Kinh Đời
Đoan Trang - Sao phải buồn vì một chuyện bình thường?
Khi nói về phong trào dân chủ, rất thường xuyên, trong và ngoài phong trào có những người viết trên facebook những câu đại loại: “Chán”,
Khi nói về phong trào dân chủ, rất thường xuyên, trong và ngoài phong
trào có những người viết trên facebook những câu đại loại: “Chán”,
“Chẳng còn biết tin vào ai bây giờ”, “Thế này thì bao giờ mới thắng được
cộng sản”, “Buồn”…
Không tính đến những dư luận viên không bao giờ làm bất kỳ điều gì để
thúc đẩy dân chủ, tự do ở Việt Nam mà chỉ chăm chăm theo dõi phong trào
đấu tranh và hể hả, sung sướng mỗi khi “bọn nó đánh nhau”, có thể thấy
những người chia sẻ các ý kiến như trên là có thiện ý, thành thật mong
công cuộc vì dân chủ, nhân quyền thành công, và các bạn đau khổ khi giới
hoạt động có biểu hiện mất đoàn kết, lục đục, chống phá lẫn nhau.
Tuy nhiên, có lẽ các bạn cũng là những người quan niệm và mong muốn rằng
mọi cuộc đấu tranh vì chính nghĩa đều phải đẹp rực rỡ, mọi cá nhân dự
phần ở bên chính nghĩa đều phải can đảm, trong sáng, đoàn kết và yêu
thương nhau. Các bạn muốn phong trào phải đẹp, người hoạt động phải
thánh thiện, đạo đức (thì mới xứng đáng để được gọi là nhà đấu tranh cho
dân chủ).
Và, chắc là các bạn không hiểu, hoặc không chịu thừa nhận rằng mâu thuẫn
là đặc điểm tất yếu, không thể thiếu trong mọi xã hội. Chính trị là
tiến trình người ta học cách chung sống với nhau, để cùng hạn chế tác
hại của mâu thuẫn, nếu có, chứ không phải triệt tiêu hoàn toàn mâu
thuẫn. Một xã hội, một môi trường chính trị không có mâu thuẫn, là một
xã hội, một môi trường chính trị hết sức bất thường.
Những tranh cãi, đấu đá kiểu như trong phong trào dân chủ ở Việt Nam
cũng đã xảy ra trong phong trào đối kháng ở tất cả các nước khác trước
chuyển đổi – Miến Điện, Ai Cập, Tunisia, Đông Âu cũ… Trước khi có những
diễn biến dân chủ hóa, Miến Điện có hàng nghìn tổ chức xã hội dân sự độc
lập với nhà nước (tức là “phản động”, “thế lực thù địch”, nói như ngôn
ngữ của công an và dư luận viên Việt Nam). Họ cũng đánh phá nhau loạn
xạ, hết chia tách lại sáp nhập, rồi công kích lẫn nhau. Một “đồng chí”
rất thân thiết của lãnh tụ Aung Suu Kyi là nhà hoạt động lưu vong Khin
Ohmar thì đến tận bây giờ vẫn còn lưu vong, không về nước được. Riêng
chiếc logo hình con công của NLD cũng là chủ đề tranh cãi và nhiều nhóm
"chửi" nhau ỏm tỏi về chuyện ai là chủ nhân của ý tưởng đó.
Và, bạn tin không, những người cộng sản Việt Nam đời đầu thật ra cũng
thế. Họ cũng giành giật quần chúng, tranh cướp từng xu tài trợ nước
ngoài hay tiền của các nhà hảo tâm hỗ trợ cách mạng. Họ cũng nói xấu,
chơi bẩn, cắn xé lẫn nhau, Như Lý Thụy đã từng bán đứng Phan Bội Châu
cho mật thám Pháp. Như Trần Phú đã ký giấy bắt Hồ Chí Minh. Thậm chí, họ
có chuyện này còn tệ hại hơn các nhà dân chủ bây giờ nhiều, đó là họ
giết nhau, nghĩa đen. Kẻ nào bị chi bộ nghi ngờ là phản bội đồng chí,
hay là kẻ thù của cách mạng, kẻ đó sẽ bị cách mạng buộc phải “đền tội”:
bắn, chém, bỏ rọ trôi sông…
So với những nhà hoạt động chủ trương đấu tranh ôn hòa bây giờ, cộng sản
thời xưa kinh khủng hơn nhiều, vì họ sẵn sàng dùng bạo lực và hoàn toàn
không có khái niệm "nhân quyền" hay "dân chủ" trong đầu. Họ chẳng đẹp
đẽ như trong sách báo, phim ảnh tuyên truyền đâu.
Mà suy cho cùng thì con người là thế và xã hội là thế. Mâu thuẫn, cạnh
tranh, đấu đá giữa các cá nhân, các phe phái sẽ tồn tại mãi mãi, ngay cả
khi Việt Nam đã dân chủ hóa. Chỉ có cái khác là khi Việt Nam tương đối
có dân chủ, tự do, nhà nước pháp quyền, chúng ta sẽ có cơ chế để hạn chế
những tác hại của mâu thuẫn và cạnh tranh.
Đoan Trang
(FB Đoan Trang)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Đoan Trang - Sao phải buồn vì một chuyện bình thường?
Khi nói về phong trào dân chủ, rất thường xuyên, trong và ngoài phong trào có những người viết trên facebook những câu đại loại: “Chán”,
Khi nói về phong trào dân chủ, rất thường xuyên, trong và ngoài phong
trào có những người viết trên facebook những câu đại loại: “Chán”,
“Chẳng còn biết tin vào ai bây giờ”, “Thế này thì bao giờ mới thắng được
cộng sản”, “Buồn”…
Không tính đến những dư luận viên không bao giờ làm bất kỳ điều gì để
thúc đẩy dân chủ, tự do ở Việt Nam mà chỉ chăm chăm theo dõi phong trào
đấu tranh và hể hả, sung sướng mỗi khi “bọn nó đánh nhau”, có thể thấy
những người chia sẻ các ý kiến như trên là có thiện ý, thành thật mong
công cuộc vì dân chủ, nhân quyền thành công, và các bạn đau khổ khi giới
hoạt động có biểu hiện mất đoàn kết, lục đục, chống phá lẫn nhau.
Tuy nhiên, có lẽ các bạn cũng là những người quan niệm và mong muốn rằng
mọi cuộc đấu tranh vì chính nghĩa đều phải đẹp rực rỡ, mọi cá nhân dự
phần ở bên chính nghĩa đều phải can đảm, trong sáng, đoàn kết và yêu
thương nhau. Các bạn muốn phong trào phải đẹp, người hoạt động phải
thánh thiện, đạo đức (thì mới xứng đáng để được gọi là nhà đấu tranh cho
dân chủ).
Và, chắc là các bạn không hiểu, hoặc không chịu thừa nhận rằng mâu thuẫn
là đặc điểm tất yếu, không thể thiếu trong mọi xã hội. Chính trị là
tiến trình người ta học cách chung sống với nhau, để cùng hạn chế tác
hại của mâu thuẫn, nếu có, chứ không phải triệt tiêu hoàn toàn mâu
thuẫn. Một xã hội, một môi trường chính trị không có mâu thuẫn, là một
xã hội, một môi trường chính trị hết sức bất thường.
Những tranh cãi, đấu đá kiểu như trong phong trào dân chủ ở Việt Nam
cũng đã xảy ra trong phong trào đối kháng ở tất cả các nước khác trước
chuyển đổi – Miến Điện, Ai Cập, Tunisia, Đông Âu cũ… Trước khi có những
diễn biến dân chủ hóa, Miến Điện có hàng nghìn tổ chức xã hội dân sự độc
lập với nhà nước (tức là “phản động”, “thế lực thù địch”, nói như ngôn
ngữ của công an và dư luận viên Việt Nam). Họ cũng đánh phá nhau loạn
xạ, hết chia tách lại sáp nhập, rồi công kích lẫn nhau. Một “đồng chí”
rất thân thiết của lãnh tụ Aung Suu Kyi là nhà hoạt động lưu vong Khin
Ohmar thì đến tận bây giờ vẫn còn lưu vong, không về nước được. Riêng
chiếc logo hình con công của NLD cũng là chủ đề tranh cãi và nhiều nhóm
"chửi" nhau ỏm tỏi về chuyện ai là chủ nhân của ý tưởng đó.
Và, bạn tin không, những người cộng sản Việt Nam đời đầu thật ra cũng
thế. Họ cũng giành giật quần chúng, tranh cướp từng xu tài trợ nước
ngoài hay tiền của các nhà hảo tâm hỗ trợ cách mạng. Họ cũng nói xấu,
chơi bẩn, cắn xé lẫn nhau, Như Lý Thụy đã từng bán đứng Phan Bội Châu
cho mật thám Pháp. Như Trần Phú đã ký giấy bắt Hồ Chí Minh. Thậm chí, họ
có chuyện này còn tệ hại hơn các nhà dân chủ bây giờ nhiều, đó là họ
giết nhau, nghĩa đen. Kẻ nào bị chi bộ nghi ngờ là phản bội đồng chí,
hay là kẻ thù của cách mạng, kẻ đó sẽ bị cách mạng buộc phải “đền tội”:
bắn, chém, bỏ rọ trôi sông…
So với những nhà hoạt động chủ trương đấu tranh ôn hòa bây giờ, cộng sản
thời xưa kinh khủng hơn nhiều, vì họ sẵn sàng dùng bạo lực và hoàn toàn
không có khái niệm "nhân quyền" hay "dân chủ" trong đầu. Họ chẳng đẹp
đẽ như trong sách báo, phim ảnh tuyên truyền đâu.
Mà suy cho cùng thì con người là thế và xã hội là thế. Mâu thuẫn, cạnh
tranh, đấu đá giữa các cá nhân, các phe phái sẽ tồn tại mãi mãi, ngay cả
khi Việt Nam đã dân chủ hóa. Chỉ có cái khác là khi Việt Nam tương đối
có dân chủ, tự do, nhà nước pháp quyền, chúng ta sẽ có cơ chế để hạn chế
những tác hại của mâu thuẫn và cạnh tranh.
Đoan Trang
(FB Đoan Trang)