
Diva Thái Thanh
Biết hát nhờ nhạc phẩm của Phạm Duy
Gia đình nữ danh ca Thái Thanh vốn là gia đình nòi âm nhạc ở Hà thành xưa. Thái Thanh là thứ nữ của ông Phạm Đình Phụng với người vợ hai. Người vợ đầu của ông Phạm Đình Phụng sinh được 2 người con là Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Người vợ thứ hai sinh ra Phạm Thị Quang Thái (ca sĩ Thái Hằng – vợ nhạc sĩ Phạm Duy), nhạc sĩ Phạm Đình Chương và con gái út Phạm Thị Băng Thanh (tức danh ca Thái Thanh). Thái Thanh còn một người chị gái lớn, sinh trước ca sĩ Thái Hằng, nhưng không may đã trúng bom chết khi còn nhỏ.
Song thân của danh ca Thái Thanh đều là những người rất sành nhạc cổ. Thân phụ của Thái Thanh vốn chơi đàn nguyệt, còn thân mẫu chơi đàn tranh và đàn tỳ bà hay có tiếng ở đất Bắc. Nên tất cả anh em của Thái Thanh đều ngấm máu văn nghệ sĩ từ khi còn nhỏ.
Quê ngoại của Thái Thanh ở Sơn Tây, quê nội ở ngay Hà Nội. Thái Thanh chào đời năm 1934 tại làng Bạch Mai, Hà Nội. Năm 1946, 12 tuổi, Thái Thanh đã được ông bà Phạm Đình Phụng đưa theo cùng các anh chị lên Sơn Tây tản cư. Cũng tại nơi đây, người chị đầu của Thái Thanh đã bị trúng bom tử nạn. Ông bà Phạm Đình Phụng lại đưa con chạy về xuôi, mở một quán phở đặt tên là Thăng Long. Tại quán Thăng Long này, các văn nghệ sĩ kháng chiến thường dừng chân, ăn phở và nghe nhạc. Chị em Phạm Đình Chương (nghệ danh Hoài Bắc), Phạm Thị Quang Thái (nghệ danh Thái Hằng) và Phạm Thị Băng Thanh (nghệ danh Thái Thanh) thường biểu diễn ngay tại quán Thăng Long. Khách đến rất vui vì được thưởng thức “cây nhà lá vườn”.
Đầu năm 1949, anh chị em Thăng Long gia nhập các ban văn nghệ quân đội của liên khu IV. Quán Thăng Long dời về chợ Neo (Thanh Hóa). Tại đây, Thái Hằng kết hôn với Phạm Duy và hành trình âm nhạc của gia đình từ nay nảy nở thêm những tài năng mới, với Duy Quang là con đầu lòng sinh năm 1951, và tiếp theo là các con Duy Cường, Thái Hiền, Thái Thảo.
Chuyện Thái Hằng gặp gỡ và nên vợ chồng với nhạc sĩ Phạm Duy không chỉ là một bước ngoặt lớn với nữ ca sĩ nổi tiếng hi sinh cho chồng con này, mà cũng là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời danh ca Thái Thanh.
Thái Thanh bắt đầu hát từ năm 13, 14 tuổi. Đến giờ, nữ danh ca không còn nhớ rõ bài hát đầu tiên mà mình trình diễn là bài nào nhưng chắc chắn là một bài hát của Phạm Duy. Lúc đó, nhạc sĩ Phạm Duy đang theo đuổi Thái Hằng nên thường dùng Thái Thanh làm cái cớ lấy điểm với chị Thái Hằng. Mà Phạm Duy nổi tiếng với tài sáng tác, nên chỉ nghĩ ra cách lấy điểm nhanh nhất và hiệu quả nhất là qua con đường âm nhạc. Phạm Duy hơn Thái Thanh chục tuổi, còn Thái Hằng hơn Thái Thanh 7 tuổi. Khi anh rể tương lai chinh phục chị gái, Thái Thanh trở thành cầu nối cho Phạm Duy. Hồi đó, có bài “Dòng sông Xanh” nhạc ngoại quốc, lời Việt rất nổi tiếng. Phạm Duy đã đặt lời Việt cho bài “Dòng sông Xanh” cho cô em gái Thái Thanh bé xíu hát để lấy điểm với cô chị Thái Hằng. Năm 1948, Thái Hằng kết hôn với Phạm Duy. Nhạc sĩ Phạm Duy chính thức trở thành người một nhà với Thái Thanh. Chẳng biết Phạm Duy và Thái Hằng nên duyên vì những lẽ gì, nhưng chắc hẳn có một phần công lớn của danh ca Thái Thanh.
Từ sau khi hát bài “Dòng sông Xanh”, Thái Thanh đã cùng chị Thái Hằng và anh trai Phạm Đình Chương đi biểu diễn ở quân khu 4. Lần đầu tiên Thái Thanh hát cho công chúng nghe là ở một vùng quê những ngày tản cư kháng chiến. Khi đó, luôn có những ban nhạc hát cho công chúng ở vùng quê nghe. Lên sân khấu ở tuổi 14, còn bé xíu mà đứng trước đông đảo bà con, nên Thái Thanh cũng sợ lắm. Nhưng sau khi cất tiếng hát, thì tiếng hát, âm nhạc không những làm Thái Thanh tan biến mọi nỗi sợ mà còn cảm thấy hứng khởi, hạnh phúc, vì lúc đó, Thái Thanh thấy mình vinh dự được đứng trong ban hợp ca gồm các anh các chị như Hoài Trung, Hoài Bắc, Thái Hằng, những thành viên của ban hợp ca “Thăng Long”.
May mắn cho Thái Thanh là song thân của cô đều là nghệ sĩ, yêu âm nhạc nên không ngăn cấm con cái theo nghiệp “xướng ca vô loài”. Các cụ chỉ dặn con nhất định phải học hành trước đã, đàn hát là chuyện phụ thôi, nhưng kể từ năm 1950, Thái Thanh đã lựa chọn đi theo con đường ca hát. Tên tuổi của Thái Thanh gắn liền với những bản nhạc của Phạm Duy. Kể từ bài “Dòng sông Xanh”, Phạm Duy đặt lời cho Thái Thanh hát, thì Phạm Duy đã biết giọng của Thái Thanh sinh ra là để hát những ca khúc do ông sáng tác. Cũng có người cho rằng, Phạm Duy vì yêu quý giọng hát của Thái Thanh nên đã sáng tác nhiều bài hát hợp với giọng của Thái Thanh. Trải qua 60 năm, Phạm Duy vẫn khẳng định: trong những người hát nhạc Phạm Duy, ông ưng nhất là Thái Thanh, Duy Quang và sau này có Đức Tuấn. Chỉ có Thái Thanh mới đủ khả năng nâng bổng nhạc của Phạm Duy lên và chỉ có nhạc của Phạm Duy mới đáng để Thái Thanh hát. Nhiều ca khúc của Phạm Duy được Thái Thanh thể hiện đúng chất và đúng tầm hơn hẳn những ca sĩ khác cùng thời - đó là nhận xét của một người làm chuyên môn bỏ công nghiên cứu về nhạc Phạm Duy và tiếng hát Thái Thanh.
Ban hợp ca Thăng Long của gia đình Thái Thanh
Thái Thanh có biệt tài “phiêu” cũng với những ca khúc của Phạm Duy. Có những nhạc phẩm của Phạm Duy, Thái Thanh tự ý đổi ca từ khi lên sân khấu, nhưng nhạc sĩ Phạm Duy phải công nhận điều đó làm cho bản nhạc của ông bỗng mang một chút “duyên lạ”.
Như nhạc phẩm “Cho nhau”, Phạm Duy viết: “Cho nhau ngòi bút cùn trơ – Cho nhau, cho những câu thơ tàn mùa – Cho nốt đêm mơ về già”. Thái Thanh lại hát thành: “Cho nhau ngòi bút còn lưa…”. “Lưa” là một từ cổ, có nghĩa là còn sót lại, nhưng mang một âm thanh u hoài, luyến lưu tiếc nuối. Như trong ca dao Bình Trị Thiên vẫn có câu hát đẫm buồn: “Trăm năm dù lỗi hẹn hò – Cây đa bến Cộ con đò vắng đưa – Cây đa bến Cộ còn lưa – Con đò đã thác năm xưa tê rồi”. Nên từ “còn lưa” đã đẩy ca khúc “Cho nhau” về một cõi xa xưa đầy u hoài, luyến tiếc, để lại một dư âm da diết trong cảm nhận về ngôn từ trong lòng thính giả. Nhờ thế mà chữ tình trong “Cho nhau” trở nên lai láng, mơ hồ về quá vãng, còn day dứt mãi trong lòng tình nhân chứ không còn xao xác, tận cùng như “ngòi bút còn trơ”. Nên dù vậy, Phạm Duy lưu ý không chỉ nhắc nhớ một câu chuyện thú vị trong bài hát chứ chưa hề trách cô em vợ một tiếng nào. Mà vì tình “còn lưa” nên Thái Thanh lại hát câu: “Cho nốt đêm mơ về già” thành “Cho nối đêm mơ về già”, sâu nặng và thủy chung, như cứu rỗi hai linh hồn chưa bao giờ an lạc vì trót nhớ thương, tình lỡ.
Phạm Duy viết: “Cho nhau thù oán hờn ghen – Cho nhau cho cõi âm ty một miền”, Thái Thanh lại hát thành: “Cho nhau cho nỗi âm ty một miền”. Vô tình mà như hữu ý, vì từ “cõi” như là một ý niệm hiện hữu về không gian, như xa anh em về cõi chết, tưởng như “cõi âm ty” rất bao la nhưng thật ra chết là hết có còn vấn vương gì. Cho em “nỗi âm ty”, từ “nỗi” dùng để diễn tả tâm trạng con người, con người tưởng như không thể sánh được với cả một “cõi” không gian nhưng nỗi lòng người lại bao la đến vô hình. “Nỗi âm ty” là sự chết đang tồn tại trong thực thể còn đang sống. Chính cái “phiêu”, cái sáng tạo rất duyên dáng của Thái Thanh đã nâng những bài hát mà Thái Thanh thể hiện, khiến cùng một nhạc phẩm, nhưng dưới sự thể hiện của Thái Thanh luôn ở tầm rất khác so với các ca sĩ cùng thời.
Thái Thanh được cho là một giọng hát “vượt thời gian”, từng bị dư luận vẽ ra đủ thứ giai thoại về bí quyết học nhạc. Có dư luận nói, Thái Thanh hát hay như thế nhờ chui đầu vào chum để tập phát âm. Lẽ thật, giọng hát Thái Thanh sống mãi vì hai điều: Thái Thanh hát với tình yêu âm nhạc và cháy hết mình khi đứng trước khán giả.
Khi còn nhỏ, Thái Thanh không theo học nhạc ở trường lớp nào. Nhạc lý cũng như là xướng âm, Thái Thanh phải đặt mua sách từ bên Pháp, theo đó tự học, có gì khó thì hỏi nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Phạm Đình Chương cũng chủ yếu là tự học rồi từ vốn kiến thức đó lại trở thành thầy của em gái. Phạm Đình Chương có lần nói: “Cô có cái đặc biệt là trước khi tôi dậy thì cô đã biết rồi”. Thái Thanh có được giọng ca sống mãi với thời gian và vẻ đẹp khiến đàn ông không thể không ngoái nhìn. Có lần ca sĩ Khánh Ly trong dịp hội ngộ Thái Thanh đã nắm bàn tay đẹp có tiếng của Thái Thanh nói: “Nếu cháu là chồng của cô, cháu đành phải để cô đi hát trước khán giả, nhưng cháu sẽ giữ hai bàn tay cô ở lại nhà, cháu không cho ai được nhìn hai bàn tay ấy khi cô hát”.
Bộ ba Khánh Ly - Lệ Thu - Thái Thanh
Danh ca, một người phụ nữ và một người mẹ
Nhớ lần ca sĩ Ý Lan trở lại hát tại Hà Nội trong một đêm nhạc tại Nhà hát Lớn, ca sĩ Ý Lan đã tâm sự, đây là nơi Ý Lan nhất định phải tìm về, vì đó là khung trời kỷ niệm của danh ca Thái Thanh – mẹ cô và tài tử Lê Quỳnh – cha cô. Dù sau này, Thái Thanh và Lê Quỳnh không còn bên nhau, nhưng mong ước được một lần quay lại khung trời kỷ niệm, nơi bắt đầu tình yêu của hai người mãi mãi là ước mơ của tài tử Lê Quỳnh. Chính tại Nhà hát Lớn, trong một buổi biểu diễn của Thái Thanh, tài tử Lê Quỳnh khi đó còn chưa nổi danh đã phải trốn vé để vào nghe giọng hát mà mình vốn hằng ái mộ, để rồi sau đó bắt đầu một mối duyên đẹp, dù mối duyên đó không trọn vẹn đến cuối đường.
Thái Thanh lập gia đình với Lê Quỳnh năm 1956 và sinh liên tiếp 5 người con, 3 gái, 2 trai. Đó là: Ý Lan sinh năm 1957, Lê Việt 1958, Quỳnh Dao tức Quỳnh Hương 1960, Thanh Loan 1962 và Lê Đại 1964. Cậu út Lê Đại nhiều lần “chê” mẹ là sinh nhiều quá, “y như gái Tầu” vậy. Lê Đại cũng là người kém may mắn nhất trong 5 chị em: khi ra đời khỏe mạnh, nhưng Lê Đại bị bệnh sốt tê liệt từ lúc 8 tháng. Tuy sống sót nhưng Lê Đại bị liệt nửa thân dưới.
Thái Thanh được biết đến là nữ danh ca có ảnh hưởng lớn ở Sài Gòn trước năm 1975 nhưng cũng là một người mẹ hết mình vì gia đình. Năm 4 tuổi, Lê Đại bị ốm, được tổ chức Terre Des Hommes đưa qua nước Ý chữa trị 3 năm liền và năm 1971, Lê Đại trở về Việt Nam khi 7 tuổi. Từ khi sang Mỹ, Thái Thanh đảm đương trách nhiệm làm mẹ với rất nhiều nghị lực. Thái Thanh tập lái xe dù không thích thú chút nào, nhưng phải tập ngay để có thể hàng ngày đưa đón Lê Đại đi học. Sau 2 năm học tại College Golden West, Lê Đại đã được vào đại học Long Beach. Sự kiên trì và nhẫn nại của bà mẹ Thái Thanh đã giúp Lê Đại (nay là Michael Đại Lê) tự tin hơn, yêu đời hơn. Lê Đại tốt nghiệp đại học năm 1996. Giờ Lê Đại đã đi làm, sống tự lập thoải mái trong một căn hộ riêng gần trường và rất ngưỡng mộ mẹ. Khi sức khỏe tốt, mỗi tuần, Thái Thanh đều đến thăm nom con trai, mang thêm vài món ăn Việt Nam nấu sẵn cho cậu út.
Thái Thanh không chỉ vất vả với Lê Đại. Khi cô bé Thanh Loan sang Mỹ thì cũng là lúc cô bắt đầu bị một dạng bệnh trầm cảm. Thái Thanh một lần nữa lại khổ đau cùng cực trước số phận khắt khe. Trong thời gian tìm hiểu về bệnh trạng của Thanh Loan, biết con không học hành bình thường như các anh chị em được, Thái Thanh đã cố gắng dìu dắt con gái, đi làm những việc thiện nguyện, mong con tìm được niềm vui sống… Nhưng bệnh tình Thanh Loan cứ nặng dần, sau cùng, Thái Thanh đành phải nghe lời bác sĩ và các bạn đồng cảnh ngộ, đưa con vào một bệnh viện chữa trị. Nhưng Thái Thanh vẫn kiên trì phấn đấu với phương tiện và hoàn cảnh của mình để giúp đỡ con yêu quay trở lại với cuộc sống. Vai trò làm mẹ của 2 con bị bệnh nặng cũng lại đòi hỏi ở Thái Thanh một thứ nghị lực bằng “thép cứng” cùng sự kiên trì lớn lao. Với hoàn cảnh như vậy, những đức tính phi thường nơi người mẹ được tôi luyện đã giúp Thái Thanh được con cái yêu kính.
Thái Thanh và con gái đầu lòng Ý Lan
Sống xa Lê Quỳnh từ năm 1965, Thái Thanh một mình đảm đương vai trò vừa là mẹ, vừa thay cha trong việc nuôi dạy con cái. Khi dịu dàng, lúc nghiêm khắc, Thái Thanh luôn mong các con có được căn bản vững chắc về văn hóa và đạo đức, để mai sau trở thành những Con Người có thể viết hoa. Dù các con của Thái Thanh đều có giọng ca thiên phú, nhất là Ý Lan và Quỳnh Hương, nhưng khi Ý Lan còn nhỏ, Thái Thanh nhất quyết không cho con theo nghề ca hát. Thái Thanh buộc con phải học hành như bao người khác. Nhưng dường như là số phận, sau này Ý Lan đi làm, lấy chồng rồi mới bước vào nghiệp xướng ca và vẫn nổi tiếng dù bước vào nghề rất muộn.
Ý Lan luôn coi mẹ là thần tượng trong cuộc sống cũng như trong âm nhạc, như Ý Lan đã tâm sự:“Mẹ tôi là một người đàn bà tình cảm và rất can đảm. Suốt thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành, hình ảnh của mẹ Thái Thanh âu yếm, chăm sóc và yêu thương các con đã ảnh hưởng đến tôi rất nhiều khi tôi làm mẹ. Tình cảm thiêng liêng của mẹ dành cho tôi là niềm hạnh phúc và cả sự may mắn vô bờ bến”.
Sự nổi tiếng của bố Lê Quỳnh và mẹ Thái Thanh là cả một gia tài dành riêng cho con cái. Ý Lan trở thành ca sĩ như ngày hôm nay là nhờ có cả hai yếu tố quan trọng mà bố mẹ đã để lại trong dòng máu của Ý Lan. Cô tâm sự: “Tôi có tiếng hát và kỹ thuật hát thừa hưởng từ mẹ, còn kỹ thuật trình diễn được thừa hưởng từ bố”. Ý Lan cho đây là điều may mắn, chứ làm sao có thể nghĩ là một áp lực cho cuộc sống của mình. Đối với riêng tình phụ tử và mẫu tử thì lúc nào gia đình Ý Lan cũng có sự yên ấm. Bố mẹ Ý Lan đã không còn sống chung với nhau từ khi Ý Lan 8 tuổi. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn rất quý nhau và trân trọng nhau, cho nên Ý Lan và các em trong gia đình đã quen một nếp sống cố định. Còn về tính tình, có những lúc bố mẹ uốn nắn các con để theo nề nếp căn bản nhưng luôn luôn đi đôi với tình cảm nhẹ nhàng.
Ngoài đời thường, Thái Thanh cũng là một người rất đỗi đàn bà. Chúng ta quen hình dung Thái Thanh trên sàn diễn, khi đang hát, hoặc qua những đĩa, băng nhạc. Chúng ta thường nhớ đến Thái Thanh như một đệ nhất và danh ca và quên mất Thái Thanh trong đời thường như một bà mẹ, một người nội trợ thích nấu ăn, một phụ nữ thích mặc đẹp, ăn ngon, kể cả ăn quà vặt. Khi 70 tuổi, Thái Thanh vẫn cần mẫn làm các món dưa chua, củ cải ngâm nước mắm, kho cá thu, làm thịt đông… Thái Thanh vẫn say sưa kể về cách làm các món ăn “Bắc Kỳ chính cống”. Cũng như khi đứng trên sân khấu, Thái Thanh dồn hết mình cho âm nhạc thì khi nấu nướng, toàn bộ con người bà, thân, trí và tâm. Thái Thanh đều chú tâm vào chuyện nấu nướng y như khi hát vậy.
Như Thái Thanh tâm sự về cách ứng xử với cây hoa lan: “Cư xử với cây khó lắm, nhất là hoa lan, không như cư xử với người đâu. Nếu mình không chăm sóc tử tế, không khéo, không làm đúng những gì mình phải làm, thì cây nó bỏ đi. Còn với người, người ta sẵn sàng chịu đựng nhau, đôi khi người ta giả dối dể vẫn liên lạc với nhau vì những điều gì đó. Còn với cây, mình có yêu cây thì cây mới ở lại với mình."
(theo Trí Huân)
( Do Truong Kim Anh chuyển )