Thân Hữu Tiếp Tay...
Độc tài, công bằng và chân lý
Hôm nay vào trại tỵ nạn ở Sydney để thăm một người, một tín hữu công giáo, một người hoàn toàn xa lạ chưa từng quen biết qua sự gởi gắm của cha Lợi ở Huế. Một con người chân chất chỉ biết đấu tranh cho sự tồn vong của đất nước, cho công bằng và chân lý mà buộc phải bỏ tất cả để đến Úc, để xin lòng nhân đạo của những người tóc vàng mủi lõ xa lạ cho một cơ hội để sống, để có thể nói lên tiếng nói của mình.
Phải, anh ta đã bỏ tất cả, bỏ quê hương nơi đã tạo ra hình hài của anh, bỏ quê hương đất cày lên sỏi đá nhưng đầy tình người, bỏ những người thân mà anh chưa từng nghĩ là sẽ có cơ hội gặp lại, bỏ luôn cái mạng sống của mình để trốn chạy những trấn áp, những bẫy chết người của công an nhân dân lên cái mạng sống của mình. Đối với anh cái mạng sống của anh không là gì cả, chỉ là một mạng sống nhỏ nhen trong gần 90 triệu mạng sống của nhân dân, nhưng đối với tôi mạng sống của anh còn quí hơn mạng sống của tôi, của những người được vinh danh là cha già của dân tộc, của những người được vinh danh là anh hùng cách mệnh. Anh rời bỏ quê hương là để gióng lên tiếng nói lương tri, tiếng nói của một người chân lấm tay bùn trong tay không một tấc sắt để chống lại cường quyền. Rất tiếc là anh đến nước Úc quá trễ, trễ những 30 mấy năm nên bị giam cầm trong những song sắt, để bị bịt mắt bịt miệng thêm một lần nữa.
Nước Úc bây giờ, sau những xoay vần của chính trị, không còn là nước Úc của thập niên 70, 80 và 90 của thế kỹ trước nên họ không còn rộng tay đón nhận những con người như anh nữa. Và vì vậy họ phải giam cầm anh, càng lâu càng tốt để khỏi phải đối chọi với những sức ép ngoại giao từ phía chính quyền VN, với những kế sách chiến lược toàn cầu của họ.
So với anh tôi chỉ là một giọt nước trong biển cả, một hạt cát trong sa mạc mặc dù kiến thức và tài sản của tôi hơn anh nhiều, nhiều lắm. Nhưng kiến thức và tài sản của tôi có mang được xuống mồ không? Và có ai chứng minh được là kiến thức và tài sản của tôi sẽ mãi mãi hơn anh, hay một ngày nào đó kiến thức và tài sản của tôi chỉ là hạt cát trong sa mạc đối với anh. Không cần phải nói xa vời, ngay bây giờ kiến thức và tài sản của tôi đã thua anh rất nhiều. Tôi đâu có cái kiến thức bị công an đuổi bắt, tôi đâu có cái tài sản yêu quê hương dân tộc của anh. Những kiến thức và tài sản đó là vô giá, vô giá đến nỗi trên đời này không có gì mua được.
Tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng, xấu hổ đến nỗi không ngủ được mặc dù đã gần 2 giờ sáng. Tôi có được cuộc sống sung túc, ăn ngon mặc đẹp hôm nay là nhờ những người như anh, những chiến sỹ vô danh. Tôi có được cuộc sống hôm nay là nhờ những tấm lòng cao cả của những người như Hà Vũ, Điếu Cày, Anh Ba Saigon, Lê Công Định, Duy Thức, Phạm Hồng Sơn, Phương Uyên, Thục Vy, vân vân. Những hy sinh của họ quá to lớn, quá dũng cảm so với những người có tên đường, tên thành phố ở Việt Nam, những tên đường mà chỉ sau mấy mươi năm át hết những tên tuổi hùng tráng của dân tộc ở thủ đô và các thành phố lớn.
So với những tấm lòng vì đất nước này tôi không là gì cả. Họ bất chấp cường quyền, bạo lực để đấu tranh cho tự do, công bằng và chân lý là những cái mà nhân dân Việt Nam chỉ biết qua những từ hoa mỹ mà chưa bao giờ qua 4000 năm văn hiến được thấy, được hưởng trong khi cả hơn nữa thế giới đã được hưởng cả trăm năm, cả thế giới Đông Âu (sau khi dỡ bỏ chế độ dân chủ gấp triệu lần thế giới dân chủ tư sản) được hưởng trót trét 20 năm. Càng nghĩ tôi càng hỏi tại sao. Tại sao tổ tiên ta bao đời đấu tranh chống ngoại xâm, chống thù trong giặc ngoài mà nhân dân không có quyền biết đến tự do, công bằng và chân lý. Có phải là cha ông ta sống không hợp với ý trời nên cứ phải bị trừng phạt như thế này? Hay là ông Trời không có mắt, không có miệng, không có lương tri để những con người bé nhỏ Việt Nam được sống trong tự do và hạnh phúc, và bắt dân Việt mãi mãi hy sinh, những hy sinh vô lý, quá vô lý. Những hy sinh mà đối với thế giới dân chủ tư sản không còn là gì cả nhưng đối với tổ quốc, đồng bào ruột thịt quả là quá to lớn, to lớn đến nỗi không có giá trị nào so sánh được, không có đồng tiền nào mua được.
Tôi không biết bạn nghĩ gì, cảm nhận thế nào nhưng tôi, mặc dù là một tín đồ Công giáo, cảm thấy ông Trời không vô tư, công bằng một tí nào cả đối với nhân dân Việt Nam, đối với những con người tuy nhỏ bé, yếu ớt trên thể xác nhưng to lớn trong tâm hồn, vĩ đại trong bầu nhiệt huyết,
Quả thật bây giờ tôi không biết suy nghĩ gì cả. Tôi không biết mình phải làm gì để ông Trời để mắt xuống tổ quốc Việt Nam, đến những con người sống không xong mà chết cũng không nguôi.
Phạm Anh Tuấn (TTHN)
Sydney, 2:24 sáng 21/12/2013
Độc tài, công bằng và chân lý
Hôm nay vào trại tỵ nạn ở Sydney để thăm một người, một tín hữu công giáo, một người hoàn toàn xa lạ chưa từng quen biết qua sự gởi gắm của cha Lợi ở Huế. Một con người chân chất chỉ biết đấu tranh cho sự tồn vong của đất nước, cho công bằng và chân lý mà buộc phải bỏ tất cả để đến Úc, để xin lòng nhân đạo của những người tóc vàng mủi lõ xa lạ cho một cơ hội để sống, để có thể nói lên tiếng nói của mình.
Phải, anh ta đã bỏ tất cả, bỏ quê hương nơi đã tạo ra hình hài của anh, bỏ quê hương đất cày lên sỏi đá nhưng đầy tình người, bỏ những người thân mà anh chưa từng nghĩ là sẽ có cơ hội gặp lại, bỏ luôn cái mạng sống của mình để trốn chạy những trấn áp, những bẫy chết người của công an nhân dân lên cái mạng sống của mình. Đối với anh cái mạng sống của anh không là gì cả, chỉ là một mạng sống nhỏ nhen trong gần 90 triệu mạng sống của nhân dân, nhưng đối với tôi mạng sống của anh còn quí hơn mạng sống của tôi, của những người được vinh danh là cha già của dân tộc, của những người được vinh danh là anh hùng cách mệnh. Anh rời bỏ quê hương là để gióng lên tiếng nói lương tri, tiếng nói của một người chân lấm tay bùn trong tay không một tấc sắt để chống lại cường quyền. Rất tiếc là anh đến nước Úc quá trễ, trễ những 30 mấy năm nên bị giam cầm trong những song sắt, để bị bịt mắt bịt miệng thêm một lần nữa.
Nước Úc bây giờ, sau những xoay vần của chính trị, không còn là nước Úc của thập niên 70, 80 và 90 của thế kỹ trước nên họ không còn rộng tay đón nhận những con người như anh nữa. Và vì vậy họ phải giam cầm anh, càng lâu càng tốt để khỏi phải đối chọi với những sức ép ngoại giao từ phía chính quyền VN, với những kế sách chiến lược toàn cầu của họ.
So với anh tôi chỉ là một giọt nước trong biển cả, một hạt cát trong sa mạc mặc dù kiến thức và tài sản của tôi hơn anh nhiều, nhiều lắm. Nhưng kiến thức và tài sản của tôi có mang được xuống mồ không? Và có ai chứng minh được là kiến thức và tài sản của tôi sẽ mãi mãi hơn anh, hay một ngày nào đó kiến thức và tài sản của tôi chỉ là hạt cát trong sa mạc đối với anh. Không cần phải nói xa vời, ngay bây giờ kiến thức và tài sản của tôi đã thua anh rất nhiều. Tôi đâu có cái kiến thức bị công an đuổi bắt, tôi đâu có cái tài sản yêu quê hương dân tộc của anh. Những kiến thức và tài sản đó là vô giá, vô giá đến nỗi trên đời này không có gì mua được.
Tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng, xấu hổ đến nỗi không ngủ được mặc dù đã gần 2 giờ sáng. Tôi có được cuộc sống sung túc, ăn ngon mặc đẹp hôm nay là nhờ những người như anh, những chiến sỹ vô danh. Tôi có được cuộc sống hôm nay là nhờ những tấm lòng cao cả của những người như Hà Vũ, Điếu Cày, Anh Ba Saigon, Lê Công Định, Duy Thức, Phạm Hồng Sơn, Phương Uyên, Thục Vy, vân vân. Những hy sinh của họ quá to lớn, quá dũng cảm so với những người có tên đường, tên thành phố ở Việt Nam, những tên đường mà chỉ sau mấy mươi năm át hết những tên tuổi hùng tráng của dân tộc ở thủ đô và các thành phố lớn.
So với những tấm lòng vì đất nước này tôi không là gì cả. Họ bất chấp cường quyền, bạo lực để đấu tranh cho tự do, công bằng và chân lý là những cái mà nhân dân Việt Nam chỉ biết qua những từ hoa mỹ mà chưa bao giờ qua 4000 năm văn hiến được thấy, được hưởng trong khi cả hơn nữa thế giới đã được hưởng cả trăm năm, cả thế giới Đông Âu (sau khi dỡ bỏ chế độ dân chủ gấp triệu lần thế giới dân chủ tư sản) được hưởng trót trét 20 năm. Càng nghĩ tôi càng hỏi tại sao. Tại sao tổ tiên ta bao đời đấu tranh chống ngoại xâm, chống thù trong giặc ngoài mà nhân dân không có quyền biết đến tự do, công bằng và chân lý. Có phải là cha ông ta sống không hợp với ý trời nên cứ phải bị trừng phạt như thế này? Hay là ông Trời không có mắt, không có miệng, không có lương tri để những con người bé nhỏ Việt Nam được sống trong tự do và hạnh phúc, và bắt dân Việt mãi mãi hy sinh, những hy sinh vô lý, quá vô lý. Những hy sinh mà đối với thế giới dân chủ tư sản không còn là gì cả nhưng đối với tổ quốc, đồng bào ruột thịt quả là quá to lớn, to lớn đến nỗi không có giá trị nào so sánh được, không có đồng tiền nào mua được.
Tôi không biết bạn nghĩ gì, cảm nhận thế nào nhưng tôi, mặc dù là một tín đồ Công giáo, cảm thấy ông Trời không vô tư, công bằng một tí nào cả đối với nhân dân Việt Nam, đối với những con người tuy nhỏ bé, yếu ớt trên thể xác nhưng to lớn trong tâm hồn, vĩ đại trong bầu nhiệt huyết,
Quả thật bây giờ tôi không biết suy nghĩ gì cả. Tôi không biết mình phải làm gì để ông Trời để mắt xuống tổ quốc Việt Nam, đến những con người sống không xong mà chết cũng không nguôi.
Phạm Anh Tuấn (TTHN)
Sydney, 2:24 sáng 21/12/2013