Thân Hữu Tiếp Tay...
Đọc “Bên thắng cuộc” ở độ cao 11KM
Đọc “Bên thắng cuộc” ở độ cao 11KM
Chuyến bay Korean Air từ DC đến Seul mất gần 14 tiếng xuôi chiều với vòng quay của trái đất, đỡ mệt hơn và biết mình đang trên đường về “quê” nên càng phấn chấn.
Mình đọc một mạch hết cuốn Bên thắng cuộc (BTC), vì ở DC thì quá bận, chằng lúc nào rảnh để ngồi xem cho đến cuối. Đọc xong chẳng biết viết gì vì quá nhiều người bình luận rồi.
Sau lần đến DC, Huy Đức gửi tặng tập 1 và mình “xin kèm” 2 cuốn để gửi cho bạn. Viết cái check 75$ gửi trả tác giả thì Huy Đức kêu ầm “Tôi tặng anh mà, không phải tiền nong chi cả”.
Mình nghĩ, tác giả BTC có tới hàng ngàn người hâm mộ, và nếu có điều kiện thì anh sẵn sàng gửi tặng mỗi người một cuốn.
Làm một phép tính nhẩm, 1000 x 25$ = 25.000$ tương đương với một năm trả tiền nhà của Huy Đức ở Boston. Nếu là 2000 người thì đó là một năm học bổng tại một trong những Ivy Leagues của Hoa Kỳ.
Không cẩn thận, in cuốn sách ra, ngoài chuyện bị liên đới về chính trị, thì về kinh tế, tác giả dễ thành người “bại cuộc”, dù tiếng tăm có nổi như cồn.
Tôi nghĩ, anh có thể tặng chữ ký cho mình, nhưng tiền sách và tiền vận chuyển thì nên trả lại cho anh. Có thể văn hóa “sòng phẳng Mỹ” đã ăn sâu vào mình mất rồi.
Chẳng biết vui hay buồn, nhưng ít nhất cầm cuốn sách trên tay, mình cảm giác bớt đi một chút nợ. Dọc đường ở độ cao 11km trên trời, mình đọc cuốn sách hay hơn hẳn. Lạ thế.
Dẫu rằng ở một nơi gần với sự mất trọng lượng, độc giả có cảm giác bồng bềnh, lúc nghiêng về bên này, lúc nghiêng về bên kia. Giữ thăng bằng quả là khó khi đọc Huy Đức.
Năm trước, anh Nguyễn Quang Lập gửi tặng mình hai cuốn “Bạn văn” và “Chuyện đời vớ vẩn” có chữ ký của anh, rất quí. Anh gửi qua anh Vũ Duy Mẫn, bay nửa vòng trái đất mới đến DC. Mình băn khoăn mãi, anh tặng sách nhiều thế này thì làm thế nào đủ tiền in.
Thế là một lần Thanh Chung kêu gọi ủng hộ thiện nguyện cho trẻ em nghèo miền núi, mình đã rao bán trên mạng. Không ngờ, anh Thomas Công ở Virginia và chị Trâm ở Texas đã “mua” hai cuốn này với tổng cộng 400$, dù trước đó một bạn đọc có nick Việt Hồ đã “mua ảo” một cuốn với giá 3 triệu đồng, trả tiền nhưng không lấy sách.
Mấy cuốn anh Lập tặng, mình đã gửi cho chủ mới. Dù hơi buồn nhưng mình nghĩ, mình đã làm được một việc thiện, giúp bạn đọc làm cầu nối gửi tiền cho trẻ nghèo, giúp anh Lập bán sách với giá trên trời mà … chẳng Quê Choa được đồng nào. Âu cũng là win win.
Bạn đọc lại lầm bầm, lão Cua này lại dài dòng, vòng vo Tam quốc, chẳng đi thẳng vào vấn đề. Sao lại bàn chuyện tiền nong ngay đầu entry.
Thật ra mình chẳng định viết gì, chỉ nhắn nhủ, nếu được những nhà văn, nhà thơ, học giả…tặng sách, chúng ta hãy trả tiền họ như mua ở ngoài thị trường. Đó là cách giúp họ rất thực tế. Tác giả cũng cần tiền để sống. Nếu mua sách tặng bạn lại là câu chuyện văn hóa khác.
Ở đây, tôi muốn nói đến sự sòng phẳng. Sòng phẳng từ chuyện tiền nong, từ đối nhân xử thế, từ chuyện bàn về lịch sử, về quá khứ và hiện tại, và sau đó là tương lai.
Một lẽ đơn giản, khi bạn viết gì đó, từ entry đến phản hồi, bạn hãy sòng phẳng với mình trước, sòng phẳng với bạn đọc sau, từ chuyện nhỏ như nhận sách tặng của tác giả.
Khi làm được chuyện nhỏ này rồi một cách thoải mái, như đi ăn cùng một đám bạn, chia tiền đàng hoàng và không hề áy náy, trừ khi ai đó mời, thì lúc đó dân chủ đã vào máu bạn. Và khi bàn về vấn đề cả nhân loại đang hướng tới, sẽ không thấy mới lạ.
Đọc xong cuốn BTC, dù chỉ là tập 1, tôi nghĩ vài điều đơn giản về sự sòng phẳng.
Người thắng cuộc nên tự suy ngẫm, tại sao ta thắng hết đế quốc to này đến đế quốc to khác nhưng trong kinh tế, khoa học, luôn lẹt đẹt, mãi là người đến sau.
Những thứ xuất khẩu toàn là xuất thô, từ gạo, cafe, đến dầu lửa, than đá. Mà trong kinh doanh, sản phẩm đầu cuối mới là quan trọng, kiếm nhiều tiền nhất.
Từ cái kim sợi chỉ toàn đi nhập. Đi trên phố Hà Nội, nếu thấy quảng cáo bán Chăn ga gối đệm Hàn Quốc ta nên thấy xấu hổ khi dân phải nhập những thứ này thay vì mếu máo trước ống kình vì không thể trị được tham nhũng. VN có đủ tiềm năng trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm, tạo ra những vải vóc tầm thương hiệu thế giới.
Tiền tỷ đô la ODA biến thành những công trình “to vật” nhưng bỏ xó. Thủ đô cả ở hai miền đang biến dạng thành tạp nham, kiến trúc khó tả.
Sang Mỹ tôi thích nhất cái giẻ rửa bát làm bằng sợi gai “Made in Việt Nam” chính hiệu. Rửa ngày ngày qua tháng khác không hề hỏng. Tìm mãi không thấy những thứ khác. Hàng may mặc toàn là gia công, đóng mác Mỹ. Có cá basa bán trong Cosco nhưng chẳng thấy đề Made in VN.
Ngồi đợi ở sân bay Seoul, tôi ước, giá như cái iPod là phát minh của người Việt, giống như những hàng điện tử Samsung của người Nam Triều tiên thì người thắng cuộc có thể ngẩng cao đầu với thế giới.
Hòa bình 40 năm nhưng chưa thể hòa giải. Một dân tộc mất từ 3 đến 5 triệu người trong cuộc chiến, một cái giá quá đắt, nay đang tiếp tục trả những giá khủng khiếp khác trong kinh tế.
Đổ cho các thế lực thù địch, diễn biến hòa bình, tại khách quan, liệu người thắng đã sòng phẳng hay chưa. Cứ xem Nam Triều Tiên bên cạnh lò lửa chiến tranh, tại sao họ vẫn phát triển hơn người.
Người không thắng cũng vậy. Có bao giờ họ nghĩ là tại sao mình thua và thử tìm cách nào đó để thành người thắng cuộc trong thời bình, giúp đất nước cất cánh.
Nếu chỉ tìm cách mạ lỵ chính quyền, lôi lại quá khứ không mấy tốt đẹp, mà chuyện này ở đâu trên thế giới cũng có, thì người không thắng sẽ mãi là người ngoài cuộc.
Đọc xong tập 1 BTC, tôi nghĩ đơn giản thế. Bao giờ được ký tặng cuốn sách, mà bạn rút tiền trả tác giả, thì bạn đã học được cách sống sòng phẳng và dân chủ, hai bên cùng có lợi.
Và đọc cuốn sách này sẽ chiêm nghiệm được nhiều điều mà tác giả gửi gắm, sẽ không có cảm giác bồng bềnh như tôi ở độ cao 11KM.
Thế thôi.
HM. 2-3-2013
Đọc “Bên thắng cuộc” ở độ cao 11KM
Đọc “Bên thắng cuộc” ở độ cao 11KM
Chuyến bay Korean Air từ DC đến Seul mất gần 14 tiếng xuôi chiều với vòng quay của trái đất, đỡ mệt hơn và biết mình đang trên đường về “quê” nên càng phấn chấn.
Mình đọc một mạch hết cuốn Bên thắng cuộc (BTC), vì ở DC thì quá bận, chằng lúc nào rảnh để ngồi xem cho đến cuối. Đọc xong chẳng biết viết gì vì quá nhiều người bình luận rồi.
Sau lần đến DC, Huy Đức gửi tặng tập 1 và mình “xin kèm” 2 cuốn để gửi cho bạn. Viết cái check 75$ gửi trả tác giả thì Huy Đức kêu ầm “Tôi tặng anh mà, không phải tiền nong chi cả”.
Mình nghĩ, tác giả BTC có tới hàng ngàn người hâm mộ, và nếu có điều kiện thì anh sẵn sàng gửi tặng mỗi người một cuốn.
Làm một phép tính nhẩm, 1000 x 25$ = 25.000$ tương đương với một năm trả tiền nhà của Huy Đức ở Boston. Nếu là 2000 người thì đó là một năm học bổng tại một trong những Ivy Leagues của Hoa Kỳ.
Không cẩn thận, in cuốn sách ra, ngoài chuyện bị liên đới về chính trị, thì về kinh tế, tác giả dễ thành người “bại cuộc”, dù tiếng tăm có nổi như cồn.
Tôi nghĩ, anh có thể tặng chữ ký cho mình, nhưng tiền sách và tiền vận chuyển thì nên trả lại cho anh. Có thể văn hóa “sòng phẳng Mỹ” đã ăn sâu vào mình mất rồi.
Chẳng biết vui hay buồn, nhưng ít nhất cầm cuốn sách trên tay, mình cảm giác bớt đi một chút nợ. Dọc đường ở độ cao 11km trên trời, mình đọc cuốn sách hay hơn hẳn. Lạ thế.
Dẫu rằng ở một nơi gần với sự mất trọng lượng, độc giả có cảm giác bồng bềnh, lúc nghiêng về bên này, lúc nghiêng về bên kia. Giữ thăng bằng quả là khó khi đọc Huy Đức.
Năm trước, anh Nguyễn Quang Lập gửi tặng mình hai cuốn “Bạn văn” và “Chuyện đời vớ vẩn” có chữ ký của anh, rất quí. Anh gửi qua anh Vũ Duy Mẫn, bay nửa vòng trái đất mới đến DC. Mình băn khoăn mãi, anh tặng sách nhiều thế này thì làm thế nào đủ tiền in.
Thế là một lần Thanh Chung kêu gọi ủng hộ thiện nguyện cho trẻ em nghèo miền núi, mình đã rao bán trên mạng. Không ngờ, anh Thomas Công ở Virginia và chị Trâm ở Texas đã “mua” hai cuốn này với tổng cộng 400$, dù trước đó một bạn đọc có nick Việt Hồ đã “mua ảo” một cuốn với giá 3 triệu đồng, trả tiền nhưng không lấy sách.
Mấy cuốn anh Lập tặng, mình đã gửi cho chủ mới. Dù hơi buồn nhưng mình nghĩ, mình đã làm được một việc thiện, giúp bạn đọc làm cầu nối gửi tiền cho trẻ nghèo, giúp anh Lập bán sách với giá trên trời mà … chẳng Quê Choa được đồng nào. Âu cũng là win win.
Bạn đọc lại lầm bầm, lão Cua này lại dài dòng, vòng vo Tam quốc, chẳng đi thẳng vào vấn đề. Sao lại bàn chuyện tiền nong ngay đầu entry.
Thật ra mình chẳng định viết gì, chỉ nhắn nhủ, nếu được những nhà văn, nhà thơ, học giả…tặng sách, chúng ta hãy trả tiền họ như mua ở ngoài thị trường. Đó là cách giúp họ rất thực tế. Tác giả cũng cần tiền để sống. Nếu mua sách tặng bạn lại là câu chuyện văn hóa khác.
Ở đây, tôi muốn nói đến sự sòng phẳng. Sòng phẳng từ chuyện tiền nong, từ đối nhân xử thế, từ chuyện bàn về lịch sử, về quá khứ và hiện tại, và sau đó là tương lai.
Một lẽ đơn giản, khi bạn viết gì đó, từ entry đến phản hồi, bạn hãy sòng phẳng với mình trước, sòng phẳng với bạn đọc sau, từ chuyện nhỏ như nhận sách tặng của tác giả.
Khi làm được chuyện nhỏ này rồi một cách thoải mái, như đi ăn cùng một đám bạn, chia tiền đàng hoàng và không hề áy náy, trừ khi ai đó mời, thì lúc đó dân chủ đã vào máu bạn. Và khi bàn về vấn đề cả nhân loại đang hướng tới, sẽ không thấy mới lạ.
Đọc xong cuốn BTC, dù chỉ là tập 1, tôi nghĩ vài điều đơn giản về sự sòng phẳng.
Người thắng cuộc nên tự suy ngẫm, tại sao ta thắng hết đế quốc to này đến đế quốc to khác nhưng trong kinh tế, khoa học, luôn lẹt đẹt, mãi là người đến sau.
Những thứ xuất khẩu toàn là xuất thô, từ gạo, cafe, đến dầu lửa, than đá. Mà trong kinh doanh, sản phẩm đầu cuối mới là quan trọng, kiếm nhiều tiền nhất.
Từ cái kim sợi chỉ toàn đi nhập. Đi trên phố Hà Nội, nếu thấy quảng cáo bán Chăn ga gối đệm Hàn Quốc ta nên thấy xấu hổ khi dân phải nhập những thứ này thay vì mếu máo trước ống kình vì không thể trị được tham nhũng. VN có đủ tiềm năng trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm, tạo ra những vải vóc tầm thương hiệu thế giới.
Tiền tỷ đô la ODA biến thành những công trình “to vật” nhưng bỏ xó. Thủ đô cả ở hai miền đang biến dạng thành tạp nham, kiến trúc khó tả.
Sang Mỹ tôi thích nhất cái giẻ rửa bát làm bằng sợi gai “Made in Việt Nam” chính hiệu. Rửa ngày ngày qua tháng khác không hề hỏng. Tìm mãi không thấy những thứ khác. Hàng may mặc toàn là gia công, đóng mác Mỹ. Có cá basa bán trong Cosco nhưng chẳng thấy đề Made in VN.
Ngồi đợi ở sân bay Seoul, tôi ước, giá như cái iPod là phát minh của người Việt, giống như những hàng điện tử Samsung của người Nam Triều tiên thì người thắng cuộc có thể ngẩng cao đầu với thế giới.
Hòa bình 40 năm nhưng chưa thể hòa giải. Một dân tộc mất từ 3 đến 5 triệu người trong cuộc chiến, một cái giá quá đắt, nay đang tiếp tục trả những giá khủng khiếp khác trong kinh tế.
Đổ cho các thế lực thù địch, diễn biến hòa bình, tại khách quan, liệu người thắng đã sòng phẳng hay chưa. Cứ xem Nam Triều Tiên bên cạnh lò lửa chiến tranh, tại sao họ vẫn phát triển hơn người.
Người không thắng cũng vậy. Có bao giờ họ nghĩ là tại sao mình thua và thử tìm cách nào đó để thành người thắng cuộc trong thời bình, giúp đất nước cất cánh.
Nếu chỉ tìm cách mạ lỵ chính quyền, lôi lại quá khứ không mấy tốt đẹp, mà chuyện này ở đâu trên thế giới cũng có, thì người không thắng sẽ mãi là người ngoài cuộc.
Đọc xong tập 1 BTC, tôi nghĩ đơn giản thế. Bao giờ được ký tặng cuốn sách, mà bạn rút tiền trả tác giả, thì bạn đã học được cách sống sòng phẳng và dân chủ, hai bên cùng có lợi.
Và đọc cuốn sách này sẽ chiêm nghiệm được nhiều điều mà tác giả gửi gắm, sẽ không có cảm giác bồng bềnh như tôi ở độ cao 11KM.
Thế thôi.
HM. 2-3-2013