Cà Kê Dê Ngỗng

Đinh Tấn Lực - Chiến Lược Cống Hán Tạo Lòng Tin

Trích đoạn trên đây là từ bản tin của Tân Hoa Xã (ngày 3/6/2013), được lược dịch, với sự trợ lực một phần của Google, như sau:

Tập Cận Bình - 15/02/2012 - tại Hoa Thịnh Đốn - ảnh Xinhua

Tập Cận Bình – 15/02/2012 – tại Hoa Thịnh Đốn - ảnh Xinhua

河内警方采取行动逮捕了带头抗议者,并迅速将他们押进警方大巴,其他人则冲出警方包围。两名报道抗议活动的法新社记者也被警方逮捕,但几小时后被释放。这场最新抗议活动凸显越南政府在处理对华关系中面临的国内压力。”

Trích đoạn trên đây là từ bản tin của Tân Hoa Xã (ngày 3/6/2013), được lược dịch, với sự trợ lực một phần của Google, như sau:

Công an Hà Nội đã ra tay bắt người biểu tình (ngày 02/6/2013), đồng thời nhanh chóng tống nhốt họ vào xe cảnh sát, những người khác xông ra thì bị công an bao vây. Hai phóng viên AFP đưa tin về hoạt động biểu tình cũng bị bắt, nhưng chỉ mấy giờ sau là được thả. Cuộc biểu tình mới nhất này nhấn mạnh cung cách Chính phủ Việt Nam trong việc xử lý mối quan hệ với Trung Quốc khi đối mặt với áp lực trong nước”.

Nếu có điều gì sai sót qua công đoạn lược dịch, xin được điều chỉnh sau. Tuy nhiên, với cái nội dung tiếng Việt trong tay, chí ít người đọc có 2 câu hỏi bật ra từ mấy dòng tin cô đọng vừa dẫn:

  • Một: Cung cách ấy thế nào?
  • Hai: Việc xử lý ấy ra sao?

*

Cung cách (ứng xử với người yêu nước) ấy thế nào?

Rõ nhất là những tệp ảnh mới chụp trong ngày 02/6/2013, tại Thủ đô vì hòa bình của nước CHXHCNVN độc lập-tự do-hạnh phúc.

Đó là bước tiến của cái cung cách côn đồ du đãng, từ vung chân đạp mặt nhân dân đến hè nhau phóng tay lôi vào hàng rào tẩn hội đồng nhân dân. Chứng nhân đầy thương tích của bước tiến nhảy vọt này là cùng một người: Nguyễn Chí Đức. Blogger Thanh Sơn đã có đôi dòng cảm biếm: “Năm ngoái ông đạp mặt mày/Năm nay ông đánh thẳng tay/Sợ gì?/Chống Trung Quốc?/Giỏi chống đi!/Chống Bạn ‘4 tốt’ khác gì chống ông!…”.

Đó là bước tiến của cái cung cách “thi hành công vụ”, từ xiết cổ quẳng lên xe đến đập còng vào đỉnh hộp sọ cho nạn nhân ngất xỉu tại chỗ. Chứng nhân bất tỉnh của bước tiến nhảy vọt này là một người từng bị bắt nhiều lần về tội biểu tình: Trương Văn Dũng. Một chứng nhân bầm dập khác của bạo lực khoác danh công vụ lần này là người từng đứng trước Nhà hát lớn Hà Nội  đọc Tuyên Cáo Của Nhân Dân VN Yêu Nước Gửi Nhà Cầm Quyền TQ ngày 03/07/2011: Nguyễn Văn Phương.

Đó là bước tiến của cái cung cách “ăn thịt truyền thông”, bao gồm và thăng hoa từ giải pháp đập ống kính vào gáy phóng viên AP, tới “nhà báo hả, tao đánh chết mẹ mày luôn!” ở Văn Giang, hay di lý các nữ phóng viên AFP về trại cải tạo gái mại dâm…

Đó là bước tiến của cái cung cách lên sẵn danh sách những người cần bắt giam và lên sẵn phương án bắt nóng/bắt cóc/bắt nguội… trong trường hợp những nạn nhân này dạt vòm/vượt thoát thành công vòng rào thiên la địa võng côn đồ du đãng chặn đường rời nhà của họ để đến được địa điểm biểu tình.

Đó là bước tiến của cái cung cách “phục hồi nhân phẩm”, tức cải tạo dân lành thành xác người máy, đến mức xuất hiện khẩu hiệu “Lộc Hà – điểm hẹn của người yêu nước” (nghe cứ ngược chiều với lời tận tình quảng cáo của đại sứ du lịch: Việt Nam, điểm hẹn của ma-cô quốc tế).

Đó là bước tiến của cái cung cách lục soát bằng tay khắp người những phụ nữ bị bắt vào đồn công an, được coi như phần thưởng cho kẻ thi hành công vụ, và cũng được coi là cách nhục mạ những người dám gióng tiếng phát biểu điều suy nghĩ rất riêng của mình.

Đó là bước tiến của cái cung cách lên sẵn danh sách những người cần bỏ tù, leo thang tiến trình áp án từ tội danh đại trà rất đỗi mơ hồ “tuyên truyền chống nhà nước”, số 88, đến tội danh cụ thể và bao quát hơn “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”, số 258. Chứng nhân của bước tiến này phủ sóng/di lý/chuyển trại dồn dập từ Nam ra Bắc, kể không hết.

Đó cũng là bước tiến của cái cung cách hành hung người yêu nước đã bị bỏ tù. Không chỉ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị “đánh cho mày mt kh năng đàn ông luôn”. Không chỉ Cù Huy Hà Vũ phải tuyệt thực phản đối chính sách hành hung tù chính trị… Mà cả những thiếu nữ ở tuổi sinh viên Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên… cũng bị ăn đấm ăn đá trong tù.

Tất cả nhằm làm nền minh họa và tô đậm các cuộc triển lãm ảnh đồng loạt cả nước hồi cuối tháng 5 có chủ đề bắt mắt là: “Thi đua yêu nước – 65 năm vang mãi lời Người”.

*

Việc xử lý (mối quan hệ với TQ) ấy ra sao?

Vừa mới cách nay 3 tháng là dịp kỷ niệm 25 năm trận thảm sát chiến sĩ giữ đảo Gạc Ma 14/03/1988.

Chỉ còn 3 tháng nữa là tới dịp kỷ niệm 55 năm công hàm cống đảo 14/09/1958.

Chỉ còn 8 tháng nữa là tới dịp kỷ niệm 40 năm TQ cưỡng chiếm Hoàng Sa 19/01/1974.

Chỉ còn 9 tháng nữa là tới dịp kỷ niệm 35 năm trận chiến “giáo trừng” 17/02/1979.

Trong khi chờ đợi, Bắc Kinh vẫn thường xuyên ra lệnh cấm ngư dân VN đánh cá trên biển Đông; hạm đội Hải Giám của Trung cộng vẫn ngang nhiên và liên tục đâm vỡ/bắn cháy/đánh chìm tàu cá của ngư dân ta ngay trên ngư trường ta.

Trong khi chờ đợi, loa ngoại giao của ta vẫn cà lăm cà lặp một giai điệu thấm đẫm nước bọt: “Hết sức quan ngại” và  “yêu cầu phía TQ chấm dứt các động thái làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông”… Cùng lúc, vẫn khoanh tay nhìn sóng nhuộm máu và cúi đầu cải tạo ngư dân VN từ sói biển thành cừu bờ.

Trong khi chờ đợi, quan nhất phẩm Thái Bảo kiêm Thái Thú VN đã (tuy cao giọng nhưng không kém phần lắp bắp) đọc bài diễn văn tiếng Việt khai mạc Hội Nghị Sangri-La quý phái ở Tân Gia Ba.

Mặc dù lời đầu là kính thưa Tiến sĩ (nguyên văn phiên âm cho dễ đánh vần) Giôn Chip-man và ban tổ chức Đối Thoại Sangri-La 12, nhưng kỳ thực là để chuyển tải một thông điệp làm nức lòng đám bạn 16 vàng + 4 tương + 4 tốt ở Trung Nam Hải.

Về mặt ngữ nghĩa, người ta đếm được bài diễn văn khai mạc Sangri-La 12 tích chứa cả thảy 23 từ “chiến lược” + 18 từ “lòng tin chiến lược” + 10 từ “nước lớn”.

Như vậy, sẽ không sai trật là bao khi bảo rằng trọng tâm bài đọc này nhắm vào ảnh hưởng của “nước lớn” và kêu gọi xây dựng “lòng tin chiến lược” bằng những động thái  “chiến lược”.

Các đối tượng được mệnh danh là nước lớn đó, ở đây, ngay tại hội nghị của phần đông là nhiều nước nhỏ và nhỡ này, chỉ có thể là Hoa Kỳ và Trung cộng.

Mỹ từng giúp hai nước bại trận sau thế chiến thứ hai trở thành hai cường quốc đứng đầu Âu châu và Á châu, là Đức với Nhật.

Mỹ không ăn hiếp các nước ASEAN, và trên thực tế chưa từng xâm lăng/đặt nền đô hộ lên bất kỳ nước nào.

Ngược lại, Mỹ còn là cây dù an ninh của một số quốc gia trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á này. Cho dù báo Nhân Dân của Hà Nội vẫn ra rả loạt bài “phơi-giơ-tông”, chuyện dài nhiều tập không bãi đáp, về nhu cầu/định hướng/phương thức/chiến thuật/diễn tập… và thành quả chống “diễn biến hòa bình” của quân đội nhân dân VN anh hùng đối với các thế lực thù địch mà đứng đầu là cựu thù đế quốc Mỹ (của Đệ Tam Quốc Tế), lại từng được bầu bạn Trung cộng hạ quyết tâm tử chiến “cho đến người VN cuối cùng”.

Suy ra, đối tượng chính đuợc gọi là nước lớn đó chính là Trung cộng; với những đặc điểm “Sơn thủy tương liên/Lý tưởng tương thông/Văn hóa tương đồng/Vận mệnh tương quan”; với một nhà cầm quyền có cùng chủ nghĩa/mục tiêu/lập trường/giai cấp mà dàn lãnh đạo Hà Nội từng cong lưng khuỵu gối chịu ơn như một bầu bạn quốc tế rộng lượng trong bối cảnh nước xa lửa gần suốt nhiều chục năm chinh chiến chống Mỹ trước đây. Và còn là một bàn tay sắt từng “dạy cho bọn rợ duê nản một bài học” khiến 6 tỉnh biên giới cực Bắc của ta thành bình địa.

Thế thì, trong diễn văn khai mạc Sangri-La 12, quan tể tướng VN đã nêu danh/định tội/nhắn gửi/kêu gọi/vận động gì ở nó, và ở cả những nạn nhân cái đường lưỡi bò 9 vạch của nó đang có mặt trong hội nghị?

*

Nêu danh ư?

Một số người cho rằng đã có cách nêu danh bằng lời phân trần bóng gió đủ để cử tọa thương hại và ngầm hiểu “thằng nước lớn khốn nạn” đó là ai, mà không cần nêu đích danh: “Trong suốt lịch sử mấy ngàn năm, Việt Nam đã chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra”!

Nhiều người phê bình: E nó nổi trận lôi đình thì ít, mà đã lỡ mắc quai nên không thể mở miệng thì nhiều? Chẳng biết độ chính xác có ngang bằng tỷ lệ cử tri đi bầu QH không. Lại có kẻ chê trách là cả làng mất ví mà tay xã trưởng đứng ngay giữa chợ đời không dám chỉ mặt day trán thằng móc túi thì quả là không thể hèn hơn hay nhục hơn được nữa.

Hóa ra chữ “Nhẫn” thư pháp rồng bay phượng múa kia đã được mang từ Ba Đình đại sảnh ra trưng ngoài nhà lồng chợ Đông Nam Á, cho thiên hạ sụt sùi hỉ nũi. Nghe đâu bạn Phi Luật Tân chỉ lịch sự mỉm cười.

*

Định tội ư?

Chúng ta vẫn áp dụng sáng tạo phương cách bóng gió xa xôi, cho nó lành : “Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”. Nghĩa là chung chung, xa xa, mơ mơ, hồ hồ… Còn cụ thể và chi tiết ra, nó hà hiếp bắt giam ngư dân ta, cướp tàu, cướp cá, đòi tiền chuộc tàu/chuộc người/chuộc lưới… hay đâm chìm tàu cá của ta, cấm biển ta… thì kể từ Hội nghị Thành Đô, có đứa nào dám kể tí gì về sự hà hiếp/không chế/áp đảo của Bắc kinh ngay trên dàn lãnh đạo ở Ba Đình này không, nói gì là với ngư dân ta trên biển ta? Lại thấy mấy bạn Phi che miệng, khúc khích.

Họ chỉ bật cười thành tiếng lúc diễn giả ấp úng vòng vo trả lời câu hỏi rất thẳng của nữ Thiếu tướng Zao Yun Zhu, Giám đốc Trung tâm Quan hệ Quốc phòng Trung–Mỹ, Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, trong vai một nữ phóng viên báo Nhân Dân của TQ.

Câu hỏi: “Ngài có thể nêu ra một vài ví dụ cụ thể về việc tự do hàng hải bị vi phạm và vi phạm theo luật quốc tế nào?”. Câu trả lời: “Chúng tôi cho rằng những diễn biến gần đây trên thực tế chắc có lẽ tất cả mọi người của chúng ta ở đây đều biết, tôi thấy không cần nhắc lại”.

Bài đọc không hề nêu tên nêu tội của đối tượng. Rồi lắp bắp trả lời một câu hỏi vặn của tướng giặc, rằng, diễn giả thấy không cần nhắc lại cái điều chưa nêu ấy.

Cử tọa Sangri-La 12 sẽ phải kết luận thế nào về tay lãnh đạo thuộc hàng đỉnh điểm của VN đã hồn nhiên bẻ cong sự kiện không dám nêu thành không cần nhắc, ngay trước mặt các học giả/quan chức/tướng lãnh/phóng viên quốc tế, ở đây? Thế thì làm sao tin hắn, nói gì là lòng tin chiến lược giữa các quốc gia?

Độc giả khắp nơi sẽ phải kết luận thế nào về sự né tránh một cách sợ hãi không cần che giấu đó của một kẻ đang đứng trên đỉnh chóp quyền lực chính trị của VN?

*

Nhắn gửi ư?

Điều cốt lõi này được đề cập ở ngay trước và sau cái chấm xuống dòng đoạn văn đầu tiên của bài đọc: “Mất lòng tin là mất tất cả”, và “Muốn có hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược”. Khiến cử tọa (là những nhân vật am tường chuyện thế giới) phải bất giác liên tưởng đến bài diễn văn của Tập Cận Bình ở Hoa Thịnh Đốn ngày 15/02/2012, tức là chỉ mới năm ngoái, được Tân Hoa Xã tường thuật lại dưới tựa đề: “China, U.S. should increase strategic trust, respect mutual core interests”. Tạm dịch thoát ý là “TQ, Hoa Kỳ nên củng cố  lòng tin chiến lược, tương kính quyền lợi cốt lõi chung”. Trong bài này, Tân Hoa Xã đã ghi rất rõ ở dòng thứ ba: “…Without trust, one can achieve nothing,’ Xi said, citing a Chinese saying”. Lại phỏng dịch: “…’Không có lòng tin, người ta chẳng đạt được gì’, Tập nói, dẫn lại một ngạn ngữ của người tàu”.

Tập còn giải thích thêm trong bài diễn văn vừa dẫn: “strategic trust is the foundation for mutually beneficial cooperation”. Đoạn này không cần phải lược dịch, bởi đã được chép lại bằng tiếng Việt (gần như nguyên văn) trong bài đọc khai mạc Sangri-La 12: “Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác”.

Cử tọa của Sangri-La Dialogue có thể hơi bị hoang mang khúc này: Thủ tướng DUNG thuổng nhẹ ý tưởng của Phó chủ tịch nước XI? Hay Thủ tướng DUNG nhấn mạnh giúp ý tưởng của Phó chủ tịch nước XI, trong hội nghị quý phái này? Lắm người nghiêng về giả thiết hai. Bởi rất nhiều người biết rõ, bệnh bành trướng của Bắc Kinh là một chứng di căn qua nhiều triều đại, và không ai chờ đợi toa thuốc của một y tá vườn.

Hóa ra, trọng tâm của bài đọc, triết lý “Lòng Tin Chiến Lược” này, chẳng phải để nói với các nước, trên cương vị một thủ tướng của VN, mà chính thực là nói giùm cho TQ với tất cả các nước còn lại một lý thuyết mới (chia đôi sân chơi thế giới một cách có trách nhiệm cam kết) mà Tập Cận Bình đã đề nghị với chính quyền Mỹ ngay trước khi lên ngai hoàng đế thiên triều.

*

Kêu Gọi ư?

Bắc Kinh còn muốn bảo ban thêm điều gì nữa với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á?

Thì đây, vẫn qua dẫn đề khai mạc Sangri-La 12: “Chúng ta cần một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, hợp tác hiệu quả với tất cả các nước để chung tay vun đắp hòa bình và thịnh vượng ở khu vực, chứ không phải là một ASEAN mà các quốc gia thành viên buộc phải lựa chọn đứng về bên này hay bên kia vì lợi ích của riêng mình trong mối quan hệ với các nước lớn”.

Chính vì thế mà khi TS Christian Le Miere, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) đặt câu hỏi: “Trong bài phát biểu của ngài, ngài nhiều lần nhắc tới tầm quan trọng của luật pháp quốc tế ở Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) và tất cả các nước nên tôn trọng luật quốc tế. Điều này có nghĩa là Việt Nam đồng ý với Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về đối với tranh chấp chủ quyên tại Bãi cạn Scraborough? Và ngài có muốn thấy có thêm nhiều nước dựa vào tòa trọng tài quốc tế như một công cụ để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình?”… thì ông nhận được một câu trả lời ở cực đỉnh của cái mà người Cà Mau kêu bằng …trớt quớt: “Thưa các bạn, vấn đề Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài của Tòa án Quốc tế về Luật Biển, về vấn đề này ngày 26/4/2013, Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố công khai quan điểm của mình, tôi xin không nhắc lại để đỡ tốn thời gian của quý vị”.

Nội dung bản tuyên bố đó là gì? “Yes” hay “No” đối với câu hỏi? Tại sao không thể tóm tắt và nhắc lại cho người hỏi yên tâm? Mr. DUNG không nhớ rõ? Không nắm vững vấn đề luật hàng hải quốc tế? Hay có điều gì không tiện đối với Phi, quan trọng hơn nữa là đối với Tàu? Có phải vì Phi đã từng sử dụng giải pháp “cứng rắn” đủ để Bắc Kinh phải nhíu màu/nhăn mặt/chùn tay và “ta” đã được dặn là không nên để đại ca giận cá chém thớt?

*

Vận động ư?

Bài đọc nhấn mạnh rất rõ quan điểm của Hà Nội: “Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác…”.

Đó là thành quả mà Bắc Kinh từng tốn rất nhiều mưu lược/công sức/tiền bạc… để khống chế dàn lãnh đạo Hà Nội, từ mốc điểm dễ nhớ nhất là Hội nghị Thành Đô.

Nay, qua bài đọc của Mr. DUNG, nó trở thành thông điệp vận động chính phủ các nước ASEAN, hy vọng sẽ cùng thống nhất hành động.

Cũng vì thế, TS Lee Chung Min, Đại học Yonsei, Hàn Quốc, đặt một câu hỏi ngắn gọn: “Ngài đã đề cập tới các từ ‘lòng tin chiến lược’ tới 30-40 lần, câu hỏi của tôi rất đơn giản là vậy ngài tin tưởng Hoa Kỳ như thế nào khi so với Trung Quốc, đứng ở quan điểm của Việt Nam?”, và nhận được một câu trả lời đơn giản gấp vạn lần: “Như tôi đã đề cập trong bài phát biểu của tôi là Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai cường quốc có trách nhiệm lớn nhất, tôi nhấn mạnh là lớn nhất, trong tương lai trong quan hệ của chính mình, cũng như sự đóng góp vào hòa bình, hợp tác, phát triển, thịnh vượng chung của khu vực. Chúng tôi tin tưởng và hy vọng Trung Quốc và Hoa Kỳ với tư cách là hai cường quốc của thế giới, của khu vực nhận rõ vai trò, trách nhiệm và lợi ích của mình mà có những chiến lược, những việc làm thiết thực, phù hợp để đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, thịnh vượng ở khu vực”.

Ngược lại, câu hỏi đơn giản đó chứng tỏ TS Lee Chung Min không có hay chưa có cơ hội theo dõi/học tập/quán triệt/góp ý cho loạt bài nền (ghi đậm dấu ấn) trên báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân: “Phòng chống Chiến lược ‘Diễn biến Hòa bình’, Bạo loạn Lật đổ của các Thế lực Thù địch đối với Cách Mạng Việt Nam”.

*

Đúc Rút Sơ Khởi

Tóm lại, người ta ghi nhận sơ khởi được những điều gì chính yếu hay đáng quan tâm từ bài diễn văn khai mạc Sangri-La 12?

  1. Bài diễn văn này chắn chắc không do người đọc tự viết. Cũng không chắc là do bộ hạ của người đọc viết. Nhiều phần không thể loại trừ là xác suất tác giả bài viết đang sống đâu đó ở bên tàu.
  2. Người đọc không thể không hiểu hay không nhất trí với nội dung bài viết, nhưng nhu cầu gay go là phải diễn tả hùng hồn cho xứng đáng với vinh dự là bài dẫn đề khai mạc một hội nghị quý phái của ASEAN.
  3. Bất kỳ ai chờ đợi thủ tướng VN mạnh dạn đòi hỏi phía Trung Quốc phải chấm dứt mọi hành động gây bất ổn, trấn áp ngư dân ta tại diễn đàn quốc tế này… đều tự chứng tỏ trí nhớ hơi bị kém về cái giá biểu các “Chủ Trương Lớn”.
  4. Nếu chưa tin thì cử tọa hay độc giả hãy thử ráp nối những quan điểm/thông điệp của tàu cộng trong phần xử lý của Mr. DUNG với những ghi nhận bên trên, trong phần cung cách ứng xử của nhân viên của DUNG với người Việt yêu nước. Đó chẳng phải là điểm sáng của Chiến Lược Cống Hán Tạo Lòng Tin đó sao?
  5. Trong trường hợp vẫn chưa chịu tin thì xin vui lòng đọc thêm mẩu tin trang trọng mới nhất trên QĐND Online Ngày 6-6-2013, Đoàn cán bộ chính trị cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ lên đường sang Trung Quốc tham gia khóa học ngắn hạn (15 ngày), trong khuôn khổ Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương và thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa 2 nước.

Nghe cứ như “Có bác Xì trong ngày vui đại yến”.

Câu hỏi còn lại sau cùng, chỉ có thể là nỗi hoang mang ngữ nghĩa. Thật khó lòng khẳng định từ nào là chính xác nhất dành cho diễn giả: Tay sai/Chư hầu/Thái thú/Đại sứ/Toàn quyền/Thống đốc/Con tin/Con rối… hay Con gì khác?

05/06/2013kỷ niệm 151 năm ngày ký Hòa Ước Nhâm Tuất, triều đình Huế cắt nhường 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và Côn Đảo cho thực dân Pháp.

Blogger Đinh Tấn Lực

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đinh Tấn Lực - Chiến Lược Cống Hán Tạo Lòng Tin

Trích đoạn trên đây là từ bản tin của Tân Hoa Xã (ngày 3/6/2013), được lược dịch, với sự trợ lực một phần của Google, như sau:

Tập Cận Bình - 15/02/2012 - tại Hoa Thịnh Đốn - ảnh Xinhua

Tập Cận Bình – 15/02/2012 – tại Hoa Thịnh Đốn - ảnh Xinhua

河内警方采取行动逮捕了带头抗议者,并迅速将他们押进警方大巴,其他人则冲出警方包围。两名报道抗议活动的法新社记者也被警方逮捕,但几小时后被释放。这场最新抗议活动凸显越南政府在处理对华关系中面临的国内压力。”

Trích đoạn trên đây là từ bản tin của Tân Hoa Xã (ngày 3/6/2013), được lược dịch, với sự trợ lực một phần của Google, như sau:

Công an Hà Nội đã ra tay bắt người biểu tình (ngày 02/6/2013), đồng thời nhanh chóng tống nhốt họ vào xe cảnh sát, những người khác xông ra thì bị công an bao vây. Hai phóng viên AFP đưa tin về hoạt động biểu tình cũng bị bắt, nhưng chỉ mấy giờ sau là được thả. Cuộc biểu tình mới nhất này nhấn mạnh cung cách Chính phủ Việt Nam trong việc xử lý mối quan hệ với Trung Quốc khi đối mặt với áp lực trong nước”.

Nếu có điều gì sai sót qua công đoạn lược dịch, xin được điều chỉnh sau. Tuy nhiên, với cái nội dung tiếng Việt trong tay, chí ít người đọc có 2 câu hỏi bật ra từ mấy dòng tin cô đọng vừa dẫn:

  • Một: Cung cách ấy thế nào?
  • Hai: Việc xử lý ấy ra sao?

*

Cung cách (ứng xử với người yêu nước) ấy thế nào?

Rõ nhất là những tệp ảnh mới chụp trong ngày 02/6/2013, tại Thủ đô vì hòa bình của nước CHXHCNVN độc lập-tự do-hạnh phúc.

Đó là bước tiến của cái cung cách côn đồ du đãng, từ vung chân đạp mặt nhân dân đến hè nhau phóng tay lôi vào hàng rào tẩn hội đồng nhân dân. Chứng nhân đầy thương tích của bước tiến nhảy vọt này là cùng một người: Nguyễn Chí Đức. Blogger Thanh Sơn đã có đôi dòng cảm biếm: “Năm ngoái ông đạp mặt mày/Năm nay ông đánh thẳng tay/Sợ gì?/Chống Trung Quốc?/Giỏi chống đi!/Chống Bạn ‘4 tốt’ khác gì chống ông!…”.

Đó là bước tiến của cái cung cách “thi hành công vụ”, từ xiết cổ quẳng lên xe đến đập còng vào đỉnh hộp sọ cho nạn nhân ngất xỉu tại chỗ. Chứng nhân bất tỉnh của bước tiến nhảy vọt này là một người từng bị bắt nhiều lần về tội biểu tình: Trương Văn Dũng. Một chứng nhân bầm dập khác của bạo lực khoác danh công vụ lần này là người từng đứng trước Nhà hát lớn Hà Nội  đọc Tuyên Cáo Của Nhân Dân VN Yêu Nước Gửi Nhà Cầm Quyền TQ ngày 03/07/2011: Nguyễn Văn Phương.

Đó là bước tiến của cái cung cách “ăn thịt truyền thông”, bao gồm và thăng hoa từ giải pháp đập ống kính vào gáy phóng viên AP, tới “nhà báo hả, tao đánh chết mẹ mày luôn!” ở Văn Giang, hay di lý các nữ phóng viên AFP về trại cải tạo gái mại dâm…

Đó là bước tiến của cái cung cách lên sẵn danh sách những người cần bắt giam và lên sẵn phương án bắt nóng/bắt cóc/bắt nguội… trong trường hợp những nạn nhân này dạt vòm/vượt thoát thành công vòng rào thiên la địa võng côn đồ du đãng chặn đường rời nhà của họ để đến được địa điểm biểu tình.

Đó là bước tiến của cái cung cách “phục hồi nhân phẩm”, tức cải tạo dân lành thành xác người máy, đến mức xuất hiện khẩu hiệu “Lộc Hà – điểm hẹn của người yêu nước” (nghe cứ ngược chiều với lời tận tình quảng cáo của đại sứ du lịch: Việt Nam, điểm hẹn của ma-cô quốc tế).

Đó là bước tiến của cái cung cách lục soát bằng tay khắp người những phụ nữ bị bắt vào đồn công an, được coi như phần thưởng cho kẻ thi hành công vụ, và cũng được coi là cách nhục mạ những người dám gióng tiếng phát biểu điều suy nghĩ rất riêng của mình.

Đó là bước tiến của cái cung cách lên sẵn danh sách những người cần bỏ tù, leo thang tiến trình áp án từ tội danh đại trà rất đỗi mơ hồ “tuyên truyền chống nhà nước”, số 88, đến tội danh cụ thể và bao quát hơn “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”, số 258. Chứng nhân của bước tiến này phủ sóng/di lý/chuyển trại dồn dập từ Nam ra Bắc, kể không hết.

Đó cũng là bước tiến của cái cung cách hành hung người yêu nước đã bị bỏ tù. Không chỉ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị “đánh cho mày mt kh năng đàn ông luôn”. Không chỉ Cù Huy Hà Vũ phải tuyệt thực phản đối chính sách hành hung tù chính trị… Mà cả những thiếu nữ ở tuổi sinh viên Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên… cũng bị ăn đấm ăn đá trong tù.

Tất cả nhằm làm nền minh họa và tô đậm các cuộc triển lãm ảnh đồng loạt cả nước hồi cuối tháng 5 có chủ đề bắt mắt là: “Thi đua yêu nước – 65 năm vang mãi lời Người”.

*

Việc xử lý (mối quan hệ với TQ) ấy ra sao?

Vừa mới cách nay 3 tháng là dịp kỷ niệm 25 năm trận thảm sát chiến sĩ giữ đảo Gạc Ma 14/03/1988.

Chỉ còn 3 tháng nữa là tới dịp kỷ niệm 55 năm công hàm cống đảo 14/09/1958.

Chỉ còn 8 tháng nữa là tới dịp kỷ niệm 40 năm TQ cưỡng chiếm Hoàng Sa 19/01/1974.

Chỉ còn 9 tháng nữa là tới dịp kỷ niệm 35 năm trận chiến “giáo trừng” 17/02/1979.

Trong khi chờ đợi, Bắc Kinh vẫn thường xuyên ra lệnh cấm ngư dân VN đánh cá trên biển Đông; hạm đội Hải Giám của Trung cộng vẫn ngang nhiên và liên tục đâm vỡ/bắn cháy/đánh chìm tàu cá của ngư dân ta ngay trên ngư trường ta.

Trong khi chờ đợi, loa ngoại giao của ta vẫn cà lăm cà lặp một giai điệu thấm đẫm nước bọt: “Hết sức quan ngại” và  “yêu cầu phía TQ chấm dứt các động thái làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông”… Cùng lúc, vẫn khoanh tay nhìn sóng nhuộm máu và cúi đầu cải tạo ngư dân VN từ sói biển thành cừu bờ.

Trong khi chờ đợi, quan nhất phẩm Thái Bảo kiêm Thái Thú VN đã (tuy cao giọng nhưng không kém phần lắp bắp) đọc bài diễn văn tiếng Việt khai mạc Hội Nghị Sangri-La quý phái ở Tân Gia Ba.

Mặc dù lời đầu là kính thưa Tiến sĩ (nguyên văn phiên âm cho dễ đánh vần) Giôn Chip-man và ban tổ chức Đối Thoại Sangri-La 12, nhưng kỳ thực là để chuyển tải một thông điệp làm nức lòng đám bạn 16 vàng + 4 tương + 4 tốt ở Trung Nam Hải.

Về mặt ngữ nghĩa, người ta đếm được bài diễn văn khai mạc Sangri-La 12 tích chứa cả thảy 23 từ “chiến lược” + 18 từ “lòng tin chiến lược” + 10 từ “nước lớn”.

Như vậy, sẽ không sai trật là bao khi bảo rằng trọng tâm bài đọc này nhắm vào ảnh hưởng của “nước lớn” và kêu gọi xây dựng “lòng tin chiến lược” bằng những động thái  “chiến lược”.

Các đối tượng được mệnh danh là nước lớn đó, ở đây, ngay tại hội nghị của phần đông là nhiều nước nhỏ và nhỡ này, chỉ có thể là Hoa Kỳ và Trung cộng.

Mỹ từng giúp hai nước bại trận sau thế chiến thứ hai trở thành hai cường quốc đứng đầu Âu châu và Á châu, là Đức với Nhật.

Mỹ không ăn hiếp các nước ASEAN, và trên thực tế chưa từng xâm lăng/đặt nền đô hộ lên bất kỳ nước nào.

Ngược lại, Mỹ còn là cây dù an ninh của một số quốc gia trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á này. Cho dù báo Nhân Dân của Hà Nội vẫn ra rả loạt bài “phơi-giơ-tông”, chuyện dài nhiều tập không bãi đáp, về nhu cầu/định hướng/phương thức/chiến thuật/diễn tập… và thành quả chống “diễn biến hòa bình” của quân đội nhân dân VN anh hùng đối với các thế lực thù địch mà đứng đầu là cựu thù đế quốc Mỹ (của Đệ Tam Quốc Tế), lại từng được bầu bạn Trung cộng hạ quyết tâm tử chiến “cho đến người VN cuối cùng”.

Suy ra, đối tượng chính đuợc gọi là nước lớn đó chính là Trung cộng; với những đặc điểm “Sơn thủy tương liên/Lý tưởng tương thông/Văn hóa tương đồng/Vận mệnh tương quan”; với một nhà cầm quyền có cùng chủ nghĩa/mục tiêu/lập trường/giai cấp mà dàn lãnh đạo Hà Nội từng cong lưng khuỵu gối chịu ơn như một bầu bạn quốc tế rộng lượng trong bối cảnh nước xa lửa gần suốt nhiều chục năm chinh chiến chống Mỹ trước đây. Và còn là một bàn tay sắt từng “dạy cho bọn rợ duê nản một bài học” khiến 6 tỉnh biên giới cực Bắc của ta thành bình địa.

Thế thì, trong diễn văn khai mạc Sangri-La 12, quan tể tướng VN đã nêu danh/định tội/nhắn gửi/kêu gọi/vận động gì ở nó, và ở cả những nạn nhân cái đường lưỡi bò 9 vạch của nó đang có mặt trong hội nghị?

*

Nêu danh ư?

Một số người cho rằng đã có cách nêu danh bằng lời phân trần bóng gió đủ để cử tọa thương hại và ngầm hiểu “thằng nước lớn khốn nạn” đó là ai, mà không cần nêu đích danh: “Trong suốt lịch sử mấy ngàn năm, Việt Nam đã chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra”!

Nhiều người phê bình: E nó nổi trận lôi đình thì ít, mà đã lỡ mắc quai nên không thể mở miệng thì nhiều? Chẳng biết độ chính xác có ngang bằng tỷ lệ cử tri đi bầu QH không. Lại có kẻ chê trách là cả làng mất ví mà tay xã trưởng đứng ngay giữa chợ đời không dám chỉ mặt day trán thằng móc túi thì quả là không thể hèn hơn hay nhục hơn được nữa.

Hóa ra chữ “Nhẫn” thư pháp rồng bay phượng múa kia đã được mang từ Ba Đình đại sảnh ra trưng ngoài nhà lồng chợ Đông Nam Á, cho thiên hạ sụt sùi hỉ nũi. Nghe đâu bạn Phi Luật Tân chỉ lịch sự mỉm cười.

*

Định tội ư?

Chúng ta vẫn áp dụng sáng tạo phương cách bóng gió xa xôi, cho nó lành : “Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”. Nghĩa là chung chung, xa xa, mơ mơ, hồ hồ… Còn cụ thể và chi tiết ra, nó hà hiếp bắt giam ngư dân ta, cướp tàu, cướp cá, đòi tiền chuộc tàu/chuộc người/chuộc lưới… hay đâm chìm tàu cá của ta, cấm biển ta… thì kể từ Hội nghị Thành Đô, có đứa nào dám kể tí gì về sự hà hiếp/không chế/áp đảo của Bắc kinh ngay trên dàn lãnh đạo ở Ba Đình này không, nói gì là với ngư dân ta trên biển ta? Lại thấy mấy bạn Phi che miệng, khúc khích.

Họ chỉ bật cười thành tiếng lúc diễn giả ấp úng vòng vo trả lời câu hỏi rất thẳng của nữ Thiếu tướng Zao Yun Zhu, Giám đốc Trung tâm Quan hệ Quốc phòng Trung–Mỹ, Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, trong vai một nữ phóng viên báo Nhân Dân của TQ.

Câu hỏi: “Ngài có thể nêu ra một vài ví dụ cụ thể về việc tự do hàng hải bị vi phạm và vi phạm theo luật quốc tế nào?”. Câu trả lời: “Chúng tôi cho rằng những diễn biến gần đây trên thực tế chắc có lẽ tất cả mọi người của chúng ta ở đây đều biết, tôi thấy không cần nhắc lại”.

Bài đọc không hề nêu tên nêu tội của đối tượng. Rồi lắp bắp trả lời một câu hỏi vặn của tướng giặc, rằng, diễn giả thấy không cần nhắc lại cái điều chưa nêu ấy.

Cử tọa Sangri-La 12 sẽ phải kết luận thế nào về tay lãnh đạo thuộc hàng đỉnh điểm của VN đã hồn nhiên bẻ cong sự kiện không dám nêu thành không cần nhắc, ngay trước mặt các học giả/quan chức/tướng lãnh/phóng viên quốc tế, ở đây? Thế thì làm sao tin hắn, nói gì là lòng tin chiến lược giữa các quốc gia?

Độc giả khắp nơi sẽ phải kết luận thế nào về sự né tránh một cách sợ hãi không cần che giấu đó của một kẻ đang đứng trên đỉnh chóp quyền lực chính trị của VN?

*

Nhắn gửi ư?

Điều cốt lõi này được đề cập ở ngay trước và sau cái chấm xuống dòng đoạn văn đầu tiên của bài đọc: “Mất lòng tin là mất tất cả”, và “Muốn có hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược”. Khiến cử tọa (là những nhân vật am tường chuyện thế giới) phải bất giác liên tưởng đến bài diễn văn của Tập Cận Bình ở Hoa Thịnh Đốn ngày 15/02/2012, tức là chỉ mới năm ngoái, được Tân Hoa Xã tường thuật lại dưới tựa đề: “China, U.S. should increase strategic trust, respect mutual core interests”. Tạm dịch thoát ý là “TQ, Hoa Kỳ nên củng cố  lòng tin chiến lược, tương kính quyền lợi cốt lõi chung”. Trong bài này, Tân Hoa Xã đã ghi rất rõ ở dòng thứ ba: “…Without trust, one can achieve nothing,’ Xi said, citing a Chinese saying”. Lại phỏng dịch: “…’Không có lòng tin, người ta chẳng đạt được gì’, Tập nói, dẫn lại một ngạn ngữ của người tàu”.

Tập còn giải thích thêm trong bài diễn văn vừa dẫn: “strategic trust is the foundation for mutually beneficial cooperation”. Đoạn này không cần phải lược dịch, bởi đã được chép lại bằng tiếng Việt (gần như nguyên văn) trong bài đọc khai mạc Sangri-La 12: “Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác”.

Cử tọa của Sangri-La Dialogue có thể hơi bị hoang mang khúc này: Thủ tướng DUNG thuổng nhẹ ý tưởng của Phó chủ tịch nước XI? Hay Thủ tướng DUNG nhấn mạnh giúp ý tưởng của Phó chủ tịch nước XI, trong hội nghị quý phái này? Lắm người nghiêng về giả thiết hai. Bởi rất nhiều người biết rõ, bệnh bành trướng của Bắc Kinh là một chứng di căn qua nhiều triều đại, và không ai chờ đợi toa thuốc của một y tá vườn.

Hóa ra, trọng tâm của bài đọc, triết lý “Lòng Tin Chiến Lược” này, chẳng phải để nói với các nước, trên cương vị một thủ tướng của VN, mà chính thực là nói giùm cho TQ với tất cả các nước còn lại một lý thuyết mới (chia đôi sân chơi thế giới một cách có trách nhiệm cam kết) mà Tập Cận Bình đã đề nghị với chính quyền Mỹ ngay trước khi lên ngai hoàng đế thiên triều.

*

Kêu Gọi ư?

Bắc Kinh còn muốn bảo ban thêm điều gì nữa với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á?

Thì đây, vẫn qua dẫn đề khai mạc Sangri-La 12: “Chúng ta cần một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, hợp tác hiệu quả với tất cả các nước để chung tay vun đắp hòa bình và thịnh vượng ở khu vực, chứ không phải là một ASEAN mà các quốc gia thành viên buộc phải lựa chọn đứng về bên này hay bên kia vì lợi ích của riêng mình trong mối quan hệ với các nước lớn”.

Chính vì thế mà khi TS Christian Le Miere, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) đặt câu hỏi: “Trong bài phát biểu của ngài, ngài nhiều lần nhắc tới tầm quan trọng của luật pháp quốc tế ở Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) và tất cả các nước nên tôn trọng luật quốc tế. Điều này có nghĩa là Việt Nam đồng ý với Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về đối với tranh chấp chủ quyên tại Bãi cạn Scraborough? Và ngài có muốn thấy có thêm nhiều nước dựa vào tòa trọng tài quốc tế như một công cụ để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình?”… thì ông nhận được một câu trả lời ở cực đỉnh của cái mà người Cà Mau kêu bằng …trớt quớt: “Thưa các bạn, vấn đề Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài của Tòa án Quốc tế về Luật Biển, về vấn đề này ngày 26/4/2013, Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố công khai quan điểm của mình, tôi xin không nhắc lại để đỡ tốn thời gian của quý vị”.

Nội dung bản tuyên bố đó là gì? “Yes” hay “No” đối với câu hỏi? Tại sao không thể tóm tắt và nhắc lại cho người hỏi yên tâm? Mr. DUNG không nhớ rõ? Không nắm vững vấn đề luật hàng hải quốc tế? Hay có điều gì không tiện đối với Phi, quan trọng hơn nữa là đối với Tàu? Có phải vì Phi đã từng sử dụng giải pháp “cứng rắn” đủ để Bắc Kinh phải nhíu màu/nhăn mặt/chùn tay và “ta” đã được dặn là không nên để đại ca giận cá chém thớt?

*

Vận động ư?

Bài đọc nhấn mạnh rất rõ quan điểm của Hà Nội: “Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác…”.

Đó là thành quả mà Bắc Kinh từng tốn rất nhiều mưu lược/công sức/tiền bạc… để khống chế dàn lãnh đạo Hà Nội, từ mốc điểm dễ nhớ nhất là Hội nghị Thành Đô.

Nay, qua bài đọc của Mr. DUNG, nó trở thành thông điệp vận động chính phủ các nước ASEAN, hy vọng sẽ cùng thống nhất hành động.

Cũng vì thế, TS Lee Chung Min, Đại học Yonsei, Hàn Quốc, đặt một câu hỏi ngắn gọn: “Ngài đã đề cập tới các từ ‘lòng tin chiến lược’ tới 30-40 lần, câu hỏi của tôi rất đơn giản là vậy ngài tin tưởng Hoa Kỳ như thế nào khi so với Trung Quốc, đứng ở quan điểm của Việt Nam?”, và nhận được một câu trả lời đơn giản gấp vạn lần: “Như tôi đã đề cập trong bài phát biểu của tôi là Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai cường quốc có trách nhiệm lớn nhất, tôi nhấn mạnh là lớn nhất, trong tương lai trong quan hệ của chính mình, cũng như sự đóng góp vào hòa bình, hợp tác, phát triển, thịnh vượng chung của khu vực. Chúng tôi tin tưởng và hy vọng Trung Quốc và Hoa Kỳ với tư cách là hai cường quốc của thế giới, của khu vực nhận rõ vai trò, trách nhiệm và lợi ích của mình mà có những chiến lược, những việc làm thiết thực, phù hợp để đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, thịnh vượng ở khu vực”.

Ngược lại, câu hỏi đơn giản đó chứng tỏ TS Lee Chung Min không có hay chưa có cơ hội theo dõi/học tập/quán triệt/góp ý cho loạt bài nền (ghi đậm dấu ấn) trên báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân: “Phòng chống Chiến lược ‘Diễn biến Hòa bình’, Bạo loạn Lật đổ của các Thế lực Thù địch đối với Cách Mạng Việt Nam”.

*

Đúc Rút Sơ Khởi

Tóm lại, người ta ghi nhận sơ khởi được những điều gì chính yếu hay đáng quan tâm từ bài diễn văn khai mạc Sangri-La 12?

  1. Bài diễn văn này chắn chắc không do người đọc tự viết. Cũng không chắc là do bộ hạ của người đọc viết. Nhiều phần không thể loại trừ là xác suất tác giả bài viết đang sống đâu đó ở bên tàu.
  2. Người đọc không thể không hiểu hay không nhất trí với nội dung bài viết, nhưng nhu cầu gay go là phải diễn tả hùng hồn cho xứng đáng với vinh dự là bài dẫn đề khai mạc một hội nghị quý phái của ASEAN.
  3. Bất kỳ ai chờ đợi thủ tướng VN mạnh dạn đòi hỏi phía Trung Quốc phải chấm dứt mọi hành động gây bất ổn, trấn áp ngư dân ta tại diễn đàn quốc tế này… đều tự chứng tỏ trí nhớ hơi bị kém về cái giá biểu các “Chủ Trương Lớn”.
  4. Nếu chưa tin thì cử tọa hay độc giả hãy thử ráp nối những quan điểm/thông điệp của tàu cộng trong phần xử lý của Mr. DUNG với những ghi nhận bên trên, trong phần cung cách ứng xử của nhân viên của DUNG với người Việt yêu nước. Đó chẳng phải là điểm sáng của Chiến Lược Cống Hán Tạo Lòng Tin đó sao?
  5. Trong trường hợp vẫn chưa chịu tin thì xin vui lòng đọc thêm mẩu tin trang trọng mới nhất trên QĐND Online Ngày 6-6-2013, Đoàn cán bộ chính trị cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ lên đường sang Trung Quốc tham gia khóa học ngắn hạn (15 ngày), trong khuôn khổ Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương và thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa 2 nước.

Nghe cứ như “Có bác Xì trong ngày vui đại yến”.

Câu hỏi còn lại sau cùng, chỉ có thể là nỗi hoang mang ngữ nghĩa. Thật khó lòng khẳng định từ nào là chính xác nhất dành cho diễn giả: Tay sai/Chư hầu/Thái thú/Đại sứ/Toàn quyền/Thống đốc/Con tin/Con rối… hay Con gì khác?

05/06/2013kỷ niệm 151 năm ngày ký Hòa Ước Nhâm Tuất, triều đình Huế cắt nhường 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và Côn Đảo cho thực dân Pháp.

Blogger Đinh Tấn Lực

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm