Văn Học & Nghệ Thuật
Đoản văn của Bùi Giáng
Bài Ông Trời chất vấn ông điên - rằng: “Tại sao chú mày đánh đấm con vợ của chú mày như thế?”. “Tại vì nó có lỗi”. “Có lỗi như thế nào?”. “Tôi thì hằng năm tôi tắm rửa một lần để ăn tết. Còn nó thì mỗi ngày nó mỗi tắm… tức không chịu nổi!”. “Ủa, nó tắm rửa cho sạch sẽ thơm tho có gì đâu mà gọi là tội lỗi?”. “Nhưng mà nó càng sạch sẽ thơm tho bao nhiêu, thì thiên hạ càng thấy rõ cái dơ dáy thối tha của tôi bấy nhiêu. Có phải rằng nó có ý muốn vạch rõ cái thối tha bẩn thỉu của tôi? Tôi mang mặc cảm bấy lâu nay. Còn đâu hài hòa vợ chồng tâm đầu ý hiệp chứ”. Rồi “ông điên” muốn bỏ vợ để lấy “gái sa mạc” vì “sa mạc khô khan quanh năm, đâu có nước giếng nước biển nước sông để tắm cho nhiều”. Ông Trời gật gù: “À ra thế ấy, lọ là thế kia!”…
|
Bài thứ hai Mẹ ôi!, kể về cô gái 16 tuổi chửa hoang, bà mẹ thay vì phiền trách đã hân hoan reo lên: “Ồ, thế thì vạn phước đấy con ạ. Kiếp xưa có lẽ con khéo léo tu hành lắm đó, nên kiếp này mới gặp gỡ được thằng Mít (…) đến như con là đứa nghiêm trang nghiêm túc như thế mà nó chỉ la cà cày bừa trên bụng con đôi lần mà kết quả huy hoàng rực rỡ chói lòa thì đủ biết tài năng cày sâu cuốc bẫm của nó… Ha ha ha! Mẹ giao luôn cho nó cái khu vườn tược ba mẫu này để nó chăm sóc trồng dâu, trồng dừa: Ùn lên ngọn nước bốn mùa. Núi phơ phất tuyết, cổng chùa tịch liêu. Hai hàng phượng đỏ giấn liều. Đứa con gay cấn một chiều chửa hoang. Ha ha ha!!! Mẹ sắp có cháu ngoại để o bế o bồng rất mực bồng bế o o !!!”.
Đọc hai đoản văn trên hẳn có người sẽ nghĩ Bùi Giáng viết chỉ để “cà rỡn” chơi. Thật ra trong cái “cà rỡn” ấy vẫn ẩn chứa một điều gì khang khác là lạ so với những chuyện cười suông. Riêng chúng tôi, đọc hai bài trên, nghĩ mấy chữ “cổng chùa tịch liêu”, “đứa con gay cấn” và “sa mạc” là cái “chĩa ba” của một cây cổ thụ trong rừng ngôn ngữ mà Bùi Giáng trên đường ngao du đã đặt lên đó “một cách nhìn” để kể về: 1. Những “ông điên” quay cuồng theo các cặp đối trị: tốt - xấu, sạch - nhớp, khen - chê, vinh - nhục… 2. Những “đứa con gay cấn” đã rời “cổng chùa tịch liêu” để kết hôn với bọt nước, với nắng tàn, với sương mai và ánh chớp vội vàng vào mỗi chiều giông. Và thê thảm nhất là đã tự nhốt mình trong sách vở tư biện như ông từng viết: “tự nghìn năm triết học luận lý trường trại đã bóp ngột tư tưởng con người (…) nó khiến tư tưởng không thể nào bước đi thong dong trên ngã ba (…) không còn nghe ra ngôn ngữ Nguyễn Du, Shakespeare…”. (Đường đi trong rừng). Ông ca ngợi “sa mạc” - muốn tìm về “sự tĩnh lặng mênh mông, trong đó mọi năng lực, hùng tâm, dũng khí, thảy thảy tương hệ tương giao cùng rì rào hoạt động” và “im lặng vì xao xuyến dị thường” (Lời cố quận). Đó là “niềm im lặng” lên đường, tìm về nguồn cội sẵn có trong chính mình. Khi lạc lối, ông lại phải “chăn trâu” hoặc “lùa dê” để lần về lối cũ: “Trăm năm trong cõi người ta - Chăn dê bò tại ngã ba đường rừng”. Và đây nữa: “Anh lùa dê vào núi rừng mây tím. Cho dê nhảy cỡn giữa mây ngàn (…) Dê lùa anh vào đồi sim trái chín. Anh lạc đường nghe dê gọi kêu vang”.
Lúc đầu ông “nghe dê gọi”. Đến sau ông quên cả dê, quên cả trâu, quên cả bò đang gặm cỏ, mà “chỉ nghe tiếng cọ rì rào”, rồi tự hỏi: “Có hay không bò đương gặm đó? Hay là đây tiếng gió thì thào? Hay là đây tiếng suối lao xao? Không biết nữa mà cần chi biết nữa”. Ông chả cần “biết” âm thanh tiếng động xung quanh mà đã quay “cái nghe” vào sâu nơi mình. Để từ trong cái “nghe tự tánh” ấy, đã tuôn chảy ra ngoài dòng sữa của thi ca…
Giao Hưởng
Bàn ra tán vào (0)
Đoản văn của Bùi Giáng
Bài Ông Trời chất vấn ông điên - rằng: “Tại sao chú mày đánh đấm con vợ của chú mày như thế?”. “Tại vì nó có lỗi”. “Có lỗi như thế nào?”. “Tôi thì hằng năm tôi tắm rửa một lần để ăn tết. Còn nó thì mỗi ngày nó mỗi tắm… tức không chịu nổi!”. “Ủa, nó tắm rửa cho sạch sẽ thơm tho có gì đâu mà gọi là tội lỗi?”. “Nhưng mà nó càng sạch sẽ thơm tho bao nhiêu, thì thiên hạ càng thấy rõ cái dơ dáy thối tha của tôi bấy nhiêu. Có phải rằng nó có ý muốn vạch rõ cái thối tha bẩn thỉu của tôi? Tôi mang mặc cảm bấy lâu nay. Còn đâu hài hòa vợ chồng tâm đầu ý hiệp chứ”. Rồi “ông điên” muốn bỏ vợ để lấy “gái sa mạc” vì “sa mạc khô khan quanh năm, đâu có nước giếng nước biển nước sông để tắm cho nhiều”. Ông Trời gật gù: “À ra thế ấy, lọ là thế kia!”…
|
Bài thứ hai Mẹ ôi!, kể về cô gái 16 tuổi chửa hoang, bà mẹ thay vì phiền trách đã hân hoan reo lên: “Ồ, thế thì vạn phước đấy con ạ. Kiếp xưa có lẽ con khéo léo tu hành lắm đó, nên kiếp này mới gặp gỡ được thằng Mít (…) đến như con là đứa nghiêm trang nghiêm túc như thế mà nó chỉ la cà cày bừa trên bụng con đôi lần mà kết quả huy hoàng rực rỡ chói lòa thì đủ biết tài năng cày sâu cuốc bẫm của nó… Ha ha ha! Mẹ giao luôn cho nó cái khu vườn tược ba mẫu này để nó chăm sóc trồng dâu, trồng dừa: Ùn lên ngọn nước bốn mùa. Núi phơ phất tuyết, cổng chùa tịch liêu. Hai hàng phượng đỏ giấn liều. Đứa con gay cấn một chiều chửa hoang. Ha ha ha!!! Mẹ sắp có cháu ngoại để o bế o bồng rất mực bồng bế o o !!!”.
Đọc hai đoản văn trên hẳn có người sẽ nghĩ Bùi Giáng viết chỉ để “cà rỡn” chơi. Thật ra trong cái “cà rỡn” ấy vẫn ẩn chứa một điều gì khang khác là lạ so với những chuyện cười suông. Riêng chúng tôi, đọc hai bài trên, nghĩ mấy chữ “cổng chùa tịch liêu”, “đứa con gay cấn” và “sa mạc” là cái “chĩa ba” của một cây cổ thụ trong rừng ngôn ngữ mà Bùi Giáng trên đường ngao du đã đặt lên đó “một cách nhìn” để kể về: 1. Những “ông điên” quay cuồng theo các cặp đối trị: tốt - xấu, sạch - nhớp, khen - chê, vinh - nhục… 2. Những “đứa con gay cấn” đã rời “cổng chùa tịch liêu” để kết hôn với bọt nước, với nắng tàn, với sương mai và ánh chớp vội vàng vào mỗi chiều giông. Và thê thảm nhất là đã tự nhốt mình trong sách vở tư biện như ông từng viết: “tự nghìn năm triết học luận lý trường trại đã bóp ngột tư tưởng con người (…) nó khiến tư tưởng không thể nào bước đi thong dong trên ngã ba (…) không còn nghe ra ngôn ngữ Nguyễn Du, Shakespeare…”. (Đường đi trong rừng). Ông ca ngợi “sa mạc” - muốn tìm về “sự tĩnh lặng mênh mông, trong đó mọi năng lực, hùng tâm, dũng khí, thảy thảy tương hệ tương giao cùng rì rào hoạt động” và “im lặng vì xao xuyến dị thường” (Lời cố quận). Đó là “niềm im lặng” lên đường, tìm về nguồn cội sẵn có trong chính mình. Khi lạc lối, ông lại phải “chăn trâu” hoặc “lùa dê” để lần về lối cũ: “Trăm năm trong cõi người ta - Chăn dê bò tại ngã ba đường rừng”. Và đây nữa: “Anh lùa dê vào núi rừng mây tím. Cho dê nhảy cỡn giữa mây ngàn (…) Dê lùa anh vào đồi sim trái chín. Anh lạc đường nghe dê gọi kêu vang”.
Lúc đầu ông “nghe dê gọi”. Đến sau ông quên cả dê, quên cả trâu, quên cả bò đang gặm cỏ, mà “chỉ nghe tiếng cọ rì rào”, rồi tự hỏi: “Có hay không bò đương gặm đó? Hay là đây tiếng gió thì thào? Hay là đây tiếng suối lao xao? Không biết nữa mà cần chi biết nữa”. Ông chả cần “biết” âm thanh tiếng động xung quanh mà đã quay “cái nghe” vào sâu nơi mình. Để từ trong cái “nghe tự tánh” ấy, đã tuôn chảy ra ngoài dòng sữa của thi ca…
Giao Hưởng