Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Đọc sách “Việt Nam thời Pháp đô hộ” của Nguyễn Thế Anh
Nhiều người viết sử thường có khuynh hướng dẫn dắt cảm xúc và nhận thức người đọc khiến họ hoặc thăng hoa phấn khích, hoặc trầm lắng bi hùng theo giọng văn và cái nhìn của tác giả. Đọc Việt Nam thời Pháp đô hộ của Nguyễn Thế Anh thì khác: trang sử Việt của một giai đoạn không tiền khoáng hậu được tái hiện với sự điềm đạm trong quan sát và sự trung chính trong nhận xét của người viết sử.
Bìa cuốn sách trong lần tái bản năm 2017.
Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ (ấn bản năm 1970 và 1974), còn có tên Việt Nam thời Pháp đô hộ (ấn bản năm 2008, 2017) được ấn hành lần đầu tiên tại Sài Gòn, là giáo trình tâm huyết của GS Nguyễn Thế Anh dành tới sinh viên sử học khi ông nhận trọng trách điều khiển Ban Sử thuộc Đại học Văn khoa Sài Gòn.
Thời điểm ra đời của công trình sử học Việt Nam này cũng là khi nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa đang tiếp thu và hòa nhập đầy sức sống theo mô hình đại học thực dụng và tự trị của Mỹ, trong tương quan với giai đoạn ngay trước đó được kiến tạo trên nền tảng của mô hình đại học Pháp thiên về tính hàn lâm[1]. GS Nguyễn Thế Anh là người được hấp thụ cơ bản nền giáo dục Pháp, đồng thời tiếp nhận các nguồn tư liệu và thành tựu nghiên cứu từ cộng đồng Anh ngữ toàn cầu (New York, Cambrigde-Harvard, London-Oxford, …).
Được viết bằng tiếng Việt, Việt Nam thời Pháp đô hộ cung cấp cho độc giả ở miền Nam Việt Nam thời ấy những cách tiếp cận trước đó chưa từng có: quan sát sự kiện theo vấn đề, phân tích sử liệu từ nhiều giác độ: Việt Nam-khu vực-toàn cầu, vi mô-vĩ mô, khách quan nhìn nhận các nhân tố kinh tế chủ về thực dụng đồng đẳng với các nhân tố quốc gia-dân tộc chủ về tinh thần vốn là nếp nghĩ lâu đời của người Việt. Cùng với Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn chung một tác giả cũng được ấn hành ở Sài Gòn trước năm 1975, đường hướng nghiên cứu và phương pháp chép sử – viết sử cùng nhãn quan sử học của GS Nguyễn Thế Anh là một nguồn hứng khởi đối với không ít nhà nghiên cứu sử Việt thủa đương thời, như Tạ Chí Đại Trường, Hà Mai Phương, Trương Ngọc Phú…
Nhiều người viết sử thường có khuynh hướng dẫn dắt cảm xúc và nhận thức người đọc khiến họ hoặc thăng hoa phấn khích, hoặc trầm lắng bi hùng theo giọng văn và cái nhìn của tác giả. Đọc Việt Nam thời Pháp đô hộ của Nguyễn Thế Anh thì khác: trang sử Việt của một giai đoạn không tiền khoáng hậu được tái hiện với sự điềm đạm trong quan sát và sự trung chính trong nhận xét của người viết sử. Người đọc mặc dầu tiếp nhận lịch sử thông qua lăng kính của tác giả, nhưng không bị chi phối thiên lệch bởi cảm xúc cá nhân của người viết. Với những người theo đường nghiên cứu lịch sử, từng vấn đề mà tác giả là nhà nghiên cứu-giảng dạy đặt ra khơi gợi nhiều chủ đề hứng thú khích lệ đồng nghiệp nhiều thế hệ dấn bước. Đó cũng là điều mà Nguyễn Thế Anh đã tiếp thu từ các tác phẩm sử học của tiền nhân, những người đã mở lối, nối đường để hậu sinh dựa vào đó mà kế thừa tri thức và tiếp tục sáng tạo phương pháp.
Việt Nam thời Pháp đô hộ được tái bản năm 2017[2] cập nhật nhiều ưu thế công nghệ – kỹ thuật, cho ra mắt một ấn bản đẹp mắt, tạo sự trang trọng. Dù vậy, một số thay đổi của ấn bản này so với các bản in trước năm 1975 lẽ ra nên được chỉnh sửa đồng bộ. Như trong ấn bản 2017, các phụ lục hình ảnh gồm biểu đồ, sơ đồ, bản đồ, hình chân dung… được nhóm lại, đặt ở cuối sách, thay vì xen kẽ trong tương quan với nội dung nghiên cứu như ấn bản 1970 và 1974 đã trình bày. Tuy nhiên, các chú thích cho hình ảnh vẫn được giữ nguyên theo ấn bản cũ, thành có khi dòng chú thích bị hụt hẫng. “Thỉnh nguyện thư năm 1925” là một điển hình, đáng lẽ nên được nói rõ hơn là “Thỉnh nguyện thư năm 1925 do Đảng Lập Hiến gửi Toàn quyền Đông Dương Varenne” khi đứng rời ngữ cảnh liên quan.
Trong bản in ở Sài Gòn, hai sơ đồ phân bố dân cư ở Bắc kỳ và Nam kỳ (dẫn theo Pierre Gourou) được đặt nối nhau, sau đó là một chú dẫn chung cho cả hai: “Sự phân phối dân cư ở Bắc kỳ và Nam kỳ”. Ấn bản năm 2017 có sự nhầm lẫm khi tách hai sơ đồ với hai chú thích biệt lập nhưng đối với sơ đồ Nam kỳ, vẫn lặp lại chú thích “Sự phân bố dân cư ở Bắc kỳ”.
Ấn phẩm tái bản 2017 bổ sung mới công cụ hữu ích cho độc giả là Sách dẫn gồm chung tên người và tên đất. Bản in lần thứ nhất và những lần tái bản sau đó chưa từng có sách dẫn. Có điều ở phần Sách dẫn này, thứ tự a,b,c được xếp theo họ-tên của người Việt Nam trong khi lại theo trật tự tên-họ đối người phương Tây.
Dầu vậy, sự tái bản Việt Nam thời Pháp đô hộ sau gần nửa thế kỷ, trong thời điểm nhiều thử thách của sử Việt chứng minh giá trị qua thời gian của tác phẩm, phản ảnh sự công nhận của hậu thế bao hàm cả nhu cầu của thị trường sách; đồng thời cũng là thêm một lần “lửa thử vàng” đối với tác phẩm nghiên cứu này.(Tia Sáng)
———–
Chú thích:
[1] Theo Gs. Lê Xuân Khoa (2011), “Đại học miền Nam trước 1975: Hồi tưởng và Nhận định” trong Kỷ yếu Đại học Humbold 200 năm (1810-2010): Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam. Hà Nội: Tri Thức. Tr.535-550.
[2] DT Books, 03/2017.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Đọc sách “Việt Nam thời Pháp đô hộ” của Nguyễn Thế Anh
Nhiều người viết sử thường có khuynh hướng dẫn dắt cảm xúc và nhận thức người đọc khiến họ hoặc thăng hoa phấn khích, hoặc trầm lắng bi hùng theo giọng văn và cái nhìn của tác giả. Đọc Việt Nam thời Pháp đô hộ của Nguyễn Thế Anh thì khác: trang sử Việt của một giai đoạn không tiền khoáng hậu được tái hiện với sự điềm đạm trong quan sát và sự trung chính trong nhận xét của người viết sử.
Bìa cuốn sách trong lần tái bản năm 2017.
Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ (ấn bản năm 1970 và 1974), còn có tên Việt Nam thời Pháp đô hộ (ấn bản năm 2008, 2017) được ấn hành lần đầu tiên tại Sài Gòn, là giáo trình tâm huyết của GS Nguyễn Thế Anh dành tới sinh viên sử học khi ông nhận trọng trách điều khiển Ban Sử thuộc Đại học Văn khoa Sài Gòn.
Thời điểm ra đời của công trình sử học Việt Nam này cũng là khi nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa đang tiếp thu và hòa nhập đầy sức sống theo mô hình đại học thực dụng và tự trị của Mỹ, trong tương quan với giai đoạn ngay trước đó được kiến tạo trên nền tảng của mô hình đại học Pháp thiên về tính hàn lâm[1]. GS Nguyễn Thế Anh là người được hấp thụ cơ bản nền giáo dục Pháp, đồng thời tiếp nhận các nguồn tư liệu và thành tựu nghiên cứu từ cộng đồng Anh ngữ toàn cầu (New York, Cambrigde-Harvard, London-Oxford, …).
Được viết bằng tiếng Việt, Việt Nam thời Pháp đô hộ cung cấp cho độc giả ở miền Nam Việt Nam thời ấy những cách tiếp cận trước đó chưa từng có: quan sát sự kiện theo vấn đề, phân tích sử liệu từ nhiều giác độ: Việt Nam-khu vực-toàn cầu, vi mô-vĩ mô, khách quan nhìn nhận các nhân tố kinh tế chủ về thực dụng đồng đẳng với các nhân tố quốc gia-dân tộc chủ về tinh thần vốn là nếp nghĩ lâu đời của người Việt. Cùng với Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn chung một tác giả cũng được ấn hành ở Sài Gòn trước năm 1975, đường hướng nghiên cứu và phương pháp chép sử – viết sử cùng nhãn quan sử học của GS Nguyễn Thế Anh là một nguồn hứng khởi đối với không ít nhà nghiên cứu sử Việt thủa đương thời, như Tạ Chí Đại Trường, Hà Mai Phương, Trương Ngọc Phú…
Nhiều người viết sử thường có khuynh hướng dẫn dắt cảm xúc và nhận thức người đọc khiến họ hoặc thăng hoa phấn khích, hoặc trầm lắng bi hùng theo giọng văn và cái nhìn của tác giả. Đọc Việt Nam thời Pháp đô hộ của Nguyễn Thế Anh thì khác: trang sử Việt của một giai đoạn không tiền khoáng hậu được tái hiện với sự điềm đạm trong quan sát và sự trung chính trong nhận xét của người viết sử. Người đọc mặc dầu tiếp nhận lịch sử thông qua lăng kính của tác giả, nhưng không bị chi phối thiên lệch bởi cảm xúc cá nhân của người viết. Với những người theo đường nghiên cứu lịch sử, từng vấn đề mà tác giả là nhà nghiên cứu-giảng dạy đặt ra khơi gợi nhiều chủ đề hứng thú khích lệ đồng nghiệp nhiều thế hệ dấn bước. Đó cũng là điều mà Nguyễn Thế Anh đã tiếp thu từ các tác phẩm sử học của tiền nhân, những người đã mở lối, nối đường để hậu sinh dựa vào đó mà kế thừa tri thức và tiếp tục sáng tạo phương pháp.
Việt Nam thời Pháp đô hộ được tái bản năm 2017[2] cập nhật nhiều ưu thế công nghệ – kỹ thuật, cho ra mắt một ấn bản đẹp mắt, tạo sự trang trọng. Dù vậy, một số thay đổi của ấn bản này so với các bản in trước năm 1975 lẽ ra nên được chỉnh sửa đồng bộ. Như trong ấn bản 2017, các phụ lục hình ảnh gồm biểu đồ, sơ đồ, bản đồ, hình chân dung… được nhóm lại, đặt ở cuối sách, thay vì xen kẽ trong tương quan với nội dung nghiên cứu như ấn bản 1970 và 1974 đã trình bày. Tuy nhiên, các chú thích cho hình ảnh vẫn được giữ nguyên theo ấn bản cũ, thành có khi dòng chú thích bị hụt hẫng. “Thỉnh nguyện thư năm 1925” là một điển hình, đáng lẽ nên được nói rõ hơn là “Thỉnh nguyện thư năm 1925 do Đảng Lập Hiến gửi Toàn quyền Đông Dương Varenne” khi đứng rời ngữ cảnh liên quan.
Trong bản in ở Sài Gòn, hai sơ đồ phân bố dân cư ở Bắc kỳ và Nam kỳ (dẫn theo Pierre Gourou) được đặt nối nhau, sau đó là một chú dẫn chung cho cả hai: “Sự phân phối dân cư ở Bắc kỳ và Nam kỳ”. Ấn bản năm 2017 có sự nhầm lẫm khi tách hai sơ đồ với hai chú thích biệt lập nhưng đối với sơ đồ Nam kỳ, vẫn lặp lại chú thích “Sự phân bố dân cư ở Bắc kỳ”.
Ấn phẩm tái bản 2017 bổ sung mới công cụ hữu ích cho độc giả là Sách dẫn gồm chung tên người và tên đất. Bản in lần thứ nhất và những lần tái bản sau đó chưa từng có sách dẫn. Có điều ở phần Sách dẫn này, thứ tự a,b,c được xếp theo họ-tên của người Việt Nam trong khi lại theo trật tự tên-họ đối người phương Tây.
Dầu vậy, sự tái bản Việt Nam thời Pháp đô hộ sau gần nửa thế kỷ, trong thời điểm nhiều thử thách của sử Việt chứng minh giá trị qua thời gian của tác phẩm, phản ảnh sự công nhận của hậu thế bao hàm cả nhu cầu của thị trường sách; đồng thời cũng là thêm một lần “lửa thử vàng” đối với tác phẩm nghiên cứu này.(Tia Sáng)
———–
Chú thích:
[1] Theo Gs. Lê Xuân Khoa (2011), “Đại học miền Nam trước 1975: Hồi tưởng và Nhận định” trong Kỷ yếu Đại học Humbold 200 năm (1810-2010): Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam. Hà Nội: Tri Thức. Tr.535-550.
[2] DT Books, 03/2017.