Kinh Đời
Đỗ Minh Tuấn - Dân trí thời nay thấp hay cao?
Một xã hội mà xu hướng bắt chước người khác, dập khuôn theo lối sống và sùng bái giá trị của xã hội khác ngày càng trội hơn xu hướng giữ gìn sự thuần khiết của văn hoá dân tộc thì không thể nói dân trí của xã hội ấy cao.
Kể ra thì dân bây giờ biết những cái của người nhiều hơn trước. Trẻ con ba bốn tuổi đã biết làu làu lịch sử nhà Mãn Thanh vì phim về thời đại này tràn ngập trên tivi. Thiếu nữ chưa đến tuổi dậy thì đã biết băng vệ sinh, bệnh AID và phim con heo. Người ăn mày không biết một bữa cơm no nhưng đã biết đến những của ngon vật lạ, các loại bia hảo hạng, các loại kẹo cao su tinh khiết, các loại bột ngọt " vòng quanh thế giới" quảng cáo ngày ngày trên tivi ngoài phố ngay trong tầm mắt kẻ ăn xin. Trẻ vị thành niên chưa biết cái hôn đầu mặn ngọt ra sao đã biết bao cao su OK và băng vệ sinh làm con người tự tin hơn trên đường phố và trong công sở. So với người xưa thì quả là hôm nay lượng thông tin, sự kiện, con số và hình ảnh được nhồi vào trong trí nhớ nhiều hơn gấp bội. Nhưng tất cả những cái biết đó vẫn chẳng hề làm ta thấy dân trí bây giờ hơn dân trí ngày xưa. Vì người đời nay biết của người thì nhiều, biết của mình thì ít lắm. Nếu một cặp mắt không nhìn thấy cha ông, bạn bè, cỏ cây , ruộng vườn ngay trước mắt, thậm chí không nhìn thấy chính mình là ai mà chỉ nhìn rõ những đồng tiền trong túi người khác, những hội hè đình đám trong xã hội khác, những áo quần trên giá áo của các dân tộc khác, những tiện nghi hào nhoáng ngoài biên giới, thì cặp mắt ấy không thể nói là sáng hơn cặp mắt của người xưa.
Vả chăng, dân trí không phải chỉ ở cái sự biết mà còn là ở trí sáng tạo, tính độc lập trí tuệ và trình độ nhận thức các giá trị văn hoá, giá trị lịch sử, giá trị tinh thần. Nếu như ngày xưa con người Việt Nam bị thiếu thông tin nên mày mò tự mình sáng tạo ra cách riêng của mình thì bây giờ không ít người Việt Nam có xu hướng đua đòi dập khuôn, bắt chước của người, bị nhào nặn bởi truyền thông đại chúng để trở thành những nô lệ tiêu dùng, nô lệ lối sống, nô lệ tiện nghi.
Cha ông ta xưa nghĩ từ thân phận mình cuộc sống mình, nhận thức ra cái hay cái mạnh của chính mình để ngạo nghễ tuyên xưng một văn hiến riêng, một văn hoá riêng, những cái mà bây giờ ta đem góp vào trong đời sống nhân loại. Chúng ta bây giờ nhiều người chỉ ước mơ được đi xuất khẩu lao động, làm Osin cho người hay được làm chân thư ký trong văn phòng của nước ngoài, làm thợ lắp ráp các linh kiện của nước ngoài. Cha ông xưa kính trọng người có chữ, ông giáo làng có quyền lực lớn trong đời sống cộng đồng, vị tiến sĩ đỗ trạng nguyên là điều kiện để trở thành một ông quan. Ngày nay, những người vô học vô đạo có thể dùng tiền để mua danh hiệu, mua học vị, mua quyền lực, chi phối ảnh hưởng trong xã hội, có nhiều phương tiện để đứng trên đầu những tri thức thực tài nhưng nghèo và khảng khái, góp phần làm tầm thường hoá, vô học hoá đời sống văn hoá xã hội nói chung.
Một xã hội mà xu hướng bắt chước người khác, dập khuôn theo lối sống và sùng bái giá trị của xã hội khác ngày càng trội hơn xu hướng giữ gìn sự thuần khiết của văn hoá dân tộc thì không thể nói dân trí của xã hội ấy cao. Một xã hội mà trí tuệ kỹ thuật lấn át trí tuệ văn hoá, trí tuệ thực dụng lấn át trí tuệ triết học, trí tuệ dập khuôn bắt chước lấn át trí tuệ độc đáo tự do thì dân trí của xã hội ấy rõ ràng là thấp hơn dân trí của xã hội ngày xưa nhiều lắm !
Vậy không phải là không có lý khi có người cảnh báo rằng cuộc sống bây giờ văn minh hơn, đầy đủ hơn, cởi mở hơn nhưng nhiều tội ác hơn, nhiều đồ giả hơn và dân trí chung thì đã bị thấp đi./.
Đỗ Minh Tuấn
Một xã hội mà xu hướng bắt chước người khác, dập khuôn theo lối sống và
sùng bái giá trị của xã hội khác ngày càng trội hơn xu hướng giữ gìn sự
thuần khiết của văn hoá dân tộc thì không thể nói dân trí của xã hội ấy
cao.
Nếu bây giờ có ai bảo dân trí Việt Nam thấp hơn ngày xưa thì chắc chắn
trong một trăm người sẽ có chín mươi chín người phản đối cho người đó là
điên. Này nhé, ngày xưa có đến 90% dân Việt Nam mù chữ, dân bây giờ
biết chữ nhiều hơn, không chỉ biết chữ Việt mà biết cả chữ Anh, chữ
Pháp, chữ Tàu, chữ Nhật, chữ Triều Tiên và nhiều thứ chữ khác; dân ngày
xưa quẩn quanh sau luỹ tre làng chỉ biết con trâu cái cày với kinh Phật ,
đạo lý Khổng Mạnh, dân bây giờ đi khắp thế giới, thuộc hết logo của các
Công ty lớn, thuộc hết tên các võ sĩ, ca sĩ, người mẫu, minh tinh, công
nương, tỷ phú v.v.. trên thế giới; dân ngày xưa chỉ biết cầm cuốc, cầm
gậy, cầm súng, cầm bút dân bây giờ biết cầm telephon, mobaiphon, chuột
máy tính; dân ngày xưa chỉ biết uống rượu "cuốc lủi", cùng lắm là rượu
rắn, rượu tắc kè, rượu Minh Mạng, dân bây giờ biết uống các loại bia,
các loại rượu Tây, Tàu, Mỹ, Nhật. Ai dám bảo dân trí thấp đi ?
Kể ra thì dân bây giờ biết những cái của người nhiều hơn trước. Trẻ con ba bốn tuổi đã biết làu làu lịch sử nhà Mãn Thanh vì phim về thời đại này tràn ngập trên tivi. Thiếu nữ chưa đến tuổi dậy thì đã biết băng vệ sinh, bệnh AID và phim con heo. Người ăn mày không biết một bữa cơm no nhưng đã biết đến những của ngon vật lạ, các loại bia hảo hạng, các loại kẹo cao su tinh khiết, các loại bột ngọt " vòng quanh thế giới" quảng cáo ngày ngày trên tivi ngoài phố ngay trong tầm mắt kẻ ăn xin. Trẻ vị thành niên chưa biết cái hôn đầu mặn ngọt ra sao đã biết bao cao su OK và băng vệ sinh làm con người tự tin hơn trên đường phố và trong công sở. So với người xưa thì quả là hôm nay lượng thông tin, sự kiện, con số và hình ảnh được nhồi vào trong trí nhớ nhiều hơn gấp bội. Nhưng tất cả những cái biết đó vẫn chẳng hề làm ta thấy dân trí bây giờ hơn dân trí ngày xưa. Vì người đời nay biết của người thì nhiều, biết của mình thì ít lắm. Nếu một cặp mắt không nhìn thấy cha ông, bạn bè, cỏ cây , ruộng vườn ngay trước mắt, thậm chí không nhìn thấy chính mình là ai mà chỉ nhìn rõ những đồng tiền trong túi người khác, những hội hè đình đám trong xã hội khác, những áo quần trên giá áo của các dân tộc khác, những tiện nghi hào nhoáng ngoài biên giới, thì cặp mắt ấy không thể nói là sáng hơn cặp mắt của người xưa.
Vả chăng, dân trí không phải chỉ ở cái sự biết mà còn là ở trí sáng tạo, tính độc lập trí tuệ và trình độ nhận thức các giá trị văn hoá, giá trị lịch sử, giá trị tinh thần. Nếu như ngày xưa con người Việt Nam bị thiếu thông tin nên mày mò tự mình sáng tạo ra cách riêng của mình thì bây giờ không ít người Việt Nam có xu hướng đua đòi dập khuôn, bắt chước của người, bị nhào nặn bởi truyền thông đại chúng để trở thành những nô lệ tiêu dùng, nô lệ lối sống, nô lệ tiện nghi.
Cha ông ta xưa nghĩ từ thân phận mình cuộc sống mình, nhận thức ra cái hay cái mạnh của chính mình để ngạo nghễ tuyên xưng một văn hiến riêng, một văn hoá riêng, những cái mà bây giờ ta đem góp vào trong đời sống nhân loại. Chúng ta bây giờ nhiều người chỉ ước mơ được đi xuất khẩu lao động, làm Osin cho người hay được làm chân thư ký trong văn phòng của nước ngoài, làm thợ lắp ráp các linh kiện của nước ngoài. Cha ông xưa kính trọng người có chữ, ông giáo làng có quyền lực lớn trong đời sống cộng đồng, vị tiến sĩ đỗ trạng nguyên là điều kiện để trở thành một ông quan. Ngày nay, những người vô học vô đạo có thể dùng tiền để mua danh hiệu, mua học vị, mua quyền lực, chi phối ảnh hưởng trong xã hội, có nhiều phương tiện để đứng trên đầu những tri thức thực tài nhưng nghèo và khảng khái, góp phần làm tầm thường hoá, vô học hoá đời sống văn hoá xã hội nói chung.
Một xã hội mà xu hướng bắt chước người khác, dập khuôn theo lối sống và sùng bái giá trị của xã hội khác ngày càng trội hơn xu hướng giữ gìn sự thuần khiết của văn hoá dân tộc thì không thể nói dân trí của xã hội ấy cao. Một xã hội mà trí tuệ kỹ thuật lấn át trí tuệ văn hoá, trí tuệ thực dụng lấn át trí tuệ triết học, trí tuệ dập khuôn bắt chước lấn át trí tuệ độc đáo tự do thì dân trí của xã hội ấy rõ ràng là thấp hơn dân trí của xã hội ngày xưa nhiều lắm !
Vậy không phải là không có lý khi có người cảnh báo rằng cuộc sống bây giờ văn minh hơn, đầy đủ hơn, cởi mở hơn nhưng nhiều tội ác hơn, nhiều đồ giả hơn và dân trí chung thì đã bị thấp đi./.
Đỗ Minh Tuấn
(FB. Đỗ Minh Tuấn)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Đỗ Minh Tuấn - Dân trí thời nay thấp hay cao?
Một xã hội mà xu hướng bắt chước người khác, dập khuôn theo lối sống và sùng bái giá trị của xã hội khác ngày càng trội hơn xu hướng giữ gìn sự thuần khiết của văn hoá dân tộc thì không thể nói dân trí của xã hội ấy cao.
Một xã hội mà xu hướng bắt chước người khác, dập khuôn theo lối sống và
sùng bái giá trị của xã hội khác ngày càng trội hơn xu hướng giữ gìn sự
thuần khiết của văn hoá dân tộc thì không thể nói dân trí của xã hội ấy
cao.
Nếu bây giờ có ai bảo dân trí Việt Nam thấp hơn ngày xưa thì chắc chắn
trong một trăm người sẽ có chín mươi chín người phản đối cho người đó là
điên. Này nhé, ngày xưa có đến 90% dân Việt Nam mù chữ, dân bây giờ
biết chữ nhiều hơn, không chỉ biết chữ Việt mà biết cả chữ Anh, chữ
Pháp, chữ Tàu, chữ Nhật, chữ Triều Tiên và nhiều thứ chữ khác; dân ngày
xưa quẩn quanh sau luỹ tre làng chỉ biết con trâu cái cày với kinh Phật ,
đạo lý Khổng Mạnh, dân bây giờ đi khắp thế giới, thuộc hết logo của các
Công ty lớn, thuộc hết tên các võ sĩ, ca sĩ, người mẫu, minh tinh, công
nương, tỷ phú v.v.. trên thế giới; dân ngày xưa chỉ biết cầm cuốc, cầm
gậy, cầm súng, cầm bút dân bây giờ biết cầm telephon, mobaiphon, chuột
máy tính; dân ngày xưa chỉ biết uống rượu "cuốc lủi", cùng lắm là rượu
rắn, rượu tắc kè, rượu Minh Mạng, dân bây giờ biết uống các loại bia,
các loại rượu Tây, Tàu, Mỹ, Nhật. Ai dám bảo dân trí thấp đi ?
Kể ra thì dân bây giờ biết những cái của người nhiều hơn trước. Trẻ con ba bốn tuổi đã biết làu làu lịch sử nhà Mãn Thanh vì phim về thời đại này tràn ngập trên tivi. Thiếu nữ chưa đến tuổi dậy thì đã biết băng vệ sinh, bệnh AID và phim con heo. Người ăn mày không biết một bữa cơm no nhưng đã biết đến những của ngon vật lạ, các loại bia hảo hạng, các loại kẹo cao su tinh khiết, các loại bột ngọt " vòng quanh thế giới" quảng cáo ngày ngày trên tivi ngoài phố ngay trong tầm mắt kẻ ăn xin. Trẻ vị thành niên chưa biết cái hôn đầu mặn ngọt ra sao đã biết bao cao su OK và băng vệ sinh làm con người tự tin hơn trên đường phố và trong công sở. So với người xưa thì quả là hôm nay lượng thông tin, sự kiện, con số và hình ảnh được nhồi vào trong trí nhớ nhiều hơn gấp bội. Nhưng tất cả những cái biết đó vẫn chẳng hề làm ta thấy dân trí bây giờ hơn dân trí ngày xưa. Vì người đời nay biết của người thì nhiều, biết của mình thì ít lắm. Nếu một cặp mắt không nhìn thấy cha ông, bạn bè, cỏ cây , ruộng vườn ngay trước mắt, thậm chí không nhìn thấy chính mình là ai mà chỉ nhìn rõ những đồng tiền trong túi người khác, những hội hè đình đám trong xã hội khác, những áo quần trên giá áo của các dân tộc khác, những tiện nghi hào nhoáng ngoài biên giới, thì cặp mắt ấy không thể nói là sáng hơn cặp mắt của người xưa.
Vả chăng, dân trí không phải chỉ ở cái sự biết mà còn là ở trí sáng tạo, tính độc lập trí tuệ và trình độ nhận thức các giá trị văn hoá, giá trị lịch sử, giá trị tinh thần. Nếu như ngày xưa con người Việt Nam bị thiếu thông tin nên mày mò tự mình sáng tạo ra cách riêng của mình thì bây giờ không ít người Việt Nam có xu hướng đua đòi dập khuôn, bắt chước của người, bị nhào nặn bởi truyền thông đại chúng để trở thành những nô lệ tiêu dùng, nô lệ lối sống, nô lệ tiện nghi.
Cha ông ta xưa nghĩ từ thân phận mình cuộc sống mình, nhận thức ra cái hay cái mạnh của chính mình để ngạo nghễ tuyên xưng một văn hiến riêng, một văn hoá riêng, những cái mà bây giờ ta đem góp vào trong đời sống nhân loại. Chúng ta bây giờ nhiều người chỉ ước mơ được đi xuất khẩu lao động, làm Osin cho người hay được làm chân thư ký trong văn phòng của nước ngoài, làm thợ lắp ráp các linh kiện của nước ngoài. Cha ông xưa kính trọng người có chữ, ông giáo làng có quyền lực lớn trong đời sống cộng đồng, vị tiến sĩ đỗ trạng nguyên là điều kiện để trở thành một ông quan. Ngày nay, những người vô học vô đạo có thể dùng tiền để mua danh hiệu, mua học vị, mua quyền lực, chi phối ảnh hưởng trong xã hội, có nhiều phương tiện để đứng trên đầu những tri thức thực tài nhưng nghèo và khảng khái, góp phần làm tầm thường hoá, vô học hoá đời sống văn hoá xã hội nói chung.
Một xã hội mà xu hướng bắt chước người khác, dập khuôn theo lối sống và sùng bái giá trị của xã hội khác ngày càng trội hơn xu hướng giữ gìn sự thuần khiết của văn hoá dân tộc thì không thể nói dân trí của xã hội ấy cao. Một xã hội mà trí tuệ kỹ thuật lấn át trí tuệ văn hoá, trí tuệ thực dụng lấn át trí tuệ triết học, trí tuệ dập khuôn bắt chước lấn át trí tuệ độc đáo tự do thì dân trí của xã hội ấy rõ ràng là thấp hơn dân trí của xã hội ngày xưa nhiều lắm !
Vậy không phải là không có lý khi có người cảnh báo rằng cuộc sống bây giờ văn minh hơn, đầy đủ hơn, cởi mở hơn nhưng nhiều tội ác hơn, nhiều đồ giả hơn và dân trí chung thì đã bị thấp đi./.
Đỗ Minh Tuấn
(FB. Đỗ Minh Tuấn)