Hình Ảnh & Sự Kiện
Đình thần Nguyễn Trung Trực.
Cuối tháng 8 (từ ngày 26, 27 và 28 âm lịch hàng năm), hàng ngàn người dân và du khách từ các tỉnh, thành trong khu vực lại đổ về Đình Nguyễn Trung Trực, TP. Rạch Giá (Kiên Giang), nơi có ngôi đình thần thờ người anh hùng dân tộc (AHDT) Nguyễn Trung Trực (1838 - 1868).
Người dân thắp hương tại công viên tượng đài Nguyễn Trung Trực. |
Hàng năm, cứ gần tới trước ngày lễ giỗ truyền thống là thời điểm bà con trong vùng cũng vừa thu hoạch xong vụ lúa hè thu, ai cũng có thời gian rảnh rỗi nên hầu hết tỏ ra phấn khởi, hào phóng, có ít góp ít, khi thì góp củ khoai, tép hành, trái bí, vài cây củi; nhiều thì vài ba tấn gạo, dầu ăn, nước suối… ai không có của thì góp ngày công lao động.
Hoa đăng lớn được thả xuống sông Kiên phục vụ đêm thả hoa đăng tại lễ khai mạc. |
Tất cả đều tự nguyện, coi ngày giỗ của ông như ngày giỗ của gia đình, nên ai cũng tự thấy mình có trách nhiệm đóng góp sao cho ngày giỗ được chu toàn. Điều đáng nói là lễ hội hằng năm thu hút hơn một triệu lượt khách tham gia, được ăn uống miễn phí suốt 4 ngày đêm, dưới sự phục vụ của khoảng 2.000 người.
Các gian hàng chợ phiên, bãi giữ xe…chặt kính hai bên đường Bạch Đằng đối diện với Đình Nguyễn Trung Trực, bên bờ sông Kiên Giang. |
Đình Nguyễn Trung Trực có ba ngai thờ chính. Chính giữa là ngai thờ AHDT Nguyễn Trung Trực; bên trái thờ Đức phó cơ Nguyễn Hiền Điều và Phó lãnh binh Lâm Quang Ky; bên phải thờ thần Nam Hải. Ngôi mộ của người AHDT nằm phía trước cửa, cạnh bên là hòn non bộ dưới gốc đa cổ thụ quanh năm sum suê, râm mát. Phía tay phải lối đi vào là nơi trưng bày thân thế và sự nghiệp của cụ.
Hàng ngàn người dân và du khách từ các tỉnh, thành trong khu vực đổ về Đình Nguyễn Trung Trực để kỷ niệm 151 năm ngày hi sinh của cụ. |
Nhân dịp lễ hội truyền thống AHDT Nguyễn Trung Trực, Trung tâm y tế TP. Rạch Giá phối hợp với Micong thiện nguyện phát thuốc miễn phí cho người dân đến lễ hội. |
Theo sử liệu, AHDT Nguyễn Trung Trực (1838-1868) sinh trưởng tại một xóm chài lưới có tên là xóm Nghề ở Bến Lức, Long An. Thuở thiếu thời đã ham học võ, hào khí hun đúc tâm can, có thiên khiếu về quân sự. Cuộc đời tuy ngắn ngủi, 30 năm nhưng công trạng trong 10 năm đánh Pháp với khí phách kiên cường, hy sinh anh dũng đã làm cho hình ảnh của ông sống mãi trong dân gian. Người dân tôn kính gọi ông là ông Nguyễn.
Chỗ nghỉ được ban tổ chức dựng lên cặp bên các trại cơm phục vụ du khách ở xa đến, người dân đem theo võng mắc lên cây sắt để ngủ. |
Theo đó, Lễ hội truyền thống kỷ niệm 151 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hi sinh (1868-2019) diễn ra từ ngày 24 đến 26-9 (nhằm ngày 26 đến 28/8 âm lịch) tại TP. Rạch Giá.
Lễ hội gồm các hoạt động như: lễ thắp hương Bia ghi dấu địa điểm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực bị giặc Pháp hành hình 1868; lễ thắp hương của đoàn đại biểu dân, quân, chính, Đảng tỉnh và Chương trình nghệ thuật khai mạc; Thượng Đại kỳ, phần hương, tế đàn cả, hậu phối; lễ dân hương tại công viên tượng đài Nguyễn Trung Trực; Hoạt động chợ phiên với gần 100 gian hàng buôn bán; trưng bày, quảng bá du lịch; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; liên hoan lân sư rồng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; hội thi Đàn ca tài tử tỉnh Kiên Giang năm 2019; liên hoan sân khấu thanh niên với chủ đề “khí phách người anh hùng dân tộc”….
Nét độc đáo trước tiên ở lễ hội này là mặc dù đền thờ chứ không phải chùa nhưng người dân đến dâng cúng các món chay, không có món mặn.
Ngoài cơm chay miễn phí cho du khách đến lễ hội truyền thống AHDT Nguyễn Trung Trực, nhiều doanh nghiệp, các đoàn hành hương đến đây cũng phát nước miễn phí cho du khách đến dự lễ. |
Và nét độc đáo khác dịp này, là du khách còn được thưởng thức rất nhiều sản vật địa phương từ bánh, trái cây và các món đặc sản khác, nước uống, cơm chay miễn phí cũng như chỗ nghỉ ngơi miễn phí gần quanh đình bên cái võng đong dưa những buổi sớm trưa hè.
Với lưu lượng hàng ngàn người dân đến lễ hội, công tác bảo vệ môi trường cũng được quan tâm đảm bảo sạch sẽ. |
Ngày lễ chính được diễn ra trong không khí trang nghiêm với những hoạt cảnh sân khấu hóa nhằm tái hiện những chiến công, những câu chuyện mà dân gian truyền tụng về Nguyễn Trung Trực. Các đoàn văn nghệ, các nghệ sĩ ở TP.HCM dịp này cũng về biểu diễn ca nhạc, cải lương phục vụ người dân địa phương và du khách
Hien Do
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Đình thần Nguyễn Trung Trực.
Cuối tháng 8 (từ ngày 26, 27 và 28 âm lịch hàng năm), hàng ngàn người dân và du khách từ các tỉnh, thành trong khu vực lại đổ về Đình Nguyễn Trung Trực, TP. Rạch Giá (Kiên Giang), nơi có ngôi đình thần thờ người anh hùng dân tộc (AHDT) Nguyễn Trung Trực (1838 - 1868).
Người dân thắp hương tại công viên tượng đài Nguyễn Trung Trực. |
Hàng năm, cứ gần tới trước ngày lễ giỗ truyền thống là thời điểm bà con trong vùng cũng vừa thu hoạch xong vụ lúa hè thu, ai cũng có thời gian rảnh rỗi nên hầu hết tỏ ra phấn khởi, hào phóng, có ít góp ít, khi thì góp củ khoai, tép hành, trái bí, vài cây củi; nhiều thì vài ba tấn gạo, dầu ăn, nước suối… ai không có của thì góp ngày công lao động.
Hoa đăng lớn được thả xuống sông Kiên phục vụ đêm thả hoa đăng tại lễ khai mạc. |
Tất cả đều tự nguyện, coi ngày giỗ của ông như ngày giỗ của gia đình, nên ai cũng tự thấy mình có trách nhiệm đóng góp sao cho ngày giỗ được chu toàn. Điều đáng nói là lễ hội hằng năm thu hút hơn một triệu lượt khách tham gia, được ăn uống miễn phí suốt 4 ngày đêm, dưới sự phục vụ của khoảng 2.000 người.
Các gian hàng chợ phiên, bãi giữ xe…chặt kính hai bên đường Bạch Đằng đối diện với Đình Nguyễn Trung Trực, bên bờ sông Kiên Giang. |
Đình Nguyễn Trung Trực có ba ngai thờ chính. Chính giữa là ngai thờ AHDT Nguyễn Trung Trực; bên trái thờ Đức phó cơ Nguyễn Hiền Điều và Phó lãnh binh Lâm Quang Ky; bên phải thờ thần Nam Hải. Ngôi mộ của người AHDT nằm phía trước cửa, cạnh bên là hòn non bộ dưới gốc đa cổ thụ quanh năm sum suê, râm mát. Phía tay phải lối đi vào là nơi trưng bày thân thế và sự nghiệp của cụ.
Hàng ngàn người dân và du khách từ các tỉnh, thành trong khu vực đổ về Đình Nguyễn Trung Trực để kỷ niệm 151 năm ngày hi sinh của cụ. |
Nhân dịp lễ hội truyền thống AHDT Nguyễn Trung Trực, Trung tâm y tế TP. Rạch Giá phối hợp với Micong thiện nguyện phát thuốc miễn phí cho người dân đến lễ hội. |
Theo sử liệu, AHDT Nguyễn Trung Trực (1838-1868) sinh trưởng tại một xóm chài lưới có tên là xóm Nghề ở Bến Lức, Long An. Thuở thiếu thời đã ham học võ, hào khí hun đúc tâm can, có thiên khiếu về quân sự. Cuộc đời tuy ngắn ngủi, 30 năm nhưng công trạng trong 10 năm đánh Pháp với khí phách kiên cường, hy sinh anh dũng đã làm cho hình ảnh của ông sống mãi trong dân gian. Người dân tôn kính gọi ông là ông Nguyễn.
Chỗ nghỉ được ban tổ chức dựng lên cặp bên các trại cơm phục vụ du khách ở xa đến, người dân đem theo võng mắc lên cây sắt để ngủ. |
Theo đó, Lễ hội truyền thống kỷ niệm 151 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hi sinh (1868-2019) diễn ra từ ngày 24 đến 26-9 (nhằm ngày 26 đến 28/8 âm lịch) tại TP. Rạch Giá.
Lễ hội gồm các hoạt động như: lễ thắp hương Bia ghi dấu địa điểm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực bị giặc Pháp hành hình 1868; lễ thắp hương của đoàn đại biểu dân, quân, chính, Đảng tỉnh và Chương trình nghệ thuật khai mạc; Thượng Đại kỳ, phần hương, tế đàn cả, hậu phối; lễ dân hương tại công viên tượng đài Nguyễn Trung Trực; Hoạt động chợ phiên với gần 100 gian hàng buôn bán; trưng bày, quảng bá du lịch; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; liên hoan lân sư rồng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; hội thi Đàn ca tài tử tỉnh Kiên Giang năm 2019; liên hoan sân khấu thanh niên với chủ đề “khí phách người anh hùng dân tộc”….
Nét độc đáo trước tiên ở lễ hội này là mặc dù đền thờ chứ không phải chùa nhưng người dân đến dâng cúng các món chay, không có món mặn.
Ngoài cơm chay miễn phí cho du khách đến lễ hội truyền thống AHDT Nguyễn Trung Trực, nhiều doanh nghiệp, các đoàn hành hương đến đây cũng phát nước miễn phí cho du khách đến dự lễ. |
Và nét độc đáo khác dịp này, là du khách còn được thưởng thức rất nhiều sản vật địa phương từ bánh, trái cây và các món đặc sản khác, nước uống, cơm chay miễn phí cũng như chỗ nghỉ ngơi miễn phí gần quanh đình bên cái võng đong dưa những buổi sớm trưa hè.
Với lưu lượng hàng ngàn người dân đến lễ hội, công tác bảo vệ môi trường cũng được quan tâm đảm bảo sạch sẽ. |
Ngày lễ chính được diễn ra trong không khí trang nghiêm với những hoạt cảnh sân khấu hóa nhằm tái hiện những chiến công, những câu chuyện mà dân gian truyền tụng về Nguyễn Trung Trực. Các đoàn văn nghệ, các nghệ sĩ ở TP.HCM dịp này cũng về biểu diễn ca nhạc, cải lương phục vụ người dân địa phương và du khách