Thân Hữu Tiếp Tay...
Đỗ Trung Quân - Hãy tiết kiệm thứ còn lại duy nhất
Ngày ấy bọn tôi hai mươi tuổi
Ria lún phún
Mắt cận lòi
Dân Sài Gòn tiểu tư sản, đọc sách triết, tóc hippie
Được phong tặng "thanh niên chậm tiến"
Thôi thì biết thân phận mình, đứa đi làm công nhân, đứa đi làm rẫy. đứa thanh niên xung phong coi như trả món nợ dù chả vay ai thời tiền – hậu - chiến
Ngày Polpot tràn qua An Giang, Ba Chúc thảm sát đồng bào
Tổ quốc lâm nguy
Bọn tôi sôi sục ra biên giới
Ngày Trung Quốc tấn công Việt Nam
Tổ quốc lại lâm nguy
Có thằng em khai gian tuổi
Vác balo lên đường
Gác mọi tranh chấp ý thức hệ
vệ quốc trước đã
Ai không tử sĩ
Ai không phế binh
Thì về
Đứa đạp xich lô. Đứa chạy xe ôm, đứa đi khuân vác
Bình thường.
Nói thật
Bọn tôi đàn ông cũng có khi rơi nước mắt
Khi nhìn xác đồng bào, ôm trong tay đồng đội.
Sắt đá vẫn nghẹn ngào.
Nhưng các em ạ
Chúng tôi không bao giờ rơi lệ
Những chuyện tào lao
Chúng tôi không mất thì giờ nửa đêm run rẩy, gào thét trước cổng sân bay để đón đứa lạ hươ lạ hoắc
đến bố mẹ ở nhà cũng chả biết đi đâu
tôi nghĩ đơn giản thế này
Bố tôi chết tôi mới khóc
Mẹ tôi chết tôi mới khóc
Bạn tôi chết tôi mới khóc
Đồng bào tôi mất tích ngoài biển Đông tôi mới khóc
Nước mắt ngày càng quý hiếm lắm các em ạ
Hãy cố mà để dành
Mà nhỏ xuống cho điêu linh đất nước
Mà rưng rưng cho nỗi nhục bị cỡi cổ đè đầu
Làm nô lệ
Tôi bảo các em lần này thôi nhé
Đừng làm xấu hổ thêm xứ sở mình
Nhục
Biển Đông
Qúa
Đủ
Lavie - Viết về bài thơ "cảnh tỉnh" của Đỗ Trung Quân
Kính gởi bác Đỗ Trung Quân!
Vì tới nay cháu mới đọc được bài thơ "cảnh tỉnh" của bác, và vì không thể addfriend cùng bác được nên cháu xin mạn phép post những dòng chia sẻ này ở đây, hi vọng là bác sẽ đọc được...
Thưa bác! Cháu không biết các em bây giờ có được học bài thơ "Quê Hương" của bác hay không, nhưng từ thế hệ của cháu trở về trước thì có lẽ không có đứa trẻ nào lớn lên mà không biết câu thơ giản dị nhưng đầy ý nghĩa "Quê Hương là chùm khế ngọt" của bác...Thậm chí từ thuở còn nằm nôi, trong những câu hát ru của mẹ đối với cháu cũng không bao giờ thiếu câu hát "Quê Hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nỗi thành người..." Và theo năm tháng, bài thơ bất hủ của bác đã theo chúng cháu lớn lên từng ngày. Có thể nói bác cũng là một trong những thần tượng đầu tiên của cháu! Chắc bác không thể biết rằng lần đầu tiên thấy "nhà thơ Đỗ Trung Quân" mình yêu mến trên tivi, khi bác tham gia làm giám khảo cho một gameshow, cháu đã vui mừng và hạnh phúc đến rơi nước mắt...Thế mà gần 30 năm sống trên đời, cháu chưa bao giờ nghĩ lần đầu tiên được trao đổi với thần tượng của mình lại vì vấn đề này...
Bác ạ! Bác nói rất đúng, nước mắt thật sự rất hiếm hoi, khi con người ngày càng vô tâm với đồng loại hơn. Nhưng không phải ai cũng thế! Chúng cháu may mắn được sinh ra trong thời bình, nên có lẽ chúng cháu không hiểu hết được những cơ cực, lầm than mà thế hệ cha, chú phải trải qua. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng cháu không biết khóc khi thấy đồng bào gặp nạn, không biết xót thương cho những mảnh đời bất hạnh, không biết tức giận khi thấy nước khác lấn chiếm lãnh thổ quê hương...Thế mà giờ đây, chỉ vì thể hiện niềm vui trong một cung bậc cảm xúc cá nhân - niềm yêu mến thần tượng thì chúng cháu lại phải nhận lấy những danh xưng khó nghe như "fan cuồng", "sính ngoại", "không có não" hay thậm chí là "không yêu nước"...Chúng cháu sai vì đã rơi nước mắt vì hạnh phúc ư? Hay sai vì không khóc vì những điều to lớn, vĩ đại, mà lại khóc vì "những chuyện tào lao" thế này??? Tại sao fans bóng đá có thể khóc khi có được chiếc áo của thần tượng, òa khóc khi đội nhà ghi bàn hay vô địch thì được cho là "hình ảnh đẹp thể thao" còn fans Kpop khóc thì bị cho là cuồng??? Tại sao fans của các nghệ sĩ nổi tiếng thế giới khác có thể gào khóc, thậm chí ngất xíu khi gặp thần tượng mà không bị chỉ trích??? Không tính về đẳng cấp, mà tính theo cảm xúc của con người, thì những giọt nước mắt đó khác với nước mắt của chúng cháu ở điểm nào??? Hay chỉ đơn giản chỉ vì thế hệ trước chưa từng có chuyện như thế xảy ra, nên với định kiến của thế hệ đi trước cho rằng điều đó là không chấp nhận được???
Thưa bác! Ở đâu cũng có người này người khác, cộng đồng fans Kpop cũng thế. Có thể một số bạn đã từng có những hành động không đẹp, cư xử không tốt hay quá khich, nhưng chỉ vì một số người mà qui chụp cho tất cả fans Kpop là rất không công bằng với chúng cháu! Đa số các fans đều ở độ tuổi teen, nên có thể các em không biết cách thể hiện cho đúng chừng mực. Làm người lớn, thay vì khuyên bảo thì mọi người lại chỉ trích bằng những câu nói quá nặng nề, và cả lăng nhục, thóa mạ chúng cháu, trong khi chúng cháu chẳng làm hại gì đến ai, đó là cách xử sự của người lớn sao??? Người có quyền lên tiếng trách mắng không phải chỉ có gia đình chúng cháu thôi sao? (Trên thực tế thì có nhiều bạn vẫn được gia đình ủng hộ việc yêu mến thần tượng thế này nữa đấy ạ!). Hầu hết mọi người không hề biết rằng, gặp mặt thần tượng cũng là một động lực giúp chúng cháu cố gắng ở một số lĩnh vực như học tập thật tốt, tập tính tự lập khi đi làm thêm, tự ý thức về văn hóa cư xử...chứ không phải suốt ngày chúng cháu chỉ biết "chạy theo thần tượng" mà mặc kệ tất cả như một số báo đài viết. Đọc những dòng trên, cháu hi vọng bác sẽ không nghĩ giống những người khác rằng "tụi nghệ sĩ đó thì có gì hay mà phải hâm mộ" hay "có đáng đế làm đến thế không". Cháu xin được đại diện trả lời là RẤT XỨNG ĐÁNG! Một nghệ sĩ nói với fans "nếu không học hành đàng hoàng thì đừng nhận là fan của tôi" thì có đáng để hâm mộ không? Một nghệ sĩ hàng năm đều trích tiền ủng hộ từ thiện, không chỉ ở quốc gia mình mà còn cho cả các nước khác, được một làng ở một nước tôn vinh và đặt tên làng theo tên người nghệ sĩ đó thì có đáng yêu mến không ạ???? Dù có người cho rằng họ chỉ "diễn xuất" thôi thì ít ra đối với chúng cháu điều đó cũng phần nào nói lên nhân cách của người nghệ sĩ, bên cạnh tài năng! Còn nếu cho rằng nghệ sĩ Việt cũng làm được như thế thì cháu cũng không phản bác. Chỉ là đối với showbiz Việt bây giờ thì dùng scandals hay chiêu trò để nổi tiếng nhiều hơn là vì tài năng thật sự và những việc làm có ý nghĩa (tất nhiên cũng trừ một trường hợp gần đây các nghệ sĩ đã chung tay giúp đỡ một nam ca sĩ có điều kiện chữa trị bệnh tật - đây là điểm sáng hiếm hoi trong thời buổi này của giới showbiz Việt). Cháu nghĩ chính bác cũng đã từng trải nghiệm sự khắc nghiệt thế nào của giới showbiz khi làm giám khảo một show truyền hình, vậy nên cháu xin phép được hỏi bác chúng cháu có nên thần tượng những nghệ sĩ như thế không???
Mỗi thế hệ, mỗi con người đều có cách suy nghĩ cũng như khái niệm về hạnh phúc khác nhau: một đứa trẻ được cho kẹo cũng có thể tươi cười rạng rỡ - đó là hạnh phúc; được chia sẻ một bữa cơm lúc đói lòng, một manh áo ấm khi trời đông giá rét ta cũng cảm thấy hạnh phúc...còn đối với fans chúng cháu, được gặp thần tượng cũng là một dạng của hạnh phúc! Khi hạnh phúc, người ta có thể cười, có thể rơi lệ, thì chuyện chúng cháu khóc khi gặp thần tượng cũng đâu có gì lạ hay thái quá đúng không ạ??? Hơn nữa, cháu nghĩ nam hay nữ gì cũng có quyền bộc lộ cảm xúc của bản thân mình, không có qui định nào bắt buộc là nam nhi thì không thể khóc hay chỉ khóc vì những điều vĩ đại, to lớn cả - điều đó mới là "diễn xuất" thật sự đấy ạ!
Thật sự khi viết những dòng này, cháu cũng đang khóc...khóc vì chưa bao giờ cháu nghĩ sẽ có lúc mình lại dám "đối đáp" với bác - thần tượng từ thuở ấu thơ của mình trong tình huống như thế này...Khóc vì cháu đã không biết kiềm chế bản thân để dừng lại, xem như chưa từng đọc bài thơ "cảnh tỉnh" của bác đối với chúng cháu - cộng đồng fans Kpop...Nhưng lời nói ra thì không thể rút lại được, chúng cháu vẫn rất cám ơn vì bác vẫn quan tâm đến thế hệ trẻ ngày nay. Và dù thế nào đi nữa, thì trong tâm trí của cháu vẫn nhớ mãi hình ảnh "nhà thơ Đỗ Trung Quân" mà cháu từng hình dung khi đọc "Quê Hương"!!!
Cuối cùng cháu xin gởi lời chúc sức khỏe đến bác và gia đình ạ!!!
https://danluan.org/tin-tuc/20121202/lavie-thu-gui-bac-do-trung-quan
Đỗ Trung Quân - Hãy tiết kiệm thứ còn lại duy nhất
Ngày ấy bọn tôi hai mươi tuổi
Ria lún phún
Mắt cận lòi
Dân Sài Gòn tiểu tư sản, đọc sách triết, tóc hippie
Được phong tặng "thanh niên chậm tiến"
Thôi thì biết thân phận mình, đứa đi làm công nhân, đứa đi làm rẫy. đứa thanh niên xung phong coi như trả món nợ dù chả vay ai thời tiền – hậu - chiến
Ngày Polpot tràn qua An Giang, Ba Chúc thảm sát đồng bào
Tổ quốc lâm nguy
Bọn tôi sôi sục ra biên giới
Ngày Trung Quốc tấn công Việt Nam
Tổ quốc lại lâm nguy
Có thằng em khai gian tuổi
Vác balo lên đường
Gác mọi tranh chấp ý thức hệ
vệ quốc trước đã
Ai không tử sĩ
Ai không phế binh
Thì về
Đứa đạp xich lô. Đứa chạy xe ôm, đứa đi khuân vác
Bình thường.
Nói thật
Bọn tôi đàn ông cũng có khi rơi nước mắt
Khi nhìn xác đồng bào, ôm trong tay đồng đội.
Sắt đá vẫn nghẹn ngào.
Nhưng các em ạ
Chúng tôi không bao giờ rơi lệ
Những chuyện tào lao
Chúng tôi không mất thì giờ nửa đêm run rẩy, gào thét trước cổng sân bay để đón đứa lạ hươ lạ hoắc
đến bố mẹ ở nhà cũng chả biết đi đâu
tôi nghĩ đơn giản thế này
Bố tôi chết tôi mới khóc
Mẹ tôi chết tôi mới khóc
Bạn tôi chết tôi mới khóc
Đồng bào tôi mất tích ngoài biển Đông tôi mới khóc
Nước mắt ngày càng quý hiếm lắm các em ạ
Hãy cố mà để dành
Mà nhỏ xuống cho điêu linh đất nước
Mà rưng rưng cho nỗi nhục bị cỡi cổ đè đầu
Làm nô lệ
Tôi bảo các em lần này thôi nhé
Đừng làm xấu hổ thêm xứ sở mình
Nhục
Biển Đông
Qúa
Đủ
Lavie - Viết về bài thơ "cảnh tỉnh" của Đỗ Trung Quân
Kính gởi bác Đỗ Trung Quân!
Vì tới nay cháu mới đọc được bài thơ "cảnh tỉnh" của bác, và vì không thể addfriend cùng bác được nên cháu xin mạn phép post những dòng chia sẻ này ở đây, hi vọng là bác sẽ đọc được...
Thưa bác! Cháu không biết các em bây giờ có được học bài thơ "Quê Hương" của bác hay không, nhưng từ thế hệ của cháu trở về trước thì có lẽ không có đứa trẻ nào lớn lên mà không biết câu thơ giản dị nhưng đầy ý nghĩa "Quê Hương là chùm khế ngọt" của bác...Thậm chí từ thuở còn nằm nôi, trong những câu hát ru của mẹ đối với cháu cũng không bao giờ thiếu câu hát "Quê Hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nỗi thành người..." Và theo năm tháng, bài thơ bất hủ của bác đã theo chúng cháu lớn lên từng ngày. Có thể nói bác cũng là một trong những thần tượng đầu tiên của cháu! Chắc bác không thể biết rằng lần đầu tiên thấy "nhà thơ Đỗ Trung Quân" mình yêu mến trên tivi, khi bác tham gia làm giám khảo cho một gameshow, cháu đã vui mừng và hạnh phúc đến rơi nước mắt...Thế mà gần 30 năm sống trên đời, cháu chưa bao giờ nghĩ lần đầu tiên được trao đổi với thần tượng của mình lại vì vấn đề này...
Bác ạ! Bác nói rất đúng, nước mắt thật sự rất hiếm hoi, khi con người ngày càng vô tâm với đồng loại hơn. Nhưng không phải ai cũng thế! Chúng cháu may mắn được sinh ra trong thời bình, nên có lẽ chúng cháu không hiểu hết được những cơ cực, lầm than mà thế hệ cha, chú phải trải qua. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng cháu không biết khóc khi thấy đồng bào gặp nạn, không biết xót thương cho những mảnh đời bất hạnh, không biết tức giận khi thấy nước khác lấn chiếm lãnh thổ quê hương...Thế mà giờ đây, chỉ vì thể hiện niềm vui trong một cung bậc cảm xúc cá nhân - niềm yêu mến thần tượng thì chúng cháu lại phải nhận lấy những danh xưng khó nghe như "fan cuồng", "sính ngoại", "không có não" hay thậm chí là "không yêu nước"...Chúng cháu sai vì đã rơi nước mắt vì hạnh phúc ư? Hay sai vì không khóc vì những điều to lớn, vĩ đại, mà lại khóc vì "những chuyện tào lao" thế này??? Tại sao fans bóng đá có thể khóc khi có được chiếc áo của thần tượng, òa khóc khi đội nhà ghi bàn hay vô địch thì được cho là "hình ảnh đẹp thể thao" còn fans Kpop khóc thì bị cho là cuồng??? Tại sao fans của các nghệ sĩ nổi tiếng thế giới khác có thể gào khóc, thậm chí ngất xíu khi gặp thần tượng mà không bị chỉ trích??? Không tính về đẳng cấp, mà tính theo cảm xúc của con người, thì những giọt nước mắt đó khác với nước mắt của chúng cháu ở điểm nào??? Hay chỉ đơn giản chỉ vì thế hệ trước chưa từng có chuyện như thế xảy ra, nên với định kiến của thế hệ đi trước cho rằng điều đó là không chấp nhận được???
Thưa bác! Ở đâu cũng có người này người khác, cộng đồng fans Kpop cũng thế. Có thể một số bạn đã từng có những hành động không đẹp, cư xử không tốt hay quá khich, nhưng chỉ vì một số người mà qui chụp cho tất cả fans Kpop là rất không công bằng với chúng cháu! Đa số các fans đều ở độ tuổi teen, nên có thể các em không biết cách thể hiện cho đúng chừng mực. Làm người lớn, thay vì khuyên bảo thì mọi người lại chỉ trích bằng những câu nói quá nặng nề, và cả lăng nhục, thóa mạ chúng cháu, trong khi chúng cháu chẳng làm hại gì đến ai, đó là cách xử sự của người lớn sao??? Người có quyền lên tiếng trách mắng không phải chỉ có gia đình chúng cháu thôi sao? (Trên thực tế thì có nhiều bạn vẫn được gia đình ủng hộ việc yêu mến thần tượng thế này nữa đấy ạ!). Hầu hết mọi người không hề biết rằng, gặp mặt thần tượng cũng là một động lực giúp chúng cháu cố gắng ở một số lĩnh vực như học tập thật tốt, tập tính tự lập khi đi làm thêm, tự ý thức về văn hóa cư xử...chứ không phải suốt ngày chúng cháu chỉ biết "chạy theo thần tượng" mà mặc kệ tất cả như một số báo đài viết. Đọc những dòng trên, cháu hi vọng bác sẽ không nghĩ giống những người khác rằng "tụi nghệ sĩ đó thì có gì hay mà phải hâm mộ" hay "có đáng đế làm đến thế không". Cháu xin được đại diện trả lời là RẤT XỨNG ĐÁNG! Một nghệ sĩ nói với fans "nếu không học hành đàng hoàng thì đừng nhận là fan của tôi" thì có đáng để hâm mộ không? Một nghệ sĩ hàng năm đều trích tiền ủng hộ từ thiện, không chỉ ở quốc gia mình mà còn cho cả các nước khác, được một làng ở một nước tôn vinh và đặt tên làng theo tên người nghệ sĩ đó thì có đáng yêu mến không ạ???? Dù có người cho rằng họ chỉ "diễn xuất" thôi thì ít ra đối với chúng cháu điều đó cũng phần nào nói lên nhân cách của người nghệ sĩ, bên cạnh tài năng! Còn nếu cho rằng nghệ sĩ Việt cũng làm được như thế thì cháu cũng không phản bác. Chỉ là đối với showbiz Việt bây giờ thì dùng scandals hay chiêu trò để nổi tiếng nhiều hơn là vì tài năng thật sự và những việc làm có ý nghĩa (tất nhiên cũng trừ một trường hợp gần đây các nghệ sĩ đã chung tay giúp đỡ một nam ca sĩ có điều kiện chữa trị bệnh tật - đây là điểm sáng hiếm hoi trong thời buổi này của giới showbiz Việt). Cháu nghĩ chính bác cũng đã từng trải nghiệm sự khắc nghiệt thế nào của giới showbiz khi làm giám khảo một show truyền hình, vậy nên cháu xin phép được hỏi bác chúng cháu có nên thần tượng những nghệ sĩ như thế không???
Mỗi thế hệ, mỗi con người đều có cách suy nghĩ cũng như khái niệm về hạnh phúc khác nhau: một đứa trẻ được cho kẹo cũng có thể tươi cười rạng rỡ - đó là hạnh phúc; được chia sẻ một bữa cơm lúc đói lòng, một manh áo ấm khi trời đông giá rét ta cũng cảm thấy hạnh phúc...còn đối với fans chúng cháu, được gặp thần tượng cũng là một dạng của hạnh phúc! Khi hạnh phúc, người ta có thể cười, có thể rơi lệ, thì chuyện chúng cháu khóc khi gặp thần tượng cũng đâu có gì lạ hay thái quá đúng không ạ??? Hơn nữa, cháu nghĩ nam hay nữ gì cũng có quyền bộc lộ cảm xúc của bản thân mình, không có qui định nào bắt buộc là nam nhi thì không thể khóc hay chỉ khóc vì những điều vĩ đại, to lớn cả - điều đó mới là "diễn xuất" thật sự đấy ạ!
Thật sự khi viết những dòng này, cháu cũng đang khóc...khóc vì chưa bao giờ cháu nghĩ sẽ có lúc mình lại dám "đối đáp" với bác - thần tượng từ thuở ấu thơ của mình trong tình huống như thế này...Khóc vì cháu đã không biết kiềm chế bản thân để dừng lại, xem như chưa từng đọc bài thơ "cảnh tỉnh" của bác đối với chúng cháu - cộng đồng fans Kpop...Nhưng lời nói ra thì không thể rút lại được, chúng cháu vẫn rất cám ơn vì bác vẫn quan tâm đến thế hệ trẻ ngày nay. Và dù thế nào đi nữa, thì trong tâm trí của cháu vẫn nhớ mãi hình ảnh "nhà thơ Đỗ Trung Quân" mà cháu từng hình dung khi đọc "Quê Hương"!!!
Cuối cùng cháu xin gởi lời chúc sức khỏe đến bác và gia đình ạ!!!
https://danluan.org/tin-tuc/20121202/lavie-thu-gui-bac-do-trung-quan