Đoạn Đường Chiến Binh
Đố Vui các Bạn – Bài số 42 - LÃO PHAN
Đố Vui các Bạn – Bài số 42
*** Lão Phan Phần câu hỏi :
A/- Người tiền nhiệm ( predecessor ), tức là nhân vật đi trước lãnh tụ Tập Cận Bình là ai ?
B/- Hãy kể ra 9 nhân vật cao cấp nhất, theo thứ tự, lãnh đạo bộ máy Đảng và chính quyền của Trung cộng hồi đó là những ai ? Nhớ được, biết được là…thiên hạ chết liền ! Cho tìm kiếm tài liệu, sách vở thả giàn, nhưng chỉ có 5 phút thôi đấy nghe !
* Câu số 2 : Có người đưa tay lên sờ cái đầu, coi nó còn nguyên hay …đang bể ra từ từ. Vậy cho nên, xin đổi món ăn chơi nghe bà con ! Nghe cho kỹ đây nè….
Nhiều nhân vật danh tiếng xưa nay thường có xuất xứ từ Âu Châu, ít khi từ Á Châu hay Mỹ Châu…Nay xin hỏi :
A/- Đa số các vị Tướng Quân của thế giới đều sinh ở đâu ?
B/- Nên làm gì khi cây kim của ta rơi xuống hồ nước ?
C/- Tại sao học trò Cường ngủ gật trong lớp mà không bị Thầy Giáo phê bình, quở trách ?
D/- Loài vật nào không bị muỗi đốt ?
E/- Khi ta thả con chim bồ câu cho bay tự do lên trời thì ai vui sướng nhất ?
F/- Đánh cái gì vừa không tốn sức lại rất thoải mái ? - Không được hỏi han bất cứ ai, bằng bất cứ cách nào đấy nghe bà con, cô bác !
Trời ! Câu đố chi mà nghe cứ mơ mơ. màng màng, nói là dễ không đúng, mà nói là khó thì…bà con lại cười.
Câu số 3 : Mấy cô, mấy cậu đang học những lớp Việt ngữ dạo này thấy mình đã kha khá 1 chút cho nên hay đọc báo, thấy chỗ nào câu cú mập mờ, loạng quạng là ghi nhớ và tìm Lão Phan để …thảo luận cho rõ đầu đuôi, xuôi ngược, chớ không cái đầu dễ nổ bùng như ăn bom khủng bố quá à …. Mấy cô, mấy cậu hỏi thế này :
A- Nghi binh : Bắc Hàn có thể phóng hoả tiễn nhân kỷ niệm 85 năm của quân đội CS Bắc Hàn. Lúc bấy giờ báo
chí mới vỡ lẽ ra là Hải Quân Mỹ đã nghi binh một cách khéo léo. Hai chữ nghi binh ở chỗ này coi bộ…loạng quạng sao ấy, phải không Bác Phan ?
B- Tử hình : Vị lãnh tụ độc tài quyết định tử hình 1 nhân viên cao cấp, dưới quyền, không qua thủ tục pháp lý
thông thường của quốc gia… 2 chữ tử hình dùng như vậy có đúng không ? Tại sao ?
Hai câu này ta nêu lên để bà con độc giả, nhất là các bạn trẻ cho biết ý kiến, coi bộ hợp lý hơn. Các bạn trẻ nghĩ
thế nào ? – O. K. !
Coi trả lời ở trang ….-
Phần trả lời :
* Câu số 1 : Hiện nay, 2017, nhân vật lãnh đạo tối cao của cái nước Trung Quốc, ta quen gọi là Trung cộng khổng lồ này là Tập Cận Bình. Vậy chớ :
A/- Người tiền nhiệm ( predecessor ), tức là nhân vật đi trước lãnh tụ Tập Cận bình là ai ? - là…là….Chi hà ?
À… Hồ Cẩm Đào ! Đúng hắn !
B/- Hãy kể ra 9 nhân vật cao cấp nhất, theo thứ tự, kể luôn Hồ Cẩm Đào cho đủ bộ nghe ! 9 nhân vật lãnh đạo bộ máy Đảng và chính quyền của Trung cộng hồi đó là những ai ? Nhớ được, biết được là…thiên hạ chết liền ! Cho tìm kiếm tài liệu, sách vở thả giàn, nhưng chỉ có 5 phút thôi đấy nghe ! Thế thì…coi nào….9 nhân vật lãnh đạo của Trung Quốc thời Hồ Cẩm Đào : Ðại Hội Đảng thứ 17 đã đưa 9 người lên lãnh đạo theo đẳng trật, từ cao đến thấp sau đây:
1. Hồ Cẩm Ðào (1942), Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch hai Quân Ủy Trung Ương của đảng và của nhà nước.
2. Ngô Bang Quốc (1941), Bí thư đảng trong Thường Vụ Quốc Hội và Chủ Tịch Quốc Hội.
3. Ôn Gia Bảo (1942), Bí thư đảng trong Quốc Vụ Viện, tức là Tổng Lý Quốc Vụ Viện mà ta gọi là Thủ Tướng. Dù vẫn được thời sự nhắc đến hàng ngày, trong hệ thống đảng, ông này còn thấp hơn Ngô Bang Quốc.
4. Giả Khánh Lâm (1940), Bí thư đảng kiêm Chủ tịch Chính Hiệp, cơ quan tư vấn quy tụ các đoàn thể quần chúng do đảng lập ra và thực tế lãnh đạo, từ “mặt trận tổ quốc” đến công đoàn.
5. Lý Trường Xuân (1944), Trưởng ban Kiến thiết Tinh thần Văn minh của Trung ương đảng.
6. Tập Cận Bình (1953), Phó chủ tịch nước, Phó Chủ tịch hai Quân Ủy của đảng và nhà nước, Trưởng ban Bí Thư Trung ương và Giám đốc Trường đảng , cơ quan đào tạo 1.300 đảng viên ưu tú sẽ lên lãnh đạo sau này.
7. Lý Khắc Cường (1955), Phó Bí thư Quốc Vụ Viện nên cũng là Phó Thủ tướng.
8. Hạ Quốc Cường (1943), Bí thư (Trưởng ban) Kiểm Tra Kỷ Luật của Trung ương đảng.
9. Chu Vĩnh Khang (1942), Bí thư (Trưởng ban) Chính Trị và Pháp Luật Trung Ương.
Ối chà ! Nghe kêu…choang choang, ớn lạnh cả xương sống !
Câu số 2 : Ba cái câu đố mơ mơ, màng màng này tưởng dễ ăn mà đâu có đúng ! Từ từ coi nào….
Nhiều nhân vật danh tiếng xưa nay thường có xuất xứ từ Âu Châu, ít khi từ Á Châu hay Mỹ Châu…Nay xin hỏi :
A/- Đa số các vị Tướng Quân của thế giới đều sinh ở đâu ? - Sinh ở đâu à ? Chỉ có…Trong các nhà hộ sinh
( maternity hospital ), chớ còn ở đâu nữa ! Á à ….Cái chỗ này là…gạt anh em thấy rõ !
B/- Nên làm gì khi cây kim của ta rơi xuống hồ nước ? – Nên làm chi ? – Chỉ còn cách là….Đi mua, đi kiếm cây kim khác cho rồi ! Đúng thôi !
C/- Tại sao học trò Cường ngủ gật trong lớp mà không bị Thầy Giáo phê bình, quở trách ? – Tại sao ? Nghĩ hổng có ra. Thế thì chỉ còn… Vì thầy giáo không trông thấy !
D/- Loài vật nào không bị muỗi đốt ? - Loài vật nào đây ? Vậy thì chỉ còn cách trả lời….Chính con muỗi !
E/- Khi ta thả con chim bồ câu cho bay tự do lên trời thì ai vui sướng nhất ? – Đâu có ai ! Vậy thì….chỉ có chính con chim bồ câu đó mà thôi !
F/- Đánh cái gì vừa không tốn sức mà lại rất ư là thoải mái ? - Đánh cái chi hè ? Không cho hỏi han cố vấn, hỏi bạn bè chi cả…coi bộ dám thua quá ! Thế thì chỉ còn… Đánh một giấc ( ngủ ) là xong ! Đúng ! Giỏi ! Excellent !
Câu số 3 : A/- Đọc trên báo, thấy viết : Bắc Hàn có thể phóng hoả tiễn nhân kỷ niệm 85 năm của quân đội CS
Bắc Hàn. Lúc bấy giờ báo chí mới vỡ lẽ ra là Hải Quân Mỹ đã nghi binh một cách khéo léo. Hai chữ nghi binh ở chỗ này coi bộ…loạng quạng sao ấy, phải không Bác Phan ? – Báo chí viết như rứa là không đúng . Tại sao ? Viết như vậy là đã dùng 2 chữ nghi binh như tiếng động từ ( verb ) , trong khi nghi binh chỉ là tiếng danh từ ( noun ) hay tĩnh từ ( adjective ) chớ không phải là động từ ( verb ). Ta coi tiếp theo đây mới rõ được :
Nghi binh : Diversion : danh từ = noun – Chiến thuật nghi binh : diversionary tactics ( tĩnh từ - adjective ).
Đánh nghi binh : to create a diversion ( danh từ - noun, làm nhiệm vụ túc từ trực tiếp / direct object cho verb create ) . Tóm lại : nghi binh chỉ được dùng như danh từ và tĩnh từ ( noun & adjective ) mà thôi, chớ còn dùng như tiếng động từ là không đúng, là sai ! Lúc này, trên báo chí, chúng ta thấy rất nhiều trường hợp lầm lẫn tương tự như vậy, đối với nhiều chữ khác nữa, giống như báo chí ở Việt Nam dưới chế độ cộng sản hiện nay, như trường hợp ở dưới đây chẳng hạn :
B/- Tử hình : Vị lãnh tụ độc tài quyết định tử hình 1 nhân viên cao cấp, dưới quyền, không qua thủ tục
pháp lý thông thường của các quốc gia khác… 2 chữ tử hình dùng như vậy có đúng không ? Tại sao ?
- Dùng như vậy là không đúng vì tử hình như vậy đã được dùng như 1 tiếng động từ ( verb ) , vì tử hình ai ? - Tử hình 1 nhân viên cao cấp. Nhân viên cao cấp là danh từ / noun biến thành “ túc từ trực trực tiếp “ của… cũng 1 danh từ khác là “ tử hình “ đã sài tầm bậy như 1 động từ / verb, trong khi tử hình chỉ là tiếng danh từ / noun : death penalty mà thôi. Vì “ tử hình “ chỉ là danh từ ( noun ) mà thôi , cho nên ta chỉ có thể viết : Án tử hình ( danh từ - noun ) : sentence of death, death penalty , bị kết án tử hình ( To be under sentence of death; to be condemned /sentenced to death ). Rõ ràng : tử hình chỉ là danh từ / noun, có nhiệm vụ làm rõ nghĩa cho tiếng động từ / verb đứng trước nó mà thôi. - Thêm thí dụ nữa cho dễ hiểu : ở vài quốc gia, người ta cho phép xử tử bằng cách treo cổ , cho lên ghế điện , cho vào phòng hơi ngạt , xử bắn, hoặc tiêm độc dược ( in some nations, the death penalty is authorized by hanging, electrocution, gas chamber, firing squad ,or lethal injection . Ta thấy : the death penalty là tiếng danh từ / noun làm chủ từ cho động từ is authorized / to be authorized rõ ràng… Tóm lại, tử hình chỉ là tiếng danh từ ( noun ) mà thôi, không thể dùng thay thế cho 1 tiếng động từ ( verb ). Rất tiếc là lúc này, trên báo chí, ta thấy rất nhiều trường hợp tương tự, cứ sử dụng những tiếng danh từ ( noun ) thay thế cho vai trò của 1 động từ ( verb ), giống y chang như kiểu viết lách tân tiến …ác ôn côn đồ của báo chí trong nước Việt Nam dưới sự cai trị của cái đảng…dép râu, nón cối hiện nay ( 2017 ) không à…. Buồn 5 phút !
Số 7 - Coi tí cho vui : Cười bể bụng –
Ghen 1 tí
- Lão Phan sưu tầm -
Bàn ra tán vào (0)
Đố Vui các Bạn – Bài số 42 - LÃO PHAN
Đố Vui các Bạn – Bài số 42
*** Lão Phan Phần câu hỏi :
A/- Người tiền nhiệm ( predecessor ), tức là nhân vật đi trước lãnh tụ Tập Cận Bình là ai ?
B/- Hãy kể ra 9 nhân vật cao cấp nhất, theo thứ tự, lãnh đạo bộ máy Đảng và chính quyền của Trung cộng hồi đó là những ai ? Nhớ được, biết được là…thiên hạ chết liền ! Cho tìm kiếm tài liệu, sách vở thả giàn, nhưng chỉ có 5 phút thôi đấy nghe !
* Câu số 2 : Có người đưa tay lên sờ cái đầu, coi nó còn nguyên hay …đang bể ra từ từ. Vậy cho nên, xin đổi món ăn chơi nghe bà con ! Nghe cho kỹ đây nè….
Nhiều nhân vật danh tiếng xưa nay thường có xuất xứ từ Âu Châu, ít khi từ Á Châu hay Mỹ Châu…Nay xin hỏi :
A/- Đa số các vị Tướng Quân của thế giới đều sinh ở đâu ?
B/- Nên làm gì khi cây kim của ta rơi xuống hồ nước ?
C/- Tại sao học trò Cường ngủ gật trong lớp mà không bị Thầy Giáo phê bình, quở trách ?
D/- Loài vật nào không bị muỗi đốt ?
E/- Khi ta thả con chim bồ câu cho bay tự do lên trời thì ai vui sướng nhất ?
F/- Đánh cái gì vừa không tốn sức lại rất thoải mái ? - Không được hỏi han bất cứ ai, bằng bất cứ cách nào đấy nghe bà con, cô bác !
Trời ! Câu đố chi mà nghe cứ mơ mơ. màng màng, nói là dễ không đúng, mà nói là khó thì…bà con lại cười.
Câu số 3 : Mấy cô, mấy cậu đang học những lớp Việt ngữ dạo này thấy mình đã kha khá 1 chút cho nên hay đọc báo, thấy chỗ nào câu cú mập mờ, loạng quạng là ghi nhớ và tìm Lão Phan để …thảo luận cho rõ đầu đuôi, xuôi ngược, chớ không cái đầu dễ nổ bùng như ăn bom khủng bố quá à …. Mấy cô, mấy cậu hỏi thế này :
A- Nghi binh : Bắc Hàn có thể phóng hoả tiễn nhân kỷ niệm 85 năm của quân đội CS Bắc Hàn. Lúc bấy giờ báo
chí mới vỡ lẽ ra là Hải Quân Mỹ đã nghi binh một cách khéo léo. Hai chữ nghi binh ở chỗ này coi bộ…loạng quạng sao ấy, phải không Bác Phan ?
B- Tử hình : Vị lãnh tụ độc tài quyết định tử hình 1 nhân viên cao cấp, dưới quyền, không qua thủ tục pháp lý
thông thường của quốc gia… 2 chữ tử hình dùng như vậy có đúng không ? Tại sao ?
Hai câu này ta nêu lên để bà con độc giả, nhất là các bạn trẻ cho biết ý kiến, coi bộ hợp lý hơn. Các bạn trẻ nghĩ
thế nào ? – O. K. !
Coi trả lời ở trang ….-
Phần trả lời :
* Câu số 1 : Hiện nay, 2017, nhân vật lãnh đạo tối cao của cái nước Trung Quốc, ta quen gọi là Trung cộng khổng lồ này là Tập Cận Bình. Vậy chớ :
A/- Người tiền nhiệm ( predecessor ), tức là nhân vật đi trước lãnh tụ Tập Cận bình là ai ? - là…là….Chi hà ?
À… Hồ Cẩm Đào ! Đúng hắn !
B/- Hãy kể ra 9 nhân vật cao cấp nhất, theo thứ tự, kể luôn Hồ Cẩm Đào cho đủ bộ nghe ! 9 nhân vật lãnh đạo bộ máy Đảng và chính quyền của Trung cộng hồi đó là những ai ? Nhớ được, biết được là…thiên hạ chết liền ! Cho tìm kiếm tài liệu, sách vở thả giàn, nhưng chỉ có 5 phút thôi đấy nghe ! Thế thì…coi nào….9 nhân vật lãnh đạo của Trung Quốc thời Hồ Cẩm Đào : Ðại Hội Đảng thứ 17 đã đưa 9 người lên lãnh đạo theo đẳng trật, từ cao đến thấp sau đây:
1. Hồ Cẩm Ðào (1942), Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch hai Quân Ủy Trung Ương của đảng và của nhà nước.
2. Ngô Bang Quốc (1941), Bí thư đảng trong Thường Vụ Quốc Hội và Chủ Tịch Quốc Hội.
3. Ôn Gia Bảo (1942), Bí thư đảng trong Quốc Vụ Viện, tức là Tổng Lý Quốc Vụ Viện mà ta gọi là Thủ Tướng. Dù vẫn được thời sự nhắc đến hàng ngày, trong hệ thống đảng, ông này còn thấp hơn Ngô Bang Quốc.
4. Giả Khánh Lâm (1940), Bí thư đảng kiêm Chủ tịch Chính Hiệp, cơ quan tư vấn quy tụ các đoàn thể quần chúng do đảng lập ra và thực tế lãnh đạo, từ “mặt trận tổ quốc” đến công đoàn.
5. Lý Trường Xuân (1944), Trưởng ban Kiến thiết Tinh thần Văn minh của Trung ương đảng.
6. Tập Cận Bình (1953), Phó chủ tịch nước, Phó Chủ tịch hai Quân Ủy của đảng và nhà nước, Trưởng ban Bí Thư Trung ương và Giám đốc Trường đảng , cơ quan đào tạo 1.300 đảng viên ưu tú sẽ lên lãnh đạo sau này.
7. Lý Khắc Cường (1955), Phó Bí thư Quốc Vụ Viện nên cũng là Phó Thủ tướng.
8. Hạ Quốc Cường (1943), Bí thư (Trưởng ban) Kiểm Tra Kỷ Luật của Trung ương đảng.
9. Chu Vĩnh Khang (1942), Bí thư (Trưởng ban) Chính Trị và Pháp Luật Trung Ương.
Ối chà ! Nghe kêu…choang choang, ớn lạnh cả xương sống !
Câu số 2 : Ba cái câu đố mơ mơ, màng màng này tưởng dễ ăn mà đâu có đúng ! Từ từ coi nào….
Nhiều nhân vật danh tiếng xưa nay thường có xuất xứ từ Âu Châu, ít khi từ Á Châu hay Mỹ Châu…Nay xin hỏi :
A/- Đa số các vị Tướng Quân của thế giới đều sinh ở đâu ? - Sinh ở đâu à ? Chỉ có…Trong các nhà hộ sinh
( maternity hospital ), chớ còn ở đâu nữa ! Á à ….Cái chỗ này là…gạt anh em thấy rõ !
B/- Nên làm gì khi cây kim của ta rơi xuống hồ nước ? – Nên làm chi ? – Chỉ còn cách là….Đi mua, đi kiếm cây kim khác cho rồi ! Đúng thôi !
C/- Tại sao học trò Cường ngủ gật trong lớp mà không bị Thầy Giáo phê bình, quở trách ? – Tại sao ? Nghĩ hổng có ra. Thế thì chỉ còn… Vì thầy giáo không trông thấy !
D/- Loài vật nào không bị muỗi đốt ? - Loài vật nào đây ? Vậy thì chỉ còn cách trả lời….Chính con muỗi !
E/- Khi ta thả con chim bồ câu cho bay tự do lên trời thì ai vui sướng nhất ? – Đâu có ai ! Vậy thì….chỉ có chính con chim bồ câu đó mà thôi !
F/- Đánh cái gì vừa không tốn sức mà lại rất ư là thoải mái ? - Đánh cái chi hè ? Không cho hỏi han cố vấn, hỏi bạn bè chi cả…coi bộ dám thua quá ! Thế thì chỉ còn… Đánh một giấc ( ngủ ) là xong ! Đúng ! Giỏi ! Excellent !
Câu số 3 : A/- Đọc trên báo, thấy viết : Bắc Hàn có thể phóng hoả tiễn nhân kỷ niệm 85 năm của quân đội CS
Bắc Hàn. Lúc bấy giờ báo chí mới vỡ lẽ ra là Hải Quân Mỹ đã nghi binh một cách khéo léo. Hai chữ nghi binh ở chỗ này coi bộ…loạng quạng sao ấy, phải không Bác Phan ? – Báo chí viết như rứa là không đúng . Tại sao ? Viết như vậy là đã dùng 2 chữ nghi binh như tiếng động từ ( verb ) , trong khi nghi binh chỉ là tiếng danh từ ( noun ) hay tĩnh từ ( adjective ) chớ không phải là động từ ( verb ). Ta coi tiếp theo đây mới rõ được :
Nghi binh : Diversion : danh từ = noun – Chiến thuật nghi binh : diversionary tactics ( tĩnh từ - adjective ).
Đánh nghi binh : to create a diversion ( danh từ - noun, làm nhiệm vụ túc từ trực tiếp / direct object cho verb create ) . Tóm lại : nghi binh chỉ được dùng như danh từ và tĩnh từ ( noun & adjective ) mà thôi, chớ còn dùng như tiếng động từ là không đúng, là sai ! Lúc này, trên báo chí, chúng ta thấy rất nhiều trường hợp lầm lẫn tương tự như vậy, đối với nhiều chữ khác nữa, giống như báo chí ở Việt Nam dưới chế độ cộng sản hiện nay, như trường hợp ở dưới đây chẳng hạn :
B/- Tử hình : Vị lãnh tụ độc tài quyết định tử hình 1 nhân viên cao cấp, dưới quyền, không qua thủ tục
pháp lý thông thường của các quốc gia khác… 2 chữ tử hình dùng như vậy có đúng không ? Tại sao ?
- Dùng như vậy là không đúng vì tử hình như vậy đã được dùng như 1 tiếng động từ ( verb ) , vì tử hình ai ? - Tử hình 1 nhân viên cao cấp. Nhân viên cao cấp là danh từ / noun biến thành “ túc từ trực trực tiếp “ của… cũng 1 danh từ khác là “ tử hình “ đã sài tầm bậy như 1 động từ / verb, trong khi tử hình chỉ là tiếng danh từ / noun : death penalty mà thôi. Vì “ tử hình “ chỉ là danh từ ( noun ) mà thôi , cho nên ta chỉ có thể viết : Án tử hình ( danh từ - noun ) : sentence of death, death penalty , bị kết án tử hình ( To be under sentence of death; to be condemned /sentenced to death ). Rõ ràng : tử hình chỉ là danh từ / noun, có nhiệm vụ làm rõ nghĩa cho tiếng động từ / verb đứng trước nó mà thôi. - Thêm thí dụ nữa cho dễ hiểu : ở vài quốc gia, người ta cho phép xử tử bằng cách treo cổ , cho lên ghế điện , cho vào phòng hơi ngạt , xử bắn, hoặc tiêm độc dược ( in some nations, the death penalty is authorized by hanging, electrocution, gas chamber, firing squad ,or lethal injection . Ta thấy : the death penalty là tiếng danh từ / noun làm chủ từ cho động từ is authorized / to be authorized rõ ràng… Tóm lại, tử hình chỉ là tiếng danh từ ( noun ) mà thôi, không thể dùng thay thế cho 1 tiếng động từ ( verb ). Rất tiếc là lúc này, trên báo chí, ta thấy rất nhiều trường hợp tương tự, cứ sử dụng những tiếng danh từ ( noun ) thay thế cho vai trò của 1 động từ ( verb ), giống y chang như kiểu viết lách tân tiến …ác ôn côn đồ của báo chí trong nước Việt Nam dưới sự cai trị của cái đảng…dép râu, nón cối hiện nay ( 2017 ) không à…. Buồn 5 phút !
Số 7 - Coi tí cho vui : Cười bể bụng –
Ghen 1 tí
- Lão Phan sưu tầm -