Cà Kê Dê Ngỗng

Đính chính một sai lầm: Không Thể Hiểu Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa được

Tóm lại Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam, hay Biển của Nước Nam mà thôi. Tuy nhiên đây không phải là ý chính của người viết. Ý chính của người viết trong bài này

2014 JUNE 13 SCAB.CABBAGE STRATEGY.300

Ý chính của người viết trong bài này là quan niệm về hai nước đã song hành tồn tại từ đầu ở Đông Á là Bắc Quốc và Nam Quốc chứ không phải là một nước An Nam đối kháng với một một nước Trung Quốc văn minh và hùng mạnh hơn nằm ở giữa. Chính với quan niệm này mà tổ tiên chúng ta đã dựng nước và giữ nước từ nhiều ngàn năm trước và chúng ta vẫn tiếp nối công trình này. Cũng chính vì quan niệm này mà người Tầu không thể chấp nhận người Việt và luôn tìm cách đồng hoá va tiêu diệt. Vấn đề được đặt ra là sang thiên niên kỷ thứ ba này, liệu chúng ta còn có thể tiếp tục giữ vững được quan niệm này nữa hay không?

Danh xưng Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam, hay Biển của Nước Nam, hay Nước Nam không hề bao hàm hai tiếng Trung Hoa

Trong ngôn ngữ Việt Nam, chúng ta có một số danh xưng để chỉ Biển Đông, miền biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đó là Biển Đông, Biển Trung Hoa, Biển Nam Trung Hoa và gần đây Biển Đông Nam Á hay bằng Hán Việt là Biển Nam Hải hay vắn tắt hơn, Nam Hải. Các danh xưng này đã được sử dụng và trở thành quen thuộc qua các bài học về địa lý kể từ khi chương trình Trung và Tiểu Học Việt Nam được Việt hóa, rõ hơn là từ thời Chính Phủ trần Trọng Kim qua Chương Trình Hoàng Xuân Hãn, vị Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Mỹ Thuật đương thời. Trước đó là Chương Trình Pháp Việt dạy bằng tiếng Pháp. Vì được chuyển từ tiếng Pháp sang và vì ở thời đó chưa có các cuộc tranh chấp về các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng và ở Biển Đông nói chung nên danh xưng Biển Trung Hoa, dịch từ tiếng Pháp Mer de Chine đã được sử dụng. Sau này khi tiếng Anh được dùng nhiều, ta lại có thêm danh xưng Biển Nam Trung Hoa, South China Sea, mà người ta cho là dịch từ danh xưng Nam Hải mà ra. Ở đây tôi không bàn về các danh xưng khác mà chỉ bàn về danh xưng Nam Hải và danh xưng Biển Nam Trung Hoa hay Mer de Chine hay South China Sea mà thôi.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao từ Nam Hải , danh xưng này lại trở thành Biển Trung Hoa, Mer de Chine hay Biển Nam Trung hoa và South China Sea? Trong Nam Hải làm gì có hai chữ Trung Hoa? Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam mà thôi, làm gì có hai chữ Trung Hoa? Sở dĩ tôi đặt câu hỏi này ở đây là vì trong thời gian tôi đi dạy, tôi luôn luôn phải trả lời câu hỏi này của các học trò của tôi. Họ còn thắc mắc thêm là tại sao với một tinh thần độc lập cao mà các nhà Nho Việt Nam vốn tinh thông chữ Hán lại dùng hai chữ Nam Hải như vậy? Không lẽ các cụ lại tối dạ đến như vậy sao? Cũng xin được nhắc thêm là ngoài Nam Hải trong tiếng Hán Việt còn có thêm danh xưng Nam Dương và từ đó Nam Dương Quần Đảo tên cũ của nước Nam Dương tức Indomesia hiện tại. Nam Dương cũng chỉ có nghĩa là Biển Nam mà thôi, không hề hàm chứa Trung Hoa ở trong đó?

Truy cứu nguồn gốc của sự thêm hai chữ Trung Hoa vào Nam Hải hay Nam Dương để từ đó có Mer de Chine và South China Sea và Biển Nam Trung Hoa có thể là một đề tài riêng cho các nhà địa lý chính trị. Ở đây tôi phải nói ngay là thủ phạm nhiều phần không phải là người Á Châu và chắc chắn không phải là người Việt Nam mà là người Âu Châu khi họ mới tới vùng này. Đối với họ Nam phải là Nam của cái gì, từ đó họ thêm tiếng China hay Chine và nước Tầu vẫn là nước chính, các nước khác không quan trọng. Điều này cũng là chuyên đơn giản và hợp lý mà thôi, còn hiểu Nam chỉ là Nam thuần túy hay Nam là Nam của một xứ nằm ở giữa lại là một chuyện khác. Gọi Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa như thế đối với người Hán, một dân tộc luôn luôn tự cao tự đại là một điều có lợi cho họ nhất là ở thời điểm có tranh chấp ở Biển Đông hiện tại. Nhưng đối với người Việt Nam thì đây là một sự hiểu lầm vô cùng tai hại, tại hại cho chủ quyền quốc gia và tai hại đối với quan niệm về tương quan giữa nước Tầu và nước ta của tiền nhân của chúng ta. Vậy chúng ta phải hiểu Nam Hải như thế nào theo ý các cụ ngày xưa?

Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam để phân biệt với Biển Bắc và rộng ra là Miền Nam với Miền Bắc, Nam Quốc với Bắc Quốc mà thôi.  

Điều này quá rõ ràng ai cũng nhận thấy . Rõ ràng không phải là theo nghĩa từng chữ mà còn theo lối nói chung của người Việt. Nam là một phương trong đông , tây, nam, bắc trong không gian sống của con người lấy chính mình làm mốc. Có Biển Nam là phải có Biển Bắc hay các biển khác. Những câu ca dao sau đây cho ta thấy điều đó:

Tìm em như thể tìm chim,
Chim ăn Biển Bắc đi tìm Biển Đông
Tìm Biển Đông, tây đông chim nhạn.

Anh tìm biển cạn, thấy đàn chim bay.
Tìm em bảy tám hôm nay,
Hôm qua là chín, hôm nay là mười.

Rồi chuyện Trạng Quỳnh và Đoàn Thị Điểm đón sứ nước Tầu mà trước đây ai cũng biết. Ở đây người ta lại thấy có thêm Nam Bang, Nam Thổ, Bắc Quốc. Anh chàng sứ Tàu ở đây không hiểu hoặc cố tình làm nhục hay thách thức người dân Nam có mặt lúc đó, hoặc hôm trước ăn uống linh đình đã vô tình hay hữu ý “đánh bủm”. Tiếng kêu vang động đến tai mọi người. Để chữa thẹn hay nhục mạ, anh đọc một vế đối rất kiêu căng và rất đểu:

“Sấm động Nam Bang” có nghĩa là tiếng sẩm làm chuyển động nước Nam.

Ngay lập tức Trạng Quỳnh ra đứng trước mũi thuyền, đứng “tè” và đọc câu đối lại:

“Vũ qua Bắc Hải” có nghĩa là mưa qua Biển Bắc.

Đến lượt Đoàn Thị Điểm, có thể vì lịch sự, tránh cử chỉ thô lỗ, sứ Tầu chỉ đọc:

“An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh” có nghĩa là một tấc đất An Nam cũng không có lấy một người cầy tri kỷ, ý muốn chê đàn bà Việt Nam thiếu trung thành.

Đoàn Thị Điểm đọc lại ngay: “Bắc Quốc đại trượng phu, giai do thử đồ xuất” có nghĩa là các bậc đại trượng phu Bắc Quốc đều do đường ấy mà ra.

Ở đây người ta thấy An Nam chan chát đối với Bắc Quốc, An Nam đối đầu với Bắc Quốc. Nhân đây tôi lại muốn giải thích tại sao các cụ ta trước đây lại phần nào chấp nhận dùng danh xưng An Nam là danh xưng do người Tầu đặt ra thời họ còn đô hộ nước ta. Lý do rất đơn giản, là vì An Nam chỉ có nghĩa là miền Nam yên bình, không loạn lạc, trái với miền Bắc luôn luôn có loạn nên trong lịch sử không ít người Tầu đã di cư sang tị nạn và lập nghiệp ở nước ta và đã hoàn toàn trở thành người Nam hay con cháu họ trở thành người Nam, trung thành với Nước Nam. Nói cách khác An Nam là “đất hứa” đối với họ, đã dung túng họ và tên An Nam là một cái tên chẳng có gì là xấu xa, là miệt thị cả. Nếu lên án các cụ thì cũng tội. 

Trong các địa hạt sinh hoạt bình thường khác, chẳng hạn như trong địa hạt y khoa, các cụ đã phân biệt thuốc Bắc với thuốc Nam. Thuốc Bắc là thuốc dùng những dược liệu nhập cảng từ nước Tầu, được người Tầu sao, tẩm, chế biến; còn thuốc Nam thì dùng các dược liệu, các cây cỏ có sẵn ở trong nước. Chưa hết, trong việc dùng phân bón, các cụ cũng phân biệt phân bắc và phân xanh. Phân bắc là phân người. Người ta trộn lẫn phân người với tro bếp để khử mùi hôi thay vì dùng phân sống tức phân nguyên chất. Ở thôn quê miền Bắc, nhà nào cũng có một nhà xí hay cầu tiêu đào sâu xuống đất để chứa tro và phân để bón ruộng như vậy. Còn ở thành phố thì người ta dùng thùng để dưới nhà xí và có người chuyên đi thu góp gọi là “đổ thùng”. Phân Bắc quý hơn phân xanh tức phân thảo mộc hay thú vật. Ở Miền Bắc có nhiều làng chuyên nghề thu nhặt phân người rải rác khắp các đồng ruộng hay ven bờ đê. Người đọc không hiểu nguồn gốc của chữ “bắc” ở đây do đâu mà ra, có phải do người Tầu dùng trước hay không nhưng đây là một sự kiện liên hệ tới chữ bắc trong tiếng Việt và văn hóa Việt.

Bắc Quốc, Nam Quốc, không có Trung Quốc

Trên đây tôi đã đưa ra cái nhìn của quảng đại quần chúng người Việt, theo đó Nam là đối nghịch với Bắc, không có Trung ở chỗ nào cả. Vượt lên trên, ở tầm mức quốc gia thì ngay ở thời Lý Thường Kiệt ý thức về sự hiện diện của một Nam Quốc, một Nước Nam, đã tồn tại: “Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư” để đến thời Nhà Trần với Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.” Sau này với Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo ”Sơn hà cương vực đã chia, phong tục bắc nam cũng khác”. Có điều khi nói tới nước Tầu, Nguyễn Trãi đã dùng tên các triều đại khi ông viết: “Từ Đinh, Lê Lý Trần gây nền độc lập, cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, hùng cứ một phương.” Tại sao vậy? Đó là vì trong lịch sử, nước Tầu đã không có quốc hiệu cho mãi đến Cách Mạng Tân Hợi 1911 mới có tên chính thức là Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc rồi sau này dưới chế độ Cộng Sản là Trung Quốc, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc hay chính thức hơn Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc. Trước đó người ta dùng tên của triều đại, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, thêm chữ Đại đằng trước. Trong khi đó ngay từ thời nhà Đinh, Đinh Tiên Hoàng đã đặt quốc hiệu cho nưóc ta là Đaị Cồ Việt, rồi tới thời Lý Nam Đế là Vạn Xuân… đến thời Nhà Nguyễn là Việt Nam hay Đại Việt Nam và Đại Nam. Trở về với quá khứ xa hơn nữa, từ thời Đế Minh, Kinh Dương Vương và Họ Hồng Bàng, sự tồn tại của quan niệm hai nước Nam và Bắc cũng đã có. Câu truyện được các sách về lịch sử buổi đầu của dân tộc Việt Nam ghi lại đại khái như sau:

“Cháu ba đời Vua Thần Nông là Đế Minh đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh gặp Bà Vụ Tiên lấy nhau sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục là người có thánh đức nên được Đế Minh yêu quí lắm, muốn nhường ngôi cho nhưng Lộc Tục hết sức chối từ, xin nhường ngôi này cho anh mình là Đế Nghi. Đế Minh đành phải phong cho Đế Nghi làm vua phương Bắc và phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị phương Nam:

“Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm lên ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Bà Âu Cơ con của Đế Lai, cháu của Đế Nghi, sinh ra một bọc trăm trứng, trứng nở thành một trăm người con trai …”

Nói tóm lại, ý thức coi mình ngang hàng với người Tầu của người Việt đã có từ rất sớm. Người Việt tự coi mình là Người Nam, nước mình là Nước Nam là Nam Quốc còn người Tầu là Người Bắc, nước Tầu là nước Bắc, là Bắc Quốc, không hề coi họ là người Trung Quốc và nước Tầu là Trung Quốc là nước nằm ở giữa và vẫn thích dùng các danh xưng người Tầu, nước Tầu, một danh xưng bình thường, không có gì là xấu, hơn là Trung Hoa hay Trung Quốc kể cả từ sau năm 1911 khi danh xưng Trung Hoa được chính thức sử dụng. Danh xưng Nam Hải cũng vậy không hề có nghĩa biển nam của một nước Trung Hoa nằm ở giữa, từ đó là biển của Trung Hoa là Mer de Chine. Cũng nên biết thêm là danh xưng Nam Hải này còn được hiểu là Nước Nam luôn. Người sử dụng Nam Hải để chỉ Nước Nam là Phan Kế Bình qua tác phẩm Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện của ông.

Tóm lại Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam, hay Biển của Nước Nam mà thôi. Tuy nhiên đây không phải là ý chính của người viết. Ý chính của người viết trong bài này là quan niệm về hai nước đã song hành tồn tại từ đầu ở Đông Á là Bắc Quốc và Nam Quốc chứ không phải là một nước An Nam đối kháng với một một nước Trung Quốc văn minh và hùng mạnh hơn nằm ở giữa. Chính với quan niệm này mà tổ tiên chúng ta đã dựng nước và giữ nước từ nhiều ngàn năm trước và chúng ta vẫn tiếp nối công trình này. Cũng chính vì quan niệm này mà người Tầu không thể chấp nhận người Việt và luôn tìm cách đồng hoá va tiêu diệt. Vấn đề được đặt ra là sang thiên niên kỷ thứ ba này liệu chúng ta còn có thể tiếp tục giữ vững được quan niệm này nữa hay không?

Phạm Cao Dương, TS

http://www.vietthuc.org/dinh-chinh-mot-sai-lam-khong-the-hieu-nam-hai-la-bien-trung-hoa-hay-bien-nam-trung-hoa-duoc/

TVQ chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đính chính một sai lầm: Không Thể Hiểu Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa được

Tóm lại Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam, hay Biển của Nước Nam mà thôi. Tuy nhiên đây không phải là ý chính của người viết. Ý chính của người viết trong bài này

2014 JUNE 13 SCAB.CABBAGE STRATEGY.300

Ý chính của người viết trong bài này là quan niệm về hai nước đã song hành tồn tại từ đầu ở Đông Á là Bắc Quốc và Nam Quốc chứ không phải là một nước An Nam đối kháng với một một nước Trung Quốc văn minh và hùng mạnh hơn nằm ở giữa. Chính với quan niệm này mà tổ tiên chúng ta đã dựng nước và giữ nước từ nhiều ngàn năm trước và chúng ta vẫn tiếp nối công trình này. Cũng chính vì quan niệm này mà người Tầu không thể chấp nhận người Việt và luôn tìm cách đồng hoá va tiêu diệt. Vấn đề được đặt ra là sang thiên niên kỷ thứ ba này, liệu chúng ta còn có thể tiếp tục giữ vững được quan niệm này nữa hay không?

Danh xưng Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam, hay Biển của Nước Nam, hay Nước Nam không hề bao hàm hai tiếng Trung Hoa

Trong ngôn ngữ Việt Nam, chúng ta có một số danh xưng để chỉ Biển Đông, miền biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đó là Biển Đông, Biển Trung Hoa, Biển Nam Trung Hoa và gần đây Biển Đông Nam Á hay bằng Hán Việt là Biển Nam Hải hay vắn tắt hơn, Nam Hải. Các danh xưng này đã được sử dụng và trở thành quen thuộc qua các bài học về địa lý kể từ khi chương trình Trung và Tiểu Học Việt Nam được Việt hóa, rõ hơn là từ thời Chính Phủ trần Trọng Kim qua Chương Trình Hoàng Xuân Hãn, vị Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Mỹ Thuật đương thời. Trước đó là Chương Trình Pháp Việt dạy bằng tiếng Pháp. Vì được chuyển từ tiếng Pháp sang và vì ở thời đó chưa có các cuộc tranh chấp về các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng và ở Biển Đông nói chung nên danh xưng Biển Trung Hoa, dịch từ tiếng Pháp Mer de Chine đã được sử dụng. Sau này khi tiếng Anh được dùng nhiều, ta lại có thêm danh xưng Biển Nam Trung Hoa, South China Sea, mà người ta cho là dịch từ danh xưng Nam Hải mà ra. Ở đây tôi không bàn về các danh xưng khác mà chỉ bàn về danh xưng Nam Hải và danh xưng Biển Nam Trung Hoa hay Mer de Chine hay South China Sea mà thôi.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao từ Nam Hải , danh xưng này lại trở thành Biển Trung Hoa, Mer de Chine hay Biển Nam Trung hoa và South China Sea? Trong Nam Hải làm gì có hai chữ Trung Hoa? Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam mà thôi, làm gì có hai chữ Trung Hoa? Sở dĩ tôi đặt câu hỏi này ở đây là vì trong thời gian tôi đi dạy, tôi luôn luôn phải trả lời câu hỏi này của các học trò của tôi. Họ còn thắc mắc thêm là tại sao với một tinh thần độc lập cao mà các nhà Nho Việt Nam vốn tinh thông chữ Hán lại dùng hai chữ Nam Hải như vậy? Không lẽ các cụ lại tối dạ đến như vậy sao? Cũng xin được nhắc thêm là ngoài Nam Hải trong tiếng Hán Việt còn có thêm danh xưng Nam Dương và từ đó Nam Dương Quần Đảo tên cũ của nước Nam Dương tức Indomesia hiện tại. Nam Dương cũng chỉ có nghĩa là Biển Nam mà thôi, không hề hàm chứa Trung Hoa ở trong đó?

Truy cứu nguồn gốc của sự thêm hai chữ Trung Hoa vào Nam Hải hay Nam Dương để từ đó có Mer de Chine và South China Sea và Biển Nam Trung Hoa có thể là một đề tài riêng cho các nhà địa lý chính trị. Ở đây tôi phải nói ngay là thủ phạm nhiều phần không phải là người Á Châu và chắc chắn không phải là người Việt Nam mà là người Âu Châu khi họ mới tới vùng này. Đối với họ Nam phải là Nam của cái gì, từ đó họ thêm tiếng China hay Chine và nước Tầu vẫn là nước chính, các nước khác không quan trọng. Điều này cũng là chuyên đơn giản và hợp lý mà thôi, còn hiểu Nam chỉ là Nam thuần túy hay Nam là Nam của một xứ nằm ở giữa lại là một chuyện khác. Gọi Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa như thế đối với người Hán, một dân tộc luôn luôn tự cao tự đại là một điều có lợi cho họ nhất là ở thời điểm có tranh chấp ở Biển Đông hiện tại. Nhưng đối với người Việt Nam thì đây là một sự hiểu lầm vô cùng tai hại, tại hại cho chủ quyền quốc gia và tai hại đối với quan niệm về tương quan giữa nước Tầu và nước ta của tiền nhân của chúng ta. Vậy chúng ta phải hiểu Nam Hải như thế nào theo ý các cụ ngày xưa?

Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam để phân biệt với Biển Bắc và rộng ra là Miền Nam với Miền Bắc, Nam Quốc với Bắc Quốc mà thôi.  

Điều này quá rõ ràng ai cũng nhận thấy . Rõ ràng không phải là theo nghĩa từng chữ mà còn theo lối nói chung của người Việt. Nam là một phương trong đông , tây, nam, bắc trong không gian sống của con người lấy chính mình làm mốc. Có Biển Nam là phải có Biển Bắc hay các biển khác. Những câu ca dao sau đây cho ta thấy điều đó:

Tìm em như thể tìm chim,
Chim ăn Biển Bắc đi tìm Biển Đông
Tìm Biển Đông, tây đông chim nhạn.

Anh tìm biển cạn, thấy đàn chim bay.
Tìm em bảy tám hôm nay,
Hôm qua là chín, hôm nay là mười.

Rồi chuyện Trạng Quỳnh và Đoàn Thị Điểm đón sứ nước Tầu mà trước đây ai cũng biết. Ở đây người ta lại thấy có thêm Nam Bang, Nam Thổ, Bắc Quốc. Anh chàng sứ Tàu ở đây không hiểu hoặc cố tình làm nhục hay thách thức người dân Nam có mặt lúc đó, hoặc hôm trước ăn uống linh đình đã vô tình hay hữu ý “đánh bủm”. Tiếng kêu vang động đến tai mọi người. Để chữa thẹn hay nhục mạ, anh đọc một vế đối rất kiêu căng và rất đểu:

“Sấm động Nam Bang” có nghĩa là tiếng sẩm làm chuyển động nước Nam.

Ngay lập tức Trạng Quỳnh ra đứng trước mũi thuyền, đứng “tè” và đọc câu đối lại:

“Vũ qua Bắc Hải” có nghĩa là mưa qua Biển Bắc.

Đến lượt Đoàn Thị Điểm, có thể vì lịch sự, tránh cử chỉ thô lỗ, sứ Tầu chỉ đọc:

“An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh” có nghĩa là một tấc đất An Nam cũng không có lấy một người cầy tri kỷ, ý muốn chê đàn bà Việt Nam thiếu trung thành.

Đoàn Thị Điểm đọc lại ngay: “Bắc Quốc đại trượng phu, giai do thử đồ xuất” có nghĩa là các bậc đại trượng phu Bắc Quốc đều do đường ấy mà ra.

Ở đây người ta thấy An Nam chan chát đối với Bắc Quốc, An Nam đối đầu với Bắc Quốc. Nhân đây tôi lại muốn giải thích tại sao các cụ ta trước đây lại phần nào chấp nhận dùng danh xưng An Nam là danh xưng do người Tầu đặt ra thời họ còn đô hộ nước ta. Lý do rất đơn giản, là vì An Nam chỉ có nghĩa là miền Nam yên bình, không loạn lạc, trái với miền Bắc luôn luôn có loạn nên trong lịch sử không ít người Tầu đã di cư sang tị nạn và lập nghiệp ở nước ta và đã hoàn toàn trở thành người Nam hay con cháu họ trở thành người Nam, trung thành với Nước Nam. Nói cách khác An Nam là “đất hứa” đối với họ, đã dung túng họ và tên An Nam là một cái tên chẳng có gì là xấu xa, là miệt thị cả. Nếu lên án các cụ thì cũng tội. 

Trong các địa hạt sinh hoạt bình thường khác, chẳng hạn như trong địa hạt y khoa, các cụ đã phân biệt thuốc Bắc với thuốc Nam. Thuốc Bắc là thuốc dùng những dược liệu nhập cảng từ nước Tầu, được người Tầu sao, tẩm, chế biến; còn thuốc Nam thì dùng các dược liệu, các cây cỏ có sẵn ở trong nước. Chưa hết, trong việc dùng phân bón, các cụ cũng phân biệt phân bắc và phân xanh. Phân bắc là phân người. Người ta trộn lẫn phân người với tro bếp để khử mùi hôi thay vì dùng phân sống tức phân nguyên chất. Ở thôn quê miền Bắc, nhà nào cũng có một nhà xí hay cầu tiêu đào sâu xuống đất để chứa tro và phân để bón ruộng như vậy. Còn ở thành phố thì người ta dùng thùng để dưới nhà xí và có người chuyên đi thu góp gọi là “đổ thùng”. Phân Bắc quý hơn phân xanh tức phân thảo mộc hay thú vật. Ở Miền Bắc có nhiều làng chuyên nghề thu nhặt phân người rải rác khắp các đồng ruộng hay ven bờ đê. Người đọc không hiểu nguồn gốc của chữ “bắc” ở đây do đâu mà ra, có phải do người Tầu dùng trước hay không nhưng đây là một sự kiện liên hệ tới chữ bắc trong tiếng Việt và văn hóa Việt.

Bắc Quốc, Nam Quốc, không có Trung Quốc

Trên đây tôi đã đưa ra cái nhìn của quảng đại quần chúng người Việt, theo đó Nam là đối nghịch với Bắc, không có Trung ở chỗ nào cả. Vượt lên trên, ở tầm mức quốc gia thì ngay ở thời Lý Thường Kiệt ý thức về sự hiện diện của một Nam Quốc, một Nước Nam, đã tồn tại: “Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư” để đến thời Nhà Trần với Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.” Sau này với Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo ”Sơn hà cương vực đã chia, phong tục bắc nam cũng khác”. Có điều khi nói tới nước Tầu, Nguyễn Trãi đã dùng tên các triều đại khi ông viết: “Từ Đinh, Lê Lý Trần gây nền độc lập, cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, hùng cứ một phương.” Tại sao vậy? Đó là vì trong lịch sử, nước Tầu đã không có quốc hiệu cho mãi đến Cách Mạng Tân Hợi 1911 mới có tên chính thức là Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc rồi sau này dưới chế độ Cộng Sản là Trung Quốc, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc hay chính thức hơn Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc. Trước đó người ta dùng tên của triều đại, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, thêm chữ Đại đằng trước. Trong khi đó ngay từ thời nhà Đinh, Đinh Tiên Hoàng đã đặt quốc hiệu cho nưóc ta là Đaị Cồ Việt, rồi tới thời Lý Nam Đế là Vạn Xuân… đến thời Nhà Nguyễn là Việt Nam hay Đại Việt Nam và Đại Nam. Trở về với quá khứ xa hơn nữa, từ thời Đế Minh, Kinh Dương Vương và Họ Hồng Bàng, sự tồn tại của quan niệm hai nước Nam và Bắc cũng đã có. Câu truyện được các sách về lịch sử buổi đầu của dân tộc Việt Nam ghi lại đại khái như sau:

“Cháu ba đời Vua Thần Nông là Đế Minh đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh gặp Bà Vụ Tiên lấy nhau sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục là người có thánh đức nên được Đế Minh yêu quí lắm, muốn nhường ngôi cho nhưng Lộc Tục hết sức chối từ, xin nhường ngôi này cho anh mình là Đế Nghi. Đế Minh đành phải phong cho Đế Nghi làm vua phương Bắc và phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị phương Nam:

“Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm lên ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Bà Âu Cơ con của Đế Lai, cháu của Đế Nghi, sinh ra một bọc trăm trứng, trứng nở thành một trăm người con trai …”

Nói tóm lại, ý thức coi mình ngang hàng với người Tầu của người Việt đã có từ rất sớm. Người Việt tự coi mình là Người Nam, nước mình là Nước Nam là Nam Quốc còn người Tầu là Người Bắc, nước Tầu là nước Bắc, là Bắc Quốc, không hề coi họ là người Trung Quốc và nước Tầu là Trung Quốc là nước nằm ở giữa và vẫn thích dùng các danh xưng người Tầu, nước Tầu, một danh xưng bình thường, không có gì là xấu, hơn là Trung Hoa hay Trung Quốc kể cả từ sau năm 1911 khi danh xưng Trung Hoa được chính thức sử dụng. Danh xưng Nam Hải cũng vậy không hề có nghĩa biển nam của một nước Trung Hoa nằm ở giữa, từ đó là biển của Trung Hoa là Mer de Chine. Cũng nên biết thêm là danh xưng Nam Hải này còn được hiểu là Nước Nam luôn. Người sử dụng Nam Hải để chỉ Nước Nam là Phan Kế Bình qua tác phẩm Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện của ông.

Tóm lại Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam, hay Biển của Nước Nam mà thôi. Tuy nhiên đây không phải là ý chính của người viết. Ý chính của người viết trong bài này là quan niệm về hai nước đã song hành tồn tại từ đầu ở Đông Á là Bắc Quốc và Nam Quốc chứ không phải là một nước An Nam đối kháng với một một nước Trung Quốc văn minh và hùng mạnh hơn nằm ở giữa. Chính với quan niệm này mà tổ tiên chúng ta đã dựng nước và giữ nước từ nhiều ngàn năm trước và chúng ta vẫn tiếp nối công trình này. Cũng chính vì quan niệm này mà người Tầu không thể chấp nhận người Việt và luôn tìm cách đồng hoá va tiêu diệt. Vấn đề được đặt ra là sang thiên niên kỷ thứ ba này liệu chúng ta còn có thể tiếp tục giữ vững được quan niệm này nữa hay không?

Phạm Cao Dương, TS

http://www.vietthuc.org/dinh-chinh-mot-sai-lam-khong-the-hieu-nam-hai-la-bien-trung-hoa-hay-bien-nam-trung-hoa-duoc/

TVQ chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm